Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nghiên cứu mức độ hành vi mua hàng hóa ngẫu hứng của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.72 KB, 14 trang )

NGHIEN CỨU MỨC DỘ - HANH VI MUA HANG HOA NGẪU
HỨNG CỦA NGƯỜI TIEU DUNG

Hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng là một hiện tượng mua
phổ biến và nó đã nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu trên thế
giới. Việc ra một quyết định mua hàng ngẫu hứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: không gian, thời gian, trạng thái tâm lý, hoàn cảnh đi mua hàng, số lượng
người cùng đi mua hàng, tình trạng tài chính, ấn tượng về thiết kế gian hàng, ấn
tượng với người bán hàng... Có thể hiểu hành vi mua ngẫu hứng là hành vi mua
hàng nhưng không có kế hoạch trước. Kết quả của việc mua hàng ngẫu hứng có
thể đem lại lợi ích, có thể không được như mong đợi, thậm chí đem lại hậu quả
cho người mua hàng. Hành vi mua hàng ngẫu hứng đều diễn ra đối với cả người
tiêu dùng nam và nữ. Nam và nữ là hai giới tính khác nhau và hành vi mua hàng
ngẫu hứng của hai giới cũng có rất nhiều điểm không giống nhau.
Sự khác nhau giữa nam và nữ trong hành vi mua hàng ngẫu hứng biểu hiện
ở các khía cạnh sau:
1. Mức độ mua ngẫu hứng


Hành vi mua hàng của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ
yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Mức độ cân nhắc khi mua sắm và số
người tham gia mua sắm tăng theo mức độ phức tạp của tình huống mua sắm. Có
bốn kiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng: hành vi mua sắm phức tạp, hành
vi mua sắm đảm bảo ưng ý, hành vi mua sắm thông thường và hành vi mua sắm
tìm kiếm sự đa dạng. Bốn kiểu hành vi này đều dựa trên cơ sở mức độ tham gia
cao hay thấp của người tiêu dùng vào chuyện mua sắm và có nhiều hay ít
những điểm khác biệt lớn giữa các nhãn hiệu.
Sự khác nhau trong hành vi mua hàng ngẫu hứng giữa nam và nữ thể hiện
sự khác biệt về giới tính của nam và nữ. Sự khác nhau trong hành vi mua hàng
ngẫu hứng giữa nam và nữ còn thể hiện sự phân biệt về vai trò trong xã hội của
hai giới. Ngày trước, việc kiếm tiền trong gia đình thường do đàn ông làm ra, việc


mua sắm thường xuyên trong gia đình do phụ nữ đảm nhận. Ngày nay khi xã hội
phát triển, khoảng cách bình đẳng giữa hai giới được thu hẹp lại, nhiều phụ nữ đã
giữ vai trò trụ cột của gia đình về kinh tế và việc mua sắm thường xuyên trong
nhiều gia đình do người chồng đảm nhận.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, khi thu nhập của người dân đã tăng
trưởng nhanh chóng, hành vi mua hàng ngẫu hứng diễn ra phổ biến ở và có xu
hướng cân bằng hơn giữa hai giới nam và nữ. Nam giới mua ngẫu hứng ít hơn
nhưng giá trị mua cao hơn và ngược lại nữ giới mua ngẫu hứng nhiều hơn nhưng
giá trị mỗi lần mua ít hơn nam.
- Phái nam do tính cách thường cẩn thận trong việc ra quyết định và việc
lựa chọn mua hàng cũng vậy. Những món hàng nam giới quan tâm thường là
những thứ có giá trị lớn, nên mức độ ngẫu hứng và tần suất ngẫu hứng sẽ thấp
hơn phụ nữ.
Đánh giá: 2 điểm
- Phái nữ cũng có tính cẩn trọng trong mua hàng tương đối cao, tuy nhiên
những hàng hóa thường dùng mà họ quan tâm có giá trị không lớn. Và với bản
chất tự nhiên không thay đổi của phụ nữ ngay từ khi được sinh ra là thích mua
sắm nên tần suất và mức độ ngẫu hứng mua hàng cao hơn nhiều so với nam giới.

