Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 124 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Văn Thoan. Những nội dung nghiên cứu và kết quả đạt đƣợc
của luận văn chƣa đƣợc công bố trong các nghiên cứu trƣớc đây. Tôi xin cam
đoan mọi số liệu sử dụng đều trung thực, đảm bảo tính đúng đắn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm khi có phát hiện bất kỳ sai sót nào
trong bài Luận văn của mình.

Tác giả

Bùi Thị Lan Hƣơng

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm
ơn tới lãnh đạo nhà trƣờng, các thầy cô giáo tại trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Thoan đã
nhiệt tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ là Chủ tịch Hội đồng,
Phản biện, Ủy viên hội đồng đã bớt chút thời gian quý báu để đọc, nhận xét và
tham gia hội đồng đánh giá luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên
luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo,
góp ý của quý Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện


hơn nữa.

Tác giả

Bùi Thị Lan Hƣơng

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG:
Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Tổng số cửa hàng bán lẻ ở Nhật năm 2014 - 2016

63

Bảng 2.2: Doanh thu bán lẻ của Nhật Bản từ 2014 - 2016

65

Bảng 2.3: Số lƣợng ngƣời sử dụng internet và ngƣời mua sắm điện tử

68

Bảng 2.4 : Doanh thu kinh doanh của của Family Mart từ 2014 – 2016

85


BIỂU ĐỒ:
Nội dung

Trang

Biểu đồ 1.1: Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức

44

Biểu đồ 2.1: Dự bán thị phần phân theo loại hình kinh doanh năm 2020

50

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ dân số sử dụng smartphone qua các năm 2014 - 2016

72

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ sử dụng các phƣơng pháp thanh toán trong thƣơng

75

mua sắm tại Nhật Bản năm 2016

HÌNH VẼ:
Nội dung
Hình 1.1: Minh họa chuỗi cung ứng

Trang
25


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Line - Đƣờng thuê bao kỹ thuật
số bất đối xứng

AFACT

Asia Pacific Council for Trade Facilitation and Electronic
Business – Hội đồng Châu Á - Thái Bình Dƣơng về Thuận lợi
hóa thƣơng mại và Kinh doanh điện tử

AFTA

Free Trade Area – Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN
APEC Asia

Pacific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dƣơng

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hộ các Quốc gia

Đông Nam Á

B2B

Business to Business – Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp

B2C

Business to custumer - Giao dịch giữa doanh nghiệp với ngƣời
tiêu dùng

BTO

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

CRM

Customer relationship management software – Phần mềm quản
trị quan hệ khách hàng

EBI

Hiệp hội thƣơng điện tử Việt Nam

ECOM

Electronic Commerce Promotion Council of Japan – Hội đồng
xúc tiến thƣơng mại điện tử của Nhật Bản


ECVN

Vietnam e-Commerce Portal – Cổng Thƣơng mại điện tử Quốc
gia

iv


EDI

Electronic Data Interchange – Trao đổi dữ liệu điện tử

EFT

Electronic fund transfer – Chuyển tiền điện tử

EITO

Electronic share trading - Giao dịch cổ phiếu điện tử

ERP

Enterprise Resource Planning – Quản lý nguồn lực doanh
nghiệp

ESL

Electronic Signature Law – Luật về chữ ký điện tử

EU


European Union – Liên minh Châu Âu

ERP

Enterprise resource planning – Kế hoạch nguồn lực doanh
nghiệp

HTML

HyperText Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản

ICT

Information Communication Technology – Công nghệ thông tin
và Truyền thông

I-mode

Dịch vụ Internet không dây phổ biến ở Nhật Bản

JESTRO

The Japan External Trade Organization - Tổ chức Thƣơng mại
Đối ngoại Nhật Bản

MIC

Ministry of Information & Communications - Bộ Thông tin và

Truyền thông

METI

Ministry of Economy, Trade & Industry – Bộ Kinh tế ,Thƣơng
mại và Công nghiệp Nhật Bản

NTT

Nippon Telegraph& Telephone – Hãng cung cấp điện thoại và
thƣ tín của Nhật Bản

OECD

Organisation for Economic Cooperation and Development – Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế

TMĐT

Thƣơng mại Điện tử

v


SCM

Supply chain management software – Phần mềm quản trị kênh
cung ứng

SEO


Search Engine Optimization - Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm

UNCITRAL The United Nations Commission on International Trade Law –
ủy ban Liên Hợp Quốc về luật Thƣơng mại Điện tử
VASC

