Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Đồ án môn học Thiết kế dây chuyền nấu tẩy nhuộm khăn mặt bông với công suất 3500 tấnnăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN DỆT MAY – DA GIẦY & THỜI TRANG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU HÓA DỆT
--------------------o0o----------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
(TEX3101)

Đề tài:
Thiết kế dây chuyền nấu – tẩy – nhuộm khăn mặt bông với công suất
3500 tấn/năm

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Quỳnh

MSSV

: 20143742

Lớp

: Vật liệu và Công nghệ Hóa Dệt K59

Hà Nội, 2017

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1



2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................1
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẢI KHĂN MẶT BÔNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU
THỤ.............................................................................................................1
1.1. Tổng quan về vải khăn mặt bông.....................................................................1
1.1.1. Giới thiệu vải khăn mặt bông....................................................................1
1.1.2. Phân loại vải khăn bông............................................................................1
1.2. Thị trường tiêu thụ...........................................................................................1
1.2.1. Thị trường thế giới.....................................................................................1
1.2.2. Thị trường trong nước...............................................................................1
1.3. Lựa chọn mặt hàng...........................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ................................................................................1
2.1. Nguyên vật liệu..................................................................................................1
2.1.1. Cấu tạo của xơ bông...................................................................................1
2.1.2. Thành phần hóa học của xơ bông.............................................................1
2.1.3. Các tạp chất chứa trong xơ bông..............................................................1
2.1.4. Tính chất cơ học của xơ bông....................................................................1
2.1.5. Tính chất vật lý của xơ bông.....................................................................1
2.1.6. Tính chất hóa học của xơ bông..................................................................1
2.2. Tổng quan về công nghệ và hóa chất sử dụng cho vải khăn mặt bông.....1
2.2.1. Tiền xử lý....................................................................................................1
2.2.2. Nhuộm vải khăn mặt bông........................................................................1
2.2.3. Hoàn tất vải khăn mặt bông......................................................................1
2.3. Kết luận.............................................................................................................1
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ......................................................................1
3.1. Cơ sở thiết kế.....................................................................................................1

3.1.1. Chế độ làm việc..........................................................................................1
3.1.2. Phân phối mặt hàng sản xuất....................................................................1
3.2. Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất.........................................................1
3.2.1. Lựa chọn dây chuyền công nghệ...............................................................1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


3
3.2.2. Lựa chọn thiết bị sử dụng trong nhà máy................................................1
3.2.3. Lựa chọn quy trình và đơn công nghệ......................................................1
3.2.3.1. Công nghệ giũ hồ.....................................................................................1
3.2.3.2. Công nghệ nấu tẩy đồng thời.................................................................1
3.2.3.3. Công nghệ nhuộm...................................................................................1
3.2.3.4. Công nghệ giặt và hồ mềm sau nhuộm..................................................1
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ
XƯỞNG.......................................................................................................1
4.1. Tính toán kỹ thuật............................................................................................1
4.1.1. Tính số lượng máy cần sử dụng...................Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Tính lượng hóa chất tiêu hao.......................Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Tính tiêu hao nước cần dùng........................Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Tính toán tiêu hao điện trong sản xuất........Error! Bookmark not defined.
4.2. Tính toán kinh tế..................................................Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Tính toán tiền lương lao động......................Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.12. Thống kê tính toán và tiền lương của các nhân viên trong nhà máy
.........................................................................Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Tính toán chi phí cho hoạt động sản xuất của nhà máyError! Bookmark not
defined.
4.2.3. Tính toán khấu hao.......................................Error! Bookmark not defined.

4.2.4. Tính toán giá thành sản phẩm.....................Error! Bookmark not defined.
4.3. Bố trí mặt bằng nhà xưởng..............................................................................1
4.3.1. Yêu cầu về chọn địa điểm xây dựng.............Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Yêu cầu về chọn kiểu nhà công nghiệp........Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng nhà xưởng.........................................1
4.3.4. Thiết kế và bố trí mặt bằng của nhà máy.................................................1
4.3.5. Tính diện tích các kho...................................Error! Bookmark not defined.
4.36. Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng.........................................................................1
KẾT LUẬN..................................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số mặt hàng khăn mặt.........................................................................1
Bảng 1.2. Một số mặt hàng khăn tắm.........................................................................1
Bảng 1.3. Một số mặt hàng khăn thảm.......................................................................1
Bảng 1.4. Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng 2011. .1
Bảng 1.5. Năng lực sản xuất vải khăn mặt bông của một số nhà máy sản xuất......1
Bảng 1.6. Thông số của các mặt hàng vải khăn mặt bông nhà máy sản xuất..........1
Bảng 2.1. Những tạp chất chủ yếu có trong xơ bông.................................................1
Bảng 2.2. Một số hãng sản xuất thuốc nhuộm hoạt tính hiện nay............................1
Bảng 3.1. Chế độ làm việc trong năm.........................................................................1
Bảng 3.2. Bảng phân bổ thời gian làm việc trong năm.............................................1
Bảng 3.3. Bảng thông số mặt hàng sản xuất của nhà máyError! Bookmark not defined.