2

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


Đánh giá: 5 điểm
2. Những sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng; khách hàng
thường mua ngẫu hứng ở đâu.
Hàng hoá mua ngẫu hứng: Là những hàng hoá được mua không có kế
hoạch trước và khách hàng cũng không chủ ý tìm mua, thường được bán ở nhiều
nơi người tiêu dùng không bao giờ phải để công tìm kiếm (thuốc lá, các loại báo,

tạp chí…), các sản phẩm được quảng cáo hạ giá, có khuyến mại hấp dẫn, các sản
phẩm điện tử kỹ thuật số với công nghệ mới độc đáo ấn tượng, đồ lưu niệm, quà
tặng...
Hành vi mua hàng ngẫu hứng phụ thuộc vào giới tính nam nữ, phụ thuộc
vào tầng lớp giàu nghèo, phụ thuộc vào nguồn gốc chủng tộc, phụ thuộc vào vị trí
địa lý. Khách hàng cả nam và nữ có thể mua hàng ở bất cứ nơi nào thuận tiện:
trong chợ truyền thống, cửa hàng tổng hợp, siêu thị, các trung tâm thương mại
được ví như “thiên đường mua sắm”, trong các cửa hàng bán lẻ hay thậm chí ở
các gánh hàng tạm trên vỉa hè.
Hai phái nam và nữ cũng có một số điểm khác nhau giữa sản phẩm mua
ngẫu hứng và địa điểm mua hàng ngẫu hứng.
- Nam giới: thường mua ngẫu hứng các mặt hàng được bán ở nơi không
bao giờ phải để công tìm kiếm như thuốc lá, các loại báo, các sản phẩm điện tử kỹ
thuật số với công nghệ mới độc đáo ấn tượng. Nơi mua thường ở siêu thị điện
máy, cửa hàng tổng hợp, các trung tâm thương mại lớn. Nam giới khi mua hàng
ngẫu hứng mà không quan tâm nhiều đến giá cả nhưng quan tâm đến thương
hiệu, chất lượng và hiệu năng sử dụng của sản phẩm.
- Nữ giới: thường mua ngẫu hứng các mặt hàng như tạp chí, quần áo, giày
dép, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm…, đặc biệt là các sản phẩm được quảng cáo hạ
giá, có khuyến mại hấp dẫn. Nơi thường xuyên mua: trong chợ truyền thống, cửa
hàng tổng hợp, siêu thị bán sỉ, các trung tâm thương mại được ví như “thiên
đường mua sắm”, trong các cửa hàng bán lẻ hay thậm chí ở các gánh hàng tạm
trên vỉa hè. Nữ giới khi mua hàng ngẫu hứng khi thấy giá rẻ hơn bình thường, chú

3

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


trọng đến hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chất lượng và hiệu năng

sử dụng của sản phẩm.
3. Những yếu tố chính thường tác động tới việc mua ngẫu hứng
Tham khảo Đề tài nghiên cứu kinh tế: “Nghiên cứu thăm dò về hành vi
mua hàng ngẫu hứng trong nền kinh tế chuyển đổi: trường hợp về người tiêu
dùng ở thành thị Việt Nam (an exploratory investigation into impulse buying
behavior in a transitional economy: a study of urban consumers in Vietnam)” của
TS Nguyễn Thị Tuyết Mai. Thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng, đã cung cấp những nét cơ bản về hành vi mua ngẫu hứng của người
tiêu dùng ở thành thị Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các biến số chủ
nghĩa cá nhân/individualism, độ tuổi, và thu nhập có tác động đáng kể tới hàng vi
mua ngẫu hứng. Ngoài ra, mặc dù bản chất của người Việt Nam là mang tính tập
thể cao, các sản phẩm thường được mua ngẫu hứng là các sản phẩm mua và sử
dụng chủ yếu cho cá nhân người mua (personal-use products). Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng mặc dù có sự khác biệt về văn hóa, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều
nét tương đồng với người tiêu dùng ở các nước phát triển khi họ tham gia mua
ngẫu hứng.
Yếu tố độ tuổi tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng ở cả nam và nữ.
Tùy theo độ tuổi khác nhau mà mức độ tác động đối với hai giới cũng có điểm
khác biệt:
- Nhóm các khách hàng trẻ tuổi (thế hệ 9x): Thế hệ công dân @ Việt Nam
hiện nay chưa từng trải qua những ngày tháng chiến tranh như thế hệ cha anh họ,
và cũng không quen với cuộc sống khó khăn gian khổ như trước đây. Thời điểm
các bạn trẻ ra đời đã ở trong giai đoạn đất nước đang phát triển nhanh về mọi mặt,
mọi nhu cầu của cuộc sống đều được gia đình đáp ứng đầy đủ. Đa số họ đều được
bố mẹ chu cấp tiền bạc, chỉ có nhiệm vụ học hành mà không phải lao động kiếm
tiền. Vì vậy ở cả nam và nữ trong lứa tuổi này hành vi mua hàng luôn luôn là
ngẫu hứng, họ có thể ngẫu hứng mua hàng mọi lúc, mọi nơi miễn là họ có cảm
giác thích thú. Hàng mua ngẫu hứng thường là các mặt hàng không phải thiết yếu,
chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, chỉ quan trọng về hình thức và có giá trị
không cao.

