Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.19 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 6
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. HIỆP TÁC LAO ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
1. Khái niệm về tổ chức lao động
Tổ chức lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là việc lựa chọn hình thức
hợp tác và phân công lao động khi tiến hành lao động cụ thể nhằm sử dụng hợp lý sức lao
động và nâng cao năng suất lao động
1.1. Phân công lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản: là sự phân chia lao
động của doanh nghiệp thành các lao động cụ thể để sản xuất ra các sản phẩm, hoặc hoạt
động dịch vụ.
1.2. Hiệp tác lao động trong doanh nghiệpnuôi trồng thủy sản: là sự phối hợp các lao
động cụ thể, có hai hình thức hiệp tác
+ Hiệp tác giản đơn: Là hình thức hiệp tác không có sự phân công lao động
Ví dụ: Một số người cùng làm việc trong cùng một thời gian, địa điểm để sản xuất ra
cùng một loại hàng hóa nhất định.
Hình thức hiệp tác này được áp dụng trong nền sản xuất: khi sức sản xuất còn thấp,
số người lao động ít, sự phân công lao động còn hạn chế; tuy nhiên hình thức này cũng có
những ưu điểm nhất định. Qua lao động tập thể thì sức lao động mới được tạo ra, kỹ năng
lao động được phổ biến kích thích được tinh thần thi đua lao động sẽ tạo ra năng suất lao
động cao hơn
+ Hiệp tác phức tạp: Là hình thức hiệp tác có phân công. Sở dĩ có sự phân công là
do nhu cầu khách quan của sản xuất:
- Qui mô doanh nghiệp mở rộng
- Số người lao động càng nhiều
- Kỹ thuật sản xuất tiến bộ
- Công cụ sản xuất càng nhiều, càng phức tạp.
Qua việc phân công lao động cụ thể sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
- Tiến hành sản xuất có kế hoạch
- Sử dụng tốt nhất năng lực từng người
- Nâng cao trình độ sản xuất của người lao động


- Biến lao động riêng lẻ tự phát thành lao động có tổ chức có kỷ luật, có kỹ thuật
nhằm tạo ra một năng suất lao động cao hơn.
2. Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp: Có 4 hình thức phân công lao
động
Phân công giữa các ngành sản xuất: Ngành sản xuất chính, ngành sản xuất bổ sung,
ngành sản xuất phụ nhằm thực hiện việc cách mạng hóa sản xuất đi đôi với việc phát triển
tổng hợp các ngành sản xuất trong doanh nghiệp.
59
Phân công theo địa điểm công tác: Nhằm mục đích tăng thời gian công tác chính của
người công nhân.
Phân công giữa các loại lao động: nhằm bố trí sử dụng lao động cho phù hợp với trình độ
và khả năng của từng người lao động
Phân công để hoàn thành từng loại công việc: Đây là hình thức cơ bản của sự phân
công, các hình thức trên đều được thể hiện trong hình thức phân công để hoàn thành từng
loại công việc cụ thể. Mục đích cuối cùng của các hình thức phân công lao động là nhằm
nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp
II. LAO ĐỘNG VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Vai trò và đặïc điểm của lao động nuôi trồng thủy sản.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua công cụ lao
động tác động lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất
cần thiết cho nhu cầu của mình.
Lao động nuôi trồng thủy sản gắn chặt với đất đai diện tích mặt nước, điều
kiện khí hậu thời tiết, các dối tượng nuôi trồng. Vì vậy lao động nuôi trồng thủy sản
có những đặc điểm sau:
- Lao động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
- Lao động nuôi trồng thủy sản mang tính chất thời vụ
- Lao động nuôi trồng thủy sản có tính thích nghi lớn và phân bổ rộng khắp trên các
vùng lãnh thổ
Ở nước ta số lượng lao động rất dồi dào, nhưng về cơ bản vẫn là lao động thủ công,

