Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích hành vi mua sắm hàng hóa ngẫu nhiên theo giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.08 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH HÀNH VI MUA SẮM HÀNG HÓA NGẪU NHIÊN
THEO GIỚI TÍNH

I/ GIỚI THIỆU
Nam và nữ mua sắm hàng hoá, dịch vụ là những người tiêu dùng. Người
tiêu dùng là người mua sắm hàng hóa dịch vụ để phục vụ tiêu dùng cá nhân, gia
đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt. Theo nhà kinh tế học, việc tiêu
dùng hàng hóa của họ một mặt được xem như là việc sử dụng hay hủy bỏ một
tài sản kinh tế; một mặt khác cũng là cách thể hiện mình. Thị trường tiêu dùng
bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình và nhóm người tập thể mua sắm hàng hóa
dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng.
Đặc trưng của thị trường người tiêu dùng là có quy mô lớn và thường
xuyên; khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn
hóa và sở thích đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu và mong muốn
của họ trong việc mua sắm và sử dụng hàng hóa. Thị trường người tiêu dùng bao
gồm những khách hàng mua sắm hàng hóa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân.
Các quyết định mua của họ mang tính chất cá nhân, họ tiêu dùng vì mục đích
thông thường hằng ngày và như một sự thể hiện. Mọi nhu cầu thay đổi theo thời
1


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

gian, song nhu cầu cá nhân có nhịp độ thay đổi nhanh nhất. Sự tiến triển trong
tiêu dùng và những thay đổi trong cơ cấu chi tiêu có thể được xem là những rủi
ro và thách đố các nỗ lực trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cũng chính là việc nghiên cứu cách
thức của một người tiêu dùng khi đưa ra quyết định tiêu dùng tức là họ sẽ sử


dụng tài sản như tiền bạc, thời gian như thế nào khi thực hiện trong việc đưa ra
quyết định.

II/ PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM & NỮ TRONG
HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG (IMPULSE BUYING).
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu
dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá hàng hóa và
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Hay nói cách khác hành vi mua sắm là
cách thức mà mỗi người tiêu dùng thực hiện trong việc đưa ra các quyết định
liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Còn về hành vi mua hàng ngẫu hứng? Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuyết
Mai, trong thời kỳ đầu tiên khi mới nghiên cứu về hành vi mua ngẫu hứng, các
học giả thường đồng nhất một cách đơn giản mua hàng ngẫu hứng với việc mua
không có kế hoạch định trước. Mua hàng ngẫu hứng xảy ra “khi người tiêu dùng
trải nghiệm một cảm giác bất chợt, mang tính thôi thúc mua một cái gì đó ngay
lập tức. Sự ngẫu hứng mua này thể hiện trạng thái tình cảm khá phức tạp và có
thể tạo ra những mâu thuẫn nhất định trong suy nghĩ, tình cảm của người tiêu
dùng. Ngoài ra, khi mua ngẫu hứng người tiêu dùng thường có khuynh hướng ít
quan tâm tới hậu quả của việc mua hàng của mình.
Trên cơ sở nghiên cứa của Rook1987; Rook và Hoch 1995; Beatty and
Ferrell 1998, Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuyết Mai đã tóm tắt các đặc điểm của hành vi
mua hàng ngẫu hứng như sau: (i) việc quyết định mua diễn ra khá nhanh (ii)
hành vi mua gắn liền với diễn biến tình cảm của người mua; nó mang tính cảm

2


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810

Học viên: Tạ Duy Sơn

tính nhiều hơn là lý trí và (iii) không bao gồm việc mua một sản phẩm nào đó để
thực hiện một mục đích đã định trước, như mua quà cho sinh nhật bạn bè.