Trung tâm Dịch vụ Gia tăng Giá trị

VECOM

Vietnam E-commerce Association - Hiệp hội Thƣơng mại điện
tử Việt Nam

vi


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là
smartphone, ngƣời tiêu dùng có thể tiến hành mua sắm trên đa kênh bao gồm
cả cửa hàng thực và cửa hàng trực tuyến trên cả máy tính và điện thoại thông
minh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới nói chung, Việt
Nam nói riêng đang đầu tƣ cho kênh thƣơng mại điện tử nhƣ là 1 kênh bán
hàng chính cho doanh nghiệp mình.
Nhật Bản là một quốc gia phát triển tại Châu Á, thƣơng mại điện tử lớn
thứ 3 thế giới, việc phát triển TMĐT của Nhật Bản đã tiến hành từ lâu và có
đƣợc những thành tựu nổi bật. Mặt khác các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản đã
thâm nhập thị trƣờng Việt Nam.. Chính vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm
ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ tại Nhật Bản sẽ rất

hữu ích đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.Chính vì vậy, tác giả đã
chọn đề tài “Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả bắt gặp rất nhiều đề
tài luận văn thạc sỹ, bài báo và báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới viết
về thƣơng mại điện tử tại Nhật Bản để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa lý luận về các ứng dụng TMĐT (ERP, SCM, CRM…) ở
các doanh nghiệp bán lẻ.
- Phân tích kinh nghiệm ứng dụng tại một số doanh nghiệp bán lẻ tiêu
biểu tại Nhật Bản.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đƣa ra đƣợc những bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia 03 chƣơng:

vii


Chƣơng 1: Tổng quan về các ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh
nghiệp bán lẻ.
Đề tài đã đƣa ra đƣợc 1 số khái niệm về bán lẻ, về thƣơng mại điện tử;
đặc điểm của thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp, các tác động của thƣơng
mại điện tử tới hoạt động của doanh nghiệp. Từ các mô hình bán lẻ và phân
loại các doanh nghiệp bán lẻ, đề tài đƣa ra đƣợc những ứng dụng của thƣơng
mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ.
Chƣơng 2: Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh
nghiệp bán lẻ tại Việt Nam và Nhật Bản.
Đề tài đã để cập đƣợc thực trạng thị trƣờng bán lẻ của cả hai nƣớc. Trong
đó, đè tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng áp dụng thƣơng mại điện tử trong các
doanh nghiệp bán lẻ Nhật Nản bằng các mô hình thành công của Nhật Bản là

Rakuten, Family Mart, Yoshida IM
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Nhật Bản và giải
pháp nhằm tăng cƣờng ứng dụng Thƣơng mại điện tử trong các doanh ngiệp
bán lẻ tại Việt Nam.
Từ những thông nghiên cứu tại chƣơng 2, đề tài đã đƣa ra đƣợc xu hƣớng
phát triển thƣơng mại điện tử của Việt Nam hiện nay, những bài học kinh
nghiệm từ Nhật Bản nhƣ Chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số
mang lại; Chuẩn bị tốt cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; Tận dụng lợi thế
sẵn có; Coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu; Tìm hiều
kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý Tăng cƣờng hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong nƣớc và quốc tế từ đó đƣa ra đƣợc 07 giải pháp phát triển thƣơng
mại điện tử tại Việt Nam trong các doanh nghiệp bán lẻ. Đồng thời đƣa ra
những kiến nghị với nhà nƣớc để phát triển thƣơng mại điện tử trong các
doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Tóm lại, trong giai đoạn này ở nƣớc ta, các điều kiện cho hoạt động
TMĐT còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhiều rào cản vẫn chƣa đƣợc mở ra, và
để thúc đẩy tiến trình phát triển TMĐT thì Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực, học
viii


hỏi, quan sát và rút kinh nghiệm từ những nƣớc có nền công nghệ thông tin
phát triển, đặc biệt là từ một nƣớc luôn giữ vị trí đi đầu về TMĐT nhƣ Nhật
Bản. Cùng với xu thế phát triển công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng đã học tập triển khai các mô hình TMĐT theo
các mô hình TMĐT thành công trên thế giới. Tuy nhiên thì việc triển khai các
mô hình TMĐT tại Việt Nam còn chƣa hiệu quả cả về quy mô và chất lƣợng
do hạn chế về vốn và công nghệ tại doanh nghiệp nói riêng cũng nhƣ những
hạn chế về hạ tầng công nghệ và kỹ thuật tại Việt nam nói chung. Nghiên cứu
này cũng đƣa ra đƣợc các giải pháp cho cả doanh nghiệp bán lẻ, những kiến
nghị cho nhà nƣớc và bộ nghành nhằm phát huy TMĐT tại doanh nghiệp,

doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và phát triển TMĐT tại Việt Nam nói chung.

