Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Đồ án môn học Thiết kế dây chuyền nhuộm và hoàn tất dải vải đàn tính (tape, ribbon, strap, lace) PolyamideElastan với công suất 30 triệu métnăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN DỆT MAY – DA GIẦY & THỜI TRANG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU HÓA DỆT
--------------------o0o----------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
TEX3101

Đề tài:
Thiết kế dây chuyền nhuộm và hoàn tất dải vải đàn tính (tape, ribbon,
strap, lace) Polyamide/Elastan với công suất 30 triệu mét/năm

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Ngọc Thắng

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Thanh

MSSV

: 20143999

Lớp

: Vật liệu và Công nghệ hóa dệt K59

Hà Nội, 2017

MỤC LỤC




2

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


AATCC

: American Association of Textile Chemists and Colorists - Hiệp hội
người Mỹ của các nhà hóa học dệt và chất màu

EL

: Sợi Elastan

ISO

: International Organization for Standardization – Tổ chức quốc tế và
tiêu chuẩn hóa

PA6

: Polyamide 6

PTN

: Phòng thí nghiệm

QC

: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh



6

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các Thầy cô trong Bộ môn Vật liệu –
và Công nghệ Hóa dệt nói riêng và các thầy cô trong Viện Dệt may - Da giày- Thời trang nói
chung đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và theo đuổi lựa chọn của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Ngọc Thắng đã giúp đỡ
em trong thời gian học tập cũng như tìm kiếm tài liệu để hoàn thành đồ án này. Nhờ có sự
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy qua những buổi học và trao đổi kiến thức mà em có
thể tìm được hướng đi cho đề tài của mình.
Do lượng kiến thức còn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ nên không thể tránh khỏi thiếu
sót, em mong thầy thông cảm. Em cũng rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý
báu của thầy để em rút kinh nghiệm và hoàn thiện kiến thức trong lĩnh vực này.
Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cô có sức khỏe dồi dào, tràn đầy niềm tin để tiếp
tục sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trần Thị Thanh

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


7


LỜI NÓI ĐẦU
Từ thời xa xưa nhu cầu may mặc đã trở thành vấn đề hết sức quan trong đối với mỗi
người, con người đã phát hiện rất nhiều loại vật liệu đế sử dụng cho việc may mặc từ những
vật liệu thô xơ như vỏ cây, da thú cho đến các loại vật liệu đắt tiền như len, tơ lụa,…
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, những nguồn nguyên liệu thiên nhiện
không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cả về số lượng lẫn chất lượng.
Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu về phát triển các loại vật liệu dệt mới,
đáp ứng nhu cầu của con người, vì vậy mà các loại sợi nhân tạo và tổng hợp bắt đầu ra đời
và phát triển nhanh chóng. Chỉ trong một khoảng thời gian không lâu, các loại sợi này đã
mang lại lợi ích to lớn cho con người bởi sự đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng.
Một trong những loại sợi hóa học có đóng góp quan trọng như là sợi polyamide, đây là
loại sợi hóa học đang phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam và thế giới chỉ sau polyester.
Tuy nhiên do một số hạn chế, polyamide thường được pha với thành phần co giãn như là
elastan. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp,…sản xuất mặt hàng
này như Công ty Best Pacific- Hải Dương,…để làm các loại vải cũng như phụ kiện như dây
vải cho quần áo thể thao, đồ lót,…
Đồ án môn học này giúp sinh viên chúng em củng cố thêm những kiến thức về nhuộm
và hoàn tất các loại vải trên thị trường. Dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Ngọc
Thắng với đề tài: “Thiết kế dây chuyền nhuộm và hoàn tất dải vải đàn tính (tape, ribbon,
strap, lace,…) Polyamide/Elastan với công suất 30 triệu mét/năm”, em hi vọng rằng qua
học phần này, nó sẽ bổ sung kiến thức cho chính bản thân em, và có thể tập hợp lại các
thông tin hữu ích cho các bạn sinh viên khác.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DẢI VẢI POLYAMIDE/ELASTAN VÀ THỊ TRƯỜNG

TIÊU THỤ
1.1. Phân tích mặt hàng
Dây vải dệt từ 100% từ xơ polyamide được sử dụng nhiều trong phụ kiện may mặc vì
nó có một số tính chất như: là xơ tổng hợp nhưng có khả năng hút ẩm (khoảng 4%), co giãn
tốt (có thể lên tới 80%), độ bền ma sát tuyệt vời (cao nhất trong số các xơ tổng hợp), cảm
giác sờ tay tốt. Tuy nhiên, với một số sản phẩm phụ trợ như dây áo lót, dây đai trong quần
áo thể thao, đồ bơi… cần sự co giãn mạnh thì loại dây vải dệt này vẫn chưa đáp ứng được
các yêu cầu kỹ về sự co giãn, đàn hồi.
Với xơ elastan thì người ta ít dùng để dệt trực tiếp thành vải vì sự co giãn quá tốt của
nó (có thể lên tới 600 – 800%). Họ thường pha xơ elastan với các thành phần xơ khác để tạo
nên một số sản phẩm cần độ co giãn, đàn hồi như quần áo thể thao, quần áo bơi, bít tất…
hay làm sợi lõi cho các nguyên liệu bông, len hoặc cài sợi ngang trong sản phẩm dệt kim
đan ngang, bò chun.
Mỗi loại xơ đều mang những ưu nhược điểm. Hiện nay người ta sử dụng vào lĩnh vực
may mặc những loại vải pha, nghĩa là các sợi khác nhau pha trộn theo một tỉ lệ nhất định để
tạo thành loại vải mang tính ưu việt của các xơ thành phần. Sản phẩm pha giữa xơ
polyamide và elastan sẽ làm nổi bật hơn những ưu điểm và làm hạn chế những nhược điểm
của xơ thành phần. Sản phẩm có độ bền, co giãn, đàn hồi tốt, rất thích hợp để làm những bộ
quần áo thể thao, quần áo bơi với chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của
khách hàng.
Bên cạnh đó thì những phụ kiện phụ trợ cho các loại quần áo thể thoa, đồ lót, đồ bơi,
… cũng phải sản xuất với các tiêu chỉ phù hợp, và đề tài này tập trung nghiên cứu công
nghệ nhuộm và hoàn tất các sản phẩm dây vải là từ polyamide và elastan.
Các sản phẩm dải vải đàn tính trên thị trường có cấu trúc dệt thoi và cả dệt kim. Thông
thường các sản phẩm này được phân chia thành 4 loại tape, strap, ribbon và lace. Với mỗi
loại dải vải có định nghĩa, cấu trúc riêng biệt và được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau,
rất đa dạng và phong phú.
1.2. Một số sản phẩm dải vải đàn tính trên thị trường [1, 2]
1.2.1. Tape


