Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tâm lý học trí tuệ tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.62 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC TRÍ TUỆ
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí
tuệ

1


2


MỤC LỤC
NỘI DUNG.......................................................................................................4
1. Khái niệm về trí tuệ.................................................................................4
2. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ................................4
3. Yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.................6
3.1

Yếu tố gia đình..................................................................................6

3.2

Yếu tố văn hóa...................................................................................7

3.3

Yếu tố giáo dục................................................................................10

3.4

Yếu tố kinh tế...................................................................................11



3.5

Yếu tố dinh dưỡng...........................................................................11

3.6

Yếu tố vật lý, hóa học......................................................................12

3.7

Stress................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................14

3


NỘI DUNG
1. Khái niệm về trí tuệ
Có nhiều định nghĩa về trí tuệ nhưng có thể khái quát một cách tương đối
các quan niệm đã có về trí tuệ thành 3 nhóm chính:
- Là năng lực chung trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề, quyết
định sự thành công đối với bất kỳ hoạt động nào, là cơ sở của các
năng lực khác.
- Là hệ thống tất cả các năng lực nhận thức của cá nhân: cảm giác, tri
giác, trí nhớ, biểu tượng, tư duy, tưởng tượng.
- Là khả năng giải quyết vấn đề không theo con đường “thử sai” trong
“đầu óc”.
2. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ

Yếu tố sinh học tạo nên hình thái cơ thể người, đặc biệt là các giác quan và
hệ thần kinh, là cơ sở vật chất của trí tuệ. Yếu tố sinh học tuân theo quy luật
di truyền. Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của cha mẹ cho
con cái thông qua gen của cha mẹ.
Sinh học là yếu tố làm tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển trí
tuệ, bởi vì muốn có trí tuệ bình thường, trước tiên phai3co1 sự phát triển cơ
thể bình thường về cơ thể, não bộ và các giác quan.
Theo một nghiên cứu mới, có tới 40% trí thông minh của trẻ được di truyền
lại từ bố mẹ. Sử dụng các dữ liệu về gene và kết quả kiểm tra IQ của hàng
ngàn đứa trẻ ở 4 quốc gia trên thế giới, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học
Queensland (Australia) đã tìm cách phân tách những yếu tố tác động của môi
trường. Họ nhận thấy, 20% – 40% sự biến thiên trong IQ của trẻ là do các yếu
tố gene. Kết quả cho thấy, có thể nhiều gene cùng góp phần tạo nên trí thông

4


minh của trẻ. Cụ thể là, mỗi gen có đóng góp nhỏ nhưng tổng cộng lại tạo ra
hiệu ứng tích lũy.
Có nhiều nhân ảnh hưởng tới sự phát triển bất thường của trí tuệ như:
- Nguyên nhân trước khi sinh
Về di truyền :
+ Lỗi nhiễm sắc thể: gây hội chứng Down, Turner.
+ Lỗi gen: gây bệnh PKU, San Filippo, u xơ dạng củ, hội chứng Rett, hội
chứng Williams Beuren.
+ Rối loạn do nhiều yếu tố: nứt đốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch
màng não, đầu nhỏ, rối loạn chức năng tuyến giáp.
Do các yếu tố ngoại sinh
+ Do lây nhiễm: rubella, toxoplasmosis, giang mai, HIV.
+ Do nhiễm độc: một số loại dược phẩm do người mẹ dùng, như thuốc

chống động kinh, chất rượu cồn; do chụp tia X, chất độc màu da cam.
+ Do suy dinh dưỡng ở người mẹ.
- Nguyên nhân trong khi sinh
+ Thiếu o-xy: những vấn đề do nhau thai, thời gian sinh quá lâu, trẻ
không thở hoặc không khóc ngay sau khi sinh.
+ Tổn thương trong khi sinh: tổn thương não hoặc chảy máu não do mẹ
đẻ khó (do đùng forceps để kéo đầu trẻ).
+ Lây nhiễm: vi rút Herpes hoặc giang mai.
+ Đẻ non hoặc thời gian mang thai của mẹ đủ nhưng đứa trẻ quá nhỏ.
5


