Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

5 Huong dan trich dan Tai lieu tham khao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.98 KB, 5 trang )

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY TRÍCH DẪN, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn,
luận án, khóa luận, bài báo....
- Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá
trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên
ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển
năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp
làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo
đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn...). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn
theo “tên tác giả - năm” (hệ thống Havard, APA) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver)
là cách hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lựa chọn.
- Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể
được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví
dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).
2. Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo
2.1. Hình thức trích dẫn
- Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ
đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác
từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn
được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách
trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.
- Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách
viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được
khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và
chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.
- Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài
liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả
A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B.
Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu
tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà


phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.
2.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan,
phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận,
kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.
- Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong
danh mục tài liệu tham khảo.
- Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được
đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần được trích dẫn
từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và
theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng, ví dụ [19],[25],[41].
- Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được
dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công
thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án
không được duyệt để bảo vệ.
- Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.


- Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.
- Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu
đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh
nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.
- Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả
có tiếng trong chuyên ngành.
3. Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là danh mục liệt kê các tài liệu học viên đã tham khảo, được trích dẫn, sử
dụng và đề cập tới để bàn luận trong luận án, bao gồm: sách, bài báo, các công trình nghiên cứu
khoa học đã công bố, nguồn ấn phẩm điện tử và các dạng tài liệu tham khảo khác. Tài liệu tham
khảo sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp,...). Các tài liệu nước ngoài phải giữ

nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự Alphabet theo
họ tên tác giả, theo thông lệ của từng nước (tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ; tác
giả là người Việt Nam xếp thứ tự theo tên), hoặc tên tổ chức phát hành.
3.1. Quy chuẩn trình bày sách tham khảo
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản
Ví dụ: Nguyễn Văn Ba (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Thành phần thông tin
Giải thích
Nguyễn Văn Ba
Tên tác giả
(2009),
Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Kinh tế Việt Nam năm
Tên sách, chữ in nghiêng, chữ cái đầu viết hoa, tiếp sau là dấu
2008,
phẩy (,)
Nhà xuất bản ABC,
Tên nhà xuất bản, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Hà Nội.
Nơi xuất bản, kết thúc là dấu chấm (.)
3.2. Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên kỷ yếu khoa học
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài báo”, tên tạp chí, số phát hành, khoảng
trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
Ví dụ: Lê Xuân Hà (2009), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính sách
cho năm 2011”, Tạp chí Y, số 150, tr. 7-13.
Thành phần thông tin
Giải thích
Lê Xuân Hà
Tên tác giả
(2009),

Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu
phẩy (,)
“Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010
Tên bài viết đặt trong 2 dấu phẩy đơn, tiếp sau là
và khuyến nghị chính sách cho năm 2011” dấu phẩy (,) , chữ đầu tiên viết hoa
Tạp chí Y,
Tên tạp chí in nghiêng, tiếp sau là dấu phẩy (,)
số 150,
Số phát hành của tạp chí, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí,
tr. 7-13.
kết thúc bằng dấu chấm.
3.3. Quy chuẩn trình bày tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm/tài liệu điện tử, tên tổ chức xuất
bản, ngày tháng năm truy cập, <liên kết đến ấn phẩm/tài liệu>.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tăng trưởng bền vững, Tạp chí Y, truy cập ngày 04 tháng 11 năm
2010, />

Thành phần thông tin
Nguyễn Văn A
(2010),
Tăng trưởng bền vững,
Tạp chí Y,
truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2010,
< />
Giải thích
Tên tác giả
Năm xuất bản trong ngoặc đơn, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Tên bài viết in nghiêng, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Tổ chức xuất bản, tiếp sau là dấu phẩy (,)

ngày tháng năm truy cập, tiếp sau là dấu phẩy (,)
Liên kết đến bài viết trên website, kết thúc bằng dấu
chấm.

