Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thế giới âm thanh trong thơ Đỗ Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.68 KB, 60 trang )

Header Page 1 of 95.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
_________________________

NGUYỄN THANH NGA

THẾ GIỚI ÂM THANH TRONG
THƠ ĐỖ PHỦ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Văn học nước ngoài

Giảng viên hướng dẫn khoa học
Th.s NGUYỄN VĂN MỲ

HÀ NỘI – 05/2009

Footer Page 1 of 95.


Header Page 2 of 95.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
ThS. Nguyễn Văn Mỳ - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài đã giúp đỡ và


tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và
các bạn để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện. Tôi xin
trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Nga

Footer Page 2 of 95.


Header Page 3 of 95.

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
Th.S Nguyễn Văn Mỳ. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với
kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Nga

Footer Page 3 of 95.



Header Page 4 of 95.

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5

5. Nhiệm vụ của đề tài

5


6. Phương pháp nghiên cứu

5

7. Cấu trúc khóa luận

5

NỘI DUNG

6

Chương 1: Thế giới âm thanh trong thơ Đường.

6

1.1. Âm thanh trong thơ Đường.

6

1.1.1. Vai trò của âm thanh trong việc xây dựng không gian – thời gian
trong nghệ thuật thơ Đường.

6

1.1.2. Vị trí của âm thanh trong việc hình thành phong cách cá nhân của
các tác giả thơ Đường.

8


1.2. Thế giới âm thanh trong thơ của hai tác giả tiêu biểu:
Lí Bạch và Đỗ Phủ.

9

1.1.1 Tác giả Lí Bạch.

11

1.1.2 Tác giả Đỗ Phủ.

13

Chương 2: Thế giới âm thanh trong thơ Đỗ Phủ.

15

2.1. Thế giới âm thanh mang dấu ấn của một thời đại loạn lạc, suy vi

15

2.1.1. Một thế giới âm thanh đa cung bậc.

15

2.1.2. Cơ chế hình thành: Lắng nghe – Liên tưởng – Đồng cảm.

37


2.2. Thế giới âm thanh mang dấu ấn của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế 39
2.2.1. Một thế giới âm thanh êm dịu, khoáng đạt

Footer Page 4 of 95.

39


Header Page 5 of 95.

2.2.2. Cơ chế hình thành: Lắng nghe – Rung cảm – Đồng điệu

46

KẾT LUẬN

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

Footer Page 5 of 95.


Header Page 6 of 95.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, thời Đường (618 – 907) có

một vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu thời Hán là triều đại phong kiến trung ương tập
quyền vững mạnh đầu tiên và tồn tại lâu đời ở Trung Quốc với lịch sử phát triển
hơn 400 năm (206 TCN – 220 CN), thì thời Đường là triều đại phong kiến đã đạt
đến sự phồn vinh, cực thịnh chưa từng có trong lịch sử chế độ phong kiến Trung
Quốc. Đúng như nhà Đông phương học Murdoch đã nhận xét: “Thời đó, hiển
nhiên Trung Hoa đứng đầu các dân tộc văn minh trên thế giới. Đế quốc ấy hùng
cường nhất, văn minh nhất, thích sự tiến bộ nhất và được cai trị tốt nhất thế giới.
Chưa bao giờ nhân loại được thấy một nước khai hóa phong tục đẹp đẽ như
vậy…” [3;18]
Thành tựu lớn nhất, vừa kể về số lượng, vừa tính cả chất lượng góp phần
làm nên sự phồn vinh của triều đại nhà Đường chính là sự phát triển rực rỡ và độc
đáo của thơ Đường – thời đại hoàng kim của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Quá trình
hình thành, phát triển của thơ Đường gắn bó chặt chẽ với sự thống trị Trung Quốc
suốt gần 300 năm của nhà Đường (618 – 907), đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ.
Bộ Toàn Đường thi ấn hành dưới thời Khang Hy gồm 900 quyển, 30 tập đã thu
thập được 48.900 bài thơ của hơn 2300 tác giả.
Nhưng thơ Đường để lại dấu ấn chói lọi, như một thành tựu thơ ca ưu tú của
nhân loại không chỉ bởi số lượng khổng lồ mà quan trọng hơn là bởi thơ Đường có
cái thần sắc đặc biệt, phát huy tinh thần dân tộc Trung Hoa lên đến tuyệt đỉnh, thể
hiện ở cả nội dung phong phú, nghệ thuật trác việt, trình độ sáng tác đạt đến độ
thuần thục, hoàn hảo của những nghệ sĩ bậc thầy. Trong số những nghệ sĩ đó, Đỗ
Phủ là nhà thơ có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ông được đánh giá là một trong bốn

Footer Page 6 of 95.


Header Page 7 of 95.