- Nguyên nhân sau khi sinh
+ Viêm nhiễm: viêm màng não gây ra do bệnh sởi, ho gà, quai bị, thuỷ
đậu, và lao phổi.
+ Tổn thương: do chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc do ngạt.
+ U não: tổn thương do khối u, hoặc do các liệu pháp y học như phẫu
thuật, sử dụng tia X, hoặc dùng hoá chất hay trích máu.
+ Nhiễm độc: Chẳng hạn như nhiễm độc chì.
3. Yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
3.1 Yếu tố gia đình
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục.
Gia đình là tế bào của xã hội, mà ở đó con người sinh ra, được nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển và cũng là điểm tựa cuối cùng của
mỗi con người. Gia đình là trường học đầu tiên của bé, trong đó cha mẹ là
người thầy, người cô thân thuộc đầu tiên của con trẻ. Cha mẹ là người sinh
thành, dưỡng dục bằng tình cảm, tình yêu thương vô bờ và trách nhiệm hết
sức lớn lao. Có thể nói cha mẹ là người gần gũi con nhiều nhất, giáo dục con

tỷ mỉ nhất, toàn diện nhất, là người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc
hình thành và phát triển trí tuệ cho trẻ em. Gia đình cũng là nơi động viên, an
ủi cũng như là nơi trẻ phát huy tính chủ động, ham học hỏi cho trẻ.
Song thực tế hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không ít
gia đình rạn nứt, cha mẹ mâu thuẫn, bạo hành, sống ly thân, ly hôn, thiếu
quan tâm hoặc bỏ mặc con cái. Có gia đình cha mẹ gặp điều chẳng lành mất
sớm để lại con mồ côi, bơ vơ. Nhiều gia đình cha mẹ chỉ mải mê kiếm tiền mà
sao nhãng việc dưỡng dục con hoặc cũng không ít gia đình tiền nhiều, không
6


biết cách giáo dục con, nuông chiều cho con tiêu sài thoải mái dẫn tới con hư
hỏng. Cũng còn không ít những người cha, người mẹ hành hạ, đánh đập, sỉ
nhục con gây hậu quả nghiêm trọng. Các trẻ sinh ra trong các gia đình như thế
chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi, không được dưỡng dục đến nơi đến chốn,
cảm thấy thiếu tình yêu thương, mất sự hạnh phúc, cảm giác an toàn sẽ dẫn
đến những lo lắng, buồn tủi, đau khổ và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
hình thành và phát triển trí tuệ.
Gia đình, các bậc cha mẹ muốn làm tốt vai trò của mình trước hết cần
thường xuyên chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc
và phát triển bền vững. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt để con luôn được sống
trong tình yêu thương, được tạo điều kiện tốt để học tập, vui chơi, giải trí, lao
động phù hợp đóng góp cho sự phát triển trí tuệ toàn diện. Đồng thời, cha mẹ
cần hiểu tâm sinh lý của con trẻ để có phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc
giáo dục phù hợp, động viên khích lệ kịp thời lời nói và hành vi tốt, nhắc nhở
phê bình lời nói, cử chỉ, hành động chưa tốt của con trẻ.
3.2 Yếu tố văn hóa
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảmcủa một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và

nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác
xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã
hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động
7


của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người
tạo ra.
Văn hóa và con người có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Văn hóa là sản
phẩm do con người tạo ra, mặt khác văn hóa lại tạo nên bản chất trí tuệ của
con người.
Ngay từ khi ra đời trẻ đã tiếp xúc với nền văn hoá của loài người. Nền văn
hoá xã hội với những sản phẩm vật chất tinh thần ngay từ đầu đã là nguồn gốc
và nội dung của sự phát triển tâm lý.
Sự phát triển trí tuệ của trẻ chịu sự chi phối bởi những điều kiện sống, bởi
trình độ văn hoá của những người xung quanh, bởi mức độ phong phú và tinh
xảo của những phương tiện sống, bởi những biến động của xã hội.
Sớm tiếp xúc với một nền văn hoá cao, đó là điều kiện thuận lợi cho sự
hình thành và phát triển trí tuệ của trẻ.
Nền văn hoá chứa đựng kinh nghiệm xã hội-lịch sử của toàn nhân loại,
nhưng ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương do những điều kiện sống khác nhau nên
đã hình thành nên những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá khác
nhau, tạo nên nền văn hoá mang bản sắc dân tộc, bản sắc vùng miền.
Trong quá trình phát triển, trẻ tiếp nhận văn hoá theo hai con đường:

- Con đường tự phát: Là sự tiếp nhận một cách tự nhiên của các yếu tố
trong hoàn cảnh sống chủ yếu bằng bắt chước. Với con đường này, sự
phát triển trí tuệ của trẻ mang tính chất tuỳ tiện, những thành đạt nếu có
trong bước đường lớn lên đều mang tính ngẫu nhiên.
- Con đường tự giác (giáo dục): Là sự tác động có mục đích, có kế hoạch
của người lớn đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất trí tuệ
đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Nói cách khác, giáo dục dưới dạng
8


