Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Anh chị hãy phân tích sự khác nhau giữa nam và nữ trong hành vi mua hàng ngẫu hứng (impulse buying)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.26 KB, 12 trang )

ANH CHỊ HÃY PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ
TRONG HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG (IMPULSE BUYING)

Bài Làm:
Mua hàng ngẫu hứng (impulse buying)là một một hiện tượng mua bán
phổ biến trong xã hội hiện đại. Mua hàng ngẫu hứng thể hiện hành vi mang
tính cá nhân cao, các học giả thường đồng nhất một cách đơn giản mua hàng
ngẫu hứng với việc mua không có kế hoạch định trước. “Nghiên cứu của Rook
(1987) đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi mua
hàng ngẫu hứng thông qua việc tổng kết các quan niệm trước đây về mua ngẫu
hứng và đưa ra một định nghĩa mới về hành vi mua này. Theo Rook, mua hàng
ngẫu hứng xảy ra “khi người tiêu dùng trải nghiệm một cảm giác bất chợt,
mang tính thôi thúc mua một cái gì đó ngay lập tức.”
Công cuộc đổi mới nền kinh tế những năm 1985-1986 đã tạo nên những
thay đổi lớn lao về mọi mặt ở Việt nam. Trên thị trường, người tiêu dùng có thể
1


dễ dàng tìm thấy các loại sản phẩm đa dạng từ những đồ xa xỉ, thông dụng
nhập ngoại cho đến các sản phẩm trong nước sản xuất, với các mức giá khác
nhau, phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Bên cạnh các chợ truyền
thống và các cửa hàng dọc theo các phố xá, đã xuất hiện ngày càng nhiều hệ
thống siêu thị và các trung tâm thương mại lớn. Những thay đổi trong hệ thống
bán lẻ đã tạo điều kiện cho mua hàng ngẫu hứng nảy sinh và phát triển, đặc biệt
ở các các thành phố lớn.
Nền kinh tế thị trường phát triển cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi
mua bán phân biệt theo giới tính .Trong xã hội loài người luôn tồn tại hai giới
tính (không tính đến những người thuộc giới thứ 3 ) đó là nam và nữ. Hai giới
này có đặc trưng khác nhau rất cơ bản về hình dáng, tính cách và tâm sinh
lý…Bản thân giữa hai người cùng giới cũng đã có nhiều tính cách khác nhau,
giữa hai giới khác nhau (nam và nữ) tính cách sẽ có nhiều điểm khác nhau hơn


nữa.
Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết trong 03 tháng đầu nảm 2011,
mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu, cũng như việc Nhà nước thắt chặt chính sách tài khóa để hạn
chế lạm phát. Tuy mức giá ô tô nhập khẩu tăng cao ( tỷ giá đồng USD tăng so
với VND), thị trường ô tô vấn đạt 10.424 chiếc , tăng 48% cùng kỳ 2010, thị
trường hàng điện tử cũng tăng 10% , thị trường mỹ phẩm và hàng tiêu dùng với
các chiêu khuyến mãi hấp dẫn vẫn tang 17% so với cùng kỳ 2010. Điều đó cho
thấy bất chấp sự can thiệp của chính sách cũng như sự mất giá của đồng nội tệ

2


và giá cả tăng cao dân chúng vẫn mải mê mua sắm và thị trường bán lẻ ở Việt
Nam vẫn là miếng bánh hấp dẫn.
Một chuyên gia kinh tế người nước ngoài đã nhận xét về cách tiêu xài
của người Việt Nam “Chúng tôi thấy người Mỹ làm nhiều tiêu nhiều, người
Nhật làm nhiều tiêu ít, còn người Việt Nam làm ít tiêu nhiều: đường phố Việt
Nam có nhiều xe Mercedes, Lexus, trong khi tại Ấn Độ và Malaysia xe hơi trên
đường phố trông khác cục mịch với hầu hết là xe nội”. Không chỉ người giầu
mới thích xe xịn mà tâm lý ưa đồ xịn, nhìn đồ vật đánh iếngiá con người đang
tồn tại ở rất nhiều người Việt, ép nhiều người Việt Nam vào cuộc đua tốn
kém…”