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


9
Tape là dải vải dệt thoi hoặc dệt kim mỏng và hẹp thường dùng làm liên kết các bộ
phận của sản phẩm dệt may. Là một dải có tính đàn hồi cao thường sử dụng trong dây đai áo
ngực phụ nữ, đai quần lót nam.
Tape gồm có các loại elastic tape, buttonhole tape, seaming tape, welted tape, ribbed
tape và stamped tape. Các loại tape có bề rộng khác nhau từ ¼ inch đến 1 inch. Nó có thể
làm từ cotton, polyester, nylon.
Bảng 1.1. Một số sản phẩm dải vải đàn tính dạng tape trên thị trường
Thành phần Khổ rộng (mm)

Kiểu dệt

Hình ảnh

Polyamide/
6-400

Dệt kim

Spandex

Polyamide/
10-70
Spandex


Woven,
Jacquard

1.2.2. Strap
Strap được định nghĩa là một dải vải hẹp có thể bằng da, lụa, vải... vải dạng dệt thoi
hoặc dệt kim, mỏng, nhỏ có độ đàn hồi tốt có thể ứng dựng nhiều trong các lĩnh vực
Dải vải đàn tính dạng strap dệt thoi dùng làm dây đai, quai túi xách, vali, dây đeo thẻ,
dây an toàn trên xe hơi, dây đai trong xây dựng,…
Dải vải đàn tính dạng strap dệt kim dùng làm dây áo lót, đai quần áo thể thao,…
Bảng 1.2. Một số sản phẩm dải vải đàn tính dạng strap trên thị trường

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Thành phần

Khổ rộng (mm)

Kiểu dệt

Polyamide

50-300

Woven

Trần Thị Thanh

Hình ảnh



10

Nylon/
Spandex

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

10-75

Trần Thị Thanh

Woven,
Jacquard


11
1.2.3. Ribbon
Ribbon được định nghĩa là một dải vật liệu mỏng, thường là vải và cũng có thể nhựa
và kim loại, dải vật liệu dài, hẹp, thường làm bằng tơ lụa, được áp dụng cho vô số các mục
đích hữu ích, trang trí, buộc tóc, gói quà,…
Bảng 1.3. Một số sản phẩm dải vải đàn tính dạng ribbon trên thị trường
Thành phần

Khổ rộng (mm)

Kiểu dệt

Polyamide/
Spandex


15

Jacquard

Spandex/
Polyester

1-7

Woven

Hình ảnh

1.2.4. Lace
Lace là một loại vải ren có cấu trúc dệt kim rất phức tạp, có độ rộng khác nhau tùy vào
mục đích sử dụng.
Một dải vải trang trí được làm bằng sợi có chi số cao được thiết kế tinh tế với những lỗ
hổng có kích thước vô cùng đa dạng. Sản phẩm này thường được dùng nhiêu trong trang trí:
viền khăn trải bàn, viền áo váy, thắt lưng, túi xách, mũ, khăn tay, đồ lót…
Bảng 1.4. Một số sản phẩm dải vải đàn tính dạng lace trên thị trường

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Thành phần

Khổ rộng
(mm)

Kiểu dệt


90% PA
10% EL

180

Jacquard

Trần Thị Thanh

Hình ảnh


12
54% PA
46% EL

130

Warp

1.3. Thị trường tiêu thụ
1.3.1. Thị trường tiêu thụ vải polyamide trên thế giới [3, 4]
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã là tâm điểm của ngành công nghiệp PA6/PA66 toàn
cầu. Sự tăng trưởng của nó đã củng cố phần lớn nhu cầu polyamide toàn cầu và nhu cầu của
nó đã là một yếu tố quan trọng trong việc định giá các vật liệu polyamide trên khắp thế giới.

Hình 1.1. Nhu cầu toàn cầu (trái) và sản xuất (bên phải) PA6 và PA66 trong năm 2015 theo khu vực.

Trong năm 2010, Trung Quốc chiếm 37% nhu cầu toàn cầu về PA6 và 16% nhu cầu
toàn cầu về PA66. Năm 2016 dự kiến sẽ là 47% của PA6 và 22% của PA66, theo ước tính

PCI Wood Mackenzie. Phần lớn sự tăng trưởng này đã được đáp ứng bởi việc nhập khẩu
nguyên liệu PA (caprolactam, adiponitri, hexametylen diamin và axit adipic), hoặc polyme
PA. Những khối lượng thương mại quốc tế ngày càng tăng này đã khiến ngành công nghiệp
polyamide ngày càng trở nên toàn cầu, bởi lực hấp dẫn của Trung Quốc đã kéo tất cả các
khía cạnh khác của ngành này lại. Mô hình này đang thay đổi. Năm 2010 Trung Quốc bắt
đầu một chương trình đầu tư khổng lồ về polyamide, với mục đích trở nên tự túc trong mọi
lĩnh vực của ngành. Sáu năm sau, Trung Quốc đã đạt được vị trí này - ít nhất là trên báo chí