“ngôi sao sáng chói” của thơ Đường, (cùng với Lý Bạch, Vương Duy, Bạch Cư
Dị) mà sau này Hàn Dũ đề cao là bậc thầy:


“Lý Đỗ văn chương tại
Quang diễm vạn trượng trường”
(Thơ Lý Đỗ còn đấy
Ánh sáng muôn trượng cao)
(Điệu Trương Tịch)
Trong thơ Đỗ Phủ, xã hội đời Đường hiện lên sinh động, đa chiều với cả bề
rộng và chiều sâu của nó, đi sâu vào từng khía cạnh của cuộc sống. Trong đó, bức
tranh sinh động về xã hội và thiên nhiên không chỉ hiện lên với đầy đủ các sắc
màu phong phú mà còn vang dội cả mỗi thế giới âm thanh đa dạng của cuộc sống.
Thế giới âm thanh ấy góp phần hoàn tất không – thời gian nghệ thuật trong thơ Đỗ
Phủ, đưa nhà thơ trở thành “tập đại thành của thơ ca hiện thực” trong lịch sử thơ
ca cổ điển Trung Quốc.
Giá trị thơ Đỗ Phủ đã vượt qua hơn 10 thế kỉ thăng trầm, vượt ra ngoài văn
hóa Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn học khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Đỗ Phủ là tác giả được đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ văn
ở trường THPT, đồng thời là mảng đề tài quen thuộc của việc thưởng thức và
nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu “Thế giới âm thanh trong thơ Đỗ Phủ” là một
đề tài đáng được quan tâm, tìm hiểu. Qua đó, người viết có cơ hội mở rộng kiến
thức phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy tác phẩm của Đỗ Phủ nói riêng và thơ
Đường nói chung ở chương trình ngữ văn THPT thêm phong phú và sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại trong văn học cổ điển Trung Quốc. Thơ
Đỗ Phủ là những thước phim sống động cả về đường nét, sắc màu và âm thanh về
xã hội thời Đường trên đà suy thoái. Ông được mệnh danh là “tập đại thành của
thơ ca hiện thực” một thời đại.

Footer Page 7 of 95.



Header Page 8 of 95.

Ở Việt Nam, từ xưa đến nay Đỗ Phủ vẫn là một tác giả thu hút được sự
quan tâm của rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu. Từ thời trung đại, những tác giả
lớn của nước ta đã xem ông như một tấm gương về đạo đức, một bậc thầy về thơ
ca. Nguyễn Du từng ca ngợi:
“Nghìn thuở văn chương đáng bậc thầy
Trọn đời khâm phục dám đơn sai”
Hiện nay theo thống kê, so với các tác giả văn học Trung Quốc nói chung,
các tác giả đời Đường nói riêng, những công trình nghiên cứu biên dịch, tuyển
chọn giới thiệu, chuyên luận về Đỗ Phủ khá phong phú đa dạng.
Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc, Lê Huy Tiêu biên dịch đã giới
thiệu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca cũng như phong cách thơ Đỗ Phủ
theo cách đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Các tác giả đã
đề cập đến vấn đề không gian – thời gian trong thơ Đỗ Phủ nhưng chỉ mới dừng
lại ở mức độ khái quát chung nhất.
Trong cuốn Diện mạo thơ Đường, Giáo sư Lê Đức Niệm đã giới thiệu về
Đỗ Phủ một cách khá toàn diện. Trong đó, tác giả đã đề cập đến những nội dung
hiện thực có bề rộng vô cùng nóng hổi, nhiều góc cạnh trong thơ Đỗ Phủ. Tuy
vậy, tác giả chưa đề cập nhiều đến những âm thanh đa dạng, độc đáo trong hệ
thống các sáng tác của Đỗ Phủ.
Trong cuốn Thơ Đỗ Phủ, tác giả Trần Xuân Đề đã khẳng định “Hơn một
nghìn hai trăm năm qua, núi thơ của Đỗ Phủ bất chấp mọi phong ba bão táp đứng
sừng sững ở ngọn nguồn của thơ ca cổ đại Trung Quốc…” Thơ của Đỗ Phủ đã
phản ánh trung thành hiện thực đời sống của một thời đại đầy mâu thuẫn, có nhiều
biến động lớn lao. Tác giả đã phân tích những nét cơ bản về hiện thực trong thơ
Đỗ Phủ, những vấn đề âm thanh chưa được đề cập đến.
Trong cuốn Văn học các nước Châu Á: Văn học Trung Quốc, Giáo sư
Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính đã đề cập đến những tác phẩm trực tiếp lên án
giai cấp thống trị và phản ánh một cách sâu sắc đời sống khổ cực của nhân dân và

những tác phẩm khắc họa cuộc sống gia đình của bản thân nhà thơ. Thông qua đó
Footer Page 8 of 95.


