Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

6 lí do tại sao bạn không nên làm việc quá chăm chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.55 KB, 3 trang )

6 lí do tại sao bạn không nên làm việc quá chăm chỉ

(** Millennials: tên riêng để chỉ về thế hệ thiên niên kỷ, những người sinh năm 1980 đến 2000, những người
thuộc lứa đầu đặc biệt nhạy bén với công nghệ. )
Nhiều người có thành kiến: Millennials lười biếng. Họ cho rằng quan niệm làm việc của Millennials khác biệt.
Millennials không nghĩ làm việc 10 - 12h một ngày tại văn phòng là hiệu quả. Họ muốn làm việc từ quán cà
phê cho đến ngoài đường, bởi vì họ cảm thấy ở đó tốt hơn. Họ muốn được đánh giá chỉ bằng những kết quả
chứ không phải bằng lượng thời gian và sự nỗ lực đã đặt vào dự án. Đây là một hình mẫu của sự thay đổi
lớn mà những người của thế hệ cũ gặp khá nhiều khó khăn để tạo dựng.
Dù kiểu làm việc rập khuôn này đúng hay sai, thì một nghiên cứu đang bắt đầu để ủng hộ cách làm việc này làm việc một cách chăm chỉ không thể tự chuyển thành hiệu suất. Sau đây là 6 lí do giải thích tại sao làm
việc ít thật ra có thể được nhiều hơn thế.

1. Làm việc trong thời gian dài làm giảm hiệu suất.
Làm việc “ từ sáng đến tối” đã là một tiêu chuẩn trong hàng ngàn năm. Mãi cho đến năm 1926, nghiên cứu của
Henry Ford xuất hiện thì quan niệm của con người về công việc bắt đầu thay đổi.
Henry đã phát hiện ra rằng bằng việc giảm đi số lượng giờ làm việc xuống còn 8 giờ và giảm số ngày làm việc xuống
còn 5 ngày, công nhân sẽ làm việc hiệu quả hơn. Nghiên cứu của ông đã không bị lờ đi. Nghiên cứu này góp phần
cho các bộ luật điều chỉnh lại số lượng giờ và ngày làm việc.


Những nghiên cứu gần đây được tiếng hành bởi quân đội Hoa Kì đã chỉ ra rằng mất ngủ và làm việc lâu trong nhiều
giờ sẽ làm ảnh hưởng bất lợi đến nhận thức - khả năng học tập, suy nghĩ ,lập luận . Vì vậy, nếu bạn là một trong
những người quen làm việc tăng ca, khi tất cả những người khác đã rời khỏi văn phòng, bạn nên ý thức được rằng
năng suất của bạn và khả năng suy nghĩ, lập luận cũng sẽ bị giảm đi. ( cùng với niềm vui sống của bạn nữa )

2. Sự thăng tiến không dựa vào số lượng giờ mà bạn làm việc.
Ý kiến truyền thống cho rằng: “ Nếu tôi thật sự làm việc chăm chỉ; nếu tôi ở lại trễ tại văn phòng mỗi đêm; nếu tôi bận
rộn cả ngày và không “ nói chuyện phiếm quanh bình nước nóng lạnh” như những người khác, ông chủ sẽ chú ý
điều đó. Và rồi khi một cơ hội thăng tiến mở ra, tôi sẽ được lựa chọn.” Nếu bạn nghĩ theo cách này thì thật không
may bạn có thể đã nhầm lẫn.
Đây là điều mà ông chủ của bạn có thể nghĩ : “ Bob là một nhân viên chăm chỉ. Tôi thật sự đánh giá cao sự cống


hiến của anh ấy để hoàn thành dự án đúng thời hạn. Mặt khác, tại sao anh ấy lại mất nhiều giờ làm việc hơn? Jane
dường như đã hoàn thành cùng loại dự án với thời gian làm việc bình thường, dự án của cô ấy cũng được hoàn
thành với chất lượng tương đương.”
Khi đến thời điểm để thăng tiến, ông chủ của bạn cũng có thể nghĩ rằng: ‘ Bob là một nhân viên chăm chỉ . Tôi biết
anh ta sẽ làm việc thậm chí còn chăm chỉ hơn nếu đạt được sự thăng tiến này, nhưng anh ta sẽ làm việc thêm bao
nhiêu giờ nữa ? Jane dường như quản lí thời gian tốt hơn và có nhiều công việc hoàn thành trong thời gian ngắn
hơn. Cô ấy có thể gánh được thêm nhiều trách nhiệm. Jane là sự lựa chọn tốt nhất.”
Thông điệp đáng buồn, nhưng là đúng sự thật - Số lượng giờ làm việc không quan trọng đối với các sếp của bạn.