trình độ văn hóa khoa học- kỹ thuật còn hạn chế.
2 Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản
Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm toàn bộ những người có
khả năng tham gia lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản với chất lượng lao
động của họ.
Như vậy Nguồn lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm số lượng người
lao động và chất lượng lao động của họ
Số lượng người lao động trong nuôi trồng thủy sản bao gồm những người trong độ
tuổi lao động (Nam từ 16÷60 tuổi, Nữ từ 16÷55 tuổi) và những người ngoài độ tuổi lao
động nhưng có khả năng tham gia lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Chất lượng lao động của những người lao động bao gồm: Trình độ sức khỏe, trình
độ kỹ thuật và lành nghề, trình độ giác ngộ chính trị và ý thức tư tưởng.
3. Năng suất lao động trong nuôi trồng thủy sản
3.1. Khái niệm về năng suất lao động
Năng suất lao động là khả năng của lao động cụ thể sáng tạo ra 1 số lượng nhất
định của cải vật chất trong một đơn vị thời gian.
Trình độ năng suất lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm. Như vậy ta có 2 công thức tính năng suất lao động như sau:
60
N =
T
Q
và W =
Q
T
Trong đó N và W là năng suất lao động tính theo sản lượng và thời gian
Q: là khối lượng sản phẩm sản xuất ra
T: Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm.
Tăng năng suất lao động bao hàm việc tiết kiệm thời gian lao động cần thiết để sản

xuất ra sản phẩm.
3.2. Ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động
- Đối với xã hội loài người: tăng năng suất lao động là quy luật kinh tế tương đối của
mọi hình thái kinh tế xã hội
- Đối với nước ta: Việc nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật
chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân
- Đối với các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản: Tăng năng suất lao động là điều kiện
cơ bản để doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng tích
lũy để tái sản xuất mở rộng và tăng cường cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp
Tóm lại tăng năng suất lao động trong nuôi trồng thủy sản là điều kiện cơ bản để
chúng ta phát triển nghề nuôi trồng thủy sản một cách mạnh mẽ và vững chắc.
3.3. Phương pháp tính năng suất lao động trong nuôi trồng thủy sản
Ta có công thức tính năng suất lao động:
N =
T
Q
và W =
Q
T
Muốn tính được năng suất lao động N hoặc W chúng ta phải tính được Q và T.
Tính sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ( Q)
Sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản (Q) được biểu hiện dưới 2 hình thái: Hiện
vật và giá trị.
+ Nếu các sản phẩm cùng loại thì số lượng sản phẩm thu được có thể được tính
dưới hình thái hiện vật (con, kg, tạ, tấn). Việc tính Q bằng hiện vật có
Ưu điểm
- Đảm bảo được độ chính xác khi tính năng suất lao động
- Năng suất lao động không bị biến đổi khi giá cả sản phẩm thay đổi
Nhược điểm

Năng suất lao động chỉ tính riêng cho được từng ngành và riêng cho từng loại sản
phẩm
Trường hợp có nhiều loại sản phẩm hết sức khác nhau không thể so sánh được với
nhau về mặt hiện vật, thì phải tính Q dưới hình thái giá trị. Việc tính Q dưới hình thái giá
trị có ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm
Nó cho phép chúng ta tính được giá trị sản lượng của toàn xí nghiệp, toàn ngành và
toàn nước.
Nhược điểm
61
Năng suất lao động bị chi phối bởi giá cả của sản phẩm. Năng suất lao dộng tăng
khi giá cả sản phẩm tăng và ngược lại
Do đó để đánh giá năng suất lao động và so sánh sự biến động của nó trong toàn
quốc chúng ta phải dùng giá cố định.
Giá cố định là giá tính bình quân cho sản phẩm qua nhiều năm, trong điều kiện sản
xuất tương đối ổn định.
Tính thời gian lao động hao phí T
Theo lý luận của Mapk: “Để sản xuất sản phẩm cần tiêu phí lao động sống và
lao động quá khứ”.
Như vây thời gian lao động hao phí T = T
1
+ T
2
T
1
là lao động sống, được tính bằng thời gian lao động
T
2
là lao động quá khứ (lao động vật hóa)
Như vậy công thức tính năng suất lao động có thể biểu hiện dưới dạng

