Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích đặc điểm của các doanh nhân việt trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.63 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NHÂN VIỆT
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

BÀI LÀM
Nói đến đặc điểm doanh nhân của các nhà lãnh đạo Việt nam thì không thể không
nói đến quan điểm, tư tưởng và tâm huyết với sự nghiệp đam mê về chiến lược kinh
doanh của doanh nhân, bên cạnh đó sẽ có lý trí, cảm súc, đáng tin cậy, Quan tâm đến
cộng đồng, Linh động, Nhiệt thành.
1


1) Mức độ dám chấp nhận rủi do trong kinh doanh.
Trong hoạt động kinh doanh việc chấp nhận rủi do là điều mà doanh nghiệp phải
đối mặt, để chuẩn bị với những sự rủi do đó, trước tiên tư tưởng của doanh nhân cần
phải xác định rõ mục tiêu và định hướng mà ta phải gánh chịu, ví dụ như: Đầu tư vào
xây dựng Công nghệ dây truyền sản xuất thì việc đầu tư xây dựng và hỗ trợ từ tất cả các
công ty và chi nhánh liên kết, và những thứ có thể xảy ra sai sót trong quá trình sản xuất
chế tạo, sai sót từ phía nhà cung cấp linh kiện, hay chiến dịch thắt chặt các chính sách
đầu tư mà doanh nghiệp cần sự bảo trợ cho vay mậu dịch của Chính phủ, ngân hàng, các
khoản nợ sẽ dần tích nhiều.
Xây dựng thương hiệu hoạt động kinh doanh của mình, mà xây dựng thương hiệu
trong một doanh nghiệp thì chắc rằng không thể là không có, những đầu tư đó, mới có
thể xây dựng thương hiệu một cách toàn diện gồm : Con người ta áp dụng triết lý không
ngừng trau dồi và học hỏi nhằm giúp các kỹ năng cũng như tay nghề của nhân viên được
cập nhật liên tục thông qua các hoạt động đào tạo, nhân viên có tay nghề cao mới chính
là tài sản thật sự quan trọng của doanh nghiệp, quyết định này đối với tư tưởng doanh
nhân là sẽ làm thay đổi hoàn toàn đối với cách thức quản lý của doanh nghiệp và thương
hiệu được quản trị nhằm vươn đến thành công trên thị trường Quốc tế trong tương lai.
Vậy không chỉ thế, bên cạnh đó doanh nhân của nhà lãnh đạo phải chịu những rủi do lớn
dưới lớp vỏ toàn diện vì đó chính là giá trị đích thực khẳng định thương hiệu tầm vóc
khu vực hay toàn cầu.


Dù bất cứ ở nơi đâu? Trong kinh doanh rủi do luôn kề cạnh, nhưng giá trị đích
thực vẫn được khẳng định trong hành trang của tư tưởng doanh nhân. Trích theo “Cẩm
nang giúp thành công cho những người dám nghĩ giám làm” tác giả “FERNANDO
TRIAS DEBES” dám chấp nhận rủi do cũng là khái niệm dám chịu những thất bại, tỷ lệ
thất bại có thể là 95% trong 5 năm đầu hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là hiểu theo
nghĩa gốc là một cuộc phiêu lưu vĩ đại, nhưng bên cạnh đó những thành công và chiến
thắng lại vang dội toàn cầu, doanh nhân lừng lẫy như hãng Virgin Richard Branson, cha
đẻ của Ikea.

2


Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp
dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh
nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí
dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân.
Chủ tịch Công ty Secoin, Gs Đinh Xuân Bá đã nói: ”Một trong những tố chất
quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận rủi ro. Không biết được điều đó
thì không có một doanh nghiệp lớn mạnh”
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt là không
dám chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên
phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt động doanh nghiệp thời
gian qua. Những bài học đau lòng về “bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn trong bất
động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập đoàn đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết
bao doanh nhân, doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế đất nước vào cơn
khủng hoảng trầm trọng.
Ở một góc nhìn khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của một bộ
phận doanh nghiệp Việt nam vẫn mang nặng tính “liều” và quyết định mang tính thiếu
nhận thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi ro trong những quyết định dám
chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt nam như sau:

-

Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro

-

Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này

-

Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh

-

Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro
Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán

trước. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số thương
vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là
thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính
toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy.