4

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


- Nhóm các khách hàng thế hệ 7x - 8x: Ở độ tuổi này phái nam đạt độ chín
về nhiều mặt, năng động và bắt đầu giai đoạn thành công trong sự nghiệp, bắt đầu
định hình vị trí địa vị trong xã hội bắt đầu gặt hái được kha khá tiền bạc từ công
việc. Ở tuổi này đa phần các chị em vẫn còn phải toàn tâm toàn ý cho nghĩa vụ
làm mẹ nên hầu hết chưa là trụ cột kinh tế trong gia đình, nhưng đa phần lại có
các ông chồng lại ở độ tuổi già hơn nên gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Cho
nên hành vi mua hàng ngẫu hứng ở độ tuổi này diễn ra phổ biến so với các thế hệ
khác. Đối với nhiều người trong nhóm tuổi này, sản phẩm vật chất đối với họ
cũng rất quan trọng, có khi trở thành thước đo phản ảnh sự thành đạt. Các mặt
hàng và địa điểm mua hàng cũng đa dạng hơn các nhóm tuổi khác và phái nữ mua
hàng ngẫu hứng nhiều hơn nam giới.
- Nhóm các khách hàng lớn tuổi (6x trở về trước): Đa phần họ đã trải qua
thời kỳ khó khăn của đất nước, cuộc sống khi đó thiếu thốn đủ bề và ký ức về thời
gian đó vẫn hiện hữu sâu đậm trong suy nghĩ. Lối sống trong cả một thời kỳ dài
với những khác biệt rõ rệt so với hiện tại và đã ăn sâu vào tiềm thức của từng
người, rất khó mà thay đổi được. Vì vậy đối với thế hệ này, mọi hành động diễn
ra đều có sự tính toán kỹ lưỡng, do đó hành động mua hàng ngẫu hứng rất ít xảy
ra đối với cả nam và nữ ở nhóm này.
Người dân ở các đô thị, thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng…) do có nhiều cơ hội làm ăn, kiếm tiền dễ dàng hơn, có thu nhập cao hơn
người dân tại các địa phương khác trong nước nên có xu hướng mua sắm ngẫu
hứng thường xuyên hơn.
Khi một người tiêu dùng có một khoản thu nhập đặc biệt tăng đột suất nào
đó lớn hơn nhiều thu nhập bình quân thì người đó nghĩ ngay đến việc phải mua
sắm gì đó và việc mua hàng ngẫu hứng sẽ dễ xảy ra hơn bình thường.

Ở Việt Nam, phái nam khi có thu nhập khác nhau thì mức độ mua hàng ngẫu
hứng cũng thay thổi theo từng mức thu nhập. Người có thu nhập cao thường mua
hàng ngẫu hứng nhiều hơn. Phái nữ cũng có hành vi tương tự, nhưng mức độ
khác biệt về mua sắm giữa các mức thu nhập không thay đổi rõ ràng như đối với
phái nam.