Bảng 3.4. Bảng phân phối mặt hàng sản xuất của nhà máy.....................................1
Bảng 4.12. Thống kê tính toán và tiền lương của các nhân viên trong nhà máyError!
Bookmark not defined.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu trúc kiểu dệt nổi vòng..........................................................................1
Hình 1.2. Khăn cho trẻ em..........................................................................................1
Hình 1.3. Khăn lau người............................................................................................1
Hình 1.4. Khăn thể thao..............................................................................................1
Hình 1.5. Khăn bông khách sạn, spa..........................................................................1
Hình 1.6. Khăn mặt.....................................................................................................1
Hình 1.7. Khăn thảm...................................................................................................1
Hình 1.9. Khăn lau tay nhà bếp..................................................................................1
Hình 1.8. Khăn ăn cho bé............................................................................................1
Hình 1.10. Găng tay nhà bếp.......................................................................................1
Hình 1.11. Nhập khẩu hàng Dệt may Việt Nam 8 tháng đầu 2016...........................1
Hình 1.12. Xuất khẩu hàng Dệt may qua các các tháng (triệu USD).......................1
Hình 2.1. Mặt cắt ngang của xơ bông dưới kính hiển vi...........................................1
Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của xơ xenlulo................................................................1
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tiền xử lý cho vải khăn mặt bông....................................1
Hình 2.4. Chu trình khử thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan về dạng tan..........1
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình xử lý hoàn tất cho vải khăn mặt bông.............................1
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất cho khăn mặt bông.

...................................................................................................................... 1
Hình 3.2 Máy đo màu quang phổ “High Precision Portable Color Spectrophotometer
CS-580”.......................................................................................................1
Hình 3.3 Máy nhuộm mẫu “IR Lab Dyeing Machine TD130”.................................1
Hình 3.4 Thiết bị cắt mẫu kiểm tra khối lượng “Circular Sample Cutter TF513”.1
Hình 3.5 Máy nhuộm mẫu “IR Lab Dyeing Machine TD130”................................1
Hình 3.6 Cân điện tử “Yarn Count Tester TY361”...................................................1
Hình 3.7 Tủ sấy mẫu “WHLL-30BE”........................................................................1
Hình 3.8 Thiết bị đo pH, mv “PH controller”............................................................1
Hình 3.9 Máy may đầu tấm “M800” của hãng “PEGASUS”...................................1
Hình 3.10 Máy nhuộm “OH-300-4” của hãng “Sunsky”..........................................1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


6
Hình 3.11 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy nhuộm “OH-300-4”............................1
Hình 3.12 Máy vắt ly tâm “JF-2000” của hãng “Sunsky”........................................1
Hình 3.13 Máy vắt ly tâm “JF-2000” của hãng “Sunsky”........................................1
Hình 3.14 Máy mở khổ cho vải “Rope Opener Line” của hãng “Bianco – Italy”...1
Hình 3.15 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy mở khổ cho vải “Rope Opener Line”.1
Hình 3.16 Máy sấy rung “JUDO-3000” của hãng “Texlink-Trung Quốc”.............1
Hình 3.17 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy sấy rung “JUDO-3000” của hãng “TexlinkTrung Quốc”...............................................................................................1
Hình 3.18 Máy cuộn-tở beam vải của hãng “Công ty TNHH sản xuất và thương mại cơ
khí HT Việt Nam”..........................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.19 Máy kiểm tra vải định biên của hãng “Công ty TNHH sản xuất và thương
mại cơ khí HT Việt Nam”...........................................................................1
Hình 3.20 Máy xẻ khăn “Ultrasonic Cutting Machine” của hãng “Changzhou”.. .1
Hình 3.21 Máy may biên cho vải “Tacs Continuous Longitudinal Hemming Machine”

của hãng “Texlink”.....................................................................................1
Hình 3.22 Xe nâng “FGZN30” của “Toyota”...........................................................1
Hình 3.23 Xe nâng tay “HPT25M” của “Eplift – Đài Loan”....................................1
Hình 3.24 Xe chở bán thành phẩm của hãng “Công ty TNHH sản xuất và............1
thương mại cơ khí HT Việt Nam”...............................................................................1
Hình 3.25 Thang nâng điện “GTWY 14 – 4214” của hãng “OPK-Nhật Bản”........1
Hình 3.26 Máy kiểm tra độ bền giặt “Washing Fastness Tester TF418”.................1
Hình 3.27 Máy kiểm tra độ mềm “Softness Tester TF115” của hãng “Testex”Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.28 Máy kiểm tra độ bền ánh sáng “Softness Tester TF115” của hãng “Testex”
...................................................................................................................... 1
Hình 3.29 Hệ thống phân tích độ mịn và hàm lượng có trong vải “Fineness &......1
Content Analysis System TB300” của hãng “Testex”................................................1
Hình 3.30 Máy kiểm tra độ bền mài mòn “Taber Abrasion Tester TF214”............1
của hãng “Testex”........................................................................................................1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AATCC