chung nhất là sự chuẩn bị cho trẻ bước vào đời sống xã hội. Đây là con
đường chủ yếu để hình thành trí tuệ cho trẻ em và để phát triển xã hội.
Ngày nay, với sự tiến bộ của " công nghệ giáo dục", người ta có thể
điều khiển sự phát triển một cách chủ động. Trước hết là định hướng cho sự
phát triển, lựa chọn nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm
lĩnh hội những kinh nghiệm trong nền văn hoá phù hợp với mỗi trình độ phát
triển của trẻ em.
Như vậy, văn hoá đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển trí tuệ của trẻ em. Nếu không được sống trong xã hội loài người,
không được tiếp xúc với nền văn hoá nhân loại thì đứa trẻ sẽ không thể nên
Người được.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, văn hoá gia đình giữ vai trò đặc biệt
quan trọng. Văn hoá gia đình là một môi trường đặc biệt, giúp cho sự phát
triển của trẻ thơ được thuận lợi. Trước hết vì đó là một môi trường an toàn,
trong đó đứa trẻ luôn ở bên cạnh những người ruột thịt, luôn được thương
yêu, ấp ủ nên đã tạo cho đứa trẻ cảm giác an toàn về tâm lý, về thể chất.
Gia đình còn là một môi trường phong phú. Trong gia đình có ông bà,
cha mẹ, anh chị em, tạo ra những mối quan hệ đa dạng giữa nhiều người ở độ
tuổi khác nhau.Thế giới đồ vật trong nhà nhiều hình, nhiều vẻ tạo điều kiện
cho trẻ làm quen với xung quanh.

Trong gia đình, trẻ được nuôi dạy theo một phương thức , khác với
phương thức giáo dục nhà trường. Thể hiện ở những đặc điểm sau đây:
+ Gia đình chăm sóc dạy dỗ trẻ bằng tình thương yêu ruột thịt
+ Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường
xuyên với các em.
9


+ Gia đình không tiến hành giáo dục đồng loạt đối với các cháu trong
cùng một nhóm. Gia đình chăm sóc, dạy dỗ từng cháu một, phù hợp với
đặc điểm riêng của mỗi cháu.
+ Giáo dục gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tổng
hợp và đượm màu sắc nghệ thuật.
Tuy nhiên hiệu quả của giáo dục gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào trình
độ văn hoá của mỗi thành viên, đặc biệt là trình độ văn hoá của người mẹ.
Cùng với sự phát triển của xã hội gia đình cũng đã biến đổi về cơ bản.
Tuy vậy văn hoá gia đình vẫn luôn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối
với trẻ thơ. Sau này khi lớn khôn, mỗi người có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều
phía của nền văn hoá xã hội. Nhưng những gì mà văn hoá gia đình đã hun đúc
nên vẫn được mang theo trong mỗi người đến suốt đời.
3.3 Yếu tố giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ
năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường
diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự
học.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển trí tuệ cho trẻ em, giáo
dục định hướng sự phát triển và lãnh đạo sự phát triển theo hướng ấy. Giáo
dục đã mang lại cho trẻ em những khả năng mà bằng sự tác động tự phát của
môi trường không thể có được. Giáo dục có thể bù trừ những thiếu sót của

yếu tố di truyền làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ và
tạo điều kiện tối đa cho những khả năng sẵn có của trẻ phát triển. Giáo dục tác
động qua lại với môi trường xã hội, phát huy những thuận lợi đối với sự phát
triển trí tuệ, đồng thời làm suy yếu những tác động bất lợi ảnh hưởng tiêu cực
đến trí tuệ của trẻ. Giáo dục còn tác động đến “vùng phát triển gần nhất” tạo
10


điều kiện cho trí tuệ của trẻ phát triển nhanh mạnh và đúng hướng. Độ lớn của
vùng phát triển gần nhất là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tiềm lực phát triển của
trẻ ở giai đoạn ấy. Giáo dục đã đi trước và kéo theo sự phát triển.
Tóm lại, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển trí tuệ trẻ em.
Tuy nhiên, việc tiếp nhận những tác động của giáo dục còn phục thuộc vào
khả năng của trẻ, do vậy không xem giáo dục là vạn năng.
3.4 Yếu tố kinh tế
Kinh tế đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển trí tuệ của trẻ. Gia đình
có đầy đủ kinh tế thì trẻ sẽ có đủ điều kiện cho sự phát triển trí tuệ về học tập,
vui chơi, giải trí, dinh dưỡng, ngủ nghỉ điều độ. Xã hội có kinh tế phát triển
thì sẽ đầu tự cho phát triển giáo dục cho trẻ . Kinh tế phát triển thì trẻ sẽ được
tiếp xúc với một môi trường hiện đại hơn, tốt hơn. Từ đó trẻ sẽ có một điều
kiện thuận lợi cho việc học tập cũng như vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn.
3.5 Yếu tố dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn cho trẻ được khỏe mạnh và thông
minh, thì bên cạnh các yếu tố như di truyền, giáo dục, môi trường sống…thì
các bậc cha mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ. Đây
là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển trí tuệ ở trẻ. Chế độ dinh
dưỡng đảm bảo các chất sau:
- Sữa mẹ: là thực phẩm cơ bản của não. Nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ
mang lại những lợi ích tối đa cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Nó ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và là nguồn dinh dưỡng quý