5

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


Yếu tố thói quen, phong tục tập quán theo vùng miền cũng tác động đến
hành vi mua hàng ngẫu hứng. Theo số liệu nghiên cứu: đối với người dân miền
Nam Việt Nam với tập quán tiêu dùng “hào phóng”, thói quen chi tiêu không cần
đắn đo suy tính điển hình nhiều của người Nam bộ đã có từ hàng đời nay họ có
thể tiêu hết hoặc tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được nên người Sài Gòn có nhiều
hành vi mua hàng ngẫu hứng hơn các vùng miền khác trên cả nước. Ngược lại,
người dân miền Trung do đặc điểm khắc nghiệt của tự nhiên, ý thức mua sắm tiết
kiệm đã ăn sâu vào tính cách của người dân từ trước đến nay, nên người tiêu dùng
nam hay nữ gốc miền Trung cũng có ít hành vi mua sắm ngẫu hứng hơn người
tiêu dùng các nơi khác.
Qua nhiều nghiên cứu khác nhau, phái đẹp dễ bộc phát hành vi mua hàng
ngẫu hứng hơn phái mạnh và có những yếu tố tác động khác biệt hoàn toàn với
nam giới:
- Mua hàng ngẫu hứng theo tâm trạng: đối với phái nữ nếu có thời gian
rãnh rỗi không biết làm gì họ có xu hướng đi tìm chỗ nào có thể mua sắm được
như một cách để “giết thời gian”. Ví dụ: Ngọc Mai là nhân viên một công ty
truyền thông lớn ở Hà Nội. Do đặc thù công việc khá tự do về giờ giấc nên mỗi
buổi sáng, sau khi đưa con đi nhà trẻ, Mai thường lang thang khắp các cửa hàng
để mua sắm. Con đường từ nhà Mai đến cơ quan lại đi qua mấy khu trung tâm

thương mại, nên ngày nào cô cũng ghé vào. Ban đầu là tìm mua quần áo và mấy
thứ vật dụng cần thiết, nhưng về sau thấy hàng hóa phong phú, giá cả lại rất hợp
lý nên lâu dần Mai đâm nghiện. Cứ có đồ gì mơi mới, hay hay là Mai lại khuân
về. Ngày nào cô cũng mất cả buổi sáng để lang thang khắp mọi gian hàng. Thói
quen mua sắm của Mai dường như đã trở thành thông lệ, đến mức khi Mai đi tiếp
xúc đối tác về, các đồng nghiệp vẫn thường hỏi đùa rằng “hôm nay có mua được
gì không?” Theo báo Dân trí online.
- Mua sắm ngẫu hứng của phụ nữ
liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt:
Phụ nữ thường có khuynh hướng ghiền
mua sắm vào khoảng thời gian 10 ngày

6

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, vì mua sắm có thể giúp họ chống các cảm
giác "tiêu cực" do các thay đổi hóc môn gây ra. Giáo sư Karen Pine thuộc đại học
Hertfordshire (Anh) nghiên cứu trên 443 phụ nữ tuổi từ 18 tới 50 về thói quen chi
tiêu của họ và đưa ra kết luận thú vị trên. Trong số phụ nữ tham gia cuộc khảo sát,
153 phụ nữ đang trong giai đoạn sau của chu kỳ, có đến 2/3 thừa nhận đã mua
sắm một món gì đó mà không có kế hoạch trước, và hơn nửa số đó cho biết họ
tiêu vượt kế hoạch đến 35 USD. Một số khác tiết lộ họ đã chi tiêu vượt ngân sách
đến 350 USD. Nhiều người cảm thấy hối hận về hành vi mua sắm của mình sau
khi chu kỳ kết thúc. Một lý do khác, có thể là phụ nữ thường mua sắm phụ trang
như: nữ trang, mỹ phẩm, giày cao gót nhằm làm cho họ trông hấp dẫn hơn vào
thời gian rụng trứng (khoảng 14 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo). Có
những nghiên cứu cho biết phụ nữ thường có xu hướng thích “chải chuốt” trong
khoảng thời gian này. Theo Sài Gòn tiếp thị online.

Trải qua nhiều biến động về điều kiện kinh tế, xã hội, xu hướng hành vi
người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi. Người tiêu dùng không chỉ đến siêu thị,
trung tâm thương mại để mua sắm mà còn để vui chơi, giải trí, gặp gỡ bạn bè...
Hành vi mua sắm ngẫu hứng cũng xuất hiện nhiều hơn và dễ bị tác động bởi
nhiều yếu tố ngoại cảnh hơn. (Theo Báo cáo Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần
thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI
NGHIỆM MUA SẮM GIẢI TRÍ (FACTORS INFLUENCE TO ENTERTAINMENT
SHOPPING EXPERIENC) của sinh viên Ngô Thị Sa Ly Lớp 32K2.1, GVHD: TS.
Lê Văn Huy, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Kinh tế).
Ngoài ra còn một số yếu tố tác động đến hành vi mua sắm ngẫu hứng đối
với cả nam lẫn nữ như: Tâm lý đám đông, công nghệ thông tin (mua bán trực
tuyến), công nghệ tiếp thị, thói quen cá nhân...
4. Hậu quả của mua ngẫu hứng (về tài chính, về cảm giác áy náy, thỏa
mãn/không thỏa mãn với sản phẩm đã mua, sự phản đối của người khác,...)
Có cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực gắn liền với hành vi mua ngẫu
hứng. Tuy nhiên, các hậu quả tiêu cực của hành vi mua này dường như nổi trội
hơn, bao gồm những vấn đề như ảnh hưởng không tốt về tài chính, sự không hài

