Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC CHO NGUỒN NHÂN LỰC
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN QUỲNH TRANG

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC CHO NGUỒN NHÂN LỰC
VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106


Họ và tên học viên: Nguyễn Quỳnh Trang
Ngƣời hƣớng dẫn: GS,TS Hoàng Văn Châu

Hà Nội - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập chưa từng được
công bố. Các số liệu được thu thập từ nguồn tài liệu chính thống từ các cá nhân, đơn
vị và tổ chức trong nước. Nếu sai, học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên

Nguyễn Quỳnh Trang


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH - BIỂU ................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ...................6
1.1. Quá trình và mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN ............6
1.1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN ............................6

1.1.2. Mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN .............................8
1.2. Lộ trình, kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế
ASEAN.............................................................................................................12
1.2.1. Lộ trình hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN ........................12
1.2.2. Nội dung thực hiện nhằm hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế
ASEAN.........................................................................................................13
1.3. Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN tới sự phát
triển và hội nhập kinh tế Việt Nam...............................................................16
1.3.1. Tác động tích cực ..............................................................................16
1.3.2. Tác động tiêu cực ..............................................................................21
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN & CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN
LỰC VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ...........26
2.1. Quy định về nguồn nhân lực trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .........26
2.1.1. Giới thiệu ...........................................................................................26
2.1.2. Phạm vi áp dụng................................................................................26
2.1.2. Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) ...................................27
2.1.3. Các hành động thúc đẩy sự di chuyển tự do của nguồn nhân lực có
kỹ năng ........................................................................................................30


iii

2.2. Ảnh hƣởng của quy định về nguồn nhân lực trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN đối với Việt Nam ..............................................................................31
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực ..........................................................................31
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực ..........................................................................33
2.3. Cơ hội khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN với nguồn nhân lực
Việt Nam ..........................................................................................................35
2.3.1 Tham gia sâu rộng hơn vào sự phân công hợp tác lao động quốc tế

và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ..................................................35
2.3.2. Tạo thêm các cơ hội việc làm cho người lao động. .........................36
2.3.3. Tạo thêm nguồn lực vật chất cho phát triển nguồn nhân lực. .......37
2.3.4. Hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách lao động ......................37
2.4. Thách thức khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN với nguồn nhân
lực Việt Nam ...................................................................................................38
2.4.1. Áp lực về việc làm cho người lao động. ...........................................38
2.4.2. Cạnh tranh về nguồn nhân lực trình độ cao ngày càng gay gắt. ...39
2.4.3. Yêu cầu về ngoại ngữ, tin học và văn hóa ứng xử công nghiệp, hiểu
biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… ......................................................40
2.4.4. Thách thức khác đối với thị trường Việt Nam.................................41
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ..........................................44
3.1. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam trong so sánh với các nƣớc
ASEAN.............................................................................................................44
3.1.1. Cơ cấu “dân số vàng” .......................................................................44
3.1.2.Trình độ văn hóa – chuyên môn kỹ thuật .........................................45
3.1.3. Năng lực phẩm chất – kỹ năng làm việc ..........................................49
3.1.4. Tỷ lệ thất nghiệp ................................................................................52
3.1.5. Đánh giá, so sánh nguồn nhân lực Việt Nam với các nước trong
khu vực ........................................................................................................53
3.2. Quan điểm, định hƣớng về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam khi
tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. ...........................................................60


iv

3.2.1. Quan điểm .........................................................................................61
3.2.2. Định hướng .......................................................................................62
3.3. Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam

khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. ....................................................67
3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề ........................67
3.3.2. Giải pháp đổi mới chính sách sử dụng nhân lực ............................71
3.3.3. Giải pháp tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế .............................73
3.3.4. Giải pháp nâng cao năng suất lao động ..........................................75
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ ........................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................85
PHỤ LỤC .................................................................................................................88


