Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích về đặc điểm chung của các doanh nhân việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.87 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC DOANH NHÂN VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Mọi người chắc đã từng nghe “ doanh nhân Việt Nam”, và chắc hẳn mọi người
biết rằng Việt Nam có riêng ngày 13/10 là ngày doanh nhân Việt Nam. Vậy có
ai tự hỏi rằng “ doanh nhân Việt Nam - họ là ai ? Một bà tạp hóa hay chị tiểu
thương có phải là doanh nhân? Một ông giám đốc làm thuê có phải là doanh
nhân? Một người làm “sếp” ở công ty nhà nước có phải là doanh nhân? Nên
“tôn vinh” ông chủ tịch HĐQT quanh năm đi nghỉ mát và hầu như không biết gì
đến chiến lược công ty, hay phải trao hoa cho vị trợ lý đang ngày đêm lèo lái
công ty và vật lộn với đủ mọi khắc nghiệt của thương trường?...
Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào chính xác, đầy đủ về doanh nhân.
Riêng với doanh nhân Việt Nam, một định nghĩa theo tôi là khá chuẩn xác :
doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng rất đa dạng, hình thành từ
nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội nhưng họ có một đặc
điểm chung là làm công việc kinh doanh với mục tiêu đạt được sự giàu có và
thành đạt. Họ không chỉ là các ông chủ tư nhân mà còn bao gồm cả bộ phận
cán bộ, lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà
nước; không chỉ là một bộ phận của trí thức mà còn có trong giai cấp nông
dân, đội ngũ cán bộ, công chức...; không chỉ là những người có hàng trăm,
hàng nghìn tỷ đồng mà có cả những người mới lập nghiệp nghèo nhưng có chí
làm giàu. Nói như vậy để thấy, doanh nhân Việt Nam là cả một cộng đồng.
Lực lượng doanh nhân Việt Nam ngày nay đã thực sự trở thành một phần cấu
thành quan trọng của nền kinh tế đang hội nhập. Họ góp phần làm nên sự
chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Vai trò quan trọng này
được lý giải bởi những phẩm chất mà những nhà kinh doanh mới có. Trong
bài viết này, tôi sẽ đi sâu vào phân tích những đặc điểm của doanh nhân Việt


Nam trên các giác độ: dám chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo, tính tiên
phong trên cơ sở đánh giá và so sánh theo tuổi tác, giới tính, khu vực kinh tế,
quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động… để thấy được các


đặc điểm chung nhất, riêng có của Doanh nhân Việt Nam.
Như đã nêu, lực lượng doanh nhân Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế bởi những phẩm chất mà những nhà kinh doanh mới có. Đó là các phẩm
chất:
Trước hết, họ là những người thấy được cơ hội làm giàu. Cơ hội này tồn tại
ở Mỹ, ở châu Âu, châu Phi. .. và cả ở trong nước. Chúng biểu hiện dưới nhiều
dạng khác nhau, nhưng chủ yếu ở những nhu cầu còn bỏ ngỏ, những sở thích có
thể phát sinh hoặc những khả năng đáp ứng tốt hơn, rẻ hơn những nhu cầu đang
có. Vấn đề là không phải ai cũng có thể nhận biết những nhu cầu những cơ hội
này một cách chính xác và kịp thời.Và nhà kinh doanh bao giờ cũng cảm nhận
được thị trường tốt hơn những người khác
Hai là, dám chấp nhận rủi ro. Khả năng chấp nhận rủi ro là một bản tính quan
trọng của doanh nhân. Trên thương trường, rủi ro gắn với lợi nhuận. Rủi ro càng
cao thì lợi nhuận cũng sẽ càng cao. Nếu chỉ thấy lãi mà không biết có sự rủi ro
đang tồn tại, thế thì chẳng khác gì lạc quan tếu. Nếu chỉ thấy rủi ro mà coi nhẹ
sự tồn tại của lời lãi, thì sẽ mất thời cơ khó thành nghiệp lớn. Trong gian nguy
có sự bình an, trong mạo hiểm có lợi ích, muốn có được thành tích hơn người,
phải dám mạo hiểm. Không mạo hiểm, thì lấy đâu ra cơ hội?
Ba là, tính đổi mới, sáng tạo. Chính năng lực tư duy sáng tạo của doanh nhân
quyết định thành công của DN. Năng lực này không nhất thiết phải là “thiên
bẩm”. Bất cứ ai cũng có khả năng sáng tạo dù ít hay nhiều. Nó có thể được rèn
luyện hàng ngày. Và đã là người lãnh đạo DN thì nhất thiết phải trau dồi, bổ
sung tư duy sáng tạo hàng ngày, hàng giờ bởi kinh tế thị trường hiện đại rất