Header Page 9 of 95.

các tác giả đã đề cập đến không gian – thời gian nghệ thuật cũng như giọng điệu
thơ hiện thực Đỗ Phủ. Còn vấn đề âm thanh chưa được các tác giả đề cập đến.
Trong cuốn Phê bình bình luận văn học: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,
Thôi Hiệu, Vũ Tiến Quỳnh biên soạn tập hợp được nhiều bài viết của các nhà
nghiên cứu Việt Nam về bốn tác giả độc đáo trên. Trong đó, Giáo sư Nguyễn
Khắc Phi trong bài viết về Đỗ Phủ đã đề cập đến thế giới âm thanh đa dạng sống
động như “vừa chụp ảnh vừa ghi âm”, một cách tỉ mỉ, chi tiết thông qua mảng thơ
phản chiến của Đỗ Phủ: 9 bài Tiền xuất tái, 5 bài Hậu xuất tái, Binh xa hành…
Tuy nhiên trong giới hạn một bài giới thiệu ngắn nên bài viết chưa đề cập đến vấn
đề âm thanh một cách cụ thể sâu sắc.
Gần đây, nhà thơ Hoàng Trung Thông có tiểu luận Đỗ Phủ, nhà thơ hiện
thực vĩ đại. Có thể nói đây là một trong những bài nghiên cứu công phu, đầy đặn
nhất về Đỗ Phủ ở Việt Nam. Trong tiểu luận này, tác giả đã khái quát lại cuộc đời
bi kịch nhiều bệnh tật, đói rét, luôn lận đận chìm nổi của Đỗ Phủ, đồng thời tái
hiện lại con đường sáng tác, thời điểm ra đời của những mảng thơ, bài thơ tiêu
biểu của Đỗ Phủ như Binh xa hành, Tiền xuất tái trong 10 năm khốn khó trên đất
Trường An; Khương thôn, Bắc chinh, Bành nha hành, Tam lại, Tam biệt… trong
loạn An – Sử; Tráng du, Thu hứng, Hựu trình Ngô lang… trong thời gian sống ở
ngôi thành cổ cô quạnh ở Quỳ Châu; Khách tòng, Di ngôn, Tuế án hành… trong
những tháng ngày lênh đênh trôi dạt “bà con hàng chữ vắng, già bệnh chiếc thuyền
côi” cuối đời.
Nhưng quan trọng nhất là Hoàng Trung Thông đã phân tích bình giảng và
nhận định đặc điểm nổi bật của “hiện thực trong thơ Đỗ Phủ là máu và nước mắt”.
Máu là sắc màu, nước mắt là âm thanh tiêu biểu của thời đại loạn lạc, li biệt và bất

công. Thông qua việc bình giảng những bài thơ đặc sắc nhất của Đỗ Phủ tác giả
khẳng định phong cách “trầm tư ưu uất” của nhà thơ. Như vậy, Hoàng Trung
Thông đã đề cập đến âm thanh trong thơ Đỗ Phủ, chỉ ra sự phong phú của nó
nhưng chưa thật sự đi sâu vào vấn đề này, chưa xem đây như một đặc điểm độc
đáo tạo nên không – thời gian nghệ thuật phong cách thơ Đỗ Phủ.
Footer Page 9 of 95.


Header Page 10 of 95.

Như vậy, những công trình nghiên cứu về nhà thơ Đỗ Phủ hầu hết đều đề
cập đến không gian – thời gian nghệ thuật, phong cách tác giả cũng như âm thanh
tiêu biểu trong thơ Đỗ Phủ: tiếng khóc, tiếng binh khí… nhưng chưa có hệ thống
và công trình nghiên cứu hoàn thiện về thế giới âm thanh đặc sắc trong thơ Đỗ
Phủ.Tuy nhiên đây là những nguồn tư liệu quý báu làm nên nền tảng cơ sở giúp
chúng tôi lựa chọn và xây dựng đề tài “Thế giới âm thanh trong thơ Đỗ Phủ”.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện với mục đích chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng
của thế giới âm thanh đối với việc xây dựng không – thời gian nghệ thuật và
phong cách cá nhân của các nhà thơ thời Đường. Từ đó, chúng tôi tiến hành thống
kê, khảo sát và phân tích đối chiếu các tác phẩm của nhà thơ Đỗ Phủ để chỉ ra sự
đa dạng phong phú về biểu hiện, sự độc đáo về cơ chế hình thành thế giới âm
thanh và tác dụng của chúng đối với việc xây dựng không – thời gian nghệ thuật
và định hình phong cách đặc sắc của Đỗ Phủ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Thế giới âm thanh trong thơ Đỗ Phủ” tập trung vào
tìm hiểu sự phong phú, đa dạng của những thanh âm cuộc sống tự nhiên cũng như
xã hội được nhắc đến trong các bài thơ của Đỗ Phủ.Đồng thời người viết tập trung
vào các âm thanh nhiều tầng bậc của tiếng khóc, thanh âm nổi bật tạo nên dấu ấn
buồn thương u uất trong thế giới nghệ thuật thơ Đỗ Phủ.

5. Nhiệm vụ đề tài
Thông qua việc thống kê, khảo sát và phân tích các tác phẩm tiêu biểu của
Đỗ Phủ, người viết chỉ ra thế giới âm thanh phong phú, sinh động, vừa độc đáo
trong thơ Đỗ Phủ, tạo nên phong cách riêng của tác giả. Đây chính là thái độ, tình
cảm, lập trường tư tưởng của nhà thơ trước hiện thực của xã hội – con người
đương thời.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phân tích.
Footer Page 10 of 95.


Header Page 11 of 95.