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu của Việt Nam với
một số nước trong khu vực 2016-2017 .....................................................................23
Bảng 2.1: Đánh giá yếu điểm của 500 sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội .............................................................................................................................40
Bảng 3.1: Quy mô, cơ cấu của lao động Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật ......................................................................................................................46
Bảng 3.2: Quy mô, cơ cấu lao động trình độ cao theo nhóm nghề năm 2012 ..........48
Bảng 3.3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài theo các nhóm đối tượng
...................................................................................................................................50
Bảng 3.4: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học, đào tạo nhân lực của lao
động Việt Nam so với một số nước trong khu vực ...................................................54
Bảng 3.5: Tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo từ bậc đại học của một số nước
ASEAN 2010-2012 ...................................................................................................55
Bảng 3.6: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh về chỉ số về sáng kiến, sáng tạo của lao động
Việt Nam so với một số nước trong khu vực 2016 - 2017 ........................................57
Bảng 3.7: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh về chỉ số về sáng kiến, sáng tạo của lao động

Việt Nam so với một số nước trong khu vực 2014 - 2015 ........................................57
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020...............66
Bảng 3.9: Đánh giá sự cần thiết của những việc phải chuẩn bị khi ..........................79
Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời ............................................................................79


vi

DANH MỤC HÌNH - BIỂU
Hình 2.1: Cơ hội khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN với nguồn nhân lực Việt
Nam ...........................................................................................................................35
Biểu đồ 3.1: Quy mô, cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi ....................................44
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp lao động Việt Nam theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật năm 2012 ..........................................................................................................52
Biểu đồ 3.3: Đánh giá khó khăn trong tuyển dụng lao động Việt Nam ....................59


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ACIA
AEC
AFAS

Tiếng Anh

Tiếng Việt


ASEAN Comprehensive

Hiệp định đầu tư toàn diện

Investment Agreement

ASEAN

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN Framework

Hiệp định khung ASEAN về

Agreement on Services

Dịch vụ
Khu vực mậu dịch tự do

AFTA

ASEAN Free Trade Area

AIA

ASEAN Investment Area


Khu vực đầu tư ASEAN

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

ASW

ASEAN Single Window

Cơ chế một cửa ASEAN

ATIGA

ASEAN Trade In Goods
Agreement

Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN

AUN

ASEAN University Network

Mạng lưới đại học ASEAN


EU

European Union

Liên minh Châu ÂU

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Association

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

tổng sản phẩm quốc nội

MRA

Mutual Recognition
Arrangements

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau


SME

Small and medium enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

USD

United State Dollars

Đồng đô la Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

ASEAN

TCTK

Tổng cục Thống kê


LĐ-TBXH

Bộ Lao động – Thương binh xã
hội


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức cho nguồn
nhân lực Việt Nam” được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Cộng
đồng kinh tế ASEAN nhằm mục đích hệ thống hóa các vấn đề nhân lực Việt Nam
trong thời hội nhập, phân tích các thực trạng của việc gia nhập này đối với nhân lực
Việt Nam và phân tích để tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
cho lao động Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là thu thập
dữ liệu, thống kê, quan sát, phân tích và đánh giá. Từ đó, bố cục luận văn được chia
thành ba phần chặt chẽ.
Chương 1 tóm tắt tổng quan về Cộng đồng kinh tế ASEAN trong nhiều khía
cạnh, đặc biệt là những tác động tích cực và tiêu cực đến Việt Nam. Về mặt tích cực,
sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN là động lực phát triển kinh tế Việt Nam;
thúc đẩy quá trình cải cách, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; góp phần cải thiện và nâng
cao năng lực cạnh tranh; tác động đối với việc lựa chọn chiến lược phát triển cân
đối giữa các vùng miền nhằm giảm bất bình đẳng giữa các tầng lớp, chú trọng bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên,
sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng mang đến không ít những tác động
tiêu cực cho lao động Việt Nam, đó là: tạo ra những áp lực từ việc thực thi những
cải cách; nguy cơ tụt hậu về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có thể tăng
lên và các doanh nghiệp Việt Nam có thể rơi vào thế bất lợi, tác động đến chênh
lệch phát triển và an ninh kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Chương 2 nghiên cứu những quy định về nguồn nhân lực trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN & Cơ hội, thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam khi tham
gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. Cộng đồng kinh tế ASEAN là nơi có sự di chuyển
tự do của các lao động có kỹ năng, chuyên gia, doanh nhân các nước trong khu vực
ASEAN. Cộng đồng cũng ban hành nhiều thỏa ước giữa các quốc gia về công nhận
lao động và nhiều chính sách khác nhau tạo điều kiện mở rộng hợp tác các bên. Các
chính sách đó mang đến cho nguồn nhân lực Việt Nam nhiều cơ hội như giúp nguồn