khắc nghiệt, đó là nền kinh tế của sức mạnh tư duy và kẻ chiến thắng là những
người có khả năng sáng tạo ra những phương thức và cách thức kinh doanh độc
đáo, có độ khác biệt cao.
Bốn là: tính tiên phong, đi trước đối thủ. Chỉ một số người đặc biệt mới đầu
tư nghiên cứu kinh doanh trong lĩnh vực mới, và chỉ những ai táo bạo hơn thế

mới dám khởi nghiệp hết lần này đến lần khác. Lý do gì khiến các doanh nhân
mạo hiểm làm như vậy? Doanh nhân tiên phong yêu thích khởi nghiệp, và họ
thật sự rất giỏi trong việc này. Thực tế chứng minh rằng, những người đi tiên
phong, nếu thành công sẽ tạo được lợi thế rất lớn với đối thủ cạnh tranh.
Bốn phẩm chất trên là những phẩm chất thường có ở doanh nhân, có thể bằng
rèn luyện, có thể do trời phú. Chính những phẩm chất đó, tạo cho họ là doanh
nhân. Tất nhiên, những phẩm chất trên chịu ảnh hưởng và có thể bị thay đổi bởi
rất nhiều yếu tố, như tuổi tác, giới tính, khu vực kinh tế, quy mô doanh nghiệp,
lĩnh vực và ngành nghề hoạt động… Nhưng theo tôi, khi đánh giá về doanh
nhân Việt Nam, có những nét chung nhất. Những sự khác biệt do ảnh hưởng các
yếu tố tôi sẽ nêu ở phần sau.

Các phẩm chất

Đánh giá chung

Dám chấp nhận rủi ro

3

Đổi mới sáng tạo

3

Tiên phong đi trước đối thủ

3

( Thang điểm từ 1 đến 5: từ rất thấp đến rất cao, 3 là trung bình-khá)
 Dám chấp nhận rủi ro: 3 điểm

Trên thương trường, doanh nhân nào cũng hiểu rủi ro gắn với lợi nhuận, rủi ro
càng cao thì lợi nhuận cũng sẽ càng cao. Tại sao không ít người chỉ thích gửi


tiền tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua vàng cất vào trong tủ hơn là tổ chức kinh
doanh hoặc đầu tư? Đơn giản là vì phần lớn họ không phải là các nhà kinh
doanh, phần lớn không dám chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng
lực lượng doanh nhân của nước ta chỉ mới bắt đầu hình thành trở lại trong thời
kỳ đổi mới. Mới ngày hôm qua không ít người trong số họ có thể vẫn còn bắn
súng thạo hơn tiếp thị; cạo bàn giấy nhanh hơn tính toán lỗ lời; nấu phở giỏi hơn
bán phở... Ngày hôm nay, họ đã là những doanh nhân.
Chính vì vậy, số doanh nhân thành công rất nhiều, nhưng số doanh nhân thất bại
cũng không phải là ít. Và những hiện tượng như sự giàu có đến nhanh đến mức
sự sang trọng chưa theo kịp; sự chấp nhận rủi ro xảy ra nhiều khi do hạn chế về
tri thức hơn là do sự nhạy cảm trong kinh doanh... là những điều có thật.
Nói đến cạnh tranh, cũng không thể không nói đến việc liên doanh, liên kết giữa
các doanh nghiệp, nhất là khi đại bộ phận DN nước ta còn là nhỏ và vừa, đang
có nhiều khó khăn, thiếu vốn, yếu về công nghệ, ít hiểu biết về thị trường... thì
liên kết, liên doanh là con đường rất hiệu quả để khắc phục những khó khăn đó.
Không chỉ liên kết, liên doanh giữa các DN nhỏ với nhau, giữa các DN nhỏ với
DN lớn, mà rất cần liên doanh liên kết giữa các DN trong nước với các DN
nước ngoài, kể cả DN liên doanh và DN100% vốn nước ngoài, không chỉ ở tầm
quốc gia mà còn ở tầm khu vực. Chúng ta đã có một số mô hình về việc này,
như: TCty Dệt Phong Phú bắt tay với Tập đoàn ITG (Mỹ) xây dựng CCN dệt
may tại Đà Nẵng; Cty cổ phần Kinh Đô cũng bắt tay với Tập đoàn Cadbury
Schweppes (Mỹ) để tăng sản phẩm, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, số lượng
các DN dám chấp nhận rủi ro còn ở mức khiêm tốn.
 Đổi mới sáng tạo : 3 điểm
So với thế giới, năng lực tư duy sáng tạo của doanh nhân Việt còn rất khiêm tốn.
Kết quả thống kê gần đây cho thấy, nước ta hiện có trên 400.000 DN với