1. Mức độ mua ngẫu hứng của nam và nữ:
Nam giới và phụ nữ đều có nhu cầu mua sắm. Tùy theo điều kiện về văn
hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý mà mỗi người có những quyết định mua hàng
khác nhau. Có người thường mua những sản phẩm hiện đại, giá trị lớn, chất
lượng tốt, có thương hiệu…; có người lại chọn những sản phẩm có giá cả phù
hợp, chất lượng vừa phải, thương hiệu bình thường trên thị trường. Thông
thường giữa nam và nữ có những quyết định mua hàng khác nhau, nếu như ở nữ
giới thì mức độ ra quyết đinh đối với sản phẩm có giá trị không quá cao là
những sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày thì nam giới lại quyết định
cuối cùng trong việc ra quyết định mua những sản phẩm có giá trị lớn như: nhà
của, ô tô, xe máy (100% số người được hỏi)...
Mức độ mua ngẫu hứng của nam giới thấp hơn nữ giới, theo quan sát từ
thực tế và kiểm nghiệm, phỏng vấn chính những người thân, bạn bè thì mức độ
chênh lệch trong việc mua hàng ngẫu hứng giữa nam và nữ ở mức rất cao.
Cụ thể nếu lấy (thang đo 1-5 với 1: rất hiếm khi và 5: rất thường xuyên) thì
nam giới ở mức 1, nhưng nữ giới ở tận mức 4-5. Thang đo này tính trên số
lượng hành vi ngẫu hứng chứ không tính đến giá trị hành vi ngẫu hứng.
Ví dụ: Trong 1 tháng thì nữ giới, thực hiện bao nhiêu lần hành vi mua hàng ngẫu
hứng ? giả sử 20 lần/tháng; thì nam giới 2 lần/tháng…; chưa tính đến giá trị 20
lần/tháng của nữ giới là bao nhiêu tiền? giá trị của 2 lần/tháng của nam giới là
bao nhiêu tiền?

Bảng điều tra nam và nữ về mức độ mua sắm
Vấn đề


Nam

Nữ

Hàng tháng có thường xuyên lui tới nơi mua sắm như

60%

100%

3


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

siêu thị, cửa hàng chuyên, đại lý…
Chủ yếu quyết định mua những mặt hàng có giá trị

100%

16%

100%

16%

0%


0%

12%

100%

Mua có kế hoạch từ trước các mặt hàng thiết yếu

4%

100%

Mua ngẫu hứng các mặt hàng thiết yếu

8%

88%

100%

100%

lớn (nhà cửa, ôtô…)
Mua có kế hoạch từ trước mặt hàng có giá trị
Mua ngẫu hứng mặt hàng có giá trị
Chủ yếu quyết định mua những mặt hàng thiết yếu
hàng ngày

Đã từng mua hàng ngẫu hứng mặt hàng nào đó


Thực tế cho thấy phụ nữ thường lui tới những nơi mua sắm nhiều hơn đàn
ông (cho dù là độc thân hay đã có gia đình). Có 50 người (25 nam và 25 nữ)
được hỏi bằng bảng câu hỏi có sẵn tại Đồng Hới, Quảng Bình thì 100% cho rằng
đều ít nhất nhiều hơn một lần đã đến các nơi mua sắm như siêu thị, đại lý, tiệm
tạp hóa…, trong khi đó đối với đàn ông chỉ có 60%.
Việc phụ nữ thường xuyên tới nơi mua sắm cho thấy nhu cầu mua sắm
hàng hóa của họ nhiều, việc mua sắm này không chỉ cho nhu cầu bản thân mà
cho cả chồng con, bố mẹ nếu như người phụ nữ đó đã có gia đình. Hầu hết phụ
nữ cho rằng mình tới những nơi mua sắm đều có kế hoạch từ trước nhằm mua
những món hàng mà mình đã dự tính, tuy nhiên có nhiều trường hợp khi đến đó
đã phát sinh ngẫu hứng mua thêm những món hàng không nằm trong dự tính,
không có kế hoạch từ trước, thậm chí bỏ mua cái đã dự tính mà chuyển qua cái
khác. Điều tra cho biết có đến 88% phụ nữ đã mua ngẫu hứng nhiều món hàng
thiết yếu hàng ngày tại các nơi mua sắm mà không có dự tính trước, thậm chí
không có thông tin gì trước đó về sản phẩm nhưng vẫn thích mua. Trong khi đó
nam giới chỉ có 4%.

4


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

Như vậy, với việc tới nơi mua sắm nhiều hơn đàn ông, cùng với đó là việc
để đáp ứng nhu cầu lớn, phụ nữ đã vượt nam giới về vấn đề mua hàng ngẫu
hứng. Đàn ông chủ yếu quyết định những món hàng có giá trị lớn do đó mức độ
ngẫu hứng khi mua hàng hóa thấp hơn nhiều so với phụ nữ thường xuyên đi mua

sắm những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày. Thậm chí đàn ông không
có hành vi ngẫu hứng đối với những những sản phẩm có giá trị cao như nhà cửa,
ôtô…và điều này cũng tương tự cho phụ nữ.