ix

nhân lực Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào sự phân công hợp tác lao
động quốc tế và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn lực vật
chất cho phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại các thách thức đối
với lao động, chủ yếu xuất phát từ chất lượng nhân lực Việt nam còn yếu kém so
với các nước trong khu vực và trên thế giới
Từ phân tích thực trạng và bối cảnh đó, luận văn đề xuất một số giải pháp
cho nguồn nhân lực trong chương 3. Người viết đề xuất các giải pháp chủ động liên
quan đến việc chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ
cấu đáp ứng được yêu cầu của các vị trí cần tuyển, giúp người sử dụng lao động có
thể tuyển được lao động trong nước chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế, ...
Hội nhập là xu thế tất yếu trong xã hội ngày nay. Đặc biệt trong bối cảnh
cạnh tranh toàn cầu khi nhân lực là yếu tố sống còn cho thành, bại của mỗi doanh
nghiệp, mỗi tổ chức hay một đất nước. Sự giao thoa trên nhiều mặt của xã hội đặc
biệt khi lao động và thuê lao động pha trộn đa dạng nhiều nền văn hóa thúc đẩy sự
tiến bộ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Luận văn tập trung phân tích các khía
cạnh cơ hội và thách thức từ thu thập các đánh giá, phân tích từ nhiều chuyên gia và
nghiên cứu, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cảnh.



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Ngày nay toàn cầu hóa đang là một xu thế chung được tất cả các quốc gia
trên thế giới quan tâm. Toàn cầu hóa giúp cho thị trường ngày càng mở rộng hơn,
khoảng cách và rào cản giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp lại. Chính vì vậy, sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn hơn đòi hỏi các quốc gia có sự
gắn kết để cùng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: an ninh, kinh tế, văn
hóa, xã hội,… dựa vào đó các quốc gia sẽ có hội tìm kiếm và phát triển nguồn lực
trong nước, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - xã hội một cách hiệu quả hơn.
ASEAN là một trong những hình mẫu khu vực hợp tác thành công trên thế
giới. Sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là sự tiếp nối của AFTA
nhằm tiến tới một mức độ hội nhập kinh tế cao hơn trong sự phát triển không ngừng
của khối.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của hội nhập và tiếp nối các chương trình hợp
tác kinh tế trong khối ASEAN, vào năm 2003, các quốc gia thành viên trong khối
ASEAN đã bắt đầu ý tưởng thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và đến cuối năm
2015 hoàn thành xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN hoàn chỉnh. Cộng đồng
kinh tế ASEAN được đặc trưng bằng một thị trường duy nhất, một cơ sở sản xuất
chung với sự tự do di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn đầu tư, cũng như sự
di chuyển tự do của các lực lượng lao động có kỹ năng, doanh nhân, chuyên gia.
Sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN tác động đến toàn bộ nền kinh tế
Việt Nam và đặc biệt cũng tác động lớn đến thị trường lao động Việt Nam. Cộng
đồng kinh tế ASEAN mang lại nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam nhưng bên cạnh
đó cũng đưa ra không ít thách thức cho lao động Việt Nam, đặc biệt là khi chất
lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, tính đến thời
điểm 1/10/2013 lực lượng lao động trên 15 tuổi của Việt Nam là 53.856 nghìn

người, nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 18,19%, nếu so sánh tỷ
lệ này với các nước trong khu vực thì thấp hơn từ 2,5-3 lần. Ngân hàng thế giới