: American Association of Textile Chemists and Colorists - Hiệp hội
người Mỹ của các nhà hóa học dệt và chất màu

ASEAN


: Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

EL

: Sợi Elastan

EU

: European Union - Liên minh châu Âu

ISO

: International Organization for Standardization – Tổ chức quốc tế
và tiêu chuẩn hóa

PA6

: Polyamit 6

PA/PET

: Polyamit pha với polyeste

PTN

: Phòng thí nghiệm

TPP


: Trans-Pacific Partnership Agreement – Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương

VITAS

: Vietnam Textile and Apparel Association – Hiệp hội Dệt may Việt
nam

WTO

: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

TCHQ

: Tổng cục Hải quan General – Department of Vietnam Customs

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


8

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Vật liệu và Công nghệ Hóa
dệt và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Thắng đã giúp em
hoàn thành Đồ án môn học này. Tuy nhiên, bản thân em còn nhiều thiếu sót không tránh
khỏi những điểm chưa đúng và thiếu trong đồ án này. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô trong Bộ môn Vật liệu và Công nghệ Hóa dệt để kiến thức của em được

hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

N

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Nguyễn Thị Quỳnh

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


9

LỜI NÓI ĐẦU
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Thực
tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành Dệt May
Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh
nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên. Với
những lợi thế riêng như ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được
sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc…, Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng
định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao.
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang phát
triển sang EU (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt
may trong giai đoạn 2005 – 2011 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới với 32%, trong
khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan đạt
mức 7%.
Sản phẩm dệt may ngày càng phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng.

Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực
địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác… sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục.
Trong các mặt hàng dệt xuất khẩu thì mặt hàng khăn bông cũng đóng góp rất lớn.
Ngoài những nhà máy chuyên sản xuất khăn bông thì rất nhiều nhà máy, công ty ngoài việc
dệt các mặt hàng truyền thống còn kết hợp sản xuất mặt hàng khăn bông phục vụ thị trường
trong nước và xuất khẩu. Sắp tới em là một kỹ sư trong ngành Dệt – May để phục vụ tốt cho
sản xuất em ý thức trách nhiệm của bản thân là phải ra sức học tập, học hỏi để nâng cao
trình độ kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà hiện tại là hoàn thành bản đồ án
môn học với đề tài “Thiết kế dây chuyền nấu – tẩy – nhuộm khăn mặt bông với công suất
3500 tấn/ năm”

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẢI KHĂN MẶT BÔNG VÀ
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
1.1. Tổng quan về vải khăn mặt bông
1.1.1. Giới thiệu vải khăn mặt bông
Khăn bông ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Các mặt
hàng của khăn bông ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích thước, màu sắc cũng
như phạm vi sử dụng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong cuộc sống. Các sản phẩm
chính của khăn bông hiện nay đó là:
• Khăn dùng trong gia đình: Khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, áo choàng tắm
• Khăn dành cho người chơi thể thao.
• Khăn chuyên dùng cho các khách sạn, spa, resort.
• Khăn nhà bếp, khăn quà tặng, khăn thảm chân,v.v…

Khăn mặt trên thị trường hiện nay được dệt từ các chất liệu khác nhau từ bình dân cho
đến cao cấp. Trong đó sợi bông được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn nhiều chất liệu
khác thân thiện với da như bamboo (sợi tre), modal (gỗ sồi), tencel (gỗ tổng hợp), soybean
(đậu nành), nontwish (cotton không xoắn)… Mỗi loại chất liệu có ưu điểm riêng, giúp bảo
vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Khăn mặt bông có tính hút ẩm tốt. Khi hút nước đủ, lượng nước giữ trong khăn có thể
lớn hơn cả khăn. Khi khô, sợi khăn bông không thô ráp mà vẫn mềm. Khăn bông thân thiện
với da người, không gây ngứa hay kích ứng ngay cả da nhạy cảm. Để đa dạng nguyên liệu
và tăng tính thẩm mỹ, nhà sản xuất có thể pha các loại vật liệu khác vào xơ bông hoặc sợi để
tạo ra nhiều dòng sợi nhân tạo. Tuy nhiên việc pha các thành phần lạ ít nhiều làm giảm ưu
điểm hút nước của cotton 100%. Một số trường hợp thành phần pha vào có thể không phù
hợp với làn da mẫn cảm, dẫn đến dị ứng.
Khăn mặt bông được dệt kiểu vải nổi vòng (hình 1.1), được tạo ra bằng cách kết hợp
các kiểu dệt Trico và kiểu dệt Sukno, do ba hệ sợi đan kết nhau bao gồm:
• Hệ sợi dọc nền có sức căng như kiểu vải dệt thoi bình thường.
• Hệ sợi dọc tạo vòng bông có sức căng nhỏ hơn.
• Hệ sợi ngang đan kết vuông góc với hệ sợi dọc để tạo thành vải vòng bông
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