3


Trong một số tài liệu đã liệt kê được các loại rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp:
- Rủi ro vỡ nợ; - Rủi ro kinh doanh; - Rủi ro thanh khoản; - Rủi ro sức mua hay rủi ro
lạm phát; - Rủi ro lãi suất; - Rủi ro công nghệ; - Rủi ro chính trị; - Rủi ro thị trường.
Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận. Nơi rủi ro
cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận cao”, vấn đề chỉ là quản lý rủi ro đó như thế nào. Không

phải tất cả 8 loại rủi ro này có thể đồng thời xảy ra tại một thời điểm và với cùng một vụ
đầu tư. Mặt khác, các loại rủi ro khác nhau có mối liên hệ với nhau. Điều quan trọng là
phải đánh giá một cách cẩn trọng sự tồn tại của mỗi loại rủi ro, và mức độ của nó trong
mỗi cơ hội đầu tư.
Việt nam ra nhập WTO được các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp Việt hay
thích dùng từ gọi là “ra biển lớn”. Ra biển lớn là chấp nhận rủi ro. Biển lớn chứa đựng
cả những cơ hội "cá về đầy khoang" cũng như những rủi ro của những cơn bão lớn. Chỉ
những Doanh nghiệp và doanh nhân dám chấp nhận sự thách thức của biến cả mới xứng
đáng thu nhận về mình sức mạnh của đại dương. Ra biển lớn cần thuyền trưởng vững
vàng và đội ngũ thuỷ thủ dạn dày sóng gió. "Sóng cả nhưng không ngã tay chèo" là nhờ
vào “thuyền trưởng” - tức là ban giám đốc và hội đồng quản trị của Doanh nghiệp, và
"thủy thủ đoàn" - tức là nhân viên của Doanh nghiệp. Ra biển lớn cần “hoa tiêu” giỏi,
cần có la bàn và hệ thống định vị, dẫn đường tốt. Ra biển lớn cần tàu lớn, và quan trọng
hơn, cần tàu tốt. Hơn 90% doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam là nhỏ và vừa, trong đó
phần lớn trong số đó lại là nhỏ và rất nhỏ. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, không
thể không có Doanh nghiệp lớn. Có một nghịch lý hiện nay là chúng ta vừa thiếu vừa
thừa Doanh nghiệp lớn: thiếu những Doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế,
trong khi lại thừa Doanh nghiệp lớn kém hiệu quả (Tập đoàn Kinh tế Nhà nước). Ra biển
lớn cần một hệ thống bảo hiểm rủi ro tin cậy. Ngay cả khi các Doanh nghiệp dám chấp
nhận rủi ro thì họ cũng cần tìm những biện pháp để giảm bớt và phân tán rủi ro. Ở đây,
vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Ra biển lớn cần hiểu biết và tôn trọng "luật
hàng hải" quốc tế, luật biển quốc tế khác luật sông nội địa. Đã một thời gian dài các
Doanh nghiệp Việt quen với việc xé rào và lách luật hơn là tuân thủ luật. Hiểu biết luật
và các tập quán thương mại quốc tế không chỉ giúp các Doanh nghiệp thành công hơn,
4


mà còn giúp họ giảm rủi ro và bớt tổn thất trong những tranh chấp thương mại khi chúng
xảy ra.


2)Tính đổi mới sáng tạo trong kinh doanh:

Biểu tượng sáng tạo thương hiệu mới.
Đây là quyết định tính đổi mới sáng tạo trong kinh
doanh ta có thể áp dụng hai thể thức:
Thể thức thứ nhất: Tổ chức nhằm phát triển sản phẩm mới hoặc nhãn hiệu mới bao gồm:
- Quyết định mục tiêu, phát triển chiến lược, định giá và ngân sách quảng cáo, làm việc
với đội ngũ kinh doanh, các giai đoạn điển hình trong phát triển sản phẩm mới là: đưa ra
ý tưởng, sàng lọc ý tưởng, phát triển và kiểm tra ý tưởng, tiến hành phân tích kinh
doanh, phát triển sản phẩm, marketing thử nghiệm và tiến hành bán hàng ra thị trường.
( trích lược chủ đề Marketing tr 359).
- Thể thức thứ hai : Sáng tạo trong kinh doanh đối với tư tưởng doanh nhân đứng đầu về
thương hiệu thì có thể đợi thời cơ thương hiệu của đối thủ có dấu hiệu đổ vỡ và lâm vào
các rủi ro như các thương hiệu Radio Shack, 7Up, hay GAP…thì lúc đó ta sẽ đầu cơ và
thâu tóm, vì sáng tạo đổi mới thương hiệu là những điểm cốt lõi đối với những nhà cải
cách tiên phong như: tài sản thương hiệu, tính cách thương hiệu, các biểu tượng, lợi ích
thực, lợi ích cảm nhận, và những giá trị nhận được từ sự sáng tạo; và nhận biết những
thay đổi trong các phân khúc, kiểm soát các phân khúc để phân biệt rõ ràng định hướng
xu thế, chia khách hàng thành từng nhóm theo những cách khác nhau nhằm tạo ra sự ăn
khớp, nhịp nhàng sáng tạo linh hoạt trong kinh doanh từ người tiêu dùng nông thôn cho
đến thành thị, mọi tầng lớp.
5