khoảng 4 triệu doanh nhân tham gia quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù số lượng DN tăng nhanh qua từng năm và có những bước phát triển tích
cực, có DN đạt doanh thu hàng tỷ USD/năm, nhưng thực tế phần lớn DN Việt
Nam có quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu.
Tại sao chúng ta có rất nhiều điều kiện sản xuất thuận lợi như giá nhân công rẻ,
nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng thị trường hàng hóa xuất khẩu của ta sang Mỹ
và nhiều quốc gia khác không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc? Nguyên
nhân không gì khác ngoài vấn đề các chủ DN Việt Nam thiếu tính đột phá, tư
duy sáng tạo trong sản xuất, thiết kế sản phẩm và triển khai các kế hoạch kinh
doanh.
Về khả năng sáng tạo, doanh nhân Việt cần học hỏi nhiều ở doanh nhân Trung
Quốc và Nhật Bản. Đây là hai quốc gia châu Á với những doanh nhân được
đánh giá rất cao về năng lực tư duy sáng tạo và khả năng quản lý DN.
Theo một số chuyên gia, một trong nhiều nguyên nhân khiến khả năng tư duy
sáng tạo của các nhà lãnh đạo DN Việt yếu hơn doanh nhân thế giới là bởi họ
quá ôm đồm công việc. Trên thực tế, hiện nay phần đông lãnh đạo DN đang làm
công việc của các cán bộ quản lý DN. Các lãnh đạo DN thường than bận “trăm
công ngàn việc”, không có thời gian cho các hoạt động khác, nhưng thực chất
đó là do họ đã ôm cả công việc của các cán bộ quản lý. Đó cũng là đặc trưng
của các chủ DN cổ điển, không phải hình ảnh các nhà lãnh đạo DN hiện đại.
Các lãnh đạo DN cần phân biệt: nhà quản lý giỏi nhất cũng chỉ làm cho DN hoạt
động ổn định, còn tạo cho DN bước phát triển đột phá mới chính là chức năng
của họ.
 Tiên phong đi trước đối thủ: 3 điểm
Số liệu thống kê cho thấy doanh nhân tiên phong là chủ nhân của gần một phần
ba khám phá mới, và doanh nghiệp của họ thường lớn mạnh hơn. Nói như vậy