N =
21 TT
Q
+
hoặc W =
Q
TT 21
+
T
2
là lao động vật hóa thường được tính bằng hình thái giá trị, do đó chúng ta
không thể xác định tổng số lao động quá khứ và lao động sống theo thời gian, do vậy năng
suất lao động sống có thể được tính như sau:
N
1
=
1
2
T
TQ

Q : giá trị sản phẩm tính theo giá thị trường
T
1
hao phí lao động sống (tính bằng thời gian lao động)
T
2
hao phí tư liệu sản xuất dưới hình thái giá trị.
Về lý thuyết, đây là công thức biểu hiện năng suất lao động đúng nhất, song thực tế
có mặt phức tạp và khó khăn. Do đóhiện nay để đơn giản trong tính toán người ta tính năng

suất lao động theo công thức
N
1 =
1T
Q
*Tính T
1
(xác định số lượng lao động làm việc bình quân trong năm của doanh nghiệp )
Phương pháp 1: Cộng số người làm việc trong các tháng (kể cả người ngoài tuổi lao động
được chuyển sang thành người có khả năng lao động) sau đó chia cho tổng số 12 tháng.
Phương pháp 2: Lấy tổng số ngày lao động (ngày- người) đã tiêu phí trong năm của
doanh nghiệp chia cho thời gian lao động theo quy định trong năm của một lao động.
Các chỉ tiêu tính năng suất lao động:
- Năng suất lao động năm: Số lượng sản phẩm 1 lao động sản xuất ra trong 1 năm
Năng suất lao động ngày: Số lượng sản phẩm 1 lao động sản xuất ra trong 1 ngày
Năng suất lao động giờ : Số lượng sản phẩm 1 lao động sản xuất ra trong 1 giờ
Để đánh giá từng khâu công việc trong nuôi trồng thủy sản người ta còn dùng chỉ
tiêu hiệu suất công tác.
H= Khối lượng công việc đã hoàn thành
62
Thời gian lao động hao phí
Hiệu suất công tác tăng có khi không tỷ lệ với năng suất lao động
III. NỘI DUNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Xác định nhu cầu lao động của doanh nghiệp
Nhu cầu lao động của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, chủ yếu do phương
hướng, quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quy định.
Lao động trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp (lao động quản lý)
Xác định nhu cầu lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm

Để xác định được nhu cầu lao động trực tiếp của doanh nghiệp chúng ta căn cứ vào
kế hoạch sản xuất kinh doanh, căn cứ vào các định mức lao động để tính toán cho phù hợp
Số lao động của
doanh nghiệp
=
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng
Mức đảm phụ diện tích mặt nước của 1 công nhân
Số lao động của
doanh nghiệp
=
Sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
Định mức sản lượng của 1 lao động
2. Các căn cứ lựa chọn hình thức tổ chức lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng
thủy sản
Để lựa chọn hình thức tổ chức lao động trong doanh nghiệp chúng ta phải căn
cứ vào:
- Phương hướng sản xuất và quy mô của doanh nghiệp
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, từng đối tượng nuôi
- Trình độ tổ chức quản lý của ban giám đốc doanh nghiệp
- Trình độ kỹ năng của người lao động
- Trình độ và quy mô trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
3. Tổ chức hợp lý các quá trình lao động trong doanh nghiệp
Tổ chức hợp lý các quá trình lao động trong doanh nghiệp nhằm lợi dụng kỹ năng
lao động và kinh nghiệm sản xuất của người lao động, tạo điều kiện giảm nhẹ cường độ
lao động, tiết kiệm hao phí sức lao động. Khi tổ chức quá trình lao động phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Bảo đảm số lượng và chất lượng công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Áp dụng được những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị có năng suất
cao
- Cải thiện được điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động.

Khi tổ chức các quá trình lao động phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Cân đối trong quá trình lao động: Phải quy định số lượng và chất lượng giữa
sức lao động, tư liệu lao động và đối tương lao động theo một tỷ lệ cân đối, để toàn bộ
công việc hoàn thành theo đúng thời gian và chất lượng quy định
63

×