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


13
- nhưng các khoản đầu tư vẫn tiếp tục. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với cả Trung Quốc
và các ngành công nghiệp toàn cầu khác.
Khi Trung Quốc ngày càng tự cung tự cấp về polyamide, nó đòi hỏi ít vật liệu từ
những nơi khác, và điều này đang gây ra sự cân bằng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ví
dụ, năm 2012, Trung Quốc đã nhập 518ktes polymer PA6 và 707ktes caprolactam. Năm nay
Fibrant đã quyết định đóng cửa cơ sở caprolactam ở Augusta, Mỹ và BASF đã thông báo ý
định giảm công suất caprolactam ở châu Âu khoảng 20%.
Trong axit adipic, xuất khẩu từ Mỹ đã giảm gần 50% trong ba năm, và chúng tôi dự
kiến châu Âu sẽ chuyển từ cấu trúc dài đến cấu trúc ngắn vào năm 2016. Trên thực tế, khu
vực duy nhất có dư thừa đáng kể axit adipic trong tương lai được dự đoán để được Trung
Quốc.
Dệt may sợi là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất cho PA6, tăng từ
32% nhu cầu toàn cầu trong năm 2010 lên 36% vào năm 2016. Hầu hết tất cả đều đến từ
Trung Quốc, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển và tốc độ tăng trưởng chậm, mô hình
này để đảo ngược. Đến năm 2030, ước tính sợi dệt chỉ chiếm 34% tổng nhu cầu của PA6.
Thay vào đó, các ngành phi sợi (kỹ thuật nhựa và phim / bao bì linh hoạt) là những động lực

tăng trưởng chính trong thập kỷ tiếp theo. Mô hình này cũng sẽ được thể hiện rõ trong
PA66, nơi mà nhựa kỹ thuật sẽ tăng từ 47% tổng nhu cầu toàn cầu năm 2010 lên 52% vào
năm 2016 và 57% vào năm 2030. Một thị trường chính khác của polyamide là sợi công
nghiệp (14% nhu cầu toàn cầu và nhu cầu và 25% nhu cầu toàn cầu về PA66 vào năm
2016).
Tình hình sản xuất và cơ hội phát triển của sản phẩm PA/Elastan, Polyamide pha
elastan là loại vật liệu rất đặc biệt, có tính đàn hồi co giãn cao, thường được pha trộn với các
tỉ lệ hay kiểu dệt khác nhau để tạo ra những sản phẩm có tính năng đặc biệt, đem lại cảm
giác dễ chịu cho người sử dụng. Sản phẩm dây vải gắn liền với quần áo sản xuất từ loại vật
liệu này có thể ôm sát cơ thể mà vẫn không tạo cảm giác khó chịu, thoải mái cho các cử
động. Chính vì những đặc tính như vậy mà vật liệu pha elastan đã được sử dụng rất rộng rãi.
Dây vải này thường làm dây áo, đai áo, của các loại quần áo thể dục thể thao, đồ lót, áo
tắm...
1.3.2. Thị trường nguyên phụ liệu dệt may trong nước [5]
Theo thống kê của tập đoàn Dệt May Việt Nam, hiện cả nước có 5.028 doanh nghiệp
dệt may nhưng trong số này chỉ có 604 doanh nghiệp phụ trợ cho ngành. Theo ước lượng
của một số nhà kinh doanh, đến đầu năm 2010, Việt Nam mới chỉ có hơn mười công ty với
khoảng 40 thương hiệu chuyên sản xuất y phục lót bán trong thị trường nội địa với doanh
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


14
thu chỉ là 5% so với hàng xuất khẩu dệt may. Và tương ứng với đó là thị trường tiêu thụ
hàng dây đai cho áo lót ngực trong nước rất kém. Dây đai áo lót ngực nội địa chỉ đáp ứng
cho khách hàng tầm trung còn thị trường cao cấp hiện nay vẫn chưa đáp ứng được, 90% là
doanh nghiệp Trung Quốc trong thị phần sản xuất hàng đồ lót cao cấp.
Năm 2015, tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu về vải, sợi chiếm xấp xỉ 8% tổng nhập
khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam. Những mặt hàng này nhập về chủ yếu để phục vụ

cho ngành công nghiệp dệt xuất khẩu.
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt hơn 28 tỷ USD, chiếm
khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành công nghiệp, trở thành lĩnh vực xuất khẩu lớn
nhất Việt Nam, hơn cả ngành dầu khí. Thế nhưng, trong tổng số hơn 28 tỷ USD xuất khẩu
đó, thực chất Việt Nam chỉ được hưởng chưa đến 20% giá trị. Nguyên nhân vì dệt may
chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu, máy móc về nước gia công rồi xuất khẩu.
Nguyên phụ liệu của ngành dệt may phải nhập khẩu từ 70 - 80%, trong đó nhập khẩu
90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải
khổ rộng, 90% các sản phẩm trung gian và phụ kiện, sợi, dệt, vải dệt kim phục vụ gia công
xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam chỉ cung cấp được từ 20-30% nguyên phụ liệu cho công
nghiệp Dệt may, số còn lại phải nhập khẩu. Chúng ta nhập nguyên liệu nhiều nhất từ Trung
Quốc, chiếm trên 40%; ngoài ra nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc…
Nước ta chưa phát triển nhiều về các mặt hàng phụ kiện dệt may, nếu không có những
biện pháp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, nguyên phụ liệu quá phụ thuộc vào nhập
khẩu nước ngoài thì ngành dệt may Việt Nam sẽ mãi chỉ là công xưởng dệt may thế giới,
làm thuê cho những nước khác. Điều này đặt ra không chỉ đối với ngành dệt may Việt Nam
mà cả đối với nền công nghiệp nước nhà.
Chính vì lý do đó nên trong đồ án này em đi nghiên cứu về việc nhuộm và hoàn tất dây
vải PA/Elastan – một loại phụ kiện của ngành dệt may. Với tình hình đồ bơi cũng như đồ thể
thao đều nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc, một số loại có yêu cầu chất lượng cao thì phải
nhập từ các nước Châu Âu thì thị trường trong nước với mặt hàng này còn rất rộng mở. Bên
cạnh đó, nhu cầu về quần áo thể dục thể thao, đồ bơi, đồ lót bó sát ngày càng tăng đòi hỏi có
sự co giãn đàn hồi cao, sự thoải mái và tiện nghi trong quá trình sử dụng nên các sản phẩm
phụ kiện đi kèm cũng sẽ phải được đòi hòi cao hơn. Do đó vật liệu polyamide pha elastan sẽ
phù hợp với lĩnh vực này.
1.4. Lựa chọn mặt hàng [1]