2

World Bank đánh giá lao động Việt Nam 3,79/10 điểm xếp thứ 11/12 nước được
xếp hạng. Vì vậy trước việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, nơi mà có sự di
chuyển tự do lực lượng lao động có kỹ năng, doanh nhân, chuyên gia, Việt Nam
càng cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cạnh tranh với lao động
trong khu vực và trên thế giới.
Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam
trước thực tế thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN là rất quan trọng, bài nghiên cứu
này giúp cho lao động Việt Nam nắm bắt cơ hội và đương đầu thách thức khi liên
minh này ra đời. Dó đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Cộng đồng kinh tế
ASEAN: Cơ hội và thách thức cho nguồn nhân lực Việt Nam” để làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về Cộng đồng kinh tế ASEAN và chất lượng nguồn nhân lực đã và
đang được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài
này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình khoa học của các nhà khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau. Những công
trình nghiên cứu liên quan đến Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động của Cộng
đồng kinh tế ASEAN đến lao động Việt Nam:
Ấn phẩm “Labour and Social Trends in ASEAN 2010” xuất bản bởi
International Labour Organization. Báo cáo này cung cấp phân tích các xu hướng
chính trong việc làm và các điều kiện xã hội trong khu vực ASEAN kể từ khi cuộc
khủng hoảng tài chính – kinh tế - việc làm toàn cầu; đồng thời xem xét để phản ánh
các chính sách quốc gia và xác định các bài học kinh nghiệm cho giai đoạn hậu
khủng hoảng. Báo cáo cũng xem xét các cơ hội chính sách và những thách thức

trong việc duy trì phục hồi và thúc đẩy các con đường tăng trưởng cân bằng và toàn
phát triển toàn diện, bao gồm trong các lĩnh vực nâng cao năng lực cạnh tranh và
năng suất, thúc đẩy phát triển kỹ năng, giải quyết các vấn đề liên quan đến di cư lao
động, chuẩn bị cho tăng trưởng xanh và tăng cường đối thoại xã hội.


3

Ấn phẩm “Sách hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới AEC vào năm
2015” xuất bản bởi ASEAN 25/11/2013. Cung cấp địa chỉ các cơ quan, các nhà
hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, để trao
đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách và sáng kiến nhằm tăng cường sự
tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến nguồn vốn, thị trường và quốc tế hóa.
Ngoài ra, sách hướng dẫn còn cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
phòng thương mại công nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp những thông điệp quan
trọng, ý nghĩa và lợi ích của các biện pháp, các quy chuẩn, quy định hoặc thỏa thuận
được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế
ASEAN.
Sách “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình”, tác giả
Nguyễn Hồng Sơn chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội 2009. Được xuất bản
nhằm mục đích đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả tham gia vào AEC
của Việt Nam trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung và lộ trình thực hiện AEC
cũng như sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế của
ASEAN. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình” (do PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn làm chủ
nhiệm) thuộc Chương trình cấp bộ: “Cộng đồng ASEAN: Cơ sở hình thành, triển
vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực” (do PGS.TS Lê Bộ Lĩnh
làm chủ nhiệm), Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
là cơ quan chủ trì. Với những nội dung mà cuốn sách chuyển tải, việc nghiên cứu
sâu hơn về AEC sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tìm ra biện

pháp nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN nói riêng và hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung, nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiếu hóa
những tác động tiêu cực do quá trình này đem lại, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sách “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế” Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia. Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực
lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc gia. Việt Nam có lợi thế