3. Ưu tiên quan trọng hơn là thực hiện
Dường như chúng ta làm việc càng nhiều thì cơ hội để thể hiện cũng càng nhiều, chúng ta cũng sẽ nhận được càng
nhiều sự biết ơn và những lời cảm ơn. Một lần nữa, điều này không nhất thiết đúng.
Điều xảy ra thực sự có thể là đây: Mọi người sẽ tìm đến bạn để nhờ vả, kể cả những thứ không quan trọng vì bạn
không bao giờ từ chối.
Việc đưa những gì cần ưu tiên lên hàng đầu và nói “ không” với những yêu cầu mà chỉ tốn thời gian là rất quan trọng.
Từ chối mọi người một cách quả quyết nhưng hợp lí. Nói “ Tôi xin lỗi. Tôi không có thời gian để làm việc đó.” Như
Warren Buffet đã từng nói: “ Sự khác biệt giữa những người thành công và những người rất thành công là : những
người rất thành công nói “ không” với hầu hết mọi thứ.”

4. Từ chối “ giải lao” trong công việc không làm bạn trở nên đáng
ngưỡng mộ hơn.
Chúng tôi gọi những người này là “ những người tham công tiếc việc”. Họ từ chối tham gia vào hoạt động “ giải lao”
ở nơi làm việc, bởi vì họ vừa làm việc theo cách ám ảnh, vừa tin rằng giảm giờ làm chỉ tốn thời gian của công ty.
Ngoài ra, ở yên một chỗ “ trông có vẻ” tốt hơn đối với các sếp.
Bạn có thể gói bữa trưa của bạn vào bao giấy và ăn tại chỗ làm việc của bạn. Bạn có thể từ chối lời mời nghỉ xả hơi
cùng với những người khác tại hành lang nhân viên. Tất cả những điều này sẽ không khiến bạn được ngưỡng mộ.
Bạn sẽ bị những đồng nghiệp coi là không thân thiện và có lẽ là một “ kẻ nịnh bợ”.
Từ chối cho bản thân thời gian nghỉ có nghĩa là khi một ngày dần trôi qua, bạn làm việc trở nên ít hiệu quả hơn , và
nếu thật sự có công việc quan trọng vào buổi chiều, bạn sẽ thiếu năng lượng để làm tốt công việc đó. Và rồi bạn ở
lại trễ hoặc mang công việc về nhà. Đó là một chu trình luẩn quẩn.

Sếp sẽ không giảm sự ưu ái dành cho bạn nếu bạn nghỉ giải lao. Ngay cả những bộ ốc thành công nhất của thế giới
này cũng cần được nghỉ ngơi. Ví dụ như:
- Winston Churchill đã tranh thủ chợp mắt một chút mỗi buổi chiều và không ai được phép quấy rầy. Ông ấy khăng
khăng rằng ông ấy làm việc hiệu quả hơn nhiều là vì đó.
- Các tổng thống Kennedy, Johnson và Reagan có giấc ngủ ngắn vào mỗi bữa chiều. Kennedy ăn trưa tại giường và
ngủ sau đó.
- John D. Rockefeller chợp mắt mỗi ngày trong văn phòng của ông.