Bởi vậy, sự sáng tạo đó cũng được hiểu như là tính đột phá mà tác giả Keith McFarland
đã cho ra đời tác phẩm như : “Công ty đột phá” nó rất phù hợp với tư tưởng và trào
lưu doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, cho nên theo KEITH đã áp dụng tại Việt
Nam bằng từ Giải Thánh Gióng, những Công ty Thánh Gióng đã có được 9 đặc
trưng cơ bản, trong đó có 3 đặc trưng đầu tiên rất đáng quan tâm là :
1. Đặt công ty lên hàng đầu

2. Tăng Phương thức chế tài ( khoản đặt cược)
3. Xây dựng đặc tính Công ty
Đặt Công ty lên hàng đầu: đối với sự sáng tạo, đột phá trong kinh doanh từ nhân viên
làm việc, tinh thần trách nhiệm trước tiên là vì lợi ích của Tổ chức, cam kết cống hiến
cho Tổ chức, chứ không làm vì lãnh đạo; mọi hoạt động đều hướng tới việc phục vụ
Công ty chứ không phải phục vụ lãnh đạo, đây chính là sự sáng tạo và có sức sống riêng,
bản sắc riêng biệt, sự sáng kiến được lan tỏa từ các thành viên Trong một Tổ chức,
doanh nghiệp.
Tăng phương thức chế tài ( khoản đặt cược ): đó là sự sáng tạo, mạnh dạn đầu tư vào
một thì trường mới, tuân thủ một quá trình mới, giành giật nguồn lực mới, tận dụng địa
điểm mới hoặc khai thác kênh bán hàng mới một cách quyết liệt và triệt để. Vì phương
pháp chế tài này chính là nguồn lực vật chất và tinh thần lý trí tập trung có mục tiêu,
tiên quyết, tiên chiến, chứ không chú trọng vào nhiều lĩnh vực phân tỏa khác nhau.
Xây dựng đặc tính Công ty: Đây là ý tưởng hiệu triệu, những lời tuyên bố mang đầy
“đặc tính” “bản sắc” về mục tiêu mà trong kinh doanh phải tiên chiến. Vậy, áp dụng theo
khả năng tư duy quyết định nghệ thuật lãnh đạo của tác giả “John N. Mangieri”là : Tư
duy nhạy bén, ý tưởng độc đáo, tầm nhìn rộng, phán đoán giỏi chính là những nhân tố
tích cực có tác động đến Tư duy sáng tạo như :
Tư duy sáng tạo-> Ảnh hưởng tích cực-> Cách nâng cao sức sáng tạo-> Cục diện thắng
lợi-> Tư duy giả thiết-> Lỏng chặt có trình tự-> Tiếp thu cách nhìn của người khác cùng
với quan điểm của bản thân kết hợp lại.

3)Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh.
6


Trong kinh doanh tính chủ động tiên phong trên thị trường là không phải bằng
cách tạo ra ngành kinh doanh mới, như Mckenna đã nói , trong Marketing “những gì bạn
dẫn đầu thì bạn sẽ sở hữu” được dẫn chứng như: “Những Công ty Nhật Bản thành công
chiếm được thị trường bởi vì họ dẫn đầu chúng”.