ix


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................IV
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... VII
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
I. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
II. Tình hình nghiên cứu..................................................................................... 2
III. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3
IV. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 3
IV. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
VI. Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................ 4
VII. Kết cấu của đề tài........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ........................................... 7
I. Tổng quan về ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp ........... 7
1.1 Một số khái niệm ..................................................................................... 7
1.2. Đặc điểm của thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp.......................... 10
1.3. Những tác động của thƣơng mại điện tử tới hoạt động của doanh nghiệp
...................................................................................................................... 11
II. Tổng quan về các doanh nghiệp bán lẻ ................................................... 15
2.1. Khái niệm............................................................................................... 15
2.2. Phân loại và đặc điểm của các doanh nghiệp bán lẻ .............................. 15

2.3 Các hình thức bán lẻ hiện đại ................................................................. 16
2.3.1 Bán lẻ qua cửa hàng ......................................................................... 17
2.3.2 Bán lẻ chuyên biệt ............................................................................ 17
2.3.3 Bán lẻ không qua cửa hàng .............................................................. 18
2.3.4 Bán lẻ thông qua bƣu chính .............................................................. 18
2.3.5 Bán hàng trực tuyến (online) ............................................................ 18
2.3.6 Bán hàng qua máy bán hàng tự động ............................................... 19
III. Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ .................. 19
3.1 Marketing điện tử.................................................................................... 19
3.1.1 Các khái niệm cơ bản về E-marketing ............................................. 19
3.1.2 Các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử .................... 20
3.2. Quản trị Chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) ............ 24
x


3.2.1 Các khái niệm cơ bản về SCM ......................................................... 24
3.2.2 Các lợi ích của SCM......................................................................... 26
3.2.3. Các chức năng chủ yếu của hệ thống SCM ..................................... 27
3.3. Ứng dụng bộ công cụ trong bán lẻ......................................................... 28
3.3.1. Phân tích các công cụ bán hàng trực tuyến điển hình tại Việt Nam 28
3.3.2 Đánh giá thực trạng ứng dụng bộ công cụ thƣơng mại điện tử để
nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến ở các doanh nghiệp Việt Nam .... 42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
.......................................................................................................................... 48
I. Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán
lẻ Việt Nam...................................................................................................... 48
1.1 Thực trạng thị trƣờng bán lẻ Việt Nam .................................................. 48
1.2 Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam ....................................................................................................... 54

1.2.1 Ứng dụng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam..................................... 54
1.2.2 Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ ........................ 58
II. Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán
lẻ Nhật Bản...................................................................................................... 62
2.1 Thực trạng thị trƣờng bán lẻ Nhật Bản ................................................... 62
2.1.1 Cấu trúc hệ thống bán lẻ của Nhật bản............................................. 62
2.1.2 Doanh thu bán lẻ của Nhật bản ........................................................ 63
2.2 Tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử tại các doanh nghiệp bán lẻ Nhật
Bản ................................................................................................................ 66
2.2.1 Sự hình thành thƣơng mại điện tử của Nhật Bản ............................. 66
2.2.2 Đặc trƣng của thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ
Nhật Bản .................................................................................................... 69
2.2.3 Động lực thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh
nghiệp bán lẻ của Nhật Bản ....................................................................... 70
2.2.4 Thế mạnh trong thƣơng mại điện tử của các doanh nghiêp bán lẻ
Nhật Bản .................................................................................................... 71
2.3 Phân tích một số kinh nghiệm ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các
doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản ...................................................................... 76
2.3.1 Mô hình thƣơng mại điện tử của Rakuten ........................................ 76
3.3.2. Mô hình thƣơng mại điện tử Family Mart....................................... 83
2.3.3 Mô hình thƣơng mại điện tử của Yoshida IM .................................. 85

xi


CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƢỜNG ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM ..................................................................... 88
I. Xu hƣớng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam.......................................................................................................... 88

II. Bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Nhật Bản ............................ 90
2.1. Chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số mang lại ................... 90
2.2. Chuẩn bị tốt cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp ................................. 91
2.3 Tận dụng lợi thế sẵn có ........................................................................... 93
2.4 Coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu ................ 94
2.5 Tìm hiều kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý ............................... 95
2.6 Tăng cƣờng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế ....... 95
III. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng ứng dụng thƣơng mại điện tử
trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ..................................................... 97
3.1 Chủ động tìm hiểu rõ về thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ
...................................................................................................................... 97
3.2 Thận trọng trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình thƣơng mại điện tử
phù hợp ......................................................................................................... 98
3.3 Chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến, tích cực đầu tƣ cho hạ
tầng công nghệ và nhân lực của doanh nghiệp ............................................. 99
3.3.1 Nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến .......................................................... 99
3.3.2 Đầu tƣ đủ mạnh về trang thiết bị kỹ thuật ...................................... 100
3.4 Nguồn nhân lực ..................................................................................... 100
3.5 Nghiên cứu và tận dụng triệt để những cơ hội phát triển thƣơng mại điện
tử ................................................................................................................. 101
3.6 Coi trọng vấn đề khai thác và phát triển các ứng dụng thƣơng mại điện
tử; đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu ............................................. 102
3.7 Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về thƣơng mại điện tử ... 103
IV. Một số kiến nghị tới cơ quan quản lý nhà nƣớc ................................ 104
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .................. 111
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA CÁC CHUYÊN GIA
THAM GIA PHỎNG VẤN ........................................................................... 112


xii


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, các doanh
nghiệp bán lẻ luôn phải nỗ lực hết mình để mang tới những hàng hóa và dịch
vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn so với các đối thủ.
Bên cạnh đó, thị trƣờng bán lẻ ngày càng thay đổi một cách nhanh chóng theo
sự thay đổi của hành vi mua sắm của ngƣời tiêu dùng và sự ra đời của các
công nghệ mới.
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là
smartphone, ngƣời tiêu dùng có thể tiến hành mua sắm trên đa kênh bao gồm
cả cửa hàng thực và cửa hàng trực tuyến trên cả máy tính và điện thoại thông
minh. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ phải có những sự thay đổi thích hợp để
đáp ứng những nhu cầu đó. Thêm vào đó, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng mạnh mẽ, ví dụ, những nhà sản xuất đang mở rộng hoạt động kinh
doanh sang lĩnh vực bán lẻ và ngƣợc lại khiến cho quy trình của chuỗi cung
ứng cũng cần phải thay đổi.
Do đó, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là ứng dụng hệ
thống thông tin tích hợp giúp quản lý hiệu quả là một giải pháp thiết yếu cho
doanh nghiệp. Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resourse
Planning-ERP), quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM),
quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management-CRM),
quản trị bán hàng, quản lý hàng tồn kho….là những giải pháp đƣợc nhiều nhà
bán lẻ trên thế giới nhƣ tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á lựa chọn nhằm quản lý
quy trình kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong đó, Nhật Bản là một quốc gia phát triển tại Châu Á, có nhiều nét
tƣơng đồng về văn hóa Á Đông, các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản từ đại siêu
thị AEON, chuỗi siêu thị bán hàng xa xỉ Takashimaya, chuỗi cửa hàng tiện ích

7-eleven, đến chuỗi cửa hàng một giá Minisio đã thâm nhập thị trƣờng Việt
Nam. Hơn nữa,Nhật Bản có nền kinh tế nổi tiếng với những tăng trƣởng đáng

1


kinh ngạc. Theo ƣớc tính năm 2015 doanh thu của TMĐT tại Nhật Bản đạt
106,6 tỉ USD, gần chạm tới vị trí dẫn đầu của Mỹ trên toàn thế giới. Trong 2
năm 2013 và 2014, tốc độ tăng trƣởng của TMĐT Nhật Bản là 17% và 15%.
Năm 2015, quy mô thị trƣờng TMĐT Nhật Bản tăng thêm 10 tỷ USD so với
năm trƣớc điều đó có nghĩa là mỗi năm Nhật Bản sinh ra thêm 2,5-3 thị trƣờng
TMĐT quy mô ngang Việt Nam. Tỷ trọng tổng doanh thu từ TMĐT chiếm 4,4
% trong tổng mức bán lẻ. Chính vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm ứng dụng
thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ tại Nhật Bản sẽ rất hữu ích
đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài
“Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam:
bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả bắt gặp rất nhiều đề
tài luận văn thạc sỹ, bài báo và báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới viết
về thƣơng mại điện tử tại Nhật Bản nhƣ:
Trần Minh Hải (2013), “Triển vọng phát triển thƣơng mại điện tử ở các
nƣớc đang phát triển và một số giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt
Nam”, luận văn Thạc sỹ, trƣờng ĐH thƣơng mại
Luận văn nghiên cứu sự phát triển thƣơng mại điện tử ở các nƣớc đang
phát triển và đƣa ra những cách thức phát triển TMĐT mới ở Việt Nam
Phạm Văn Thực (2015), “Thực trạng và giải pháp phát triển thƣơng mại
điện tử ở Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ, trƣờng ĐH thƣơng mại.
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động thƣơng mại điện tử Việt Nam
trong thời gian 2011-2015 và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị

trƣờng thƣơng mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
E-commerce foundation, Global B2C E-commerce Report 2016, 2016.
Báo cáo nghiên cứu về thực trạng, diễn biến và xu hƣớng của thị trƣờng
thƣơng mại điện tử B2C trong năm 2015 và dự báo cho các năm tiếp theo của
thƣơng mại điện tử trên toàn thế giới.
2