11
Mặc dù sợi có các thông số khác nhau tùy thuộc vào loại khăn nhưng hầu hết các sợi
có chi số như sau:
• Hệ sợi dọc nền có chi số 20/2 đến 24/2 Ne, mật độ sợi 550 sợi/mét.
• Hệ sợi ngang nền có chi số 16/1 đến 20/1Ne, mật độ sợi 240-255 sợi/mét.
• Hệ sợi tạo vòng có chi số 16/1 đến 20/1Ne, mật độ sợi 240-255 vòng/mét.

Hình 1.1. Cấu trúc kiểu dệt nổi vòng.


1.1.2. Phân loại vải khăn bông
Hiện nay, các mặt hàng khăn bông rất đa dạng, bao gồm:
a. Khăn cho trẻ em
Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm nên các sản phẩm dành cho trẻ em cần có chất
lượng cao, thường là 100% cotton cho cảm giác mềm mại, không gây nặng trên da bé. Các
sản phẩm khăn cho trẻ em đó là: khăn trùm đầu, khăn trải giường, khăn choàng.
Khăn trùm đầu (hình 1.2a): Là loại khăn choàng cho trẻ sơ sinh, được sử dụng rất phổ
biến. Vì khi trẻ sơ sinh bị ướt, chúng sẽ mất nhiệt rất nhanh, đặc biệt là ở đầu, khăn trùm
đầu sẽ che chở bảo vệ phần đầu cho bé. Khăn có kích cỡ từ 80x80 cm đến 100x100 cm, có
nhuộm màu kết hợp với in thêu.
Khăn choàng (hình 1.2 b): Có kích thước lớn khoảng 120x120cm đủ để bọc em bé
hoàn toàn. Khăn đòi hỏi tính mềm mại và thấm hút cao để thấm nước trên da bé sau khi tắm.
Khăn cũng có nhiều màu kết hợp

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


12

Hình a

Hình 1.2. Khăn cho trẻ em.

Hình b

b. Khăn tắm
Khăn tắm là sản phẩm vô cùng thiết yếu đối với con người. Các sản phẩm của khăn

tắm như:
Khăn lau người sau khi tắm (hình 1.3a): Có kích thước khoảng 75x150 cm, thường có
hình chữ nhật đòi hỏi tính mềm mại, xốp và hút nước tốt
Áo choàng tắm (hình 1.3b): Thiết kế khăn thành dáng áo choàng có chiều dài khoảng
120cm giúp người mặc dễ dàng, thoải mái và thuận tiện.

Hình a

Hình 1.3. Khăn lau người.

Hình b

c. Khăn thể thao

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


13
Được sử dụng để lau mồ hôi cho người tập trong khi chơi thể thao. Khăn đòi hỏi tính
thấm hút cao, mềm mại, khả năng chống mùi, vi khuẩn tốt, độ thoáng khí cao. Các loại khăn
thể thao bao gồm: Khăn tập gym, khăn đánh golf, tennis, ...

Hình 1.4. Khăn thể thao.

d. Khăn bông khách sạn, spa
Thường sử dụng khăn tẩy trắng, một số sử dụng khăn nhuộm màu có màu sắc trang
nhã, thể hiện sự sang trọng, tinh tế. Vì sử dụng trong khách sạn, spa nên thường xuyên phải
giặt nên cần độ bền màu cao, độ mềm mại giảm ít trong quá trình giặt.


Hình 1.5. Khăn bông khách sạn, spa.
e. Khăn mặt
Là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da mặt người, là vùng da rất dễ bị kích ứng bởi các

thành phần có trong khăn. Vì vậy khăn mặt đòi hỏi độ an toàn hóa chất, khả năng chống vi
khuẩn, độ mềm mại cao.

Hình 1.6. Khăn mặt.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


14
f. Khăn thảm
Là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với lòng bàn chân, nơi chứa nhiều dây thần kinh của
con người. Vì vậy đòi hỏi loại khăn này có độ mềm mại, các vòng bông to tạo sự thư giãn
cho con người. Vì khăn tiếp xúc với nền nhà, ít được vệ sinh nên đòi hỏi tính cách nhiệt và
khả năng chống vi khuẩn tốt.

g. Một số sản phẩm khác:

Hình 1.7. Khăn thảm.

