Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhận định tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.63 KB, 3 trang )

NHẬN ĐỊNH TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH
NGHIỆP
Câu 1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh
nghiệp.
Nhận định sai.
Hình thức chia và tách doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty TNHH và CTCP
chứ không phải áp dụng được cho mọi loại hình doanh nghiệp.
CSPL: Khoản 1 Điều 192, Khoản 1 Điều 193 LDN.
Câu 2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia
hoặc tách.
Nhận định Sai.
Chia doanh nghiệp sẽ làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia, còn tách doanh
nghiệp thì doanh nghiệp bị tách vẫn còn tồn tại.
CSPL: Khoản 4 Điều 192, Khoản 1 Điều 193 LDN.
Câu 3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
Nhận định sai.
Hợp nhất doanh nghiệp được áp dụng cho các loại hình công ty, bao gồm: CTCP,
CT TNHH, CTHD chứ không phải chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
CSPL: Khoản 1 Điều 194 LDN.
Câu 4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp
nhập.
Nhận định Sai.
DNTN không thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập mà chỉ có các công ty
mới có thể tham gia vào quan hệ này.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định các công ty có thể hợp nhất, sáp nhập chứ
không còn quy định các công ty sáp nhập, hợp nhất phải cùng loại như luật 2005.
CSPL: Khoản 1 Điều 194, Khoản 1 Điều 195 LDN.


Câu 5. Doanh nghiệp tư nhân có thể sáp nhập vào công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên.


Nhận định Sai.
Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác, mà DNTN không
phải là công ty nên DNTN không thể sáp nhập vào CT TNHH 1 thành viên.
CSPL: Khoản 1 Điều 195 LDN.
Câu 6. Công ty hợp danh có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên.
Nhận định sai.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 chưa có quy định cụ thể về việc chuyển đổi
loại hình công ty hợp danh.
Tuy nhiên căn cứ vào điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 thì Công ty hợp danh phải
có ít nhất hai thành viên là cá nhân là chủ sở hữu chung công ty. Và các thành viên hợp
danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của công ty và tài sản của chính bạn thân
mình. Thậm chí thành viên hợp danh sau khi chuyển nhượng hết phần vón góp của mình
cho người khác, hoặc rút phần vốn góp đó ra khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm liên
đới đối với công ty 2 năm sau đó. Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình
đối với mọi nghĩa vụ của công ty nên công ty hợp danh không được chuyển đổi loại hình.
Hiện tại pháp luật chỉ quy định về chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty
trách nhiệm hữu hạn và ngược lại, chứ không quy định về việc chuyển đổi từ công ty hợp
danh thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên bởi chế độ chịu trách nhiệm của 2
loại hình doanh nghiệp khác nhau:
- Công ty cổ phần: các cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của
Công ty trong phạm vi số cổ phần góp vào Công ty.
- Công ty Hợp danh: các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn
bộ tài sản của của mình.
Câu 7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dân.
Nhận định sai.
Việc giải thể doanh nghiệp không cần phải thông qua Tòa án nhân dân, trừ trường
hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 201.
CSPL: Điều 202, 203 LDN.
Câu 8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được

ký kết hợp đồng mới.


Nhận định sai.
Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn được ký kết
hợp đồng mới nếu nhằm mục đích để thực hiện giải thể doanh nghiệp.
CSPL: Điểm d Khoản 1 Điều 205 LDN



×