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh



15
Xuất phát từ thị trường nước ta chưa phát triển nhiều về các mặt hàng phụ kiện dệt
may, nên trong đồ án này em đi nghiên cứu về việc nhuộm và hoàn tất dây vải PA/Elastan.
Bên cạnh đó, nhu cầu về quần áo thể dục thể thao, đồ bơi, đồ lót ngày càng tăng đòi hỏi có
sự co giãn đàn hồi cao, sự thoải mái và tiện nghi trong quá trình sử dụng, cùng với đó là các
phụ kiện đi kèm cũng đòi hỏi chất lượng tương xứng. Dải vải đàn tính làm từ vật liệu
polyamide pha elastan sẽ là một nguyên liệu thích hợp với lĩnh vực này.
Trong đồ án này em lựa chọn các sản phẩm dây vải đàn tính dệt kim dùng làm dây áo
lót, đai quần áo thể thao,…
Bảng 1.5. Thông số sản phẩm dải vải đàn tính trên thị trường
Khổ rộng
Thành phần
(mm)

85% PA
15% EL

90% PA
10% EL

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Khối lượng
riêng
g/m2

Kiểu dệt


150

Jacquard

12

Woven
15

145
Jacquard

Trần Thị Thanh

Hình ảnh


16
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THIẾT KẾ
2.1. Nguyên vật liệu [6, 7]
2.1.1. Xơ Polyamide
2.1.1.1. Các tên gọi và công thức cấu tạo
Xơ Polyamide là loại xơ tổng hợp mà trong đại phân tử của nó chứa các nhóm
Polymetylen (– CH2 –) liên kết với nhau qua nhóm – CO – NH –. Vì vậy mà mạch đại phân
tử của Polyamide gần giống với mạch đại phân tử của protit thiên nhiên (len, tơ tằm), và
cũng vì vậy tính chất của polyamide có nhiều tính chất giống len và tơ tằm.
Hiện nay, loại xơ polyamide chiếm vị trí thứ hai trong số các loại xơ tổng hợp về khối
lương sản xuất trên thế giới. Loại xơ này có nhiều tên gọi khác nhau: Mỹ (Nylon), Liên Xô
(Capron), Đức (Perlon), Tiệp (Xilon),... Nhưng tên gọi phổ biến hơn cả là Nylon kèm theo
chữ số chỉ nguyên tử cacbon của các monome trùng hợp nên nó trong mỗi khâu đơn giản:

nylon 6, nylon 7, nylon 8, nylon 9, nylon 10, nylon 11, nylon 12... và các kiểu nylon 6-6, 610,... Trong số này quan trọng hơn cả là nylon 6 và nylon 6-6.
Polyamide (PA) là một đại phân tử polymer chứa các monome là các amide nối với
nhau bằng liên kết peptide. Các polyamide có thể tổng hợp tự nhiên như len và tơ tằm hay
được tổng hợp nhân tạo như nylon, aramid, sodium poly (asparate). Vì thế polyamide có cấu
tạo khá giống với len và tơ tằm. Tuy nhiên số lượng nhóm amide trong polyamide ít hơn rất
nhiều so với len và tơ tằm. Bên cạnh đó len và tơ tằm có cấu trúc mạch nhánh còn
polyamide thì đều có cấu trúc mạch thẳng.

Hình 2.1. Cấu trúc tổng quát của Polyamide.
2.1.1.2. Tính chất vật lý
Khối lượng riêng của xơ polyamide thấp hơn nhiều so với tất cả các loại xơ khác và
bằng 1,14g/cm3.
Độ bền cơ học xơ polyamide có độ bền cơ học cao, so với vixco thường thì độ bền của
nó cao hơn 2-2,5 lần, ở trạng thái ướt độ bền của nó giảm 10%.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


17
Về độ bền ma sát thì xơ polyamide cao hơn hẳn so với tất cả các xơ khác, vì thế người
ta thường pha xơ polyamide với loại xơ có độ bền cơ học thấp như bông hoặc vixco để nhận
được sản phẩm có độ bền cao hơn cần thiết.
Tính co giãn: 20 - 80%, xơ polyamide là loại xơ có tính co giãn cao hơn cả so với tất
cả các loại xơ tổng hợp thì và có khả năng giữ nếp cao nên được sử dụng để dệt tất, găng
tay, vải dệt kim và nhiều loại vải may mặc khác nhau.
Hàm ẩm thấp khoảng 4%, vì chứa nhóm amin và nhóm cacboxin chỉ ở hai đầu mạch
nên xơ polyamide có hàm ẩm thấp, nên xơ polyamide có khả năng tĩnh điện cao, gây khó
khăn cho quá trình dệt. Đây là một nhược điểm của xơ polyamide vì rằng tuy khó bắt bụi,

bắt ẩm nhưng vải dệt từ xơ polyamide ít thoáng khí và hút mồ hôi, tính chất sử dụng kém..
Để hạn chế hiện tượng này, người ta phải dùng các chất bôi trơn dễ bị tách ra khỏi xơ khi
giặt.
Nhiệt độ nóng chảy 210o-250oC, xơ polyamide là xơ nhiệt dẻo, nó bị biến dạng ở nhiệt
độ cao. Thí dụ nylon 6 bị mềm ở 170oC và chảy ở 215oC, nylon 6.6 bị mềm ở 235oC và chảy
ở 263oC. Vì vậy khi là quần áo được làm từ loại xơ này cần chú ý tránh quá nhiệt. Khi chế
tạo, xơ polyamide bị kéo dãn khi còn đang ở trạng thái dẻo, nên nhiều phần tử chưa triệt tiêu
nội năng, khi có điều kiện nó sẽ co lại. Thí dụ trong nước sôi nylon 6 và nylon 6.6 bị co từ
6-8%. Vì vậy trong quá trình gia công cần phải được tiến hành ổn định nhiệt các sản phẩm
dệt từ xơ polyamide. Nhiệt độ ổn định nhiệt phải cao hơn nhiệt độ gia công sau này (nhuộm,
giặt giũ).
2.1.1.3. Tính chất hóa học
Bền với kiềm xơ polyamide tương đối bền với kiềm, thí dụ khi gia công nilon 6 bằng
dung dịch xút 40% ở 90oC trong thời gian một giờ, độ bền cơ lý của xơ vẫn chưa thay đổi
nhiều.
Kém bền với axit, nhất là axit khoáng ở nhiệt độ cao. Thí dụ độ bền của xơ polyamide
xem như không thay đổi gì khi gia công với dung dịch axit focmic 3% hoặc axit acetic 3% ở
100oC trong 3 giờ liền. Nhưng nilon 6 sẽ bị hòa tan trong axit focmic 80%, bị trương nở
mạnh trong các dung dịch axit focmic 20% và axit fotforic 20%. Xơ polyamide cũng bị
trương nở mạnh trong axit axetic và axit oxalic đậm đặc, nó còn bị trương nở trong dung
dịch phenol 2%. Các acid khoáng như HCl, H2SO4, HNO3 phá hủy xơ polyamide rất mạnh
nhất là ở nhiệt độ cao. Thí dụ như nilon 6.6 sẽ mất 20% sau khi gia công trong thời gian 1
giờ với dung dịch H2SO4 3N ở 90oC.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