2. Những sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng; địa
điểm/kênh khách hàng thường mua ngẫu hứng.
Theo số liệu của Báo Sài gòn tiếp thị cho thấy, người tiêu dùng ở các vùng
miền khác nhau lựa chọn các kênh phân phối cũng khác nhau. Kênh phân phối
Cửa hàng chuyên và đại lý chiếm phần lớn người tiêu dùng muốn đến. Siêu thị
là kênh phân phối hiện đại và tiện lợi nhưng vẫn sau so với kênh đại lý và cửa
hàng chuyên. Kênh chợ và nơi khác (tiện đâu mua đó) chiếm tỷ lệ thấp cho thấy
người tiêu dùng Việt Nam đã dần hướng đến hàng hóa có chất lượng tốt, có giá
trị, phân phối chuyên nghiệp…hơn là sự lộn xộn, thiếu thông tin ở chợ và những
nơi khác.

Bảng thống kê quyết định mua sắm theo nơi mua sắm theo khu vực
địa lý trên toàn quốc (Báo Sài gòn tiếp thị)
Nơi mua

Bắc

Trung

T/Nguyên

ĐNBộ

ĐBSCL

CH chuyên


43.98

33.96

33.30

36.24

38.48

Đại lý

29.84

27.79

27.78

21.98

21.87

Siêu thị

10.72

8.11

2.73


22.49

12.98

Tiệm tạp

9.88

16.13

21.32

9.36

10.59

Chợ

4.43

11.23

13.79

7.73

13.14

Nơi khác


1.14

2.78

1.007

2.20

2.94

hóa

5


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

Thực tế theo điều tra 50 người được hỏi nói trên, cho thấy có nét tương đối
tương đồng với khu vực Miền Trung. Người tiêu dùng dành sự ưu tiên đối với
các cửa hàng chuyên và đại lý. Người ta cũng quan tâm đến các kênh như tạp
hóa và chợ. Kênh siêu thị và nơi khác đứng sau cùng. Điều này dễ hiểu khi ở
Miền Trung nói chung, Quảng Bình nói riêng có mức sống còn thấp, hệ thống
siêu thị, trung tâm mua sắm chưa phát triển mạnh như các vùng miền khác. Chợ
truyền thống và tiệm tạp hóa vẫn tồn tại như là cách thay thế khi mà hệ thống
siêu thị còn hạn chế.


Bảng kết quả điều tra lựa chọn kênh phân phối
Cửa
Giới tính

hàng

Đại lý

chuyên

Siêu
thị/TTTM

Tạp hóa

Chợ

Nơi khác

Nam

16.0%

14.0%

4.0%

6.0%

8.0%


2.0%

Nữ

10.0%

6.0%

8.0%

10.0%

12.0%

4.0%

Cộng

26.0%

20.0%

12.0%

16.0%

18.0%

8.0%


Tuy nhiên trong số 50 người được hỏi, thì giữa phụ nữ và nam giới có sự
khác nhau về chọn kênh phân phối. Phụ nữ thích các kênh phân phối tiện lợi
nhiều hơn như siêu thị, tiệm tạp hoá, chợ và “thích đâu mua đó” (nơi khác),
những nơi này được phụ nữ chọn mua nhiều hơn nam, nơi này cung cấp đủ loại
hàng hóa, vừa phong phú, đa dạng… Cửa hàng chuyên và đại lý được người tiêu
dùng nam giới chọn mua nhiều hơn nữ giới, đồng nghĩa với vấn đề nam giới
thường quyết định mua hàng có giá trị, chất lượng…
Việc khác nhau trong chọn kênh mua sắm của nam và nữ cũng đã làm cho
hành vi mua sắm ngẫu hứng giữa nam và nữ theo đó cũng khác nhau. Tại mỗi
kênh phân phối giữa nam và nữ có sự khác biệt nhất định về mưc độ. Điều tra
6


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

trong số người đã chọn kênh phân phối để mua sắm thì kênh phân phối siêu
thị/trung tâm thương mại khi được hỏi có tới 100% trả lời đều có mua hàng ngẫu
hứng, tiếp đó là tiệm tạp hóa 50% và chợ hơn 33%. Các kênh cửa hàng chuyên
và đại lý có tỷ lệ mua hàng ngẫu hứng rất thấp, hầu như không có. Nam giới
mua ngẫu hứng chỉ chiếm 8% trong tổng số lượng nam được điều tra và ngẫu
hứng mua những mặt hàng thiết yếu hàng ngày, trong khi đó phự nữ mua ngẫu
hứng gấp hơn 10 lần nam và chủ yếu hàng hóa thiết yếu tại siêu thị/trung tâm
thương mại, chợ và tiệm tạp hóa. Cả nam và nữ đều không có mua ngẫu hứng ở
kênh Cửa hàng chuyên và đại lý, có nghĩa tại đây những mặt hàng có tính chất
bán tập trung và có giá trị lớn được nam và nữ lên kế hoạch trước khi mua.
Như vậy cho thấy tại các kênh phân phối có nhiều sản phẩm, hàng hóa da