4

về nguồn nhân lực dồi dào vì lực lượng trong độ tuổi lao động khá lớn lại rất cần cù,
thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học – công nghệ
mới. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá chưa đáp ứng
yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Cuốn sách mong muốn
cung cấp thêm nhiều thông tin về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đến với bạn đọc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội và vượt
qua thách thức, giúp phát triển nguồn nhân lực khi Cộng đồng kinh tế ASEAN
chính thức đi vào hoạt động.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận văn tốt nghiệp này là:
 Hệ thống hóa các vấn đề về Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động
của AEC đến Việt Nam và nguồn nhân lực Việt Nam;
 Phân tích quy định về nguồn nhân lực trong AEC, và đưa ra cơ hội và
thách thức của sự hình thành AEC với nguồn nhân lực Việt Nam;
 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp Việt Nam tận dụng tốt cơ hội &
vượt qua thách thức, và phát triển nguồn nhân lực khi hình thành AEC.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động từ sự hình thành Cộng
đồng kinh tế ASEAN với nguồn nhân lực Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu chủ yếu của luận văn là kể từ năm 2007 khi Việt Nam
chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và đưa ra những giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh cho lao động Việt Nam tiến tới sự hình thành Cộng
đồng kinh tế ASEAN từ nay cho đến năm 2020.


5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
-

Phương pháp thống kê và phương pháp đối chiếu – so sánh: dùng các công

cụ thống kê để tập hợp tài liệu xuất bản ở trong và ngoài nước, số liệu; sau đó so
sánh, đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
-

Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ những thông tin và số liệu thu thập

được, cộng với tình hình thực tế trên thị trường đưa ra những phân tích, nhận định,
đánh giá.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu và hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phụ lục… nội dung chính của đề tài được kết

cấu làm ba chương:
 Chương 1: Tổng quan về Cộng đồng kinh tế ASEAN.
 Chương 2: Quy định về nguồn nhân lực trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
& Cơ hội, thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia Cộng đồng
kinh tế ASEAN
 Chương 3: Một số giải pháp cho nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia
Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến GS,TS. Hoàng Văn Châu đã
luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn để tác giả
có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để
thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng với sự hạn chế nhất định về
kiến thức, thời gian, và tài liệu tham khảo nên đề tài nghiên cứu không thế tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô và
các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN
1.1. Quá trình và mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
1.1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN là một khu vực kinh tế năng động có:
 Diện tích: 4.435.670 km2;
 Dân số: 598.498.000 người;
 GDP: 1.850.855 triệu USD;
 Tổng giá trị thương mại: 2.042.788 triệu USD;
 Tổng giá trị đầu tư: 74.081 triệu USD;
 Các đối tác thương mại chính: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn

Quốc, Ấn Độ…
Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) là một
khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN đã được thành lập vào
ngày 31/12/2015 khi bản tuyên bố thành lập có hiệu lực. Cộng đồng kinh tế
ASEAN là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN, bao gồm Cộng
đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn
hóa - Xã hội (ASCC). Các mốc quan trọng hình thành AEC đó là:
Năm 1992, khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong
Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác kinh tế ASEAN ký tại Singapore. Hiệp định
này nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác các lĩnh vực thương mại, công nghiệp,
năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm
nghiệp, giao thông và truyền thộng. Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết sau, sau đó được thay thế bởi Hiệp định về
Thuong mại Hàng hóa ASEAN 2010.
Năm 1995, Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN được ký kết.


7

Năm 1998, Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó được thay
thế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN 2012.
Tháng 10/2003, tại Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ IX (Bali, Indonesia)
các nguyên thủ quốc gia khu vực đã nhất trí thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) vào
năm 2020 dựa trên kế hoạch kết nối 12 lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN đã có lợi thế
cạnh tranh bao gồm: nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, cao su, ôtô,
giày dép, du lịch, vận tải hàng không và logistics.
Năm 2006, tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, Kế hoạch
tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được đưa ra với các mục tiêu và lộ
trình cụ thể cho việc thực hiện AEC.
Trong bối cảnh quốc tế, khu vực thay đổi nhanh chóng, tháng 1/2007, Hội

nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ XII (Cebu, Philippines) đã nhất trí rút ngắn lộ
trình xây dựng AEC vào năm 2015 và đưa ra Kế hoạch Tổng thể AEC tháng 1/2008
tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ XIII (Singapore) nhằm hiện thực hóa
AEC vào năm 2015.
Ngày 22/11/2015, Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh
đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC.
Ngày 31/12/2015, AEC chứng thức ra đời.
Theo kế hoạch, từ năm 2015, AEC sẽ là một thị trường chung, một không gian
sản xuất thống nhất. Thị trường ấy sẽ phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN
để từng bước xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới,
đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia ASEAN.
Hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu
chuyển trong ASEAN mà không chịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào.
AEC có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp ASEAN, đóng góp vào
việc xây dựng năng lực cạnh tranh của ASEAN với thế giới, từ đó góp phần giảm
khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách phát triển và thúc đẩy ổn định xã hội.


8

Cộng đồng kinh tế ASEAN là sự kế thừa và phát triển những cơ chế liên kết
hiện có của ASEAN như Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định khung ASEAN về dịch vụ, về hợp tác công nghiệp ASEAN,… để nhằm mục
đích xây dựng ASEAN trở thành một thị trường cơ sở sản xuất thống nhất. Như vậy,
AEC là một mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế
liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do dịch
chuyển lao động, và di chuyển vốn tự do hơn. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh lý
thuyết kinh tế quốc tế thì AEC sẽ không thuộc bất cứ hình thức hội nhập kinh tế khu
vực nào. Các cam kết về nội dung thực hiện AEC vượt lên trên nội dung của một
FTA về thương mại nội khối được tự do nhưng lại không đủ lớn để trở thành một

liên minh thuế quan hay thị trường chung khi mà các nước không có thực hiện một
chính sách ngoại thương chung. Do đó, AEC được xem như là một FTA cộng với
khu vực mậu dịch tự do có thêm sự tự do di chuyển các yếu tố sản xuất.
1.1.2. Mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
Cộng đồng ASEAN bao gồm: Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng
đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) , trong đó Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) được coi là quan trọng nhất, sự phát triển của AEC sẽ là tiền
đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại.
Kế hoạch Tổng thể AEC1 đặt ra mục tiêu sẽ làm thay đổi ASEAN thành một
thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao,
một khu vực phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn
cầu. Kế hoạch nói trên đã quy định cụ thể các biện pháp nhằm thực hiện bốn trụ cột
của AEC, phản ánh một cách khái quát mô hình AEC vào năm 2015.

1

Kế hoạch tổng thể AEC được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN-13 (Singapore, 11/2007) với
các phụ lục kèm theo gồm: (i) Kế hoạch Tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) và (ii) Lộ trình Chiến lược
Xây dựng AEC (Strategic Schedule for AEC)


9

Sơ đồ 1: Cộng đồng kinh tế ASEAN
Nguồn:

1.1.2.1. Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Việc hiện thực hoá cộng đồng kinh tế ASEAN đang dần biến ASEAN thành
một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của ASEAN. Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất theo Kế hoạch

Tổng thể AEC bao gồm 5 nhân tố hạt nhân, đó là: (i) Dòng hàng hóa tự do; (ii)
Dòng dịch vụ tự do; (iii) Dòng đầu tư tự do; (iv) Dòng vốn di chuyển tự do hơn; (v)
Dòng tự do của lao động có kỹ năng, các doanh nhân, chuyên gia.
Thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất sẽ góp phần giúp nền kinh tế các nước
ASEAN liên kết với nhau một cách chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức
cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một thực thể kinh tế thống nhất.