1. Mức độ ngẫu hứng.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhiều người tiêu dùng vẫn thấy
không thỏa mãn với hầu hết những lần mua ngẫu hứng của mình dù cho tới giờ
phút này họ chưa phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nào do việc mua
ngẫu hứng gây ra. Nhiều người tiêu dùng khi được phỏng vấn cũng nói rằng họ

có thể sẽ vẫn tiếp tục việc mua ngẫu hứng trong tương lai và họ sẽ tìm kiếm
thêm được nhiều kinh nghiệm từ những lần mua ngẫu hứng của mình.
Tuy nhiên cuộc sống của con người trong xã hội là sự vận động liên tục.
Ai cũng có một thời điểm nào đó đưa ra quyết định sai sót mà kết quả thường
là không như mong đợi. Bản chất của việc mua hàng là việc ra một quyết định.
3


Việc ra một quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: không gian, thời gian,
trạng thái tâm lý, hoàn cảnh đi mua hàng, số lượng người đi cùng mua hàng,
điều kiện kinh tế…thậm chí phụ thuộc vào người bán hàng (hoặc tiếp thị). Có
thể hiểu hành vi mua ngẫu hứng là hành vi mua hàng nhưng không có kế hoạch
trước. Kết quả của việc mua hàng ngẫu hứng có thể đạt yêu cầu, có thể không
như mong đợi.
Đối với nam giới, tính cách thường cẩn thận trong việc lựa chọn mua
hàng, những thứ họ quan tâm thường có những giá trị lớn, nên mức độ ngẫu
hứng và tần suất ngẫu hứng sẽ thấp hơn phụ nữ. Đối với phụ nữ, tính cẩn thận
trong mua hàng tương đối cao, tuy nhiên những hàng hóa thường dùng mà họ
quan tâm có giá trị không lớn, bệnh hay mua sắm lại thường trực trong mội
người. Nên tầm suất và mức độ ngẫu hứng mua hàng là sẽ rất cao.
2.Những sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng và khách hàng
thường mua ngẫu hứng ở đâu.

Hành vi mua hàng ngẫu hứng phụ thuộc vào giới tính nam nữ, phụ thuộc
vào tầng lớp giầu nghèo, phụ thuộc vào từng vùng miền, vị trí địa lý.Khách
hàng cả nam và nữ có thể mua hàng ở cất cứ nơi nào thuận tiện, trong chợ
truyền thống, cửa hàng siêu thị hoặc trong các của hàng bán lẻ.
Mua hàng ngẫu hững xẩy ra nhiều đối với những hàng hóa có giá trị không
lớn. Khi đó người mua hàng nghĩ rằng nếu có sai sót thì cũng sẽ không thiệt hại
nhiều về tài chính. Khi đối diện với những hàng hóa có giá trị lớn, người mua

4


hàng phải cân nhắc đến nhiều yếu tố như: giá cả, điều kiện thanh toán, khả
nảng thanh toán…Nên rất khó có thể xẩy ra hành vi mua hàng ngẫu hứng.Ta có
thể liệt kê ra đây mộ số địa điểm thường xảy ra hành vi mua hàng ngẫu hứng:
* Tại các của hàng bán lẻ:
Các cửa hàng bán lẻ thông thường có rất nhiều loại hàng hóa thiết yếu phục
vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân. Dù làn năm hay nữ, khi vào các cửa hàng
loại này đều tìm thấy những hàng hóa rất cần cho nhu cầu cá nhân và gia đình.
Đối với loại hình mua bán này đang tồn tại ở những khu phố nhỏ, các thị trấn,
thị tứ, những vùng có dân cư vừa phải, thu nhập trung bình. Khi đó ở các cửa
hàng bán lẻ luôn có các giá hàng với đầy ắp hàng hóa các loại. Hàng hóa được
bầy bán khắp nơi trong của hàng, phục vụ nhiều lựa chọn dẫn đến nhiều hành
động mua sắm ngẫu hứng thay vì lựa chọn lỹ càng.
Hàng hóa thường sẽ được tiêu thụ nhiều hơn khi mọi người nhắc đến nó
nhiều hơn. Sự trao đổi thông tin dường như là sự lựa chọn tốt nhất, và các cửa
hàng có thể xúc tiến trao đổi thông tin qua nhiều cách đơn giản (hãy thử tưởng
tượng một cửa hàng bán đồ lưu niệm cung cấp cho khách hàng thông tin về
những mặt hàng được du khách mua nhiều nhất) hoặc trong một cửa hàng thời
trang với rất nhiều sản phẩm (ta có thể đưa ra các thông tin nghiên cứu sự lựa
chọn khách hàng – ví dụ như thông tin về sự lựa chọn tốt nhất).
* Tại các siêu thị:
Siêu thị là nơi bày bán rất nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu con người. Ở các
thành phố lớn, từ các tầng lớp bình dân trong xã hội đến tầng lớp thượng lưu
5