Lợi thế của người tiên phong, Trong quyển “22 Quy luật bất biến trong Marketing ” của
Al Ries và Jack Trout, Quy luật số một là quy luật tiên phong,điều đó hàm ý rằng trong
kinh doanh vấn đề cơ bản trong tiếp thị là cần ra một lĩnh vực kinh doanh mà trong đó
bạn là người đầu tiên tham gia. Trở thành người đầu tiên sẽ có giá trị hơn là trở thành
một công ty tốt hơn. Khi đó, bạn sẽ dễ có chỗ đứng trong tâm trí khách hàng hơn, thay vì
phải cố gắng thuyết phục khách hàng rằng bạn có sản phẩm tốt hơn. quyết thành công những thương hiệu hàng đầu Châu Á – Tác giả Paul Temporal >.
Khi nói đến sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò đầu
tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội… Về mặt bề
nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, tính tiên phong, mở đường
cho những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm
nhìn trong tổ chức đời sống xã hội.
Dưới đây là một số tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp Việt nam:
-

Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới

-

Tiên phong về công nghệ

-

Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp

-

Tiên phong về văn hóa và tri thức
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn logic


hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị Metro, Vincom,
BigC, Nguyễn Kim, Parkson,… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới nhận
thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền năng, giới
hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao
gồm: xuất khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội.

7


Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng những
biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra thế giới.
Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài của nhà thiết kế
thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin, … xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt Nam
gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các trường
đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học theo
hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên phong trong sáng tạo,
đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt
nước, rừng, dải tần số, nhân lực, thông tin,…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng
công nghệ nhiều nhất.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược cạnh tranh
vượt lên đối thủ . Tại Công ty Secoin, tiêu chí “luôn tạo ra sự mới lạ” như kim chỉ nam
cho hoạt động R&D để phát triển sản phẩm mới. Theo thống kê, cứ 1 tháng chúng ta cho
ra 1 model gạch mới và mỗi năm lại tung ra thị trường 1-2 chủng loại sản phẩm mới.
Điều dó đã đẩy các đối thủ cạnh tranh của Secoin luôn ở thế người đi sau. Mỗi khi họ
copy xong 1 model gạch của chúng tôi thì cũng là lúc chúng tôi kịp tung ra model mới
được bán với giá cao, còn model cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ. Với chiến lược
này, Secoin luôn là người tiên phong chiếm lĩnh và dẫn dắt thị trường trong lĩnh vực của
mình.


4) Trước hết ta so sánh mức độ theo tuổi tác
Tuổi của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất quan trọng, bởi tâm sinh lý con
người biến đổi qua các thời kỳ, đồng thời lứa tuổi liên quan rất nhiều tới sự trải nghiệm
của cuộc sống, tới kiến thức chuyên môn, xã hội và việc ứng sử hay quyết định một vấn
đề gì đối với bên ngoài Các cụ thường có câu, “ tam thập nhi lập, tứ thập……. Ngũ thập
tri thiên mệnh……. như. Các doanh nhân ngày nay đã trưởng thành nhanh chóng, nhờ
có môi trường thuận lợi, như giáo dục và đào tạo, được tiếp xúc và giao lưu học hỏi từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, những điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới các quyết định
của các doanh nhân.
8


Trong nghiên cứu phân tích tôi phân làm hai nhóm lứa tuổi là từ 30 đến 45 và 46
trở ra và nghiên cứu với ba mức độ là thấp, trung bình, và cao. Kết quả so ở mức độ cao
cho thấy phần lớn ở lứa tuổi từ 30 đến 45 thì các tiêu chí của tinh thần doanh nhân, như
chấp nhận rủi do là 78%, đổi mới sáng tạo là 92%, và tính đi tiên phong dẫn đầu là 58%
tuy nhiên ở độ tuổi từ 46 trở ra thì tính dám chấp nhận rủi do 11%. Tính đổi mới sáng
tạo là 11% và tính đi tiên phong 36%.

5) Theo khu vực kinh tế
Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước đã và đang chuyển thành các doanh nghiệp
cổ phần , nguồn vốn của doanh nghiệp đã xã hội hóa người dân, hay người lao động
phần nào đã làm chủ doanh nghiệp, nhờ đó sau khi cổ phần hóa rất nhiều doanh nghiệp
phát triển tốt. Tuy vậy còn rất nhiều doanh nghiệp đến nay chưa cổ phần, hay đã cổ phần
nhưng vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hay ban lãnh đạo doanh nghiệp cũ vẫn
tham gia điều hành lãnh đạo thì hoạt động còn nhiều yếu kém, làm cho việc hoạt động
kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác lứa tuổi của ban lãnh đạo các doanh nghiệp này đã
bước vào tuổi đã cao do vậy việc thích nghi với môi trường thay đổi và cạnh tranh hiện
nay là rất khó khăn đối với họ. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay tồn tại chủ yếu dựa
vào lợi thế có sẵn từ trước, như đất đai, cơ sở vật chất được đầu tư từ trước, và các chính