để thấy được tầm quan trọng của những người tiên phong. Sự thành công của họ
sẽ tạo lợi thế rất lớn với các đối thủ cạnh tranh.
Thế giới đã có nhiều tổng kết về những đức tính cần có, những yêu cầu cụ thể
đối với doanh nhân, với giám đốc điều hành chuyên nghiệp, nhất là trong quá
trình toàn cầu hóa. Có người nêu ra định nghĩa về giám đốc điều hành chuyên
nghiệp là người biết tìm tòi, học hỏi, không được hi vọng vào bất kỳ sự trợ giúp
nào. Có người nêu ra 6 kỹ năng, đó là: kỹ năng tư duy độc lập có phản biện, tầm
nhìn chiến lược và kỹ năng lãnh đạo; nắm vững luật và quy luật kinh doanh
quốc tế; kỹ năng giao tiếp và kỹ năng trình bày; kỹ năng tiếp thị và xây dựng
thương hiệu; kỹ năng làm việc tập thể đội nhóm... Có thể có nhiều cách phát
biểu về yêu cầu đối với doanh nhân trong thời đại toàn cầu hóa, nhưng tựu trung
lại, có hai loại yêu cầu cấp bách nhất, đó là tầm nhìn và kỹ năng quản lý.
Về "tầm nhìn toàn cầu", đó là tư duy đổi mới quán xuyến suốt trong cách nghĩ,
cách làm của doanh nhân. Đó là tư duy kinh doanh vì sự phát triển bền vững của
nền kinh tế, vì sự chấn hưng kinh tế đất nước, thoát khỏi vị trí một nước kém
phát triển, luôn quan tâm đến xã hội, cộng đồng, vì sự phát triển của con người,
chăm lo bồi dưỡng và phát triển nhân lực, bảo vệ môi trường. Đó là ý chí vươn
lên, có nghị lực, quyết tâm và giải pháp chấp nhận cạnh tranh, nhất định giành
thắng lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế...
Về "kỹ năng quản lý toàn cầu", đó là việc ứng dụng phương thức quản lý tiên
tiến, sắp xếp tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, giữ
quan hệ hài hòa giữa chủ DN với người lao động, là am hiểu pháp luật quốc tế,
tích cực liên doanh, liên kết kể cả trong khâu sản xuất cũng như trong khâu
cung ứng nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm, đưa hàng hóa ra thị trường; là
việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai trong tất cả
các khâu của quá trình kinh doanh...


Nhìn lại thực lực đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận rõ
những yếu kém cần quyết tâm khắc phục. Theo một kết qủa điều tra mới đây

của Bộ Kế hoạch - đầu tư, trong số 63.000 DN ở 36 tỉnh thành trong cả nước, số
chủ DN có trình độ thạc sĩ trở lên chỉ chiếm có 2,9%; chủ DN có trình độ từ cấp
3 trở xuống chiếm tới 43,3%. Đành rằng tầm nhìn, nhận thức và năng lực điều
hành DN không nhất thiết chỉ dựa vào sự đào tạo trong trường lớp, nhưng trình
độ yếu kém của các doanh nhân nước ta đang là một khó khăn lớn của DN trong
quá trình cạnh tranh và hội nhập.
 So sánh mức độ 3 khía cạnh trên theo một số chỉ tiêu khác:

Dám chấp nhận

Đổi mới

Tiên phong đi

rủi ro

sáng tạo

trước đối thủ

Trẻ

4

4

4

Trung niên


3

3

3

Già

2

2

2

Nam

4

4

4

Nữ

3

3

3


Tư nhân

3

3

3

Nhà nước

2

2

2

Nước ngoài/LD

4

4

4

Theo tuổi tác

Theo giới tính

Khu vực kinh tế



Quy mô doanh nghiệp
Lớn

2

3

4

Vừa và nhỏ

4

3

2

Nông nghiệp

2

2

2

Công nghiệp

3


3

3

Dịch vụ

4

4

4

Sản xuất

3

3

3

Thương mại

3

3

3

Dịch vụ


3

3

3

Lĩnh vực

Ngành nghề hoạt
động

Rõ ràng có sự khác biệt giữa các khía cạnh là đặc điểm của doanh nhân Việt
Nam như đã nêu: dám chấp nhận rủi ro, đổi mới sáng tạo, tiên phong đi trước
đối thủ trên các tiêu chí: theo tuổi tác, giới tính, khu vực kinh tế, quy mô doanh
nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động. Lấy ví dụ, người trẻ, trung niên và
người già có đặc tính tâm lý khác nhau. Khi còn trẻ, có sức khỏe, trí tuệ và đầy
nhiệt huyết, người trẻ thường dám thách thức những khó khăn thử thách, không
ngại khó khăn, gian khổ, thích sáng tạo và thích làm người tiên phong, dẫn đầu.
Khi bước vào tuổi trung niên, suy nghĩ và hành động đã chín chắn hơn. Lúc này,
con người có xu hướng làm việc chắc chắn, làm việc theo nguyên tắc, ngại đổi
mới và không còn thích làm người tiên phong nữa. Càng về già, tâm lý thay đổi,
cùng với điều kiện sức khỏe thường khiến con người trì trệ, thích an nhàn,
hưởng thụ và không còn chí hướng phấn đấu tiếp. Tâm lý con người là vậy, và