luôn lựa chọn mua sắm ở siêu thị. Bạn có thể mua một cái kim hay một bó rau,
cho đến một máy quay phim hoặc một chiếc xe mô tô tại bất kỳ một siêu thị

nào. Siêu thị luôn đáp ứng thỏa mãn hàng hóa cho người mua.
* Đại lý của các nhà cung cấp.
Sự phổ biến của các điện thoại di động cao cấp như IPhone, Vertu, mobiado
và các đại lý cuae các hãng điện tử như Sony, Toshiba, Panasonic…đã khiến
tác dụng trợ giúp khách hàng lựa chọn, không chỉ mua sắm thông thường, của
những thiết bị này trở nên quan trong hơn với các nhà bán lẻ. Những thiết bị
này giúp khách hàng trong khi mua sắm ở một cửa hàng vẫn có thể cân nhắc
lựa chọn ở các cửa hàng khác. Chính sự gia tăng lựa chọn khiến quyết định trở
nên khó khăn hơn, kết quả là người tiêu dùng bỏ nhiều thời gian để đi mua sắm
hơn, nhưng lại quyết định mua ít hơn.
* Tại các chợ truyền thống:
Chợ truyền thông gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam, nó luôn có
ở mọi lúc mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn. Ngày nay khi các siêu thị mọc
lên ở các thành phố lớn thì chợ vẫn tồn tại mang trọng trách lớn lao. Hàng ngày
phần lớn người tiêu dùng vẫn mua sắm ở các chợ đển phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt. Ngoài những sản phâm thiết yếu người tiêu dùng mua sắm hàng ngày, họ
cũng bất chợt mua một số sản phẩm không nằm trong kế hoạch, tạo nện mua
hàng ngẫu hứng.

3. Những yếu tố chính thường tác động đến việc mua ngẫu hứng.
6


Giới trẻ chưa trải qua những ngày tháng chiến tranh như thế hệ cha anh của
họ, và cũng không quen với cuộc sống khó khăn gian khổ như trước đây. Từ
khi được sinh ra đã ở trong nhung lụa, mọi nhu cầu đều được đáp ứng một
cách “thỏa mãn”. Họ được hưởng thụ mà không biết phải lấy đâu ra và kiếm
tiền như thế nào? Gới trẻ ngày nay có khung hướng học theo phương cách sống
phương Tây. Họ chịu ảnh hưởng nhiều bởi lối tư duy và hành vi coi trọng vật
chất và quan tâm đến bản thân mình. Đối với thế hệ này cả nam và nữ luôn

luôn thể hiện hành vi mua hàng ngẫu hứng mọi lục, mọi nơi miễn là họ có cảm
giác thích thú.
Trong tủ mua sắm của các “đại gia” trẻ tuổi này tràn ngập nhãn hiệu thời
trang nổi tiếng như: túi xách Louis Vuiton, Giovani, Valentino, Longchamp…,
quần áo Levis, Lacoste, CK, Valentino…, giầy dép Clack, Gucci…(Nguồn báo
điện tử VietnamNet). Đổ xô mua hàng hiệu kiểu thế nhằm chứng tỏ sự sành
điệu và đẳng cấp của người sở hữu…Việc mua bán của giới trẻ thường là hành
vi ngẫu hứng.
Nhóm các khách hàng lớn tuổi (già hơn): phân nhóm những người cao niên
– trải qua những ngày tháng chiến tranh. Họ đã trải qua thời ký thiếu thốn đủ
bề, giá trị tinh thần vẫn hiện hữu trong họ rất lớn lao, sản phẩm vật chất đối với
họ cũng rất quan trọng, tuy nhiên việc sở hữu và sử dụng nó rất hiếm khi trở
thành thước đo, chứ chưa nói là thước đo quan trọng phản ánh sự thành đạt,
thước đo giá trị của người khác và bản thân, nhiều khi nhóm người này coi các
sản phẩm vật chất có được như là “tiền là vật ngọa thân”. Với tinh thần yêu
7