sách của nhà nước phần nào vẫn còn ưu tiên đối với các doanh nghiệp này như vay vốn
ưu đãi, các chương trình đầu tư của nhà nước thường ưu tiên cho các doanh nghiệp
này,... Tuy nhiên phải nói rằng trừ các doanh nghiệp lớn của nhà nước như các tập đoàn
lớn nêu trên, và một vài tập đoàn khác nữa cùng các ngân hàng quốc doanh là tương đối
hiệu quả và phát triển được còn các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đều là các doanh
nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả.
Theo kết quả điều tra cho thấy các lãnh đạo khối doanh nghiệp nhà nước có tính
chấp nhận mạo hiểm ở mức thấp 44%, mức trung bình 47% mức cao chỉ có 9%, tính đổi
mới sáng tạo ở mức thấp 50%, trung bình 44 % và mức cao chỉ có 6% .Tính đi tiên
phong dẫn đầu ở mức thấp là 31%, trung bình 42% , mức cao là 27%. Ngược lại với
khối doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là
năng động nhậy bén, và sẵn sàng chấp nhận rủi do, các kết quả điều tra như sau tính
9


chấp nhận rủi do ở mức cao là 44%, ở mức trung bình là 33%, mức thấp là 23%. Tính
đổi mới sáng tạo mức cao là 69%, mức trung bình là 25%, mức thấp là 6%. và tính đi
tiên phong mức cao là 39%, mức trung bình là 36%, mức thấp là 25%.

6) Theo qui mô của doanh nghiệp.
Giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay: Đối với doanh
nghiệp lớn, là các doanh nghiệp có qui mô hoạt động gồm nhiều thành viên trong tổ
chức, như chi nhánh, công ty con, nhiều bộ phận, phòng ban, có thể hoạt động trên nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác nhau, có số lượng nhân viên nhiều, địa bàn hoạt động rộng,
trên nhiều tỉnh thành, có khi cả ở nước ngoài. Ở nước ta thường dùng từ Tập đoàn để chỉ
mô hình các doanh nghiệp lớn, ví dụ tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT,
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, tập đoàn xây dựng VINACONEX Các nhà lãnh
đạo ở đây thường là Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành. Đây là
những nhà lãnh đạo được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm, và hiểu biết trong nghề
nghiệp và kinh doanh, có đội ngũ trợ lý nghiệp vụ và các phòng ban hỗ trợ, do vậy các

nhà lãnh đạo thường có nhiều thông tin để ra quyết định từ đó làm hạn chế nhiều rủi ro
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, và có mối
quan hệ rộng, sẵn có hệ thống, nên các doanh nghiệp thường rất chủ động và thường đi
tiên phong trên thị trường trong lĩnh vực chính của doanh nghiệp, kết quả điều tra cho
thấy tới 42% số phiếu đánh giá ở mức độ trung bình, và 52% số phiếu đánh giá ở mức
độ cao. Đồng thời đây cũng là những doanh nghiệp đã có thời gian phát triển, do vậy
tính đổi mới sáng tạo trong kinh doanh ở những doanh nghiệp này ở mức vừa phải.
Theo điều tra khảo sát về doanh nghiệp lớn thì lại có phần ngược lại tính đổi mới
sáng tạo ở mức trung binhg chiếm 33%, ở mức cao là 61%. Đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ do đặc thù và qui mô, tiềm lực tài chính, quan hệ và nguồn lực nhân sự hạn chế so
với các doanh nghiệp lớn. Ở các doanh nghiệp này nhà lãnh đạo của doanh nghiệp phải
đứng mũi chịu sào trực tiếp với các thách thức từ thị trường, khách hàng, đôi khi cả nội
bộ doanh nghiệp. Họ là những người vừa là chủ vừa là thợ, họ thường từng trải qua các
công việc vì vậy họ rất thạo việc và thường xuyên đổi mới và sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh rất cao, và cũng có một số ít dám chấp nhận rủi do để đột phá và phát triển,
10


tuy nhiên họ hiếm khi trở thành những người đi tiên phong trên thị trường. Số liệu điều
tra cho thấy về việc chấp nhận rủi do ở mức độ thấp 36%, trung bình 42% , về tính đổi
mới sáng tạo ở mức trung bình là 56%, ở mức cao là 33%. Về tính đi tiên phong ở mức
cao chỉ chiếm 14%.…