Hình 1.8. Khăn ăn cho bé.

Hình 1.9. Khăn lau tay nhà bếp.


Hình 1.10. Găng tay nhà bếp.

Nhìn chung các mặt hàng khăn bông xét về kích thước có thể chia thành 3 nhóm chính
sau đây:
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


15
• Nhóm khăn mặt
• Nhóm khăn tắm
• Nhóm khăn thảm
1.1.2.1. Nhóm khăn mặt
Đặc điểm của nhóm khăn mặt:
• Kích thước trung bình: khoảng 35 x 75 cm
• Khối lượng trung bình: khoảng 220 g/chiếc
• Màu sắc: khăn tẩy trắng và khăn nhuộm màu
• Độ xốp và độ mềm mại yêu cầu cao
Bảng 1.1. Một số mặt hàng khăn mặt
STT

Loại vải

Thành phần

Chi số
(D)

Kích thước

(cm)

Khối lượng
(g/chiếc)

1

95%Cotton
5%Spandex

32S/2

30 x 30

280

2

100%Cotton

32S/2

35 x 75

110

3

100%Cotton


32S/2

33 x 74

265

1.1.2.2. Nhóm khăn tắm
Đặc điểm của nhóm khăn tắm:
• Kích thước trung bình: khoảng 70 x 135 cm
• Khối lượng trung bình: khoảng 700 g/chiếc
• Màu sắc: khăn tẩy trắng và khăn nhuộm màu
• Độ xốp và độ mềm mại yêu cầu cao
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


16
Bảng 1.2. Một số mặt hàng khăn tắm
Thành phần

Chi số
(D)

Kích
thước
(cm)

Khối lượng
(g/chiếc)


1

100%Cotton

21S/2

70 x 140

600

2

100%Cotton

32S/2

70 x 135

580

3

100%Cotton

16S/2

70 x 140

810


STT

Loại vải

1.1.2.3. Nhóm khăn thảm
Đặc điểm của nhóm khăn thảm:
• Kích thước trung bình: khoảng 50 x 80 cm
• Khối lượng trung bình: khoảng 800 g/chiếc
• Màu sắc: khăn tẩy trắng và khăn nhuộm màu
• Độ xốp và độ mềm mại yêu cầu
Bảng 1.3. Một số mặt hàng khăn thảm
STT

Loại vải

1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Thành phần

100%Polyeste
r

Chi số
(D)

Kích thước
(cm)


Khối lượng
(g/chiếc)

21S/2

50 x 80

1200

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


17

2

100%Polyester

150D

D150

500

3

100%Cotton

21S/2


50 x 80

900

1.2. Thị trường tiêu thụ
Vải khăn mặt bông được dùng để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ
yếu là các sản phẩm khăn và thảm chùi chân vì độ mềm mại và thấm hút rất tốt của vải bông
và kiểu dệt nổi vòng.
Trong tương lai, khi đời sống của người dân ngày một tăng cao cùng với đó nhu cầu sử
dụng khăn bông cũng tăng theo phục vụ nhu cầu trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nghành dịch
vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn rất phát triển nên các loại khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn,
thảm,…cũng được tiêu thụ lớn.
1.2.1. Thị trường thế giới
Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
cả năm 2016 ước đạt 23,8 tỷ USD, chỉ tăng 4,5% so với năm 2015.
Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng 1 con số trong năm
2016, nhưng xét trong tổng thể kinh tế toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị
lớn tại các thị trường chính, đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Nhìn chung, năm 2016 xuất khẩu dệt may sang các thị trường xuất khẩu chủ lực chỉ
đạt mức tăng trưởng thấp. Điển hình là thị trường Hoa Kỳ, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch
xuất khẩu dệt may của cả nước, chỉ đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,5%. Tương tự, xuất khẩu sang
EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%, Nhật Bản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 4%, Hàn Quốc đạt 2,3 tỷ
USD, tăng 7,4%.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh



18
Tuy nhiên, trong năm 2016 vẫn có một số thị trường đạt mức tăng trưởng cao như:
xuất sang Thái Lan, Angola, Nga và Áo với mức tăng tương ứng 54%, 61%, 30%, 33% về
kim ngạch so với năm 2015.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang các thị trường năm 2016 nhìn chung tăng trưởng
thấp do nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tại các thị trường lớn cũng bị sụt giảm. Các quốc
gia nhập khẩu dệt may chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
hàng dệt may rất thấp, hoặc suy giảm. Nhập khẩu dệt may từ tất cả các nước vào thị trường
Hoa Kỳ năm 2016 đã giảm 4,84%, ước đạt 113,8 tỷ USD; nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản
ước đạt 34,7 tỷ USD, giảm 1,7%, nhập khẩu dệt may vào Hàn Quốc ước đạt 13,3 tỷ USD,
giảm 4,03%. Chỉ riêng thị trường châu Âu có tín hiệu khả quan hơn với mức tăng trưởng
nhập khẩu dệt may là 5,12%, ước đạt 260 tỷ USD.
Tuy xuất khẩu còn thấp, nhưng so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính
của dệt may Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, thì tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao nhất trong nhóm. Cụ thể, trong
năm 2016, đối với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 262 tỷ USD, giảm
4,2% so với 2015, trong đó xuất đi Mỹ giảm 7,9%, EU giảm 3%, Nhật giảm 1,1%, Hàn
Quốc giảm 7,9%. Đối với Ấn Độ, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 35 tỷ USD,
giảm 4,7%, trong đó xuất đi Mỹ giảm 0,8%, đi EU giảm 0,4%, Hàn quốc giảm 0,3%, riêng
thị trường Nhật tăng nhẹ 1,6%.
Đối với Bangladesh, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt gần 34 tỷ USD, tăng
4,9%, trong đó xuất đi Hoa Kỳ giảm 3%, đi EU tăng 8,4%, đi Nhật Bản tăng 18,5%, đi Hàn
Quốc giảm 2,2%. Đối với Indonesia, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 11,6 tỷ
USD, giảm 5,3%, xuất đi Hoa Kỳ giảm 5,6%, EU giảm 4,4%, Nhật giảm 0,5%, Hàn quốc
tăng 9%.
Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm
2016 đạt thấp trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2015, dệt may sang Hoa Kỳ đạt gần 11,3 tỷ
USD; năm 2014 đạt 9,8 tỷ USD; năm 2013, xuất khẩu đạt 8,61 tỷ USD, tăng 15,4% so với
năm 2012.
Dự báo tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang các thị trường tiếp tục xu hướng tăng

chậm trong năm 2017, khó tăng trưởng 2 con số.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


19

Hình 1.11. Nhập khẩu hàng Dệt may Việt Nam 8 tháng đầu 2016.

Bảng 1.4. Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU 6 tháng 2011

SoDệt
T6/2010
6T/2011
So 6T/2010
Hình 1.12.T6/2011
Xuất khẩu hàng
may qua các các
tháng (triệu USD).
Chủng loại
USD
(%)
USD
(%)
Áo jackets

118,833,470

65.89


322,139,293

62.38

Quần

43,158,695

40.57

184,366,580

33.93

Áo sơ mi

24,372,957

51.38

112,656,637

55.87

Áo thun

20,781,347

61.21


97,994,013

25.55

Quần short

2,539,915

9.18

53,650,971

51.11

Đồ lót

9,524,126

32.84

43,102,111

20.91

Quần áo thể
thao

8,697,845


52.90

Váy

8,488,412

43.41

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

42,745,890
41,887,038

66.64
73.97

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


20
Quần áo trẻ
em

12,140,237

48.64

Áo

7,464,779


81.81

Quần áo
BHLĐ

4,170,030

-28.63

Quần áo các
loại

4,284,603

6.13

Vải

3,750,607

-2.22

17,408,892

-5.64

Quần áo bơi

825,235


96.41

11,733,665

52.94

Quần áo ngủ

2,486,272

22.45

9,571,283

2.50

Áo len

3,563,065

4.48

8,926,720

12.80

Quần áo vest

2,607,829


76.38

8,014,653

39.42

Jeans

483,038

65.14

2,248,338

21.22

Khăn bông

114,663

-35.90

864,119

-26.69

Màn

181,568


484.29

755,393

135.16

Phụ liệu may

46,077

-7.74

526,361

347.50

33,819,601
33,655,771
30,022,880
18,384,322

37.44
74.97
49.60
27.76

Từ bảng 1.5 ta thấy, so với các chủng loại hàng dệt may, mặt hàng khăn bông xuất
khẩu sang thị trường EU còn ít. Kim nghạch xuất khẩu khăn bông sang thị trường EU tháng
6/2011 là 114,663 USD, giảm 35,90% so với tháng 6/2010; kim nghạch xuất khẩu khăn

bông 6 tháng năm 2011 là 864,119 USD, giảm 26,69% so với 6 tháng năm 2010.
Như vậy, ta thấy mặc dù tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam rất cao
với tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2016 là 23.841.360.598 USD trong khi mặt hàng khăn
bông có kim nghạch chỉ 114,663 USD. Điều đó cho thấy, thị trường xuất khẩu mặt hàng
khăn bông Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh đòi hỏi các công ty sản xuất mặt hàng khăn
bông Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Thị trường trong nước
Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, thị trường nội địa có
sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh với năng lực cạnh tranh tốt tập trung vào thị trường
Việt Nam. Với một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, dân số cả nước ngày càng tăng nhưng
thị trường dệt may nội địa vẫn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các tiến trình hội nhập kinh
tế Quốc Tế.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