18

Nhạy cảm với chất oxi hóa xơ polyamide rất nhạy cảm với tác dụng của các chất oxi
hóa, vì thế những chất oxi hóa mạnh vẫn thường dùng trong công nghiệp dệt như NaClO,
H2O2 không được sử dụng để tẩy trắng vải polyamide vì khó tránh khỏi gây hư hại cho xơ.
Bền với chất chất khử, dung dịch đồng amoniac và các muối trung tính thực tế không
có ảnh hưởng gì đến tính chất của xơ polyamide. Dung dịch trên 60% của phenol và m–
crezol là dung môi tốt của nylon 6 và nylon 6.6. Khi tiếp xúc với ngọn lửa thoạt tiên xơ
polyamide bị chảy mềm thành hạt trắng và sau đó cháy chậm, lấy ra ngọn lửa xơ không tiếp
tục cháy nữa.
Tính chất hóa học của polyamide một mặt do các nhóm định chức ở hai đầu mạch (–
COOH và – NH2) mặt khác do các nhóm amin ở giữa mạch quyết định. Bởi vậy, cũng giống
như len và tơ tằm xơ polyamide có tính chất lưỡng tính, nghĩa là dưới tác dụng của axit và
bazo nó sẽ tạo thành các muối như sau:
H2N – R – COOH + HCl → Cl – . H3N+ – R – COOH
H2N – R – COOH + NaOH → H2N – R – COONa + H2O
2.1.2. Giới thiệu chung về vật liệu Elastan
2.1.2.1. Các tên gọi và công thức cấu tạo
Tên gọi chung sợi polyuretan được biết với tên gọi chung là elastan hay spandex. Là
sợi nhân tạo có độ dãn cao. Loại sợi này tương tự như cao su tuy nhiên chúng chắc và bền
hơn. Sợi elastan có độ giãn đứt có thể lên tới 800% với độ dai tốt và hồi phục đàn hồi hoàn
hảo.
Elastan là một khối co-polymer bao gồm Polyurethan và Polyethylen glycol. Urethan
tạo thành các đoạn tơ, dãn xếp thành hàng kết nối với nhau bằng lực liên kết hóa trị để tạo
thành loại sợi này. Các khối polyalcohol giống như cao su (x = 40 – 50 đơn vị) co cuộn lại,
tuy nhiên có thể kéo dãn ra lúc cần thiết.

Hình 2.2. Cấu trúc của xơ Elastan.

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh



19
Elsatan được tổng hợp từ hai hay nhiều monomer, đơn vị cấu trúc có dạng A-B-C.
Trong đó có 1 thành phần tương đối linh hoạt có thể duỗi thẳng dưới tác động của ngoại lực
hoặc cuộn xoắn ở điều kiện thường. Thành phần thứ 2 kém linh hoạt hơn, đóng vai trò tạo
lực nội phân tử mạnh trong đại phân tử lớn. Phần còn lại là phần mở rộng.
Phần linh động (phần mềm) chiếm 65-90% theo khối lượng được cấu tạo từ các
polyme ete hoặc polyethen đồng trùng hợp ở dạng vô định hình. Khi không bị kéo dãn đoạn
mạch này tồn tại ở dạng cuộn xoắn, khi bị kéo dãn chúng chuyển sang mạch thẳng. Ở trạng
thái kéo căng, các đoạn mạch chuyển từ trạng thái vô định hình sang trạng thái tinh thể làm
độ bền của xơ tăng lên, khi ngoại lực được giải phóng chúng lại được chuyển về trạng thái
ban đầu.
Phần kém linh động (phần cứng) là các hợp chất ure mạch vòng trong đó chủ yếu là
điissocyanate thơm. Trong quá trình hình thành xơ phần cứng tạo thành những mắt xích,
chúng liên kết với nhau bằng những liên kết chặt chẽ thành từng cụm hay từng vùng trong
xơ, chúng tạo thành những tiểu đảo làm cho vật chất trong xơ không liên tục và có cấu trúc
mạng không gian ba chiều.
Liên kết nội phân tử chủ yếu trong xơ là liên kết hidro chủa nhóm NH và nguyên tử
oxy trong nhóm cacboxyl. Tính đồng phẳng và sự ổn định của các vòng thơm mới là tác
nhân chủ yếu hình thành pha tinh thể. Kích thước của các tiểu đảo bé chỉ khoảng 30 –
100nm. Các tiểu đảo trong xơ định hướng một cách ngẫu nhiên, trong quá trình sản xuất xơ
khi bị kéo dãn chúng dịch chuyển theo chiều tác dụng lực, khi giải phóng lực thì chúng trở
về trạng thái ban đầu. Liên kết giữa phần linh động và kém linh động là liên kết ure.
2.1.2.2. Tính chất vật lý
Khối lượng riêng của xơ polyamide thấp hơn nhiều so với tất cả các loại xơ khác và
bằng 1,14 g/cm3.
Hàm ẩm thấp: 1-1,3%.
Nhiệt độ hóa dẻo: 170-230oC.
Nhiệt độ nóng chảy: 230-290oC. Ở nhiệt độ thấp, phần mềm quyết định tính chất xơ

sợi, ở nhiệt độ cao phần cứng phát huy tác dụng. Ở nhiệt độ cao, các liên kết hóa trị ở phần
cứng lỏng lẻo đặc biệt là liên kết NHCOO. Nếu thời gian tác dụng lực kéo dài thì phần cứng
bị phá vỡ làm giảm tính đàn hồi của xơ sợi. Trong nước 95oC hầu hết tất cả các xơ elastan
cơ từ 3-5%. Trong không khí nóng 150oC xơ bị co 5-10%.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