nước, thương người, bao dung, độ lượng, cần kiệm, chị thương, chịu khó, phấn
đấu cho độc lập, tự do, bảo vệ chính nghĩa xây dựng cuộc sống phồn vinh là
thước đo giá trị của những người thuộc phân nhóm này, giá trị đích thực nhóm
khách hàng cao niên theo đuổi chính là được cống hiến sức lực và tài năng của
mình cho đất nước. Đối với tầng lớp này, mọi hành động diễn ra đều có sự tính
toán kỹ lưỡng, do đó hành động mua hàng ngẫu hứng rất ít xẩy ra đối với cả
nam và nữ ở nhóm này
Việc dùng hàng cao cấp, hàng xa xỉ đã có thể xuất hiện từ trước ở Việt Nam
nhưng hiện tượng này đang trở nên phổ biến, ngày càng tăng lên ở các thành
thị, đặc biệt là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện nay.
So với các thành phố khác, người dân TP Hồ Chí Minh có xu hướng dùng
nhiều hàng cao cấp hơn do có nhiều cơ hội làm ăn, kiếm tiền hơn và do tập

quán tiêu dùng “hào phóng”, thói quen chi tiêu không cần đắn đo nhiều của
người Nam bộ. Họ có thể tiêu hết hoặc tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được.
Người tiêu dùng Hà Nội thường chú trọng nhiều hơn tới hình thức bên
ngoài, xu hướng thể hiện mình thông qua việc sở hữu của cải và ngày càng
chuộng những nhãng hiệu hàng hóa đắt tiền
Khi tham gia phỏng vấn những người bán hàng trong lĩnh vực hàng điện tử
cao cấp, các ý kiến cho rằng “Người Hà Nội hiện thích những ti vi cỡ lớn và
các hoàng hóa có vẻ hào nhoáng và cho rằng hàng hóa có nhãn hiệu bền hơn”.
Nguyễn Chí Dũng, giám đốc Công ty An Dương, vừa mở một hàng trung bày
nội thất 2.000m2 cho rằng “người tiêu dùng Hà Nội từ lâu đã không có những
8


mơ ước đạm bạc”, “những người trẻ trung và trung niên hiện có nhiều tiền hơn
và họ đang tìm kiếm những kiểu dáng hiện đại…”
Các khảo sát mới đây cho rằng đã có những thay đổi trong hành vi mua sắm
của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh, nhất là nhóm khách hàng trẻ tuổi, trước
đây họ có tính thực tế cao và ít chú ý đến hình thức bên ngoài, nay chuyển sang
cách thức tiêu dùng tương tự như người Hà Nội. Ví dụ ý kiến của người tiêu
dùng “Một vào năm trước đây khó có thể tìm thấy những chiếc xe máy đắt tiền
ỏe TP Hồ Chí Minh. Ngày nay mọi việc đã khác. Không chỉ những xe mang
nhãn hiệu xịn như: Honda, Spacy, SH, Piago… với giá ít nhất là 4.000 đến
7.000 USD chạy trên đường phố mà còn xuất hiện những xe hơi sang trọng như
Mercedes, BMW, Bently với giá trên trăm ngàn USD.
Nhóm khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ cao cấp là những người
sống ở thành phố là tầng lớp trung lưu, thượng lưu mới nổi (có thu nhập cao,
họ là những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn cao); là nhóm người tiêu dùng
hàng xa xỉ trẻ tuổi, các con em gia đình giầu có, chưa tự tạo được ra thu nhập
nhưng rất máu lửa trong việc tiêu thụ hàng cap cấp…nhóm này thuộc khách
hàng mua ngẫu hứng.

Hiện nay nếu bạn có ý định mua một chiếc xe hơi, bạn có thể tìm kiếm được
nhiều thông tin về nó nhờ những cửa hiệu trưng bày và nhân viên bán hàng.
Trước đây người mua hàng thường chỉ quan tâm đến việc mua chiếc xe chỉ vì
cần nó tiện nghi, dễ sử dụng và tốn tí nhiên liệu, phục vụ bạn trong mọi tình
huống khi cần thiết. Gía trị mua xe ô tô là giá trị thực. Nhưng đối với khách
hàng bây giờ, những yếu tố vô hình còn quan trọng hơn nhiều (tạo thương hiệu
9


khẳng định đẳng cấp). Việc mua ô tô không chỉ đơn thuần là một phương tiện
phục vụ giao thông mà đôi khi còn mang thêm khía cạnh đó là người sỡ hữu
Một tài sản có giá trị cao như thế.
• Một số các yếu tố sau đây thường tác động đến việc mua ngẫu hứng.
-Thu nhập tăng đột xuất, khi tự nhiên bạn có một khoản thu nhập đặc biệt
nào đó lớn hơn nhiều thu nhập bình quân, bạn hãy nghĩ đến việc phải mua sắm
gì đó.
-Thời gian rảnh rỗi, bạn không biết phải làm gì và đi tìm chỗ nào có thể mua
sắm được.
- Đi du lịch, giành một thời gian cho kỳ nghỉ du lịch, ở đó sẽ có rất nhiều
thời gian và các khoản tài chính đã chuẩn bị từ trước để bạn chi tiêu.
- Tâm lý đám đông, bạn có thể không có kế hoạch mua sắm nhưng thấy mọi
người mua sắm xung quanh bạn sẽ làm theo.
4. Hậu quả của mua ngẫu hứng (về tài chính, về cảm giác áy náy, thỏa
mãn/ không thỏa mãn với sản phẩm đã mua, sự phản đối của người
khác,…).