dạng, phong phú, nhiều chủng loại, giá cả vừa phải…như siêu thị/trung tâm
thương mại, chợ và tiệm tạp hóa thì dễ nảy sinh mua hàng ngẫu hứng hơn là các
kênh như đại lý hay cửa hàng chuyên.
Điều tra cũng cho thấy trong những nhóm mặt hàng đưa ra thì đến 50% số
người mua hàng ngẫu hứng đã rơi vào nhóm hàng hóa thiết bị và đồ dùng gia
đình, tiếp theo là nhóm hàng mỹ phẩm thời trang 22,22% và áo quần may mặc
16,67%, số còn lại chỉ 5,56% ở nhóm đồ uống và thuốc lá. Theo đó phụ nữ vẫn
có mức độ ngẫu hứng lớn hơn nam giới ở cả ba nhóm hàng hóa là thiệt bị và đồ
dùng gia đình, mỹ phẩm thời trang và áo quần may mặc.

Bảng kết quả điều tra nhóm mặt hàng được mua ngẫu hứng
Nhóm mặt hàng
Giáo dục
PT đi lại, bưu điện
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
Lương thực
Thực phẩm
Ăn uống ngoài gia đình
Đồ uống và thuốc lá
Thiết bị và đồ dùng gia đình

Tổng

Nam

Nữ

0.00%
0.00%
0.00%

0.00%
0.00%
0.00%
5.56%
50.00%

0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
5.56%
16.67%

0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
33.33%
7


Quản trị Marketing

Dược phẩm y tế
Văn hóa, Thể thao và giải trí

Áo quần, may mặc
Mỹ phẩm, thời trang

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

0.00%
0.00%
16.67%
22.22%

0.00%
0.00%
5.56%
0.00%

0.00%
0.00%
11.11%
22.22%

3. Những yếu tố chính thường tác động tới việc mua ngẫu hứng:
Đất nước ngày càng đổi mới, hội nhập sâu với thế giới đã làm cho hàng
hóa trên thị trường phong phú; đa dạng chủng loại, xuất xứ và giá cả; được phân
phối bằng nhiều kênh tiện lợi như siêu thị/trung tâm thương mại, các chợ truyền
thống, tiệm tạp hóa…Từ đây mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng cũng nảy
sinh và phát triển.
Trong số những người có mua hàng ngẫu hứng được hỏi về những yếu tố
tác động tới việc mua hàng ngẫu hứng thì có đến 44,4% trả lời do mốt mới;
22,2% là tìm kiếm sự mới lạ và cùng con số đó cho rằng muốn thể hiện đẳng

cấp, thể hiện bản thân; 5,6% cho rằng mua ngẫu hứng cho vui.
Trong trường hợp do tác động bởi yếu tố tìm kiếm sự mới lạ và mốt mới
thì nam và nữ có sự tương đồng, mức bình quân 20-23% cho yếu tố mới lạ và
mốt mới từ 40%-46%. Tuy nhiên yếu tố đẳng cấp, thể hiện mình thì nam chiếm
đến 40% trong khi nữ chỉ 15,4%; ngược lại yếu tố mua cho vui hầu như nam
giới không có nhưng nữ lại chiếm 7,7%.

Bảng kết quả điều các yếu tố tác động đến mua ngẫu hứng
Yếu tố

Nam

Nữ

Tổng

Tìm kiếm sự mới lạ

20.0%

23.1%

22.2%

Sự sôi động

0.0%

7.7%


5.6%

Mốt mới

40.0%

46.2%

44.4%

Đẳng cấp, thể hiện mình

40.0%

15.4%

22.2%

Mua cho vui, đỡ nhàm chán

0.0%

7.7%

5.6%

8


Quản trị Marketing


Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

Như vậy cho thấy, những yếu tố chính thường tác động tới việc mua hàng
ngẫu hứng đối với người tiêu dùng hiện nay chủ yếu là tìm kiếm sự mới lạ, sản
phẩm hàng hóa mới, mốt mới, thể hiện đẳng cấp/thể hiện bản thân và mua cho
vui/khỏi sự nhàm chán.