20
Độ co dãn loại sợi này có độ co dãn cao, tương tự như cao su nhưng chắc và bền hơn.
Elastane có khả năng giữ hình dạng lâu dài, ít thấm hơi ẩm, không tích điện, không tạo
xơ hay thắt nút trên bề mặt, nhẹ, trơn và dễ nhuộm.
Với những đặc tính trên Elastane được dùng làm quần áo có độ co dãn cao hoặc vừa
vặn ôm lấy cơ thể. Các loại này thường là quần áo thể dục thể thao, quần áo chống nắng, đồ
lót, vớ tất, quần áo tắm. Làm sợi lõi cho các nguyền liệu bông, len. Hay cài sợi ngang trong
sản phẩm dệt kim đan ngang, bò chun … Để thoải mái hơn người ta thường trộn lẫn sợi
Elastane với các loại sợi khác (thí dụ 80% Polyamide và 20% Elastane) để cho ra sản phẩm
thích hợp.
2.1.2.3. Tính chất hóa học
Bền kiềm, axit, chất oxi hóa trong môi trường acid, kiềm cao, thời gian dài thì tính đàn
hồi giảm do các liên kết ure bị phá hủy.
Nhạy cảm với các chất giặt tẩy nên trong quá trình sử dụng sản phẩm cần lưu ý không
nên sử dụng hóa chất giặt tẩy có chứa clo.
Ái lực lớn với thuốc nhuộm nếu nhuộm bằng phân tán tuy nhiên thì độ bền màu không
cao do cấu trúc xốp tạo điều kiện liên kết với acid nên để nhuộm màu đậm và trung bình thì
thường nhuộm bằng thuốc nhuộm acid. Ái lực rất lớn với các acid béo hoặc dầu bôi trơn rất
khó làm sạch khi bị bẩn. Nó
Elastan còn bền với ánh sáng. Khi cháy thì bị nóng chảy.
2.2. Giới thiệu chung về các kiểu dệt kim hiện nay [8]

Sản phẩm dệt kim được hình thành khi sợi được uốn cong thành những vòng sợi. Các
vòng sợi này liên kết với nhau theo hướng dọc và hướng ngang, liên kết theo một quy luật
nhất định. Các vòng sợi sắp sếp định hướng trong vải thành hàng ngang (hàng vòng) và
hàng dọc (cột vòng). Trên mỗi cột vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo
thành một đường zic zắc đối xứng. Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng
đứng hoặc xiên sang trái hoặc phải.
Tính chất của sản phẩm dệt kim: bề mặt thoáng, mềm, xốp. Tính co dãn, đàn hồi lớn.
Khi chịu lực tác dụng, độ dãn của vải lớn hơn nhiều so với đồ thị kéo dãn của sợi gia công.
Tuy nhiên sản phẩm dệt kim dễ bị quăn mép và dễ tuột vòng. Sản phẩm dệt kim thường
được sử dụng trong may mặc làm quần áo thể thao, quần áo sơ sinh, áo mayo, áo phông (t-

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


21
shirt, polo)… nhờ khả năng giữ nhiệt và thấm hút mồ hôi tốt. Có hai kiểu dệt kim là kiểu dệt
kim đan dọc và kiểu dệt kim đan ngang.
2.2.1. Các kiểu dệt kim đan ngang
Các kiểu dệt kim đan ngang được tạo thành khi có một hoặc nhiều sợi lần lượt tạo
thành những hàng vòng và móc nối với nhau tạo sản phẩm dạng: ống, mảnh, chiếc,...
2.2.1.1. Kiểu dệt một mặt phải
Đây là kiểu dệt mà mỗi hàng vòng chỉ do một sợi tạo nên. Nhìn từ mặt phải, hình 2.3a,
chỉ thấy các trụ vòng còn nhìn từ mặt trái chỉ thấy các cung kim và platin bố trí nối tiếp
nhau theo hàng ngang. Kiểu dệt này gọi là single hay RL. Điều kiện dệt của vải single là dệt
trên máy đan ngang một giường kim. Tính chất vải mỏng, nhẹ, khả năng đàn hồi không cao,
dễ quăn mép và dễ tụt vòng nên không dùng làm gấu áo, quần. Mặt phải vải bóng còn mặt
trái mờ.
2.2.1.2. Kiểu dệt hai mặt phải

Đây là kiểu dệt Rib 1:1 hay còn gọi là vải trơn hai mặt phải (kí hiệu RR), hình 2.3b.
Cấu trúc chỉ bao gồm các vòng dệt, mỗi hàng vòng chỉ do một sợi tạo nên, các cột vòng
phải và trái xen kẽ nhau. Vải được dệt trên máy đan ngang hai giường kim. Vải Rib dày gấp
hai lần vải single, độ đàn hồi cao, không quăn mép và ít tụt vòng hơn single. Các cột vòng
trái được nhìn thấy ở cả hai mặt nên tạo hiều ứng các sọc dọc cho vải. Ứng dụng làm bo,
gấu quần áo.
2.2.1.3. Kiểu dệt interlock
Mỗi hàng vòng của vải interlock được tạo bởi hai đường dệt. Mỗi đường dệt với một
sợi và trên cả hai giường, theo nguyên tắc tách kim 1:1, cấu trúc từng đường dệt giống kiểu
dệt Rib, hình 2.3c. Các đường dệt của hệ sợi này được chặn theo các hướng bởi đường dệt
của hệ sợi kia nhưng không lồng vòng với nhau. Vải dệt trên máy interlock. Tính chất vải
dày gấp hai lần single, độ đàn hồi cao hơn single nhưng thấp hơn Rib, không bị quăn mép
và ít tụt vòng. Vải có hiệu ứng hai mặt phải, các cột vòng trái không nhìn thấy được ngay cả
khi kéo giãn. Độ ổn định của vải cao, bề mặt bóng nên ứng dụng làm áo mặc ngoài.
2.2.1.4. Kiểu dệt hai mặt trái
Vải có cấu trúc bao gồm một hàng vòng phải và một hàng vòng trái xen kẽ, hình 2.3d.
Các trụ vòng của mỗi vòng dệt có xu hướng quay về vuông góc với mặt vải, vì vậy trên cả
hai mặt vải chỉ thấy các cung kim và cung platin. Điều kiện dệt là dệt trên máy chuyên dụng
hay máy đan ngang vạn năng. Vải hai mặt trái có độ dày gấp khoảng hai lần vải single, độ
đàn hồi ngang thì tương tự single còn theo chiều dọc thì cao hơn cả ba loại vải trên. Vải có
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


22
hiệu ứng hai mặt và đặc biệt không bị quăn mép. Được ứng dụng trong dệt tất do có độ giãn
dọc lớn.