Báo cáo Thƣơng Mại Điện tử năm 2013, 2014, 2015, 2016.
Japan B2C E-commerce Report 2014, 2015, 2016.
E –commerce development in Japan.
Japan B2C E-Commerce Sales Forecasts 2016 to 2020.
III. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các bài học kinh nghiệm trong
việc ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản, để
từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
nhằm tăng cƣờng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong bán lẻ.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về các ứng dụng TMĐT (ERP, SCM, CRM…) ở
các doanh nghiệp bán lẻ.
- Phân tích kinh nghiệm ứng dụng tại một số doanh nghiệp bán lẻ tiêu
biểu tại Nhật Bản.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đƣa ra đƣợc những bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
IV. Đối tƣợng nghiên cứu
Căn cứ trên mục đích nghiên cứu, đề tài xác định đối tƣợng nghiên cứu
của đề tài bao gồm đối tƣợng cụ thể là: (1) Các ứng dụng TMĐT trong các
doanh nghiệp Việt Nam (2) Các bài học kinh nghiệm ứng dụng TMĐT tại
Nhật Bản và bài học cho các công ty bán lẻ tại Việt Nam.

IV. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: “Ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản”. Trong
đó, các doanh nghiệp bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống,
các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến (online).

3


Thời gian nghiên cứu: Số liệu của nghiên cứu sẽ đƣợc thu thập từ năm
2010 đến năm 2016 và đề xuất hƣớng phát triển đến năm 2020.
Điển hình: Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu vào ứng dụng thƣơng mại
điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ thành công tại Nhật Bản nhƣ: Ratuken,
FamilyMart....
VI. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn thạc sĩ này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau đây:
Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính dựa trên phân tích và
tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp phân tích tình huống.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên
ngành; sách giáo trình, sách chuyên khảo về Thƣơng mại điện tử và Hệ thống
thông tin quản lý; báo cáo về Thƣơng mại điện tử, ngành Bán lẻ trên thế giới,
tại Nhật Bản, và tại Việt Nam.
Cụ thể, về phƣơng pháp phân tích tình huống, tác giả tham khảo phƣơng
pháp phân tích nội dung của Allen & Reser, 1990, trong đó các tác giả mô tả
các phƣơng pháp luận trong nghiên cứu khoa học thƣ viện và thông tin, bao
gồm lựa chọn các tài liệu mục tiêu, lựa chọn các mẫu phân tích, lựa chọn các
phân loại để phân tích và loại bỏ sự thiên vị của nhà nghiên cứu để đảm bảo

độ tin cậy. Đồng thời, tác giả cũng lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính
theo quan điểm của Mayring, 2000, nhƣ sau: "phƣơng pháp định tính tiếp cận
các phân tích thực nghiệm, phƣơng pháp luận kiểm soát các văn bản bên trong
bối cảnh về truyền thông, sau các quy tắc phân tích nội dung và từng bƣớc
nghiên cứu”. Thông qua việc tham khảo các phƣơng pháp nghiên cứu trên, tác
giả tiến hành phân tích các tình huống cụ thể tại các doanh nghiệp bán lẻ Nhật
Bản bằng phƣơng pháp phân tích tình huống nhƣ sau:

4


+ Lựa chọn các tình huống điển hình: các doanh nghiệp bán lẻ lớn và
thành công tại Nhật Bản, các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản có hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam có tác động trực tiếp tới hoạt động cạnh tranh thị trƣờng
bán lẻ Việt Nam.
+ Phân tích tình huống dựa trên những số liệu thứ cấp thu thập đƣợc.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.
Phương pháp thu thập tài liệu
* Tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, đã qua
tổng hợp, xử lý, công bố hay xuất bản. Thu thập tài liệu đã công bố phải đảm
bảo đƣợc độ tin cậy, nguồn cung cấp phải có căn cứ pháp lý hoặc cơ sở khoa
học. Trong đề tài này tôi thu thập tài liệu từ các nguồn:
- Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam; Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công
nghiệp Nhật Bản (METI);
- Cục Thƣơng mại điện tử và Công nghệ thông tin, Hiệp hội thƣơng mại
điện tử Việt Nam;
- Tổng cục Thống kê Vệt Nam; Số liệu thông kê của Nhật Bản;
- Các nghiên cứu trƣớc đây của Việt Nam
- Sách, báo, internet...