7

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


lòng đối với những sản phẩm đã mua, cảm giác ân hận và hối tiếc, hay sự phản
đối, không bằng lòng của người xung quanh. Khi chúng ta chưa có kế hoạch mua
hàng, mức độ quan tâm của ta cho sản phẩm đó chưa nhiều, thông tin về sản
phẩm chưa cập nhật, giá cả chưa biết thì hậu quả tiêu cực sẽ là điều rất khó tránh
khỏi.
Hậu quả của mua ngẫu hứng thể hiện rõ nhất là ảnh hưởng không tốt về tài
chính. Đối với nam giới thì vấn đề này không có ảnh hưởng nhiều vì phái nam có

ít hành vi mua hàng ngẫu hứng hơn chị em và nếu có mua ngẫu hứng phái nam đã
có thông tin về sản phẩm đó. Đối với nữ giới thì mua ngẫu hứng lại là căn
“bệnh” nan y khó chữa:
Sành điệu vẫn bị “viêm màng túi”
Mặc dù lòng đã nhủ lòng là mùa đông này không mua thêm bộ quần áo
nào nữa, một phần vì tình trạng tài chính eo hẹp, một phần quần áo của ba mẹ con
đã chất đầy tủ, vậy nhưng khi đi trên đường, nếu nhìn thấy có cửa hàng thanh lý,
bán giảm giá, Hương lại bị lôi cuốn một cách không cưỡng lại được. Mỗi lần “lặn
ngụp” vào mấy cửa hàng thanh lý đó, Hương lại lôi một cơ số quần áo, giày dép
về. Hậu quả là tiền chi tiêu trong tháng của gia đình nhiều lần vỡ kế hoạch.
Những lúc như vậy, Hương đành “vặt” tạm của bạn bè, đồng nghiệp... chờ đến
ngày lĩnh lương tháng sau. “Bệnh” của Hương là chứng mà nhiều chị em dễ mắc
phải khi mua sắm những thứ ngoài kế hoạch, dự định.
Loan là một cô gái sành điệu, đi xe đời mới, ăn mặc hợp mốt, nhưng bạn bè
cũng hay nhận được câu hỏi đột xuất vay tiền từ Loan, đôi khi là vài trăm ngàn
đồng để duy trì bữa ăn trong vài ngày vì chưa đến kỳ lương. Loan cũng nhiều lần
hối hận vì thói tiêu tiền tùy hứng nhưng vẫn không sửa được. Có lần, cô đi tìm
mua cho con đôi giày thể thao, cuối cùng vác về ba đôi, trong đó có hai đôi của
mình.
Không hiếm lần đồng nghiệp rủ đi shopping, mặc dù chỉ đi cùng cho vui,
nhưng lúc đến cửa hàng, thấy chiếc túi đẹp, cái áo váy độc đáo... là Loan không
thể rời bước được nữa. Một khi đã “kết”, kể cả không mang theo tiền bên người
Loan vẫn tìm thấy lối ra: Vay tạm tiền của cô bạn. Lúc thì mua chiếc ví da cá sấu