Phương pháp so sánh, đối chiếu.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thư mục tham khảo. Khóa luận gồm 2
chương:

Chương 1:
Thế giới âm thanh trong thơ Đường.
Chương 2:
Thế giới âm thanh trong thơ Đỗ Phủ.

Footer Page 11 of 95.


Header Page 12 of 95.

NỘI DUNG

Chương1
THẾ GIỚI ÂM THANH TRONG THƠ ĐƯỜNG
1.1. Âm thanh trong thơ Đường
1.1.1. Vai trò của âm thanh trong việc xây dựng không – thời gian nghệ thuật
thơ Đường
Cuộc sống hiện thực phong phú, sinh động được cấu thành từ hai nhân tố cơ
bản, đó là sắc màu và âm thanh. Vì vậy, con người tồn tại trong thực tại đó nhận
thức được thế giới thông qua hoạt động của các giác quan, mà quan trọng nhất là
“mắt thấy” những đường nét, hình khối, màu sắc và “tai nghe” được những tiếng
động, thanh âm. Tuy nhiên, hoạt động của thị giác mang tính trực quan, diễn ra
liên tục và có ý thức nhất. Thế nên khi nhắc đến không gian chúng ta thường chỉ
nhớ đến hình khối và sắc màu. Nhưng không gian còn được tạo dựng bởi âm thanh
với những cung bậc, nhịp độ khác nhau kết hợp mật thiết với màu sắc mới tạo nên
một hiện thực hoàn chỉnh.
Vì vậy, đề cập đến thế giới âm thanh trong thơ Đường trước tiên chúng ta
cần đặt nó trong không – thời gian nghệ thuật Đường thi, trong mối quan hệ gắn
bó hữu cơ với sắc màu.
1.1.1.1. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là phương diện quan trọng, thường xuyên được nhắc
đến của thi pháp học. Đó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật
của mình. Theo cách nói của Giáo sư Trần Đình Sử thì “không gian nghệ thuật
là hình tượng không gian trong tác phẩm”. Nghĩa là không gian nghệ thuật là hình

Footer Page 12 of 95.


Header Page 13 of 95.

thức tồn tại chủ quan của hình tượng, là không gian trong quan niệm của tác giả.
Nó có xuất phát điểm từ thế giới thực tại nhưng không phải là bản sao, không

đồng nhất với không gian thực. Không gian nghệ thuật là một “cánh cửa” để qua
đó người đọc hiểu được hình tượng và tư tưởng mà tác giả gửi gắm vào trong tác
phẩm.
Trong thơ ca cổ điển Trung Quốc, không gian nghệ thuật là không gian tâm
tưởng với hình tượng trung tâm là con người. Đó là một quan niệm về thế giới và
con người, là một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện khái
quát những cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ. Từ đó hình thành một phong cách thơ
nhất định.
Không gian nghệ thuật trong thơ Đường có sự tồn tại song song của cả
không gian vũ trụ cao – viễn mang tính đối xứng, hòa điệu và không gian đời
thường chật hẹp được phản ánh trong quan hệ đối lập, phá vỡ sự hòa điệu. Hiện
tượng này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách nhìn nhận của người nghệ
sĩ về con người và thế giới xung quanh được phản ánh trong thơ Đường.
1.1.1.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là khái niệm thi pháp học đi liền với khái niệm không
gian nghệ thuật, tạo nên khái niệm kép không – thời gian nghệ thuật. Đó là hình
tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm nhận, ý thức về thế giới được dùng
làm ý thức nghệ thuật để phản ánh hình tượng, tổ chức tác phẩm. Cũng như không
gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được tác giả sáng tạo
nên trong tác phẩm nghệ thuật. Nghĩa là, thời gian nghệ thuật trước hết cũng xuất
phát từ thời gian tự nhiên, mang những tính chất đặc trưng về quy luật vận động
theo hướng: Quá khứ - hiện tại – tương lai; có tốc độ, nhịp độ, quy mô… của thời
gian khách quan.
Nhưng quan trọng hơn, trong văn chương nghệ thuật, thời gian được tái tạo
lại mang tính chủ quan của tác giả. Nó gắn liền với ý thức về cuộc đời, quan niệm
về thế giới – lịch sử, với ước mơ lí tưởng của mỗi tác giả, cũng như phù hợp với
hoạt động tâm lí có liên tưởng, hồi tưởng của con người. Vì vậy, thời gian nghệ
Footer Page 13 of 95.