* Tài liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phƣơng pháp sử dụng bảng hỏi và
phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tƣợng là chuyên gia về thƣơng
mại điện tử tại trƣờng đại học Ngoại thƣơng, Cục Thƣơng mại điện tử và
Công nghệ thông tin, Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam.
Ngoài ra, để góp phần vào việc điều tra tài liệu sơ cấp, chúng tôi còn
sử dụng một số phƣơng pháp sau:
+ Quan sát;
+ Thảo luận nhóm.
Tổng hợp, xử lý dữ liệu

5


- Các số liệu sau khi đƣợc điều tra thu thập sẽ đƣợc tiến hành hiệu
chỉnh, tổng hợp (lập bảng, đồ thị...).
- Xử lý dữ liệu:
+ Thủ công;
+ Phần mềm (word, excel...).
Phương pháp phân tích thông tin
- Phân tích thống kê: Sử dụng các phƣơng pháp phân tích số tuyệt đối,
số tƣơng đối, số trung bình, so sánh giữa những cơ sở vi phạm chất lƣợng
trong sản xuất kinh doanh thịt lợn với mẫu điều tra.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: tác giả gặp trực tiếp các đối tƣợng để
tiến hành điều tra nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình điều
tra, làm rõ những vƣớng mắc về đề tài nghiên cứu mà trong phiếu điều tra
chƣa đƣợc làm rõ để từ đó có đƣợc những thông tin dữ liệu và cách nhìn nhận
vấn đề một cách chính xác và khách quan hơn.
VII. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia thành 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan về các ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh
nghiệp bán lẻ.
Chƣơng 2: Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh
nghiệp bán lẻ tại Việt Nam và Nhật Bản.
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Nhật Bản và giải
pháp nhằm tăng cƣờng ứng dụng Thƣơng mại điện tử trong các doanh ngiệp
bán lẻ tại Việt Nam.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
I. Tổng quan về ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp
1.1 Một số khái niệm
Thƣơng mại điện tử (TMĐT) đƣợc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau,
nhƣ “TMĐT” (Electronic commerce), “thƣơng mại trực tuyến” (online trade),
“thƣơng mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử”
(e- business). Tuy nhiên, “TMĐT” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và đƣợc dùng
thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay
các nhà nghiên cứu.TMĐT bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thông qua các phƣơng tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến
tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng,
marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với
nhà cung cấp, đối tác, khách hàng... khi đó TMĐT phát triển thành kinh doanh
điện tử, và doanh nghiệp ứng dụng TMĐT ở mức cao đƣợc gọi là doanh
nghiệp điện tử. Nhƣ vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển
của doanh nghiệp khi tham gia TMĐT ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ
thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
* Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua
các phƣơng tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet.
Cách hiểu này tƣơng tự với một số các quan điểm nhƣ:
- TMĐT là các giao dịch thƣơng mại về hàng hoá và dịch vụ đƣợc thực
hiện thông qua các phƣơng tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây
Dƣơng, 1997).
- TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc
chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).

7


- TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một
mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu
hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).
Nhƣ vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử
dụng các phƣơng tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch
vụ, các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa
doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá nhân với nhau
(C2C).
* Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Đã có nhiều tổ chức quốc tế đƣa ra khái niệm theo nghĩa rộng về TMĐT,
điển hình gồm có
- Liên minh Châu Âu (EU): TMĐT bao gồm các giao dịch thƣơng mại
thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phƣơng tiện điện tử. Nó bao
gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao
đổi hàng hoá vô hình).
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): TMĐT gồm các
giao dịch thƣơng mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý
và truyền đi các dữ kiện đã đƣợc số hoá thông qua các mạng mở (nhƣ Internet)

hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở.
- TMĐT cũng đƣợc hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua
bán hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá;
chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử
- EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of
lading); đấu giá thƣơng mại – (Commercial auction); hợp tác thiết kế và sản
xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online
procurement;marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng trực tuyến…
- Ủy ban của Liên hợp quốc về Thƣơng mại và phát triển UNCTAD: Trên góc độ doanh nghiệp “TMĐT” là việc thực hiện một phần

8


hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và
thanh toán thông qua các phƣơng tiện điện tử”.
Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không
chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này
đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện điện tử.
Khái niệm này đƣợc viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thƣơng mại qua Internet)
S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)
D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian nhƣ
ngân hàng)
Nhƣ vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phƣơng tiện điện tử và
mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản nhƣ marketing, bán hàng,
phân phối, thanh toán thì đƣợc coi là tham gia TMĐT.
* Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, TMĐT bao gồm các lĩnh vực :
I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT (Infrastructure)
M - Thông điệp dữ liệu (Data Message)

B - Các quy tắc cơ bản (Basic Rules)
S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (Specific Rules)
A - Các ứng dụng (Applications)
Tóm lại, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữ thƣơng
mại điện tử với nghĩa rộng theo quan điểm của UNCTAD, và ứng dụng
thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp là ứng dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động kinh doanh và quản lý, cụ thể là marketing, bán hàng, phân phối, và
thanh toán.