7) Theo các nhóm ngành nghề.
Trong nội dung phân tích ta phân tích trên hai nhóm doanh nghiệp thuộc ngành
công nghệ cao và ngoài ngành công nghệ. Ta xác định các doanh nghiệp sau đây là
những doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ cao như: các doanh nghiệp thuộc làm các
phần mềm, hay kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm liên quan nhiều tới công nghệ, như
viễn thông, truyền thông, điện, điện tử, internet, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao
như các máy móc phục vụ cho các ngành khác như ngành y có các máy chẩn đoán hình

ảnh CT scaner. MRI, các máy phục vụ cho xây dựng, và khai thác tài nguyên, các máy
móc trong ngành hàng không, sản xuất ô tô vv. Ta thấy các doanh nghiệp này thường là
các doanh nghiệp không những đi tiên phong mà còn luôn đổi mới không ngừng để hòa
mình với tiến bộ khoa học trên thế giới. Tuy nhiên chính vì lý do đó mà rủi ro mà ngành
này phải gánh chịu là rất cao. Nhận định trên phù hợp với kết quả điều tra về nhóm
doanh nghiệp này, về tính đổi mới sáng tạo 91% , tính đi tiên phong 89% và tính chấp
nhận rủi do 58% . Tuy nhiên ở nước ta số lượng các doanh nghiệp làm về công nghệ cao
là không nhiều.
Đối với nhóm doanh nghiệp không thuộc ngành công nghệ cao, việc phân tích
trên ba tiêu chí trong bài như đã nêu ở trên, tuy nhiên cũng có những đặc điểm khác biệt
giữa nhiều ngành nghề khác nhau như ngành may mặc, dầy dép ở nước ta khác so với
thế giới rất nhiều, ở nước ta phần lớn các doanh nghiệp làm công việc gia công xuất
khẩu, do vậy không phát huy được tính sáng tạo và thường xuyên đổi mới của ngành.
Ngành may lẽ ra là một ngành được xếp vào loại có tính sáng tạo và đổi mới cao mới
xứng đáng là ngành làm đẹp cho mọi người, “ người đẹp vì lụa”. Có một ngành nữa ở
nước ta cũng thuộc ngành có tính đổi mới, sáng tạo cao là ngành sản xuất vật liệu xây
như ngạch men, thiết bị vệ sinh, cửa kính, dùng cho việc xây dựng nhà cửa vv. Ngành
này không như ngành may đã làm được rất thành công trên sân nhà mà còn tham gia
11


xuất khẩu. Tới nay đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng như Đồng Tâm, Vignacera,
Primer… Kết quả điều tra về nhóm doanh nghiệp này như sau: tính đi tiên phong ở mức
trung bình là 72%, ở mức cao là 19 %, tính đổi mới sáng tạo là mức trung bình 81%, ở
mức cao chỉ có 8 %.
Tinh thần doanh nhân phản ánh sức mạnh của mỗi quốc gia, quốc gia nào có
nhiều doanh nhân, có nhiều doanh nghiệp lớn, như Mỹ, Nhật, Đức,... đều là những quốc
gia hùng cường tạo ra hàng vạn công ăn việc làm và thu nhập đống góp lớn cho việc
xây dựng và phát triển đất nước. Ở nước ta Chính Phủ, đảng và nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, và đào tạo ra những doanh

nhân có khả năng phát triển vươn tầm ra thế giới, đưa nước ta là nước sản xuất ra nhiều
sản phẩm giá trị , công nghệ cao. Hàng hóa phải có những thương hiệu mang tính toàn
cầu, có như vậy đất nước chúng ta mới trở nên giầu mạnh. Mặt khác trong giai đoạn hiện
nay, cuộc chiến toàn cầu, các doanh nhân cần phải vươn nên, học hỏi không ngừng, dám
thách thức, chấp nhận mạo hiểm, đam mê sự sáng tạo, đổi mới không ngừng, cùng với
một ý trí kiên định , thì tôi tin rằng trong thời gian không xa, đất nước ta sẽ có các doanh
nhân, doanh nghiệp tầm cỡ thế giới, và đó là niềm tự hào vô cùng lớn của đất nước ta .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế của đại học
Griggs.

12


2.

Trích lược Bí quyết thành công những thương hiệu hàng đầu Châu Á – Tác giả Paul
Temporal.

3.

“Công ty đột phá” của tác giả Keith McFarland.

13




×