8

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


5 triệu, lúc là đôi giày 2 triệu đồng, thú nghiền mua sắm đã khiến cô luôn trong

tình trạng cháy túi.
Ở nhà, Loan có tới 2 tủ quần áo, giày dép gần 100 đôi, kính thời trang vài
ba chục chiếc. Hiếm khi cô phải mặc bộ quần áo mới mua đến lượt thứ 2. Cô hay
mang quần áo cũ cho bạn bè nhưng căn phòng vẫn trở nên chật chội vì những
quần áo không sử dụng đến.
Mua bán hàng hóa nói chung là để phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân
trong xã hội. Hành vi mua hàng là phục vụ nhu cầu của cá nhân. Do đó khi người
mua hàng, dù là ngẫu hứng hay không thì hàng hóa đó vẫn phục vụ được cho nhu
cầu của người mua (Mức độ thỏa mãn). Giá trị sử dụng của hàng hóa mang lại
phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, giá trị thực của hàng hóa, chất lượng và
quan điểm của người mua hàng. Có thể bạn mua một sản phẩm đẹp, tiện nghi,
chất lượng rất thỏa mãn trong việc sử dụng, tuy nhiên giá cả của nó lại quá lớn,
chi phí gần hết số tiền mà bạn có, khi đó trong tư tưởng của bạn có cảm giác
không được vui vẻ lắm. Nhưng nếu số tiền đó không lớn đối với bạn thì nó cũng
sẽ không làm bạn phải bận tâm nhiều về tài chính, khi đó bạn lại vừa có sản phẩm
ưng ý tiện nghi cao lại vừa không phải lo nghĩ về tài chính, sự thỏa mãn đạt đến
sung sướng.
Trên thực tế, có người thu nhập 2 triệu đồng/tháng vẫn không bao giờ
phải đi vay tiền. Ngược lại, có người thu nhập đến chục triệu đồng mà lúc
nào cũng trong tình trạng... túng thiếu. Vì sao?
Chuyên gia Lương Ngọc Hà, Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ
năng cuộc sống cho rằng, nhiều người chi tiền một cách thiếu sự kiểm soát như
mua sắm ngoài dự định, chi một khoản tiền nào đó một cách tùy hứng... để khi trở
về mới giật mình hoảng hốt vì “ngày mai không biết lấy tiền đâu”. Nguyên nhân
của căn bệnh này là do không đặt ra mục đích chi tiêu và tiết kiệm nên không
kiểm soát được tài chính trong gia đình.
Chi tiêu một cách ngẫu hứng thường diễn ra theo cảm xúc, theo tâm trạng.
Không chỉ vào lúc vui, mà khi buồn chị em cũng thường rủ nhau shopping như
một sự “cứu rỗi”. Lúc này là lúc dễ vung tiền nhất, dễ chi những khoản không


9

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


đáng chi, dễ mua những thứ đồ dùng không đáng mua, để rồi sau đó ân hận vì
cháy túi.
Theo chuyên gia Nguyễn Hương Thảo, Trung tâm tư vấn Gia đình thì
ngẫu hứng tiêu tiền còn xuất phát bởi cuộc sống dư dật. Với tâm lý của một kẻ
“sẵn tiền”, nhiều người xem thường chuyện mua sắm. Họ nghĩ chuyện chi tiêu
mua sắm là chuyện vặt, nhưng nếu không để ý “góp gió thành cơn bão tài chính”,
hậu quả sẽ rất vô lường. Bởi vậy, bà Thảo khuyên rằng, để kiểm soát được vấn đề
tài chính, dù là người giàu hay kẻ nghèo thì cũng nên lập một kế hoạch chi tiêu,
đặt ra mục đích mỗi khi rút tiền ra khỏi túi. Kiểm soát được vấn đề chi tiêu sẽ
giúp túi tiền của bạn bình ổn, và như thế những bữa cơm trong gia đình của chồng
con sẽ không bao giờ bị đứt đoạn. Theo Dan tri.com
Hậu quả cũng rất hay gặp phải khi mua hàng ngẫu hứng là sự không hài
lòng đối với những sản phẩm đã mua, cảm giác ân hận và hối tiếc. Đối với nam
giới thì khía cạnh này mức độ tác động không đáng kể đối với họ. Đối với phụ nữ
thì mức độ tác động sâu đậm hơn, nhưng không vì điều đó mà chị em lại giảm bớt
cường độ mua ngẫu hứng, có khi điều ngược lại là chị em càng mua ngẫu hứng
nhiều hơn trước. Do mua sắm ngẫu hứng là căn bệnh thường trực trong đa số chị
e phụ nữ nên các nhà sản xuất coi chị em là khách hàng mục tiêu trọng tâm để
tiêu thụ hàng hóa được nhiều nhất.
Coi chừng bị lừa ở “thiên đường mua sắm”
Toàn bộ khu kinh tế mở cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn có tổng số
7.000 đến 8.000 quầy hàng với hàng chục ngàn sản phẩm khác nhau, hầu hết có
nguồn gốc từ bên kia biên giới. Nằm cách thành phố Lạng Sơn gần 30km, khu
kinh tế có 6 trung
tâm


thương

mại

lớn. Đây được coi
là khu buôn bán
các loại hàng hóa
có quy mô lớn nhất
các tỉnh phía Bắc