Header Page 14 of 95.

thuật có thể được dồn nén hay kéo dãn thành “những phút giây dài bằng cả một
đời người”, có thể tuân theo trật tự tuyến tính của “mũi tên của thời gian” hay hồi
cố, đảo ngược… tùy thuộc cảm xúc và quan niệm chủ quan của người nghệ sĩ.
Trong thơ ca cổ điển Trung Quốc, quan niệm về thời gian chịu sự chi phối
của ba dòng tư tưởng chủ đạo Nho – Phật – Lão. Nó tạo nên quan niệm đặc thù
cho rằng thời gian lịch sử, thời gian đời người luôn có sự tương thông với thời
gian vũ trụ.
Thời gian nghệ thuật trong thơ Đường mang nặng tính hoài cổ. Thi nhân
muốn tìm về quá khứ xa xăm để nhìn nhận thực tại, gửi gắm mình vào hậu thế,
vào tương lai.
Tương ứng với không gian nghệ thuật, thời gian cũng bao gồm thời gian vũ
trụ tuần hoàn vĩnh viễn và thời gian đời thường ngắn ngủi gấp gáp. Cả hai kiểu
thời gian nghệ thuật trên đều đạt đến trình độ “cổ điển”, tiêu biểu cho thời gian
nghệ thuật thơ Trung Hoa.
Như vậy, thời gian luôn gắn với không gian thành chỉnh thể thế giới – làm
nên môi trường tồn tại của vật chất cũng là hình thức tồn tại của hình tượng – con
người. Nhưng đây không phải là những khái niệm trừu tượng, chung chung mà
được xác định cụ thể bởi những màu sắc và âm thanh đa dạng. Trong đó, màu sắc
là yếu tố trên bề mặt, mang tính chất tĩnh dễ thấy. Còn âm thanh là yếu tố làm nền
cho màu sắc, luôn vận động với những cung bậc, nhịp độ khác nhau. Vì thế, có thể
nói, mỗi không - thời gian nhất định tồn tại những âm thanh đặc trưng và âm thanh
là phương diện trọng yếu tạo nên sự đa chiều, dư ba của không – thời gian. Ví như
không gian vũ trụ không thể thiếu những khúc nhạc du dương của đàn sáo, tiêu
địch, những tiếng chim ca vượn hót, tiếng núi rền thác đổ… Còn không gian đời
thường không thể thiếu lời ca tiếng hát, nạt nộ quát tháo, khóc lóc than thở, tiếng
ngựa hí xe chạy…
Thông qua việc thống kê, phân tích thế giới âm thanh trong những sáng tác
của một nhà thơ, chúng ta phần nào tái hiện được thế giới nghệ thuật mà tác giả đó

xây dựng, hiểu được những quan niệm về không – thời gian của người nghệ sĩ đó.
Footer Page 14 of 95.


Header Page 15 of 95.

Chẳng hạn như thế giới âm thanh trong thơ Lý Bạch phần lớn trong trẻo, du dương
phù hợp với thế giới sắc màu tươi sáng, kì vĩ tạo nên không – thời gian vũ trụ của
đỉnh cao thơ ca lãng mạn thời Thịnh Đường, sống làm một vị “trích tiên” và ra đi
trong huyền thoại ôm vầng trăng đáy nước, cưỡi cá kình lên trời.
1.1.2. Vị trí của âm thanh trong việc hình thành phong cách cá nhân của các
tác giả thơ Đường
Sự tồn tại của những hình thức không – thời gian khác nhau, những hình
tượng nghệ thuật đa dạng cũng như hệ thống ngôn từ phong phú là kết quả của
những quan niệm, sự lựa chọn khác nhau ở mỗi tác giả. Nói đúng hơn, chúng đều
bị chi phối bởi yếu tố ban đầu là phong cách tác giả.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, phong cách nghệ thuật là một phạm trù
thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các
phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong tác phẩm của một
nhà văn, trong sáng tác riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
Như vậy, phong cách là một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình
thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm tính chỉnh thể có thể cảm nhận được một
giọng điệu và sắc thái thẩm mỹ thống nhất. Nói cách khác, phong cách là quy luật
thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ
thuật. Nghĩa là không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà
văn có tài năng, có bản lĩnh mới xây dựng được phong cách nghệ thuật riêng độc
đáo. Chính nét riêng ấy là yếu tố chúng ta nhận ra sự khác nhau giữa các tác giả.
Thơ Đường là “mảnh đất màu mỡ” có nhiều tác giả nổi tiếng, có phong cách
độc đáo. Chẳng hạn ở dòng thơ lãng mạn nổi bật là phong cách phóng túng hùng
tráng của Lý Bạch; ở dòng thơ hiện thực trữ tình nổi bật phong cách trầm tư ưu uất

của Đỗ Phủ; và ở dòng thơ hiện thực phê phán nổi bật là phong cách châm biếm
khuyên răn của Bạch Cư Dị.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy âm thanh với tư cách là một nhân tố cấu
thành nên không – thời gian chủ quan, làm nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm
văn học cũng chịu sự chi phối sâu sắc của phong cách tác giả. Vì vậy, độc giả
Footer Page 15 of 95.