(a)


(b)

(c)

(d)

Hình 2.3. Một số hình ảnh kiểu dệt kim đang ngang: a) Kiểu dệt một mặt phải;
b) Kiểu dệt hai mặt phải; c) Kiểu dệt interlock; d) Kiểu dệt hai mặt trái.
2.2.2. Các kiểu dệt kim đan dọc
Các sản phẩm dệt kim đan dọc cũng được tạo bởi sự liên kết của các phân tử cấu trúc
như các kiểu dệt kim đan ngang bao gồm: vòng dệt, dẫn xuất của vòng dệt và các sợi không
được tạo vòng.
2.2.2.1. Kiểu dệt xích
Mỗi sợi chỉ đặt cho một kim duy nhất trên tất cả các hàng vòng, cột vòng không có
liên kết ngang nên không tạo tấm vải mà chỉ tạo các dây xích rời rạc, hình 2.4a. Dệt trên
máy đan dọc một giường kim. Kiểu dệt xích được dùng nhiều trong các kiểu dệt kết hợp với
các kiểu dệt khác.
2.2.2.2. Kiểu dệt Tricot
Mỗi sợi đặt luân phiên cho hai kim xác định, khoảng cách hai kim là một bước kim.
Trên mỗi đường dệt, mỗi sợi chỉ đặt cho một kim. Tùy kiểu đặt sợi cho kim mà có cấu trúc
vòng dệt đóng hoặc mở, hình 2.4b. Máy dệt kim đan dọc một giường kim với một thanh kim
lỗ sâu đủ sợi. Các trụ vòng bị kéo nghiêng từ hàng này sang hàng khác, sử dụng ít nguyên
liệu, vải mỏng và nhẹ. Có độ giãn và đàn hồi cao theo cả hai hướng.
2.2.2.3. Kiểu dệt Atlas
Mỗi sợi đặt lần lượt cho m kim, ở mỗi hàng vòng mỗi sợi chỉ đặt cho một kim. Sau
mỗi đường dệt, sợi đặt sang kim liền kề theo cùng một hướng. Máy dệt kim đan dọc một
giường kim, một thanh kim lỗ sâu đủ sợi. Tính co giãn tương tự vải tricot, có hiệu ứng sọc
ngang theo hướng cột vòng và cung platin, hình 2.4c.


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


23

(a)
(b)
(c)
)
Hình 2.4. Một số hình ảnh kiểu dệt kim đang dọc: a) Kiểu dệt xích; b) Kiểu
dệt tricot; c) Kiểu dệt atlas.
2.3. Giới thiệu chung về các kiểu dệt thoi hiện nay [9]
Các sản phẩm dệt thoi được tạo ra qua quá trình dệt trên máy dệt thoi. Trong đó, hai hệ
sợi riêng biệt gọi là sợi dọc và sợi ngang được đan kết hợp với nhau để tạo thành. Sợi dọc
là hệ sợi chạy từ phía sau ra phía trước của máy dệt. Hệ sợi ngang là sợi đan từ biên này đến
biên kia qua suốt khổ vải. Sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là
kiểu dệt.
Sản phẩm dệt thoi có cấu trúc tương đối bền tốt: Bề mặt vải khít, hệ sợi dọc vuông
góc với hệ sợi ngang, độ dãn dọc và dãn ngang rất ít. Chỉ có thể co dãn ít theo hướng chéo
nghiêng giữa chiều sợi dọc và sợi ngang. Sản phẩm dệt thoi chỉ có thể dãn ngang hoặc dọc
nếu được thiết kể dệt với sự tham gia của sợi có tính co dãn như Spandex hoặc Lycra… Dễ
bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh… không bị quăn mép, không bị tuột
vòng. Sản phẩm dệt thoi ít bị co hơn dệt kim. Có biên rõ ràng. Đa dạng và phong phú về
kiểu dệt, chất liệu.
2.3.1. Kiểu dệt vân điểm
Ở phạm vi một rappo mỗi sợi dọc chỉ đan lên một sợi ngang (nổi đơn dọc) hoặc mỗi
sợi ngang chỉ đan lên một sợi dọc (nổi đơn ngang) ở mặt vải ngược lại, đồng thời số sợi dọc
và số sợi ngang trong rappo bằng nhau (Rd = Rn). Kiểu dệt vân điểm, là kiểu dệt trơn đơn

giản và phổ biến nhất. Trên hai mặt vải, điểm nổi phân bố đều. Dệt kiểu này, vải bền, nhưng
hơi cứng. Thường gặp ở vải bông, vải len, lụa như mặt hàng phin, pôpolin, ximili, calico,
katê, voan…
2.3.2. Kiểu dệt vân chéo
Kiểu dệt vân chéo htường gặp ở vải chéo, hoa chéo, kaki, gin, sơviôt, đơnim. Trên mặt
vải thấy có những đường chéo song song với nhau do các điểm nổi tạo thành. Thông thường
đường chéo nghiêng 450, nhưng cũng có thể có góc xiên khác tùy theo độ nhỏ sợi (chỉ số
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