10

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03

Mua gì cũng có ở cửa khẩu Tân Thanh.


nước ta. Hàng hóa ở đây khá đa dạng phong phú: bếp từ, nồi cơm điện, quần áo,
giày dép, điện lạnh, điện tử, đồ chơi, máy phát điện, máy bơm nước... bày bán la
liệt khiến người dân đến tham quan khó giữ nổi hầu bao bởi giá rẻ và vẻ bề ngoài
của sản phẩm khá hấp dẫn.Những dịp trước và sau Tết Nguyên đán, ngày nghỉ
cuối tuần,... mỗi ngày Tân Thanh đón hàng chục ngàn du khách và mỗi người đến
đây khi ra về thông thường không quên sắm từ 5 đến 7 sản phẩm chủ yếu là để
dùng trong gia đình, thậm chí có không ít người mua đủ loại hàng xếp đầy chặt xe
ô tô 4 chỗ để mang về biếu người thân.
Đây được ví như một “Thiên đường mua sắm” của các bà, các cô, bởi sự
hấp dẫn của quá nhiều mặt hàng mới lạ, cực kỳ bắt mắt và giá rẻ đến bất ngờ.
“Của rẻ là của ôi?” Tuy nhiên, khi mua sản phẩm ở đây, nhất là những thứ giá rẻ
dễ gặp phải hàng kém chất lượng. Nhiều người đưa hàng về nhà dùng mới nhận

ra rằng: “Của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của không ngon”.
Chủ quầy kinh doanh ở các Trung tâm thương mại tại cửa khẩu Tân Thanh
phần đông là người Trung Quốc. Trước cửa hàng của họ thường treo biển: “Bán
theo giá xuất xưởng”, “Hàng Quảng Châu bán đại hạ giá”, “Hàng thanh lý giá rẻ
bất

ngờ”...

Thế nhưng, trên thực tế khi người nào đó muốn mua hàng và khi hỏi giá thì tiểu
thương ở đây luôn phát giá bán hàng hóa cao ngất, thậm chí cao gấp 4-5 lần giá
trị

thực

của

sản

phẩm...

Tuy biết vậy, nhưng hàng năm các quý bà quý cô vẫn kéo nhau đi
“shoping” tại Tân Thanh và không có chị em nào ra về tay không cả vì họ là phụ
nữ.
Trong thời điểm tình hình kinh tế thế giới đang khó khăn, hầu hết người
dân không chấp nhận hành vi mua hàng ngẫu hứng thường xuyên. Vì như phân
tích ở trên hậu quả tiêu cực của hành vi mua hàng ngẫu hứng dường như nổi trội
hơn mặt tích cực mà nó đem lại cho người tiêu dùng.
Trong lễ công bố FAST500- bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất Việt Nam năm 2010 vừa qua, GS John Quelch, hiệu trưởng Trường
kinh doanh quốc tế châu Âu- Trung Quốc, nguyên phó hiệu trưởng Trường kinh