doanh nhân cũng không phải là ngoại lệ. Cùng với tuổi tác, các mức độ giảm
dần như theo điểm số trên bảng.
Phân theo giới tính, nam và nữ có những đặc điểm khác nhau về phượng diện
tâm lý, thể chất, cách thức làm việc… Nam giới được mệnh danh là phái mạnh
bởi sức khỏe, tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Trong khi đó, phụ nữ là phái yếu

thường có tính cách mềm mại, mềm dẻo linh hoạt trong công việc. Với những
đặc điểm như thế, nữ doanh nhân nhìn chung lép vế đôi chút so với nam giới về
ba khía cạnh nêu trên.
Theo khu vực kinh tế, ta có thể phân thành 3 loại hình là tư nhân, nhà nước ,
nước ngoài/ liên doanh. Doanh nhân điều hành DN tư nhân chưa phải là đội ngũ
chuyên nghiệp nhưng rõ ràng họ đã có những hoạt động kinh doanh thực thụ.
Gần đây, do tình trạng lạm phát mà đối tượng này đang rơi vào một số khó
khăn. Số lượng những doanh nhân này bớt đi do phá sản, song lại tăng lên theo
sự vận động, phát triển của nền kinh tế. Điều hành các DN nhà nước cũng được
coi là doanh nhân doanh nhân vì họ phải chịu trách nhiệm xã hội về đồng vốn
mà mình sử dụng, về khối tư liệu sản xuất mà trên thực tế, nó vẫn đang chiếm
một tỷ trọng rất lớn trong đời sống kinh tế Việt Nam. Thứ ba là các nhà kinh
doanh chuyên nghiệp hoặc bắt đầu có chất lượng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn
quốc tế, làm việc cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí có những
người đã vươn tới vị trí điều hành tại các DN lớn. Đây là lực lượng có năng lực
chuyên nghiệp tốt nhất nếu xét theo tiêu chuẩn hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
Với các đặc điểm như vậy, tôi đánh giá 3 khía cạnh như điểm trong bảng.
Về quy mô doanh nghiệp, có thể chia thành DN quy mô lớn và DN quy mô nhỏ
và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về
mặt vốn, lao động hay doanh thu. Ngược lại DN có quy mô lớn là DN có lợi thế
về vốn lớn, lao động nhiều (>300 nhân viên). Theo tôi, doanh nhân điều hành
DN nhỏ có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn là DN lớn bởi vì rủi ro với DN


lớn gây hậu quả nghiêm trọng hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn. Do đó các doanh
nhân của DN lớn thường phải cân nhắc kỹ càng hơn khi đưa ra quyết định.
Thêm vào đó, thực tế cho thấy , khi các công ty trở nên lớn mạnh hơn, vấn đề
phát minh sáng tạo thường bị lấn át bởi cơ cấu quản lý và những triết lý cứng
nhắc hơn. Về phần mình,doanh nhân của các DN nhỏ có xu hướng ban hành
quy định ít hơn. Điều này có thể giúp nhân viên có nhiều thời gian hơn để sáng

tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp mới cũng có nhiều động lực hơn trong hoạt động
phát minh sáng tạo. Tuy nhiên, các DN lớn có ưu thế về vốn và nhân lực có ưu
thế hơn trong việc tiên phong, đi trước đối thủ.
Về lĩnh vực, tôi phân chia thành 3 loại hình: nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Theo tôi, ở bất cứ lĩnh vực nào trong 3 lĩnh vực trên, các doanh nhân đều có
thể thể hiện tốt các phẩm chất như đang dùng để phân tích. Tuy nhiên, do đặc
thù nước ta xuất thân từ nước nông nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang chuyền dần
tỷ trọng sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó ngành dịch vụ là ngành
mới mẻ và hiện có tốc độ tăng trưởng cao. Do đó, tôi đánh giá các doanh nhân
trong lĩnh vực này thể hiện những phẩm chất tốt hơn hai lĩnh vực còn lại.
Về ngành nghề hoạt động, tựu chung lại có thể xếp DN hoạt động ở 1 trong 3
ngành nghề: sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ. Đặc thù của mỗi ngành có khác
nhau tác động tới những phẩm chất của doanh nhân kinh doanh trong ngành đó.
Ví dụ, hoạt động dịch vụ có vẻ như năng động, phức tạp hơn hoạt động sản xuất
và hoạt động thương mại. Do đó, dường như những doanh nhân kinh doanh
trong lĩnh vực dịch vụ sáng tạo và dám chấp nhận hơn. Ở 1 khía cạnh khác, theo
tôi, cạnh tranh trong mỗi ngành nghề đều rất cao đòi hỏi mỗi doanh nhân phải
hội tụ trong mình những phẩm chất vốn có của doanh nhân. Tôi đánh giá 3 khía
cạnh trên của doanh nhân Việt Nam kinh doanh trong các ngành nghề là tương
đương nhau – hiện đều ở mức trung bình, trùng hợp với đánh giá chung ở phần
trên.


Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, doanh nhân có vai trò ngày
càng quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
và góp phần đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với quốc tế. Để đến được với
thành công và trở thành một doanh nhân đích thực trong nền kinh tế thị trường,
mỗi doanh nhân phải có một bản lĩnh dám đương đầu với thách thức và tinh
thần vượt khó, dám chấp nhận rủi ro. Cùng với đó, chưa lúc nào và không ở
đâu, sức mạnh của tư duy sáng tạo lại thể hiện rõ ưu thế như trong bối cảnh kinh

tế thị trường hiện đại, nơi kẻ chiến thắng phải là những người có khả năng sáng
tạo ra những mô hình kinh doanh mới và đi trước đối thủ cạnh tranh. Dựa trên
những phân tích chủ quan của mình, tôi cho rằng doanh nhân Việt Nam còn cần
học hỏi, lĩnh hội, tự trau dồi, phấn đấu, bản lĩnh hơn nữa để trở thành những
doanh nhân thực thụ, kinh doanh ở tầm cao mới, xứng tầm quốc tế. Tuy nhiên,
như đối với một lực lượng xã hội đang được hình thành chưa lâu, những hạn
chế là khó lòng tránh khỏi. Cái chính là đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang sinh
trưởng và lớn mạnh hàng ngày. Họ là phần cấu thành không thể thiếu của một
nền kinh tế năng động và hiệu quả.
Xin kết thúc bài viết bằng lời dẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ ra rằng:
“Đội ngũ doanh nhân Việt Nam với tinh thần yêu nước – đoàn kết – đổi mới –
sáng tạo có trách nhiệm lớn xây dựng một nền văn hóa kinh doanh (…) có uy
tín và tầm cỡ quốc tế trong tiến trình hội nhập tòan cầu, đưa nước ta phát triển
nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng
mong muốn”


Tài liệu thamkhảo:
1. Bài viết : Đi tìm bí quyết thành công của doanh nhân hiện đại đăng tải

30/11/2010 trên
2. Bài viết: Chủ doanh nghiệp hiện đại cần có tư duy sáng tạo - Châu Bội-

đăng tải 23/3/201trên Tamnhin.net
3. Bài viết: Doanh nhân Việt và tư duy “think out of box” – Hà Anh Tuấn –

đăng tải trên Vneconomy
4. Bài viết: Nhà làm kinh doanh - T.S Nguyễn Sĩ Dũng – tăng tải trên tạp chí

nhà quản lý – số T10/2008

5. Bài viết : Vai trò của Doanh nhân: Cần phải nhìn thẳng - Nguyễn Trần

Bạt – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc InvestConsult Group- đăng tải
11/10/2008 trên
6. Và các bài viết khác được thu thập trên internet



×