24
sợi) và mậtt độ phân bố sợi. Hai mặt vải không giống nhau (chéo phải hoặc chéo trái). Vải
dày hơn nhưng khá mềm mại.
2.3.3. Kiểu dệt vân đoạn
Kiểu dệt vân đoạn, là kiểu dệt có số sợi trong rappo lớn (Rd = Rn ≥ 5), phổ biến là 5,8
và 10. Vải kiểu dệt này có hai mặt phân biệt rõ rệt. Mặt phải của vải thường láng bóng, lì,
phẳng do các sợi bị uốn và thường phủ thành đoạn dài. Vải dày dặn, nhưng mềm mại, chịu
ma sát và trơn, thích hợp làm vải lót. Vải vân đoạn hay gặp có hiệu ứng dọc – láng và hiệu
ứng ngang – satanh.
2.3.4. Kiểu dệt biến đổi
Kiểu dệt biến đổi dựa trên cơ sở các kiểu cơ bản, có sự biến đổi bằng các bổ sung điểm
nổi hoặc phát triển.
Tỷ lệ tuyết so với nền quyết định chất lượng và độ dày của nhung. Loại nhung trơn
(nhung the) có tuyết phân bố đều trên mặt vải.
Như vậy, sẽ có vân điểm biến đổi, vân chéo biến đổi và vân đoạn biến đổi.
Hai loại vải dệt kiểu liên hợp hay gặp là crêp và sọc. Ở kiểu dệt crêp, trên mặt vài có
dạng nổi hạt lấm tấm gợn sóng (còn gọi là hiệu ứng crêp). Còn ở kiểu dệt có sọc, người ta
tạo sọc dọc, sọc ngang, sọc ô, nhưng phổ biến vẫn là sọc dọc.Nhóm kiểu dệt phức tạp.

2.3.5. Kiểu dệt phức tạp
Kiểu dệt phức tạp là kiểu dệt có nhiều hệ thống sợi dọc ( ≥ 2 hệ thống) đan với một
hay nhiều hệ thống sợi ngang hoặc ngược lại. Về mặt cấu tạo, khác với kiểu dệt đơn giản,
ngoài sự phân bố sợi này cạnh sợi kia còn có lớp này trên lớp kia.
Vải kép: bao gồm vải hai mặt, vải hai lớp. Vải hai mặt thường gồm một hệ thống sợi
dọc và hai hệ thống sợi ngang hoặc ngược lại. Ở hai mặt vải có kiểu dệt khác nhau, thường
sử dụng sợi và màu sắc khác nhau. Vải dày, nặng, chủ yếu dùng máy quần áo rét. Còn vải
hai lớp cần hai hệ thống sợi dọc và hai hệ thống sợi ngang đan kết với nhau. Hình bên giới
thiệu mặt cắt ngang loại vải hai lớp, có sợi dọc lớp dưới trên sợi
2.4. Công nghệ nhuộm – hoàn tất, thuốc nhuộm, hóa chất, chất trợ sử dụng cho dải vải
PA/EL
2.4.1. Tiền xử lý [10]
Trong quá trình kéo sợi và dệt dải vải, tạp chất trên dải vải dệt từ xơ sợi tổng hợp nhiệt
dẻo, chủ yếu là những chất bôi trơn. Các tạp chất này ảnh hưởng đến chất lượng vải sau khi
nhuộm màu như thay đổi ánh màu, hạn chế độ bền màu sau nhuộm. Trong quá trình nhuộm

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh


25
và hoàn tất, xơ sợi nhiệt dẻo dễ bị tác động bởi yếu tố nhiệt độ nên cần phải định hình nhiệt
trước để tăng hiệu suất quá trình nhuộm và hoàn tất.
Vì vậy quá trình tiền xử lý với mục đích chính là loại bỏ các tạp chất và định hình
nhiệt. Với quá trình xử lý giặt sẽ giúp loại bỏ các tạp chất trên dải vải. có thể giặt bằng nước
và dung môi.
Quá trình tiền xử lý dải vải PA/EL: Kiểm tra, phân loại → Giặt (nước hoặc dung môi).
2.4.1.1. Kiểm tra, phân loại
Sau quá trình dệt, dải vải mộc phải qua công đoạn kiểm tra phân loại trước mỗi mẻ

nhằm quản lý chất lượng nguyên liệu, đảm bảo yêu cầu xử lý tiếp theo. Công đoạn này gồm
có việc kiểm tra kho và kiểm tra phân loại dải vải.
Với việc kiểm tra kho yêu cầu diện tích sử dụng hợp lý, phải có bục xếp nguyên vật
liệu để dải vải được khô ráo thoáng mát tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho vi sinh vật phát
triển, phải có các biện pháp phòng chống cháy nổ trong kho nguyên liệu hạn chế thấp nhất
rủi ro xảy ra.
Để kiểm tra phân loại dải vải phải kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu, khổ vải, mật
độ sợi, lỗi dệt, xử lý các vết bẩn cục bộ tránh để vết bẩn có thể dây sang sản phẩm khác.
Khi lấy dây vải khỏi kho phải nắm được số lượng mét, khối lượng dải vải mộc cần gia công.
Dải vải sử dụng cần được xếp cùng mặt, lật khâu để dán, khâu hay buộc túm dải vải với
nhau và tiến hành đánh dấu đầu tấm để dễ kiểm tra, quản lý.
2.4.1.2. Giặt
Quá trình giặt là quá trình cần thiết trong tiền xử lý cho các sản phẩm vải nhuộm cũng
như các mặt hàng trắng.
Với sản phẩm dải vải trắng, do vật liệu polyamide/elastan là sản phẩm sợi tổng hợp
nên vải đã có độ trắng nhất định, ta cần xử lý giặt bằng hóa chất giặt để loại bỏ đi các tạp
chất trong quá trình dệt sợi.
Với các sản phẩm dải vải nhuộm, dải vải cần được giặt để khử sạch các loại tạp chất
như chất bôi trơn, dầu, chất chống tĩnh điện. Những chất này có thể là các chất kị nước,
nhưng chúng được đưa vào sợi ở dạng nhũ tương nên có thể tách ra khỏi xơ bằng phương
pháp giặt.
Dải vải sẽ được giặt ở máy giặt liên tục, dải vải ít chịu tác dụng cơ học hơn, thời gian
gia công ngắn, độ bền cơ lý của vải tốt, các vết bẩn sẽ được loại bỏ đồng đều, dải vải sạch
hơn. Hơn nữa theo phương pháp này còn cho phép giặt với modun thấp tiết kiệm được năng
lượng, nước, hóa chất hơn so với giặt theo phương pháp gián đoạn.
ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Trần Thị Thanh



×