Header Page 16 of 95.

cũng như các nhà nghiên cứu phê bình văn học có thể xem thế giới âm thanh như
một “kênh tiếp nhận” hiệu quả để nhận thức được phong cách nghệ thuật của một
tác giả nhất định. Nói cách khác, việc thống kê, phân tích thế giới âm thanh đặc
thù trong hệ thống sáng tác của một tác giả chúng ta có thể khẳng định được một
phong cách riêng độc đáo của nghệ sĩ đó.
1.2. Thế giới âm thanh trong thơ hai tác giả tiêu biểu: Lý Bạch và Đỗ Phủ
Trở lên, chúng tôi đã dựa trên cơ sở các kiến thức về lí luận văn học và triết
học để phân tích và chỉ ra mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa các khái niệm
phong cách cá nhân, thế giới nghệ thuật, không – thời gian nghệ thuật và âm thanh
trong thơ. Đó là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Trong đó, phong cách là
cái chung, là yếu tố đầu tiên chi phối các nhân tố khác trong quá trình sáng tác. Và
không – thời gian nghệ thuật, âm thanh là những cấp độ cái riêng khác nhau mà sự
xuất hiện phổ biến, thống nhất và tương đối ổn định của chúng trong hệ thống các
tác phẩm của một nghệ sĩ giúp người đọc nhận định phong cách riêng độc đáo của
tác giả đó. Ở đây, chúng tôi sẽ làm rõ mối quan hệ đó cũng như chỉ ra vai trò, vị trí
quan trọng của thế giới âm thanh trong việc hình thành không – thời gian nghệ
thuật và phong cách tác giả thông qua thực tế sáng tác của Đỗ Phủ và Lý Bạch –
hai nhà thơ tiêu biểu và có sự định hình phong cách rõ nét nhất trong hàng nghìn
nhà thơ thời Đường.
Nhắc đến sự phát triển sôi nổi, phong phú và phồn vinh của thơ Đường

chúng ta không thể quên Lý Bạch và Đỗ Phủ. Họ đều là những thiên tài thơ ca, có
thái độ tu dưỡng nghệ thuật, nghiêm túc, ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với tổ
quốc và nhân dân, cũng như có sự nhận thức và lí giải sâu sắc trước thế giới xung
quanh. Từ đó Lý Bạch và Đỗ Phủ xây dựng những phong cách nghệ thuật của
riêng mình để phản ánh thời đại vĩ đại và biến động, để lại những di sản nghệ thuật
có giá trị lớn lao góp phần đưa thơ Đường trở thành một đỉnh cao của thơ ca nhân
loại. Vì vậy, Hoàng Thao – một nhà thơ thời Vãn Đường từng nhận định “Đời
Đường, trước thì có Lý Bạch, Đỗ Phủ; sau thì có Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, thật

Footer Page 16 of 95.


Header Page 17 of 95.

đúng như biển cả mênh mông, Hoa Nhạc ngất trời” (Thư trả lời Trần Phan Ẩn bàn
về thơ) [17; 600].
Lý Bạch – Đỗ Phủ là hai nhà thơ lớn như hai ngọn núi đứng song song ở đời
Đường. Đồng thời còn là những đại biểu xuất sắc của hai trường phái thơ có ảnh
hưởng sâu rộng nhất và có những thành tựu lớn nhất: trường phái lãng mạn và
trường phái hiện thực trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Hoa.
Từ xưa đến nay, văn học cổ điển Trung Quốc nói chung, thơ Đường nói
riêng vẫn mệnh danh Lý Bạch là “Thi tiên” và Đỗ Phủ là “Thi thánh”. Những tên
gọi ước lệ đó đã phần nào nói lên phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả. “Tiên”
vốn là tinh khí của đất trời, cỏ cây tụ lại, là một đẳng cấp khác không phải con
người phàm tục. Lý Bạch là đại diện vĩ đại của dòng thơ lãng mạn thời Thịnh
Đường với phong cách phóng túng hùng tráng. Vì vậy, ông thường được ví như
một vị tiên trích giáng hay ngôi sao Thái Bạch giáng thế. Còn “Thánh” nói đầy đủ
là thánh nhân được hiểu là con người trần thế có tài năng, đức độ khác thường trải
qua khổ luyện mà đắc đạo thành bậc bất tử, vượt lên trên thế giới loài người. Ví
Đỗ Phủ như một vị thánh thơ là một khẳng định cao độ về tài năng hơn đời, ý chí

mạnh mẽ muốn “giúp vua vượt Nghiêu Thuấn” ở Đỗ Phủ, đồng thời cũng cho thấy
mối dây liên hệ của một nhà thơ kiệt xuất đại diện cho dòng thơ hiện thực - trữ
tình với cuộc sống và con người đời thường.Vì vậy, Đỗ Phủ được xem là một tấm
gương chân thực phản chiếu xã hội vào thời đại ông sống. Chúng ta có thể thấy
những biểu hiện cụ thể của hai phong cách đó trong sáng tác của Lý Bạch và Đỗ
Phủ như sau:
1.2.1. Tác gia Lý Bạch
Trước hết về phương diện không – thời gian nghệ thuật. Bao trùm lên các
sáng tác của Lý Bạch là không – thời gian vũ trụ, với biểu hiện đặc trưng là không
gian cao viễn, hòa điệu và thời gian tuần hoàn vĩnh viễn. Trong đó sắc màu tươi
sáng và âm thanh trong trẻo. Còn Đỗ Phủ lựa chọn và xây dựng trong thơ mình
không – thời gian đời thường với đặc trưng là không gian chật hẹp, loạn li và thời
gian ngắn ngủi, gấp gáp. Sắc màu vì thế trở nên u ám với nhiều gam màu tối, trầm
Footer Page 17 of 95.