11

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


doanh Harvard đã chia sẻ những nghiên cứu, phát hiện thú vị về xu hướng tiêu
dùng thế kỷ 21 thời hậu suy thoái.
Kinh tế suy thoái khiến cho nhiều người thất nghiệp, thu nhập giảm đi và
việc chi tiêu sẽ phải thắt chặt lại. Đó là một xu hướng tiêu dùng tất yếu phản ứng
lại với tình hình kinh tế khó khăn nhưng theo những gì "thầy phù thủy maketing"
John Quelch phân tích, những suy tính căn cơ của người tiêu dùng thời kỳ này
mới là điều cốt tử cần hiểu rõ.
Đầu tiên, người dân sẽ giảm mức tiêu dùng, sẽ co lại những đòi hỏi trước
đây về chất lượng, số lượng. Ông kể, sản phẩm Tide, một thương hiệu bột giặt ở
Mỹ có khá nhiều "đẳng cấp" để lựa chọn. Tide có một dòng sản phẩm mà bao bì
đề chữ "bột giặt tiêu chuẩn", nghĩa là loại bột giặt có chất lượng "vừa đủ" để giặt
sạch nhưng mức giá sẽ thấp hơn so với loại đẳng cấp cao hơn. Rõ ràng, người tiêu
dùng có thể chọn loại bột giặt này để tiết kiệm hơn.
Chất lượng và giá cả luôn là hai thứ tác động trực tiếp tới các quyết định
mua sắm, khi khó khăn, người tiêu dùng có thể mở lòng, dễ tính hơn với chất
lượng nhưng sẽ vô cùng khó tính với vấn đề giá cả.
Sự thay đổi phổ biến nhất là người ta sẽ tìm hàng rẻ hơn, sẵn sàng bỏ thời
gian để so sánh giá cả hàng cùng loại, nghe ngóng cách kênh "tư vấn" từ gia đình,
đồng nghiệp hay thậm chí là bạn quen trên mạng... để nhằm kiếm được hàng rẻ
mà vẫn đáp ứng nhu cầu của mình. Thay vì thói quen shopping một cách ngẫu
hứng, mua sắm cả "bó", người tiêu dùng sẽ giảm tần suất shopping đi và chờ các
đợt khuyến mại, giảm giá và mua riêng lẻ...
Một câu hỏi đặt ra là, sau khi thoát khỏi suy thoái, nền kinh tế hồi phục thì
liệu người tiêu dùng có quay trở lại thói quen chi tiêu như trước suy thoái không?

Câu trả lời dường như là không! Người tiêu dùng đã nhận ra và nghi ngại
chính cách tiêu dùng hoang phí của mình trước kia.

12

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


Nghiên cứu của GS John Quelch cho hay, khảo sát về Deloitte cho thấy,
26% người tiêu dùng Mỹ sẽ không bao giờ tiêu dùng nhiều như họ đã từng thể
hiện trước khi kinh tế suy thoái. Với Avon, chỉ 13% những người bị suy giảm tài
chính trở lại thói quen tiêu dùng trước kia của mình. Còn ở Ford, hãng này cho
biết sẽ không thể quay trở lại thời đình điểm sản xuất mà hãng đã từng làm như
trong quá khứ. Theo />
thoai-kinh-te-toi-nguoi-tieu-dung.
Như vậy, hành vi mua hàng ngẫu hứng luôn xảy ra đối với cả nam và nữ và
hành vi ở mỗi giới có nhiều điểm khác nhau. Mua hàng ngẫu hứng có hai khía
cạnh đối lập tích cực và tiêu cực, trong đó tiêu cực nổi trội hơn.
Với những phân tích trên, các nhà sản xuất hay nhà bán hàng nên quan tâm
đến hành vi của người tiêu dùng trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm phục vụ
khách hàng. Phải cung cấp các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng, để khi
khách hàng hài lòng với sản phẩm mua được và luôn nhớ tới mình.

-------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo
1. Marketing căn bản, Philip Kotler, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 1997.
2. Giáo trình Marketing, PGS-PTS Trần Minh Chiến(chủ biên), Đại học Kinh tế
Quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê 2/1999.
3. Giáo trình Quản trị hoạt động thương mại của Doanh nghiệp công nghiệp,

PGS-PTS Nguyễn Kế Tuấn(chủ biên), NXB Giáo dục 1996.

13

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03


4. Marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp, Trương Đình Chiến, PGS-PTS
Tăng Văn Bền, NXB Thống kê 1999.
5. Một số trang báo mạng điện tử: vnexpress.net; Sài Gòn tiếp thị online
(sgtt.vn), dantri.com.vn...
6. Đề tài nghiên cứu kinh tế: “Nghiên cứu thăm dò về hành vi mua hàng ngẫu
hứng trong nền kinh tế chuyển đổi: trường hợp về người tiêu dùng ở thành thị
Việt Nam (an exploratory investigation into impulse buying behavior in a
transitional economy: a study of urban consumers in Vietnam)” của TS. Nguyễn
Thị Tuyết Mai.
7. Báo cáo Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm
2010: các nhân tố tác động đến trải nghiệm mua sắm giải trí (factors influence to
entertainment shopping experienc) của sinh viên Ngô Thị Sa Ly Lớp 32K2.1,
GVHD: TS. Lê Văn Huy, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Kinh tế).

14

Bùi Thanh Thủy – Lớp GaMBA01.X0810 – Nhóm 03



×