4. Hậu quả của mua ngẫu hứng (về tài chính, cảm giác áy náy, thỏa
mãn/không thỏa mãn với SP đã mua, sự phản đối của người khác).
Có thể nói, hành vi mua hàng ngẫu hứng là phổ biến hiện nay, đặc biệt khi
mà đời sống người dân cao lên, cùng với đó kinh tế Việt Nam hòa nhập sâu với
thế giới. Tuy nhiên hành vi mua ngẫu hứng được các nhà nghiên cứu cho đó là
hành vi không tốt, mua theo cảm tính, mua không cẩn thận, thiếu chín chắn, non
nớt…
Kết quả điều tra những người mua ngẫu hứng, cho thấy hành vi mua hàng
ngẫu hứng có ảnh hưởng nhiều đối với những người tiêu dùng. Bên cạnh những
mặt tích cực thì tồn tại những mặt tiêu cực song hành cùng hành vi mua hàng
ngẫu hứng. 100% người được điều tra đều khẳng định là khi quyết định mua
ngẫu hứng đều rất thoải mái, thậm chí là rất thích thú khi mua được món hàng
mang tính ngẫu hứng, có thể đây là điều người tiêu dùng làm để tăng thêm màu
mè cho cuộc sống đang nhàm chán và thiếu thi vị. Tuy nhiên, kết quả điều tra
cũng cho thấy gần 75% những người mua ngẫu hứng đều gặp những vấn đề
mang tính tiêu cực, điều này tương đương nhau giữa nam và nữ.

Bảng kết quả điều tra hậu quả của hành vi mua hàng ngẫu hứng
Thích thú, thoải mái
Bạn bè người thân ủng hộ
Bạn bè, người thân chê trách, phản đối

Lãng phí về tài chính
Mua về để sử dụng
Ân hận tiếc nuối sau khi mua
Hài lòng, thỏa mãn đối với sản phẩm mua ngẫu
hứng

100.0%
27.8%
61.1%
77.8%
22.2%
66.7%
16.7%

9


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

Tiếp tục mua hàng ngẫu hứng

33.3%

Cụ thể kết quả điều tra cho thấy, những hậu quả tiêu cực của hành vi mua
ngẫu hứng là có 77,8% cho biết đã tạo ra sự lãng phí không đáng có về mặt tài
chính; 66,7% cảm thấy ân hận và tiếc nuối khi đã lỡ mua ngầu hứng, gần như
tương tự cho vấn đề bị người thân/bạn bè chê trách và phản đối, trong khi đó sự

hài lòng đối với sản phẩm mua ngẫu hứng chỉ ở mức 16,7%.
Từ kết quả trên, cho thấy hành vi mua hàng ngẫu hứng mang đến nhiều
tiêu cực hơn là tích cực, người mua hàng đã không nắm được thông tin lại quyết
định mua nhanh, mua không cân nhắc, mua mang tính tự phát và cảm tính cao,
mua không có kế hoạch, từ đó đã tạo nên những lựa chọn đã không thỏa mãn
cho người mua. Vấn đề mua ngẫu hứng dẫn đến những hậu quả không tốt cũng
có thể bắt nguồn từ việc không tự kiềm chế và kiểm soát được bản thân mình.
Tính bốc đồng, cảm tính đã thôi thúc người ta mua ngẫu hứng có thể tạo
nên những gánh nặng tài chính, trong khi đó sau khi mua về không sử dụng hay
sử dụng không hiệu quả, không đáp ứng được kỳ vọng của người mua cả trong
ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngoài ra, mua ngẫu hứng có khi thấy nhiều người mua
cũng mua theo, mua theo hội chứng “bầy đàn” mà không biết chút ít thông tin về
sản phẩm, hậu quả là chỉ làm cho hàng hóa tồn tại nhà mình nhiều thêm, trong
khi sử dụng lại đôi khi không được gì.
Người Việt Nam chúng ta có đức tính tiết kiệm cùng với đó là tinh thần tập
thể và kế hoạch cao, do đó sau khi mua ngẫu hứng nếu bị chê trách, phản đối,
hoặc không sử dụng được, hoặc có thể sử dụng không hiệu quả thì cảm thấy ân
hận, hối tiếc. Mua ngẫu hứng những sản phẩm cho chính bản thân mình thì bị
người thân chê, có khi bị quở trách, phê phán; mua sản phẩm cho người khác
(người than, bạn bè…) thì không được đón nhận, người được cho/tặng tỏ vẻ
không hài lòng… đã tạo cho người mua ngẫu hứng thấy lòng ray rứt, áy náy, cho
rằng mính đã sai lầm khi quyết định món hàng mang tính ngẫu hứng.

