Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

10 nguyên tắc vàng nào giúp bạn nâng cao đạo đức nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.98 KB, 6 trang )

10 nguyên tắc vàng nào giúp bạn nâng cao đạo đức nghề nghiệp ?

Đáng tin cậy còn thể hiện ở việc bạn dám chịu trách nhiệm, đây là sự đòi hỏi để bạn vươn
lên vị trí cao hơn hoặc ít nhất, bạn phải chịu trách nhiệm những quyết định trong công việc.
Hãy ngưng đổ lỗi hoặc viện cớ, điều này chỉ làm hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt mọi
người.

Hãy lịch sự và biết tôn trọng người khác
Nhã nhặn thể hiện sự thân thiện, lịch sự và thói quen để ý trong giao tiếp với người khác đưa lại cho
bạn nhiều điều hơn bạn nghĩ. Nó làm cho các mối quan hệ tại nơi làm việc diễn ra trôi chảy, tránh xung
đột và bầu không khí luôn tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng là một cảm giác tích cực của lòng tự trọng
hoặc sự tôn kính đối với một người hay một tổ chức; nó được xây dựng theo thời gian và có thể bị mất
với một hành động ngu ngốc hoặc thiếu thận trọng. Bạn nhất thiết cần lịch sự trong mọi thời điểm để
duy trì hoặc tăng sự tôn trọng ban đầu đã đạt được.

Hãy trung thực, cởi mở và minh bạch
Trung thực là một khía cạnh không thể chối bỏ trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nó thể hiện
qua việc thẳng thắn trong ứng xử, lòng trung thành, sự công bằng, sự chân thành, cởi mở trong giao
tiếp và minh bạch trong mọi hoàn cảnh làm việc. Đây là một đức tính cao được đánh giá cao bởi cấp


trên và các đồng nghiệp, nó xây dựng sự tin tưởng và làm tăng giá trị cá nhân của bạn đối với tất cả
mọi người.



Hãy trở thành người có năng lực và cải thiện nó liên tục
Năng lực là khả năng của một cá nhân có thể hoàn thành một công việc có kết quả tốt, nó là sự kết
hợp của kiến thức, kỹ năng và việc sử dụng mọi nguồn lực để cải thiện hiệu suất. Năng lực luôn được
phát triển thông qua kinh nghiệm, việc nỗ lực sẵn sàng học hỏi và thích nghi tốt trong mọi môi trường
làm việc. Tự phát triển liên tục là một điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp


của bản thân.

Luôn ý thức về đạo đức của bản thân
Hành vi đạo đức là hành động luôn có những quy chuẩn đạo đức nhất được mọi người tuân thủ tạo nên
một xã hội tốt đẹp hơn. Hãy luôn luôn để bản thân mình phát triển trong vùng an toàn khi bạn phải
"chơi theo luật", biết điều gì nên làm và đúng đắn trong công việc. Điều này luôn luôn là quy tắc trong
những hành động cảu bạn với một lương tâm đạo đức rõ ràng là cách đúng đắn bạn nên đi. Điều này
có thể gây ra một vài khó khăn và phiền toái, thậm chí một số người còn coi là khá cứng nhắc trong
một số tổ chức. Trên thực tế, có thể nhìn thấy thực tế rằng các tổ chức nổi tiếng và luôn ăn nên làm ra,
họ coi trọng vấn đề đạo đức trong việc giải quyết mọi vấn đề của các nhân viên và khách hàng của họ.

Luôn coi trọng danh dự và hành động chính trực
Có vẻ như việc hành động bằng danh dự thường được miêu tả như việc bạn hành xử theo "cách cao
quý của tâm hồn, sự cao thượng, và sự khinh miệt đối với những việc hèn hạ" được bắt nguồn từ hành
vi đạo đức và liêm chính cá nhân. Đây là một khái niệm về "sự trọn vẹn và đầy đủ" của bản thân phù
hợp với các giá trị nhất định, tin tưởng, và nguyên tắc với tính nhất quán trong hành động và kết quả.

Hãy tôn trọng tính bảo mật
Tính bảo mật là tôn trọng các luật lệ hoặc lời hứa đó hạn chế bạn phổ biến các thông tin trái phép.
Trong suốt sự nghiệp của bạn, một số thông tin liên quan đến công việc sẽ được chuyển cho bạn để
phục vụ công việc - hoặc là từ tổ chức hoặc từ đồng nghiệp- và điều quan trọng là phải bạn thật sự cần
phải để tâm đến những tài liệu kiểu lưu hành nội bộ như vậy. Bạn có được sự tin tưởng và tôn trọng của
những người cộng sự với bạn càng làm gia tăng sức ảnh hưởng của bản thân trong tổ chức.


Hãy trở thành một hình mẫu tốt về vấn đề đạo đức nơi làm
việc
Áp dụng các quy tắc trên đây sẽ giúp bạn cải thiện tính chuyên nghiệp của bạn trong tổ chức của bạn,
nhưng nó không phải là hoàn toàn cho đến khi bạn tác động đến nhận thức của những người xung
quanh và cấp dưới của bạn. Bạn phải thể hiện và nêu gương tốt, trở thành một chuyên gia về sống một

sống gương mẫu trong và ngoài tổ chức.

Hãy đề cao tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp được đánh giá cao bởi tất cả các tổ chức ngày nay và các chuyên gia trong mọi
lĩnh vực. Bạn đặt ra câu hỏi rằng vấn đề đạo đức và tính chuyên nghiệp có liên quan đến nhau hay
không? Câu trả lời là có, một khi bạn đã đề cao tính chuyên nghiệp trong công việc, bạn sẽ đề ra
những quy tắc để thực hiện điều này, gián tiếp nâng cao đạo đức nghề nghiệp.


Áp dụng trong mười nguyên tắc vàng về tính chuyên nghiệp, bạn hãy thử tận hưởng công việc của
mình với tinh thần cống hiến tuyệt vời.
Chia sẻ và đóng góp ý kiến cùng VIECOI.VN nhé!
Hương



×