21
Những sản phẩm nổi bật có thể kể đến như: khăn bông cao cấp Mollis của Tổng công
ty cổ phần Phong Phú; áo sơ mi thương hiệu Viettien, Sansciaro, Manhatan của Tổng công
ty cổ phần may Việt Tiến; M10 Series, Eternity GrusZ, Pharaon, Cleopatre của Tổng công ty
May10,…
Theo thống kê gần đây, năng lực sản xuất vải của Việt Nam sản xuất chủ yếu là các sản
phẩm vải dệt thoi chiếm tỷ trọng lớn.Năng lực sản xuất vải khăn bông trong nước ngày càng
được chú trọng và tăng lên, một số công ty sản xuất vải khăn bông tại Việt Nam như:
Bảng 1.5. Năng lực sản xuất vải khăn mặt bông của một số nhà máy sản xuất

STT

Công ty


Năng lực sản xuất

1

Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Nam Thành

1500 tấn khăn/năm

2

Công Ty TNHH Dệt May xuất-nhập khẩu Minh Ánh

1000 tấn khăn/năm

3

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dệt May Xuất Khẩu
Thanh Vân

2400 tấn khăn/năm

4

Công Ty TNHH Biển Bạc

3600 tấn khăn/năm

5


Tổng công ty cổ phần Phong Phú

7000 tấn khăn/năm

6

Công ty Cổ Phần Dệt May Quảng Phú

6000 tấn khăn/năm

Từ bảng 1.5 ta thấy, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều công ty sản xuất mặt hàng khăn
bông, nhưng năng lực sản xuất còn hạn chế. Vì đa số các công ty này sản xuất những mặt
hàng kém chất lượng, điều đó bắt nguồn từ nhu cầu người sử dụng vẫn chưa chú trọng đến
chất lượng của sản phẩm khăn bông, ưa chuộng sử dụng những mặt hàng giá rẻ, chất lượng
kém. Các công ty hầu hết chỉ sản xuất khăn phục vụ nhu cầu trong nước.
1.3. Lựa chọn mặt hàng
Từ những tài liệu phân tích mặt hàng và thị trường ta thấy rằng hầu hết các sản phẩm
từ vải bông dệt nổi vòng đa số từ 100% Cotton có nhiều mặt hàng nhưng đa số hiện nay vẫn
là mặt hàng khăn mặt và khăn tắm.
Vì vậy, đồ án này em sẽ lựa chọn mặt hàng vải khăn mặt bông 100% Cotton có kiểu
dệt nổi vòng để sản xuất phục vụ thị trường khăn mặt với ½ vải nhuộm màu và ½ khăn tẩy
trắng với các thông số trên Bảng 1.6.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


22


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


23

Bảng 1.6. Thông số của các mặt hàng vải khăn mặt bông nhà máy sản xuất

Loại vải

Thành phần

Chi số
(dtex)

Kiểu dệt
Sợi nền

Sợi nổi vòng

Kích thước
(cm)

Khối lượng riêng
(g/m2)

Khăn
mặt
tẩy

trắng

100%Cotton

Sợi nền: 3/1
Sợi vòng: 1/3

32S/2

32S/2

35x75

500

Khăn
mặt
nhuộ
m
màu
trơn

100%Cotton

Sợi nền: 3/1
Sợi vòng: 1/3

32S/2

32S/2


35x75

500

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Quỳnh

Mẫu

SVTH: Nguyễn Thị


24

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ
2.1. Nguyên vật liệu
2.1.1. Cấu tạo của xơ bông
Cây bông có tên khoa học là gossypium. Xơ bông thu hoạch từ quả bông, nó là
tập hợp của các tế bào thực vật có hình dài dẹt với nhiều thành mỏng và một rãnh nhỏ,
trong lõi xơ nguyên chất làm nhiệm vụ nuôi xơ. Tùy theo giống và điều kiện trồng trọt
mà chiều dài trung bình của xơ bông có thể trong khoảng từ 22 đến 50mm, còn chiều
ngang là từ 18-25μm. Khi nghiên cứu cấu trúc vải của xơ bông người ta thấy rằng bề
dày của thành xơ và bề rộng của rãnh xơ cũng là những yếu tố quan trọng cần kể đến,
vì những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thẩm thấu của các dung dịch hóa
chất và đặc biệt là thuốc nhuộm vào lõi xơ.
Cho đến nay, cấu trúc xơ bông vẫn chưa xác định hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu
cho rằng xơ bông có cấu tạo từ nhiều lớp phân tử đồng tâm, những lớp này khác nhau
về cách sắp xếp các phân tử xenlulo trong xơ bông, người ta chia nó theo tiết diện
ngang thành hai phần là thành bậc nhất và thành bậc hai.