10

Hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ. Các nhà đầu tư
ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực. Các chuyên gia
và lao động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực. Những thủ tục
hải quan và thương mại khi đã được tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ góp
phần làm giảm chi phí giao dịch.
Một thị trường hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển mạng
lưới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung
tâm sản xuất toàn cầu đáp ứng nhu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công
nghiệp ưu tiên tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng
đường hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao
su, dệt may và thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistic
khác…
1.1.2.2. Một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh
Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế
có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này đã, đang
và sẽ ưu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng,
quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thương mại
điện tử.
ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban

hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN
và hiệu qủa kinh tế khu vực ngày càng cao.
1.1.2.3. Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều
Một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất là điều kiện, nền tảng để nâng cao
năng lực sản xuất, tính hiệu quả của các nước thành viên và toàn khu vực, thông qua
sự lợi thế hóa phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn
nhân lực và công nghệ. Những động lực này để lấp đầy khoảng cách giữa các quốc
gia thành viên ASEAN, thúc đẩy hội nhập kinh tế của Campuchia, Lào, Myanmar


11

và Việt Nam giúp các nước chậm phát triển cải thiện và nâng cao thu nhập, thu hẹp
chênh lệch phát triển với các nước thành viên phát triển.
Hơn nữa, một Cộng đồng kinh tế ASEAN có tính cạnh tranh cao cũng hỗ trợ
đắc lực cho các nước thành viên nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bắt kịp
trình độ phát triển chung của khu vực. Thu hẹp khoảng cách phát triển là tiền đề để
ASEAN có thể hiện thực hóa mục tiêu tạo ra một thị trường, một cơ sở sản xuất
thống nhất, giúp cho các nước thành viên có thể liên kết kinh tế sâu rộng và thụ
hưởng một cách công bằng thành quả mà hội nhập mang lại. Đồng thời, việc tạo ra
một khu vực phát triển kinh tế đồng đều cũng chính là góp phần tạo ra một khu vực
có tính cạnh tranh cao, bởi vì, sự phát triển kinh tế đồng đều trong khu vực góp
phần nâng cao năng lực của khu vực nói chung, các nước thành viên nói riêng về
sức mạnh kinh tế, thể chế hội nhập. Theo đó, một khu vực phát triển kinh tế đồng
đều vừa là mục tiêu vừa là đặc trưng quan trọng mà Cộng đồng kinh tế ASEAN
hướng tới.
1.1.2.4. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể
nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn cầu hóa ngày càng cao.
Do đó, không chỉ dừng lại ở Cộng đồng kinh tế ASEAN mà ASEAN còn phải xem

xét tất cả các quy định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, như
chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất.
Đây là động lực chính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị
trường toàn cầu, đạt được mục đích sản xuất trở thành nơi cung ứng quan trọng cho
thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trường ASEAN có sức hấp dẫn với các
nhà đầu tư nước ngoài.
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào
mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp.
Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động
tham gia với các đối tác thương mại tự do FTA giữa ASEAN và đối tác kinh tế bên
ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.


12

Để có thể hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu một cách hiệu quả, trước hết
ASEAN phải tạo ra sự liên kết kinh tế bên trong thông qua quá trình tự do hóa nội
bộ khu vực như là một sự ưu tiên trước khi hướng tới quan hệ kinh tế với các đối
tác bên ngoài. Bên cạnh đó, đặc trưng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cũng đòi
hỏi các nước ASEAN phải tích cực tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
1.2. Lộ trình, kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế
ASEAN
1.2.1. Lộ trình hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN
 Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của
ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về
Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do
hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ năm 1996 – 2016: Các nước
ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 7 Gói cam kết
về dịch vụ tài chính và 9 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không.
 Tháng 2/ 2009, Hiệp định ATIGA và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN

(ACIA) được ký kết.
 Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp
định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992; ATIGA là
hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa
trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ
thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư
có liên quan. Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện
CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA.
 Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) có hiệu lực từ 29/3/2012
thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và
Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998), bao gồm 4 nội dung chính là Tự
do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư.
 Ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh, Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân
(MNP) được ký Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể các rào cản đối với việc di


