Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

8 Su phat trin cua cac hinh thai kinh te xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.85 KB, 4 trang )

Câu 8: sự phát triển của các hình thái KT-XH là quá trình ls tự nhiên? Ý
nghĩa đối với việc bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN lên CNXH ở nước ta?
1. Khái niệm hình thái KT-XH:
- Hình thái KT-XH là khái niệm dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn lịch sử
cụ thể với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng (phù hợp) với một trình độ nhất
định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây
dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
- Cấu trúc của hình thác KT - XH: LLSX, QHSX, KTTT.
+ Lực lượng sản xuất: Biểu thị mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên,
nó thể hiện năng lực của con người trong việc chinh phục giới tự nhiên. Nó bao
gồm: con người; tư liệu lao động (đối tượng, công cụ và phương tiện lao động).
Ngày nay KHCN cũng trờ thành LLSX (nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi
trong sản xuất; là nhân tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất; thâm nhập
vào yếu tố cùa LLSX, đem lại sự thay đổi về chất của các yế tố này; ngày càng
được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, làm cho quá trình sản xuất là quá trình ứng
dụng, áp dụng KHKT). Trong LLSX yếu tố con người là quan trọng nhất, yếu tố
công cụ lao động là động nhất.
+ QHSX: Quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất vật
chất; nó là hình thức của phương thức sản xuất, là cơ sở kinh tế, cơ sở sâu xa của
đời sống tinh thần. QHSX gồm: Quan hệ sở hữu TLSX; tổ chức, quản lý SX; quan
hệ phân phối sản phẩm (QH sở hữu quyết định các quan hệ khác). QHSX tồn tại
khách quan;
+ Kiến trúc thượng tầng: Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật,
triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế tương ứng như nhà
nhà nước, đảng phái, giáo hội và các đoàn thể được hình thành trên một cơ sở hạ
tầng nhất định.
- Các HTKT - XH đã có trong lịch sử qua các chế độ xã hội khác nhau là
những nấc thang kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của nhân loại như một quá
trình phát triển lịch sử tự nhiên. Không phải tất cả các quốc gia dân tộc đều tuần tự
trải qua tất cả các nấc thang của quá trình phát triển xã hội nói trên. Trong những
hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định của thời đại, có những


quốc gia dân tộc có thể bỏ qua một hoặc hai nấc thang của quá trình phát triển xã
hội để tiến thẳng lên một hình thái cao hơn.
2. Sự phát triển của các hình thái KT-XH là quá trình ls tự nhiên?
- Thế nào là quá trình lịch sử - tự nhiên: đó chính là xu hướng phát triển
theo quy luật vốn có của nó, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
- Sự phát triển của hình thái KT-XH là quá trình lịch sử - tự nhiên vì:
+ Mang tính khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan;
1


+ Mang tính quy luật: QHSX phù hợp với trình độ LLSX; CSHT quy định
KTTT, đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp.
+ Mang tính lịch sử: Vận động trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định; tính
kế thừa, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; thông qua hoạt động
của con người.
- Theo CN Mác, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc thay
đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội, thay đổi
một chế độ xã hội mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, Mác đi
đến kết luận: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng
với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Và tiến bộ
xã hội chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là
sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn,
tiến bộ hơn. Mác khẳng định: “tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Như vậy quá trình này diễn ra một cách
khách quan, tuân theo nững quy luật vốn có của nó (QHSX phù hợp với tinh chất,
trình độ của LLSX; CSHT quy định KTTT; đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai
cấp), không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; đi từ thấp đến cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện, từ cộng sản nguyên thuỷ lên phong kiến, TBCN và
CNCS, vì vậy nó là quá trình lịch sử tự nhiên.
- Mặc dù khẳng định quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã

hội là tiến trình bị quy định bởi các quy luật khách quan, nhưng Mác cũng luôn
luôn cho rằng, con người “có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”. Điều
đó có nghĩa là, trong quan niệm của Mác đã hàm chứa tư tưởng: quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những có thể diễn ra bằng con đường phát
triển tuần tự từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác, mà
còn có thể diễn ra bằng con đường bỏ qua một giai đoạn phát triển nào đó, một
hình thái kinh tế - xã hội nào đó trong những điều kiện và hoàn cảnh khách quan
cụ thể nhất định.
- Nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của xã hội là do sự phát
triển của LLSX.
“ Chỉ có đem những quan hệ xã hội vào những QHSX và đem qui những
QHSX vào trình độ của LLSX thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để
quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử
tự nhiên”V.I. Lênin toàn tập.
- Qui luật chung của nhân loại đi từ thấp đến cao. Song mỗi dân tộc đều có
thể bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên, chính trị, truyền thống, văn hóa và điều
kiện Quốc tế… do đó có những dân tộc có thể “bỏ qua” một số hình thái kinh tế-xã
hội nào đó. Song sự”bỏ qua” đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên
chứ không theo ý muốn chủ quan.
2


- Học thuyết hình thái kinh tế -xã hội ra đời là một cuộc cách mạng trong
toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra cho thấy động lực của lịch sử nằm
ngay trong hoạt động thực tiễn vật chất của con người dưới tác động của các quy
luật khách quan.
- Học thuyết này đã khắc phục được quan điểm duy tâm trừu tượng, vô căn
cứ về xã hội.
- Học thuyết này là cơ sở khách quan cho đường lối cách mạng của các đảng
cộng sản trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng cộng sản chủ nghĩa- nó là cơ sở
phương pháp luận của các khoa học xã hội và là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về

xã hội.
Ngày nay, trước thực tiễn lịch sử của nhân loại có nhiều bổ sung và phát triển
mới, song cơ sở của học thuyết vẫn còn nguyên giá trị.
3. Ý nghĩa đối với việc bỏ qua chế độ phát triển TBCN lên CNXH ở
nước ta?
- Tại sao có thể bỏ quan: Sự phát triển trong tự nhiên có tuần tự và nhảy
vọt, do đó trong xã hội - một bộ phận đặc biệt, một hình thức cao nhất của tự nhiện
thì cũng có sự tuần tự và nhảy vọt (rút ngắn); quy luật kế thừa trong lịch sử cho
phép trong sự giao lưu, hợp tác; một số nước đi sau trong những điều kiện nhất
định có thể rút ngắn tiến trình lịch sử mà không phải lặp lại tuần tự quy trình nhân
loại đã trải qua.
Lênin cho rằng: Tính quy luật chung của sự phát triển lịch sử thế giới không
loại trừ mà trái lại còn bao hàm một số giai đoạn phát triển đặc thù về hình thức
cũng như trật tự và chỉ có bỏ qua, rút ngắn một cách bất chấp quy luật thì mới
không phải là quá trình lịch sử tự nhiên.
- Việc bỏ qua ở đây là: “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và
KTTT TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa các thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
chế độ TBCN, đặc biệt là KHCN, để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế
hiện đại”
- Các điều kiện bỏ qua:
+ Yếu tố thời đại;
+ Chính trị: Định hướng XHCN; Đảng lãnh đạo...
+ Tìm cách phát triển LLSX: Kế thừa...phát huy...đào tạo;
- QHSX: Đa dạng...xây dựng nền KT nhiều thành phần; đa dạng trong phân
phối (lao động, vốn, phúc lợi xã hội, an sinh xã hội)
- KTTT: Nhà nước pháp quyền XHCN.

3



.Việc lựa chon con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ phát triển
TBCN như là một quá trình lịch sử tự nhiên:
Con đường tiến lên CNXH là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện
cụ thể ở nước ta.Việt nam chưa qua giai đoạn phát triển TBCN song với ĐK lịch sử
nhất định có thể quá độ lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN, điều đó
hoàn toàn phù hợp với qui luật lịch sử tự nhiên.
- Trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, luận cương đầu tiên của
Đảng ta khảng định “con đường của cách mạng VN nhất định phải đi tới CNXH bỏ
qua thời kỳ TBCN”
- Qua các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập, đảng ta luôn khảng định chân
lý: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là con đường tất yếu khách quan phù hợp
với ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta”.
- Tại đại hội Đảng 9 tiếp tục khảng định “Con đường đi lên của nước ta là sự
phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN”
Để thực hiện thành công sự nghiệp XD CNXH trong điều kiện bỏ qua chế độ
TBCN, phải tạo ra sự biến đổi về chất của XH trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp
rất khó khăn, phức tạp, do đó phải trải qua 1 thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng
đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, XH có tính chất quá độ.

4



×