Thành bậc nhất rất mỏng (0,5μm) baoHình
quanh
làmcắt
nhiệm
chexơchở
xơdưới

2.1.xơMặt
ngangvụcủa
bông
kính hiển
mặt ngoài. Các mạch xenlulo trong phần này nằm lộn xộn không
theovi.một hướng rõ

rệt, thậm chí có một số phân tử còn nằm thẳng gốc với trục xơ.
Thành bậc hai là phần chính của xơ bông chia làm 3 lớp:
Lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong.
Lớp ngoài rất mỏng nằm tiếp giáp với thành bậc nhất, nghĩa là các mạch xenlulo
nằm lộn xộn, góc nghiêng của các thớ sợi với trục xơ lớn. Lớp giữa là lớp dày nhất của
thành bậc hai, ở lớp này các mạch xenlulo nằm tương đối trật tự và định hướng, tạo
thành các thớ sợi gần như với trục xơ. Nếu như thớ sợi của lớp ngoài đi theo chiều chữ
S thì ở lớp giữa chúng đi song song theo chiều Z. Lớp trong của thành bậc hai tương tự
như lớp ngoài, nó nằm tiếp xúc với rãnh trong lõi xơ.
Bằng phương pháp hiển vi điện tử người ta đã đi đến kết luận rằng xơ bông
không có cấu trúc đặc biệt mà ngược lại nó xốp. Giữa các chùm mạch phân tử và các
thớ sợi là một hệ thống mao quản có đường kính từ 1-1000μm. Thể tích các mao quản
này có thể từ 0,44 đến 0,62 ml đối với 1 gam xơ khô và nếu so với thể tích chung của
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh



25
xơ thì nó chiếm đến 31 đến 41%. Bề mặt riêng của xơ bông khô là 19m²/g (kể cả xơ ở
trạng thái trương thì con số này là 100 đến 200 m²/g). Các mao quản này chưa đầy
không khí, khử phần không khí này ra khỏi xơ rất khó và chính nó là một trong những
nguyên nhân làm cho xơ khó thấm nước và các dung dịch hóa chất khác.
2.1.2. Thành phần hóa học của xơ bông
Vì trong xơ bông, xenlulo chiếm tới 94% nên xơ bông đã được làm sạch có thể
coi là xenlulo nguyên chất.
Xenlulo thuộc về lớp hidrat cacbon, cấu tạo từ 3 nguyên tố: Cacbon, Hydro và
Oxi, tỷ lệ phân bố như sau: C chiếm 44,4%, H chiếm 6,2%, O chiếm 49,4% khối
lượng chung. Công thức phân tử (C₆H₁₀O₅)ₙ trong phân tử chứa nhiều gốc ahidtit Dgloco hay gọi tắt là Gluco. Mỗi gốc Gluco (trừ các gốc ở hai đầu mạch), chứa ba nhóm
Hydroxyl (-OH), ở các nguyên tử cacbon thứ hai, thứ ba và thứ sáu. Trong số ba nhóm
Hydroxyl này có một nhóm bậc nhất và hai nhóm bậc hai.

Hình 2.2. Cấu trúc hóa học của xơ xenlulo.

Khác với nhứng gốc ở giữa mạch, các gốc D-gluco ở đầu mạch có 4 nhóm
hydroxyl tự do, song vì phân tử xenlulo rất lớn, toàn mạch có tới 30,000 – 45,000
nhóm hydroxyl, nên tính chất của xenlulo do các nhóm –OH ở các gốc gluco giữa
mạch quyết định là chính, còn các nhóm hydroxyl của các gốc gluco ở hai đầu mạch vì
quá ít nên không ảnh hưởng gì đến tính chất của cả mạch.
Do các phân tử của xenlulo không đồng nhất theo chiều dài, nên khối lượng phân
tử của nó cũng chỉ là những đại lượng thống kê trung bình. Phương pháp phổ biến
được dùng để xác định khối lượng phân tử xenlulo là phương pháp đo độ nhớt riêng
phần của xenlulo hòa tan trong dung dịch amoniac. Mức độ trùng hợp và khối lượng
phân tử của xenlulo ở một số thực vật là khác nhau và ở xơ bông Mₓₑₙₗᵤₗₒ = 1.220.000,
n = 10.000. Trong xơ các phân tử xenlulo không nằm riêng mà liên kết chặt chẽ với
ĐỒ ÁN MÔN HỌC


SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh


×