Nhiều người thông minh sử dụng thời gian giải lao của mình để tham gia vào những hoạt động cá nhân mà hoàn
toàn không liên quan đến công việc. Họ chỉ đặt bộ óc của mình vào việc khác, bởi họ có những thú vui khác. Một uỷ
viên quản trị có danh mục đầu tư với SEIS, anh ta sử dụng thời gian giải lao của mình để nghiên cứu xu hướng thị
trường và suy ngẫm về bất cứ sự đầu tư mới nào mà anh ta có thể muốn làm. Điều nay là “ niềm vui” đối với anh ta.
Hãy xác định cái gì là “ vui” hoặc thư giãn đối với bạn và sắp xếp một thời gian giữa một ngày làm việc cho điều đó.

5. Tự mình làm tất cả mọi việc và dành nhiều thời gian để làm việc đó
không thể làm bạn được ngưỡng mộ hơn.
Tất cả mọi tổ chức đều có những kiểu người này. Cách thức tiếp cận cơ bản của họ với công việc và các dự án là :
- Để mọi việc được làm đúng cách, họ cần tự mình làm tất cả.
- Kiểm soát từng chi tiết của một dự án từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành.
- Họ không thể tin tưởng những người khác có thể hoàn thành tốt và đúng hạn phần việc của mình.
- Nhờ giúp đỡ khiến họ trông có vẻ yếu đuối và kém năng lực.
- Nếu tự bản thân họ làm việc đó, họ sẽ có được nhiều ngưỡng mộ và tôn trọng hơn.
Nếu điều này giống bạn thì hãy hiểu rằng không nhờ vả hoặc tự mình quản lí từng chi tiết nhỏ sẽ gặp phải hai điều :
khiến bạn kiệt sức và trở thành một kẻ “tiêu cực” đối với cấp dưới , đồng nghiệp và các sếp của bạn.
Cấp dưới tin rằng bạn không tin họ. Đồng ngiệp tin rằng bạn là một “ kẻ ham danh lợi” và các ông chủ tin rằng bạn
không phải là kiểu người để làm quản lí tốt. Nếu bạn cố gắng gây ấn tượng với tất cả mọi người bằng sự cống hiến
của mình trong từng chi tiết của dự án, hãy hiểu rằng bạn thật ra đang chuốc phải điều ngược lại!

6. Là một người cầu toàn, có nghĩa là làm việc nhiều giờ mà không

được thưởng công.
Chúng ta đều muốn công việc của mình được làm tốt. Và bạn cũng muốn được cấp trên ủng hộ. Tuy nhiên, khi bạn
thực hiện điều này quá mức thì đây là điều sẽ xảy ra:
- Bạn tự phê bình bản thân, tự tạo căng thẳng cho chính mình.
- Bạn cứ tiếp tục viết lại, làm lại bởi vì bạn nghĩ nó luôn luôn có thể tốt hơn.
- Bạn tin rằng sự hoàn hảo thật ra có thể đạt được nếu chúng ta dành thêm nhiều giờ, làm việc lâu hơn và chăm chỉ
hơn một chút.
- Một công việc hoàn hảo có nghĩa là bạn sẽ có được sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà sẽ giúp bạn tiến bước trên nấc
thang sự nghiệp của mình.
Sự thật là:
- Thời gian bạn dành cho việc tìm kiếm sự hoàn hảo càng nhiều thì hiệu suất của bạn càng ít.
- Cấp trên tự hỏi điều gì đã khiến bạn tốn nhiều thời gian như vậy và bắt đầu xem xét liệu “công việc” có quá sức đối
với bạn.
- Sự hoàn hảo là một mục tiêu tốt nhưng nó không bao giờ có thể thật sự đạt được. Mục đích của việc hoàn thành
một dự án là đạt được những mục tiêu của nó, của tổ chức. Dành hàng giờ đồng hồ viết lại từng câu của một đề
xuất hay báo cáo; tiếp tục tìm kiếm những nghiên cứu bổ sung để hỗ trợ cho nghiên cứu hoàn hảo mà bạn đã làm;
không chỉ không hiệu quả mà còn tốn thời gian.
Hãy đặt một mục tiêu cho bản thân mình.
“ Thời gian là hữu hạn. Nếu bạn có thể tận dụng được nó, bạn sẽ thành công hơn rất nhiều. Vì vậy, tôi dự
định sẽ làm việc hiệu quả hơn.”



×