3.4. Quy chuẩn trình bày một số tài liệu tham khảo đặc biệt
Loại tài liệu
Ví dụ
Quy chuẩn trình bày
tham khảo
(thông tin chỉ có tính minh họa)
Bài viết xuất
Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài Nguyễn Văn A (2010), ‘Sinh viên nghiên
bản trong ấn
viết’, tên ấn phẩm hội thảo/ cứu khoa học: những vấn đề đặt ra’, Kỷ
phẩm kỷ yếu
hội nghị, tên nhà xuất bản, nơi yếu Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học
hội thảo, hội
xuất bản, trang trích dẫn.
và công nghệ giai đoạn 2006-2010, Nhà
nghị.
xuất bản ABC, Hà Nội, tr. 177-184.
Bài tham luận Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài Nguyễn Văn A (2010), ‘Mục tiêu phát
trình bày tại
tham luận’, tham luận trình triển của Việt Nam trong thập niên tới và
hội thảo, hội
bày/báo cáo tại hội thảo/hội trong giai đoạn xa hơn’, tham luận trình
nghị mà không nghị..(tên hội thảo/hội nghị), bày tại hội thảo Phát triển bền vững, Đại
xuất bản.
đơn vị tổ chức, ngày tháng diễn học ABN, ngày 2-5 tháng 7.
ra hội thảo/hội nghị.

Bài viết trên
Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài Nguyễn Văn A (2010), ‘Vĩnh Phúc phát
báo in
báo’, tên báo số/ ngày tháng, triển công nghiệp có lợi thế cạnh tranh’,
trang chứa nội dung bài báo.
Nhân dân số 154 ngày 23 tháng 10, trang
7.
Bài viết trên
Họ tên tác giả (năm xuất bản), Nguyễn Văn A (2010), ‘Tăng trưởng tín
báo điện
‘tên ấn bài báo’, tên tổ chức dụng gần lấp đầy chỉ tiêu’, Báo điện tử
tử/trang thông xuất bản, ngày tháng năm truy Thời báo Kinh tế Việt Nam Vneconomy,
tin điện tử.
cập, báo trên website>.
< />Báo cáo của
Tên tổ chức là tác giả báo cáo Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
các tổ chức
(năm báo cáo), tên báo cáo, mô (2009), Báo cáo hoạt động nghiên cứu
tả báo cáo (nếu cần), địa danh khoa học 2008, Hà Nội.
ban hành báo cáo.
Văn bản pháp Loại văn bản, số hiệu văn bản, Thông tư số 44 /2007/BTC hướng dẫn
luật
tên đầy đủ văn bản, cơ quan/tổ định mức xây dựng và phân bổ dự toán
chức/người có thẩm quyền ban kinh phí đối với dự án khoa học và công
hành, ngày ban hành.
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ
Tài chính ban hành ngày 07 tháng 5 năm
2007.
Các công trình Họ tên tác giả (năm viết công Nguyễn Văn A (2006), Quan hệ giữa lạm

chưa được
trình), tên công trình, công phát và thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản
xuất bản
trình/tài liệu chưa xuất bản đã đã được sự đồng ý của tác giả, Khoa kinh
được sự đồng ý của tác giả, tế học - Đại học Kinh tế quốc dân.
nguồn cung cấp tài liệu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.
2.
3.
4.

Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng,
98(1), tr. 10-16.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996)
phát triển lúa lai, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến –
Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt
độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa hoc kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam, Hà Nội


23. Võ Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh COPD, Luận án Tiến sĩ Y khoa,
trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

28. Anderson J. E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”, American
Econimic Rivew, 75(1), pp. 178-90.
29. Borkakati R. P., Virmani S. S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility in
Rice, Euphytical 88, pp. 1-7.
30. Buolding K. E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
31. Burton G. W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (pennisetum glaucum L.)”,
Agronomic Journal, 50, pp. 230-231.
32. Central Statistical Oraganisation (1955), Statistical Year Book, Beijing.
33. FAO (1971), Agricultural Commondity Projections (1970-1980), Vol. II. Rome.
34. Institute of Econonmics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households in
Viet nam, Department of Economics, Economic Research Report, Ha Noi.




×