Header Page 18 of 95.

và lạnh. Còn âm thanh trở nên xô bồ, đứt gãy với sự chiếm ưu thế của tiếng động
chứ không phải của thanh âm ngân dài, du dương như thơ Lý Bạch.
Đi sâu vào phân tích chi tiết thế giới âm thanh đặc thù trong thơ của Lý Bạch
và Đỗ Phủ, chúng tôi có thể chỉ ra nhiều điểm khác biệt rất rõ nét giữa hai nhà thơ
này.
Âm thanh trong thơ Lý Bạch có sự phong phú, đa dạng những cung bậc
thanh điệu của thiên nhiên, tạo nên một thế giới hùng vĩ lạ thường “mênh mông
cuồn cuộn giống như một nhân vật thần thoại”.
Đây là dòng thác Bộc Bố hùng vĩ ở núi Lư:
“Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên”
(Chảy như bay đổ xuống ba nghìn thước

Ngỡ là dòng sông Ngân tuột xuống từ chín tầng trời)
(Vọng Lư sơn Bộc Bố)
Còn đây là những âm thanh trong trẻo tươi sáng:
“Hải điểu nghênh xuân ca hậu viện
Phi hoa tống tửu vũ tiền thềm”
(Chim lành đón xuân hát ở viện đằng sau
Hoa bay mời rượu múa ngoài hiên phía trước)
(Đề Đỗ thị ẩn cư)
Trí tưởng tượng phong phú và khả năng “lắng nghe” tinh tế không chỉ giúp
Lý Bạch tạo nên một thế giới thiên nhiên diễm lệ, kì vĩ với những âm thanh bay
bổng, hùng tráng mà những âm thanh của cuộc sống đời thường cũng được lí
tưởng hóa, gia tăng cả cao độ trường độ để tạo nên khí thế vũ trụ, rung chuyển đất
trời.
Đây là tiếng trống xung trận khí thế át cả yêu ma:
“Cổ thanh lũng để văn
Hoành hành phụ dũng khí”
(Tiếng trống nghe vang dưới thung lũng
Footer Page 18 of 95.


Header Page 19 of 95.

Tung hoành với khí thế mạnh mẽ)
(Tái hạ khúc)
Đây là tiếng hát khỏe khoắn giàu sức sống của người lao động mang màu
sắc lí tưởng:
“Noãn lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên”
(Chàng hát dòng sông lạnh
Vang động dưới đêm trăng)

( Thu phố ca 14)
Còn đây là những âm thanh êm ái, dịu dàng của cô gái hái sen bên ngòi
Nhược Gia, đẹp như nàng tiên trên mặt hồ gợn sóng tạo nên sức hấp dẫn diệu kì:
“Nhược Gia khê bạng thái liên nữ
Tiếu cách hà hoa cộng nhân ngữ”
(Mặt hoa cười cách đóa hoa
Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh)
(Thái liên khúc)
Hình tượng bản thân cũng được Lý Bạch xây dựng là một con người ôm ấp
hoài bão, luôn muốn đem tài năng và ý chí phi thường như “con đại bàng tung
cánh giữa trời xanh” ra cứu đời. Vì vậy, âm thanh chủ yếu được sử dụng là tiếng
hát, tiếng cười sôi nổi, bay bổng:
“Hạo ca đãi minh nguyệt”
(Hát vang lên chờ trăng sáng)
(Xuân nhật túy khởi ngôn chí)
Và:

“Hứng hàm lạc bút dao Ngũ Nhạc
Thi thành tiếu ngạo lăng Thương Châu”
(Hứng lên bút vung rung Ngũ Nhạc
Thi thành ngâm át sóng biển khơi)
Footer Page 19 of 95.


Header Page 20 of 95.

(Giang thượng ngâm)
Nhìn chung âm thanh trong thơ Lý Bạch nổi bật lên ấn tượng rộn ràng,
phóng khoáng như những tiếng reo vui, góp phần tạo nên không – thời gian chủ
quan tươi sáng, hùng vĩ trong thơ Lý Bạch. Từ đó, “nhân tố lãng mạn tích cực, lý