9


1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử trong doanh nghiệp
- Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát
triển của ICT. TMĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi
hoạt động thƣơng mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin
sẽ thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của TMĐT
cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT nhƣ phần cứng và phần mềm
chuyển dụng cho các ứng dụng thƣơng mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho
TMĐT, cũng nhƣ đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT nhƣ máy tính, thiết bị
điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.
- Về hình thức: giao dịch TMĐT có thể hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt
động thƣơng mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành
đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thƣơng
mại điện tử nhờ việc sử dụng các phƣơng tiện điện tử có kết nối với mạng viễn
thông, chủ yếu là sử dụng mạng Internet, giờ đây các bên tham gia vào giao
dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch
đƣợc với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào.
Ví dụ nhƣ trƣớc kia muốn mua một quyển sách thì ngƣời mua phải ra tận của
hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn. Sau khi đã

chọn đƣợc cuốn sách cần mua thì ngƣời mua phải ra quầy thu ngân để trả tiền
mua cuốn sách đó. Nhƣng giờ đây với sự ra đời của thƣơng mại điện tử thì chỉ
cần có một chiếc máy tính và mạng Internet, thông qua vài thao tác kích chuột,
ngƣời mua không cần biết mặt của ngƣời bán hàng thì vẫn có thể mua một
cuốn sách mình mong muốn trên các website mua bán trực tuyến nhƣ
Amazon.com, Vinabook.com.vn.
- Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trƣờng trong TMĐT là
thị trƣờng phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi ngƣời ở tất cả các quốc
gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có
thể tham gia và cũng tiến hành giao dịch điện tử bằng cách truy cập vào các
website thƣơng mại hoặc vào các trang mạng xã hội.

10


- Chủ thể tham gia: Trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu ba chủ thể
tham gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu đƣợc sự tham
gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng
thực, đây là những ngƣời tạo môi trƣờng cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung
cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lƣu giữ các
thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận
độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.
- Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động TMĐT
đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên
tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phƣơng tiện điện tử kết nối
với các mạng này, hơn nữa các phƣơng tiện điện tử có khả năng tự động hóa
cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch.
- Trong TMĐT, hệ thống thông tin chính là thị trƣờng. Trong thƣơng
mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán,
giao dịch và ký kết hợp đồng. Còn trong TMĐT các bên không phải gặp gỡ

nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng. Để làm
đƣợc điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ
thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng Internet, mạng
extranet….để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp
đồng. Ví dụ giờ đây các doanh nghiệp thƣơng mại muốn tìm kiếm các đối tác
trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm nhƣ google, yahoo hay
vào các cổng TMĐT nhƣ Ecvn.com, Alibaba.com, hay Ec21.com.
1.3. Những tác động của thương mại điện tử tới hoạt động của doanh
nghiệp
* Tác động đến hoạt động Marketing
TMĐT là việc ứng dụng các phƣơng tiện điện tử và mạng viễn thông để
tiến hành các hoạt động thƣơng mại, mà ở đây chủ yếu chính là việc tiến hành
hoạt động thƣơng mại thông qua website. Chính vì vậy mà hoạt động
marketing trong TMĐT có nhiều thay đổi so với hoạt động Marketing truyền
11


thống. Trong hoạt động thƣơng mại truyền thống chủ yếu triển khai chiến lƣợc
marketing “đẩy” thì trong hoạt động TMĐT chủ yếu là triển khai hoạt động
marketing “kéo”. Hàng hóa trong TMĐT có tính cá biệt hóa cao do thông qua
website doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một lƣợng khách hàng lớn
ở cùng một thời điểm, nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ biết đƣợc thị hiếu của ngƣời
tiêu dùng cũng nhƣ những thay đổi về thị hiếu ngƣời tiêu dùng để từ đó tạo ra
những sản phẩm chất lƣợng tốt nhất đáp ứng cao nhất nhu cầu ngƣời tiêu
dùng. Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm sẽ rút ngắn lại. Ngoài
ra TMĐT còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí phân phối, chi phí bán hàng
do loại bớt đƣợc các thành phần trung gian tham gia vào hoạt động marketing.
Đặc biệt là đối với hàng hóa số hóa thì việc mua bán, trao đổi và thanh toán
diễn ra cùng một lúc cho dù ngƣời mua và bán ở các quốc gia khác nhau trên
thế giới.