Trước đây việc kiếm tiền trong gia đình thường do đàn ông làm ra, việc chi
tiêu thường xuyên trong gia đình do phụ nữ đảm nhận. Ngày nay xã hội phát
triển, nhiều phụ nữ trở thành doanh nhân, là trụ cột của gia đình về kinh tế. Xu
thế mua hàng ngẫu hứng phát triển cân bằng giữa hai giới nam và nữ. Nam giới

10


mua ngẫu hứng ít hơn nhưng giá trị mua cao hơn, và ngược mại nữ giới mua
ngẫu hứng nhiều hơn nhưng giá trị mỗi lần mua ít hơn nam giới.
Mua bán hàng hóa nói chung là để phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân
trong xã hội, hành vi mua hàng là nhu cầu phục vụ cá nhân. Do đó, khi mua
hàng, dù là ngẫu hứng hay không thì hàng hóa đó vẫn phục vụ được nhu cầu
của người mua. Giá trị sử dụng của hàng hóa mang lại phụ thuộc vào yêu cầu
của khách hàng, giá trị thực của hàng hóa, chất lượng và quan điểm của người
mua hàng. Bạn có thể mua một sản phẩm đẹp, tiện nghi, chất lượng rất thỏa
mãn trong việc sử dụng, tuy nhiên giá cả nó lại quá lớn, chi phí gần hết số tiền
mà bạn có, khi đó trong tư tưởng của bạn có cảm giác không đươck vui vẻ lắm.
Nhưng nếu số tiền đó không lớn đối với bạn thì nó cũng sẽ không làm bạn bận
tâm nhiều về tài chính, khi đó bạn lại vừa có sản phẩm ưng ý tiện nghi cao, lại
vừa không phải lo nghĩ về tài chính, sự thỏa mãn đạt đến sung sướng.
Tuy nhiên hành vi mua hàng ngẫu hứng nói chung mang lại cho khách hàng
nhiều điều không hài lòng hơn, sự không hài lòng đó chính là: Chi phí cao, chất
lượng hoặc mỹ thuật chưa đảm bảo theo yêu cầu sử dụng, những người thân
không hài lòng. Khi chúng ta chưa có kế hoạch mua hàng, mức độ quan tâm
của ta cho sản phẩm đó chưa nhiều, thông tin về sản phẩm chưa cập nhật, giá
cả chưa biết. Thì làm sao ta có đầy đủ thông tin để mua sản phẩm khi ta đã có
kế hoạch. Ta chuẩn bị đầy đủ các thông tin về sản phẩm (xuất xứ sản phẩm, kỹ
mỹ nghệ, chất lượng, tính năng, bảo hành) sau đó chuẩn bị kế hoạch tài chính
kỹ lưỡng, rồi mới quyết định mua sản phẩm lựa chọn. Điều đó se x làm cho ta
thỏa mãn đến sung sướng.
11


Trên cơ sở phân tích đó, nếu bạn là nhà sản xuất hang bạn là người bán

hàng, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của người mua hàng khi lựa chọn sản
phẩm để tư vấn cho khách. Bạn phải cập nhật tất cả các thông tin cần thiết, giới
thiệu cho khách hàng quyết định mua hàng họ luôn hài lòng với sản phẩm mua
được. Khách hàng sẽ luôn nhớ tới ban.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Marketing – Trường Đại học Griggs.
- Số liệu của Tổng cục Thống kê
- Nguyen Thi Tuyet Mai (2005), “Materialism and Related Issues in the
Context

of

Vietnam,

a

Transitional

Economy,”

Economics

and

Development, 17 (March), 17-20.
- Nguyen Thi Tuyet Mai và Jerman Rose (2006) “An Exploratory
Investigation into Outcomes of Impulse Buying in Vietnam, a Transitional
Economy,” Asia Pacific Advances in Consumer Research. Provo, UT:

Association for Consumer Research.
-

12



×