13

chuyển tạm thời qua biên giới của các thể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN, là sự di chuyển của cá nhân từ nước này
qua nước khác để cung cấp một dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong ASEAN, phương thức cung cấp dịch vụ này ban đầu được đàm phán trong
khuôn khổ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (AFAS), nhưng sau đó được
tách riêng ra để đàm phán trong một Hiệp định riêng là Hiệp định ASEAN về Di
chuyển thể nhân (MNP) năm 2012. Ngoài ra, để tạo thuận lợi hơn cho sự di chuyển
của lao động có tay nghề giữa các nước ASEAN, các nước đã ký kết các Thỏa thuận
thừa nhận lẫn nhau trong mộtsố lĩnh vực ngành nghề nhằm công nhận lẫn nhau về
bằng cấp và trình độ của lao động có kỹ năng trong khu vực. Cho tới thời điểm
tháng 12/2015, các nước ASEAN đã ký 8 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA)
trong 8 lĩnh vực dịch vụ là: Kiến trúc, Tư vấn kỹ thuật, Điều dưỡng, Hành nghề y,

Nha sỹ, Du lịch, Kế toán kiểm toán, và Khảo sát.
Tại diễn đàn hội nhập Kinh tế khu vực tại các nước Đông Á2, Ban thư ký
ASEAN cho biết, tính đến hết tháng 5/2013, các nước ASEAN đã thực hiện được
77,8% số biện pháp đề ra trong Lộ trình tổng thể. Cả 12 lĩnh vực3 thuộc Cộng đồng
kinh tế ASEAN do các cơ quan chuyên ngành như tài chính, hải quan, giao thông vận tải, nông nghiệp, viễn thông, du lịch, khoa học-công nghệ, năng lượng-khoáng
sản, hợp tác tiểu vùng… triển khai đều đã đạt được các kết quả quan trọng. Các kết
quả nổi bật đó là thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về thương
mại dịch vụ ASEAN (AFAS), triển khai Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, hợp
tác giao thông - vận tải, thuận lợi hóa thương mại
1.2.2. Nội dung thực hiện nhằm hiện thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN
1.2.2.1. Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Các biện pháp chính mà ASEAN đã thực hiện để xây dựng một thị trường
chung và cơ sở sản xuất thống nhất bao gồm: dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi
2

Diễn đàn hội nhập Kinh tế khu vực tại các nước Đông Á được tổ chức bởi Tổ chức xúc tiến thương
mại Nhật Bản (JETRO) cùng với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ngày
12/7/2013 tại Hà Nội
3
12 lĩnh vực ưu tiên mà ASEAN đã có lợi thế cạnh tranh bao gồm: nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ,
dệt may, điện tử, cao su, ôtô, giày dép, du lịch, vận tải hàng không và logistics


14

thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp
chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập
khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng
cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn,

thuận lợi hóa di chuyển lao động có tay nghề (di chuyển thể nhân)…, song song với
việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông
tin và viễn thông, cũng như phát triển các kỹ năng thích hợp…
Các biện pháp thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN đã và đang được các
nước thành viên ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định
quan trọng như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định
Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ
(AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư
Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN
(AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN…
Tự do hoá thương mại hàng hoá: Cho đến nay, ASEAN đã cơ bản giảm được
thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối
với 6 nước thành viên ban đầu (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore
và Thái Lan) và vào năm 2015 với 4 nước thành viên mới (Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam), hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản
thuế quan đối với hàng hóa (tham khảo biểu thuế ATIGA). Để hỗ trợ tự do hoá
thương mại, ASEAN đang nỗ lực đưa vào hoạt động Cơ chế hải quan một cửa
ASEAN (ASEAN Single Window-ASW) và các quy định về áp dụng chứng nhận
xuất xứ cho hàng hoá có nguồn gốc từ ASEAN để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về
thuế quan, trong đó ASEAN đang nghiên cứu tiến tới việc cho phép các doanh
nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, cùng với việc hài hòa hóa các quy định về hợp chuẩn
hàng hóa…
Về tự do hoá dịch vụ, ASEAN đã hoàn tất Gói 9 cam kết dịch vụ theo Hiệp
định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) trong năm 2013, tạo thuận lợi cho việc
luân chuyển dịch vụ trong khu vực. Tới nay, các cam kết về tự do hoá dịch vụ trong


×