* Thay đổi mô hình kinh doanh
Một mặt, các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải
thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh TMĐT hoàn toàn mới đƣợc hình
thành. Ví dụ nhƣ:
- Yoshida đƣợc biết đến là một trong số các nhà sản xuất máy tính thành
công nhất trên thế giới. Năm 1996, Yoshida bắt đầu bán máy tính qua mạng.
Yoshida là công ty đầu tiên xây dựng một hệ thống sản xuất theo yêu cầu của
khách hàng (BTO). Với mô hình kinh doanh mới, Yoshida đã đem lại cho
khách hàng nhiều sự chọn lựa với những sản phẩm tốt nhất, và sản phẩm mang
tính cá biệt cao. Nhờ việc ứng dụng internet vào trong hoạt động kinh doanh
mà giờ đây công ty đã bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng mà không
phải sử dụng tới các nhà phân phối trung gian.
- Amazon.com: là một trong các doanh nghiệp TMĐT B2C đầu tiên trên
thế giới. Ngay từ ngày đầu thành lập công ty đã xây dựng cho mình một mô
hình kinh doanh đó là bán hàng hoàn toàn trực tuyến trên mạng. Thay vì xây
dựng các gian hàng ngoài đời thực thì công ty xây dựng các gian hàng ảo trên
trang web của công ty là amazon.com, nơi mà ngƣời tiêu dùng có thế vào tìm
12


kiếm thông tin sản phẩm, tiến hành việc mua hàng và thanh toán tại website
của công ty. Amazon.com đƣợc đánh giá là trang web bán lẻ lớn nhất trên thế
giới hiện nay và có tầm ảnh hƣởng lớn tới hầu hết các cửa hàng bán lẻ
* Tác động đến hoạt động sản xuất
TMĐT đã làm thay đổi hoạt động sản xuất từ sản xuất hàng loạt thành
sản xuất đúng lúc và theo nhu cầu. Trong TMĐT, hê thống sản xuất đƣợc tích
hợp với hệ thống tài chính, hoạt động marketing, và các hệ thống chức năng
khác trong và ngoài tổ chức. Giờ đây nhờ ứng dụng TMĐT mà doanh nghiệp
có thể hƣớng dẫn khách hàng đặt hàng theo nhu cầu của từng cá nhân chỉ
trong vài giây bằng cách sử dụng phần mềm ERP trên nền web. Thời gian cho

ra đời sản phẩm đã đƣợc rút ngắn khoảng 50% nhờ ứng dụng TMĐT. Ví dụ
nhƣ:
- Li&Fung là một doanh nghiệp TMĐT chủ yếu theo mô hình B2B
chuyên sản xuất quần áo, hàng dệt may, đồ thủ công, đồ chơi, đồ thể thao và
các sản phẩm cho gia đình. Thành công của Li&Fung ngày hôm nay có đƣợc
là nhờ doanh nghiệp đã biết ứng dụng TMĐT vào trong chuỗi cung ứng nhằm
tạo ra đƣợc nhiều giá trị gia tăng trong môi trƣờng sản xuất không biên giới.
Công ty là doanh nghiệp đầu tiên triển khai mạng Extranet toàn cầu cho hoạt
động sản xuất vào năm 1995. Việc triển khai mạng Extranet đã giúp cho
doanh nghiệp mua và vận chuyển nguyên phụ liệu đúng lúc, kiểm tra trực
tuyến quá trình sản xuất thông qua hình ảnh số hóa ghi đƣợc từ nhà máy.
Ngoài ra vào năm 1997, công ty đã xây dựng đƣợc một mạng extranet nhằm
kết nối công ty với các đối tác và khách hàng. Mạng extranet của công ty cho
phép phát triển sản phẩm trực tuyến cũng nhƣ theo dõi đơn hàng trực tuyến,
xóa bỏ các công việc giấy tờ.
- Ford là công ty sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới, hoạt động trên 40
quốc gia với 114 nhà máy sản xuất và hơn 350.000 nhân viên. Công ty đã tiến
hành thay đổi hoạt động kinh doanh bằng cách ứng dụng công nghệ cao và
Internet vào trong hoạt động sản xuất cũng nhƣ phân phối sản phẩm và dịch vụ
tới khách hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả tối đa. Nhờ việc sử
13


×