10


Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn


Mặt tiêu cực cho thấy rõ nhưng kết quả điều tra trên cho thấy vẫn có những
người cho rằng sẽ tiếp tục mua hàng ngẫu hứng (chiếm hơn 33%). Những người
này cần phải cân nhắc thật kỹ hơn trước khi mua hàng, luôn tỉnh táo và chế ngự
được bản thân, nhất là đối với những chiêu marketing sản phẩm của người bán,
vấn đề thông tin về sản phẩm cũng cần được quan tâm đúng mức khi quyết định
mua.
Như vậy, cái “hậu” của hành vi mua hàng ngẫu hứng hầu như không làm
người tiêu dùng thỏa mãn, thích thú, sung sướng…tại sao vậy? Bởi vi hành vi
này có “cái giá phải trả” tất nhiên tùy mức độ nặng hay nhẹ, hậu quả nghiêm
trọng hay không? Về vấn đề hậu quả cụ thể như nào? Trong hoàn cảnh điều kiện
hiện nay giá cả đang leo thang hàng ngày, đồng tiền mất giá, thu nhập của người
dân không bù đắp đủ chi tiêu cuộc sống thì việc mua hàng không có kế hoạch đã
làm nhiều gia đình khốn khó, thực tế có tình trạng có người thu nhập 2 triệu
đồng/tháng vẫn không bao giờ phải đi vay tiền. Ngược lại, có người thu nhập
đến hàng chục triệu đồng mà lúc nào cũng trong tình trạng túng thiếu.

III/ Kết luận
Hành vi mua hàng ngẫu hứng đang ngày càng phổ biến hiện nay, nhất là
khi hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu tràn ngập, đa dạng và phong phú
cả về chất lượng, giá cả, mẫu mả, cùng với đó các chính sách bán hàng đa dạng,
lôi cuốn. Hầu hết mọi người đều đã từng có hành vi mua hàng ngẫu hứng, tuy
nhiên trong vấn đề giới tính thì phụ nữ có mức độ mua ngẫu hứng lớn hơn nam
giới, đàn ông chủ yếu quyết định mua những mặt hàng có giá trị lớn nên mua
hàng có kế hoạch hơn.
Qua điều tra, cũng chỉ ra rằng các mặt hàng thuộc nhóm hàng thiết bị và đồ
dùng gia đình có nhiều người mua ngẫu hứng hơn cả, nhất là phụ nữ. Và những
người có hành vi mua ngẫu hứng chủ yếu tập trung mua ở siêu thi, tiệm tạp hóa
và chợ, vì nơi này hàng hóa phong phú đa dạng, nhiều chủng loại, các hình thức
11



Quản trị Marketing

Lớp: GaMBA.X0810
Học viên: Tạ Duy Sơn

phân phối thuận tiện, các chiêu marketing hấp dẫn dễ đánh vào tâm lý người tiêu
dùng.
Tuy nhiên, hành vi mua hàng ngẫu hứng đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực
bên cạnh rất ít những mặt tích cực. Mua ngẫu hứng ảnh hưởng đến tài chính, số
đông cảm thấy áy náy, ân hận, hối tiếc, không hài lòng với những sản phẩm mua
ngẫu hứng do một phần bị người thân, bạn bè chê trách, phê phán. Do vậy khi
đến những nơi mua sắm, cần cân nhắc kỹ trên cơ sở có kế hoạch rõ ràng, có
thông tin đầy đủ cũng như biết kiểm soát bản thân.

TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing của Griggs.
2. Marketing trong tầm tay của Nhà xuât bản TP Hồ Chí Minh.
3. Bài viết: Hành vi mua hàng ngẫu hứng và hậu quả của nó đối với người

tiêu dùng của TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai- Đại học KTQD.
4. Tạp chí Marketing.
5. Nguồn quantritructuyen.com
6. Nguồn Marketing Profs sưu tầm và lược dịch bởi Lanta brand
7. Theo Sài Gòn tiếp thị - Tổng cục Thống kê.
8. Nguồn số liệu trên www.google.com.
9. Bản câu hỏi điều tra 50 người (25 nam và 25 nữ) tại địa bàn thành phố

Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình về hành vi mua hàng ngẫu hứng.


12



×