giá. Các nhà khoa học Đan Mạch khẳng định rằng, sữa mẹ giúp trẻ vửa
khỏe mạnh, vừa thông minh hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, những đứa
trẻ được bú mẹ trong 9 tháng đầu đời sẽ thông minh hơn so với trẻ
không được bú mẹ hoặc bú mẹ trong vòng một tháng hay ít hơn.
- Axit béo – omega3: một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa Hòa Kỳ đã
chứng minh những lợi ích của axit béo rất cần thiết cho sự phát triển bộ
11


não, trí tuệ của trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung omega3 vào bữa ăn cho con
trẻ bằng những thực phẩm như tảo biển, hạt lanh, hạt chia. Đây là 3 loại
thực vật chưa hàm lượng omega 3 rất cao.
- Protein: là chất kiểm soát sự hưng phấn và ức chế của các tế bào não.
Nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não như: trí nhớ, ngôn
ngữ, suy nghĩ, vận động, thần kinh dẫn truyền. Thực phẩm có chưa hàm
lượng protein và an toàn cho sức khỏe chủ yếu ở trong các loại đậu như
đậu phộng, đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, đậu hà lan… và các loại hạt như
hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó..
- Carbohydrate cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ
của trẻ. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate là ngũ cốc như ngô, mì,
gạo lứt, yến mạch, các loại khoai.
- Vitamin và khoáng chất: việc bổ sung vitamin và khoáng chất với liều
lượng thích hợp có thể giúp tăng chỉ số trí tuệ.
3.6 Yếu tố vật lý, hóa học
Cơ thể trẻ con đang trong quá trình phát triển và tăng trưởng. Vì thế các tế
bào non nớt của chúng rất dễ hấp thu các chất độc hại do môi trường ô nhiểm
gây ra.
Hiện nay, tình trạng sinh thái kém ở các vùng công nghiệp của Việt Nam
đã gây ra hiện tượng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ - một căn bệnh khá phổ
biến đối với trẻ em hiện nay. Điều này được giải thích bởi tác động bất lợi của

nhôm và chì đến sự phát triển của một đứa trẻ. Về mặt thể chất, tình trạng
tăng động giảm chú ý không đe dọa đến sức khỏe của trẻ, nhưng nó có thể
gây rối loạn tâm lý, hành vi và chậm phát triển trí tuệ. Nặng hơn là các trường
hợp trẻ bị tự kỷ ngày càng nhiều, trong đó, tác động của ô nhiễm môi trường
cũng là một trong các nguyên nhân chính.

12


3.7 Stress
Stress là trạng thái căng thẳng tâm lý, nảy sinh ở con người trong quá
trình hoạt động với những điều kiện phức tạp, khó khăn của cuộc sống đời
thường cũng như ở các tình huống đặc biệt.
Nguyên nhân gây ra stress:
- Môi trường bên ngoài: thời tiết, ô nhiễm không khí, âm thanh…
- Căng thẳng từ gia đình và xã hội: vấn đề tài chính, công việc làm
ngoài, công việc gia đình…
- Vấn để thể chất: bệnh, đau, ốm…
- Suy nghĩ của bản thân: suy nghĩ những điều đã qua hay dự đoán tương
lai, thường là những suy nghĩ tiêu cực
Ảnh hưởng của stress đến trí tuệ khá nghiêm trọng. Vì stress kéo dài gây
mất ngủ . Khi mất ngủ thường xuyên sẽ khiến não trở nên kém linh hoạt,
minh mẫn, làm giảm trí nhớm, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương não nghiêm
trọng.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Ngọ (2001). Tâm lý học Trí tuệ. NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.
2. Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn (2009). Từ điển tâm lý học. NXB
giáo dục TP.HCM.
3. Nguyễn Ánh Tuyết (2014). Tâm lý học Trẻ em. NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội.
4. Trương Thị Khánh Hà (2015). Tâm lý học Phát triển. NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội.

14


Điểm kết luận của bài thi
Bằng số

Bằng chữ

Chữ kí xác nhận của CB chấm thi
CB chấm 1

CB chấm 2

Chữ kí xác nhận
của CB
nhận bài thi

15




×