tưởng hóa cuộc sống, khao khát tự do và phản kháng mọi bất công” trở thành đặc
điểm nổi bật trong khuynh hướng thơ của Lý Bạch [8; 39].
1.2.2. Tác gia Đỗ Phủ
Ngược lại, Đỗ Phủ lựa chọn dòng thơ hiện thực – trữ tình với phong cách
trầm tư ưu uất, hay nói như cách gọi của chính Đỗ Phủ về thơ mình là “trầm uất”.
Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người, không gian – thời gian cũng biến đổi
sâu sắc so với Lý Bạch. Âm thanh trong thơ ông cũng đầy xáo động, đau thương
in đậm dấu ấn cuộc đời của một thời đại loạn lạc, li tán.
Đó là chuỗi dài những tiếng khóc uất hận, ấm ức đủ mọi cung bậc. Từ tiếng
nghẹn ngào, tiếng ấm ức, tiếng ai oán não nề, tiếng khóc thét đến cả tiếng khóc
không lời.
Đó còn là tiếng thở than bi phẫn vừa như bật lên vừa như bị dồn nén lại,
thành nghẹn tức, thành niềm u uất mãi không thôi:
“Vạn phương ai ngao ngao”
(Tiếng kêu than thảm thiết muôn nơi)
(Tống Vi Phúng thướng Lãnh Châu lục sự tham quân)
Hay:
“Thán tức trường nội nhiệt”
(Than thở đến sốt ruột bồn chồn)
(Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự)
Trong thơ Đỗ Phủ, thiên nhiên cũng buồn bã, khóc than:
“Cảm thì hoa tiễn lệ
Hận biệt điểu kinh tâm”
(Cảm thời, hoa để lệ rơi
Biệt ly, chim cũng vì người xót xa)
Footer Page 20 of 95.


Header Page 21 of 95.


(Xuân vọng)
Hình tượng bản thân mà Đỗ Phủ xây dựng trong thơ mình cũng âu sầu, khổ
não và phiền muộn trong lời than thở và nước mắt chứ không vui vẻ, bồng bột như
con người cá nhân Lý Bạch. Người đọc thường xuyên bắt gặp những hình ảnh
“ông già Đỗ Lăng nuốt tiếng khóc” và những lời thở than cho kiếp cùng dân phải
chịu bao bất công, uất ức trong xã hội ông sống.
Nhìn chung âm thanh trong thơ Đỗ Phủ nổi bật lên ấn tượng bi ai, ảo não và
đầy uất hận của lời than, tiếng khóc tràn ngập giữa tiếng binh khí sắc lạnh và quát
tháo nạt nộ. Nó góp phần tạo nên không – thời gian chủ quan tiêu điều u ám đạm
chất hiện thực của thời đại loạn lạc, suy vi. Vì vậy “sầu nặng Thiếu Lăng biên đã
bạc” (Nguyễn Trãi) trở thành đặc điểm nổi bật khi nhắc đến Đỗ Phủ và những
sáng tác của ông.
Như vậy, từ việc khảo sát một cách khái lược về đặc điểm của âm thanh
trong thế giới nghệ thuật thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ, chúng tôi đã chỉ ra vai trò quan
trọng tạo nên không – thời gian nghệ thuật, cũng như vị trí của nó đối với việc
biểu hiện một cách có hệ thống, nhất quán phong cách riêng độc đáo của mỗi tác
giả. Qua thế giới âm thanh, chúng ta thấy ở Lý Bạch – tập đại thành của thơ ca
lãng mạn thời Thịnh Đường - hình ảnh của con người tự do, phóng khoáng đầy
sức mạnh; và thấy ở Đỗ Phủ - tập đại thành của thơ ca hiện thực thời Trung
Đường - hình ảnh của con người sâu lắng trong tâm hồn, luôn buồn sầu và đau
thương trước số phận đất nước mình, cuộc sống nhân dân mình.

Footer Page 21 of 95.


Header Page 22 of 95.

Chương 2
THẾ GIỚI ÂM THANH TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
2.1. Thế giới âm thanh mang dấu ấn của một thời đại loạn lạc, suy vi

2.1.1. Một thế giới âm thanh đa cung bậc
Lưu Hiệp trong công trình lí luận văn học nổi tiếng của mình Văn tâm điêu
long khi bàn đến những phạm trù quan trọng và thường gặp của mĩ học Châu Á đã
dành một thiên nói về nguồn gốc của âm luật. Trong thiên này ông phát biểu đại ý
như sau: “Âm luật nảy sinh ra bởi âm thanh của con người. Âm thanh này chứa
sẵn các bậc cung, thương và nảy sinh từ chỗ huyết khí. Tiên Vương nhân đó mà
chế nhạc, ca. Cho nên ta biết các dụng cụ âm nhạc (khí cụ) là để diễn tả âm thanh
của con người chứ không phải âm thanh là họa theo các khí cụ âm nhạc” [12;
102].
Theo cách nhìn nhận của Lưu Hiệp, chúng ta có thể hiểu âm nhạc là sự bắt
chước những âm thanh trầm bổng của con người trong đời sống. Như vậy, ngôn
ngữ của con người chính là âm thanh. Đó là thứ âm nhạc được lắng nghe từ bên
trong (nội thính), chứ không đơn thuần là nghe cái thanh ở ngoài (ngoại thính) một
cách trực tiếp, dễ dàng như khi chúng ta nghe đàn hát. Vì vậy, việc “lắng nghe”
âm thanh trong thế giới đa thanh của con người đòi hỏi không chỉ sự tinh tế, am
hiểu âm luật mà còn cần ở người nghệ sĩ cả sự tận tâm và ý thức “lắng - nghe”
những âm thanh đủ mọi cung bậc vọng lại từ cuộc sống muôn điệu.
Trên cơ sở âm dương ngũ hành (được bàn một cách có lí luận và hệ thống
đầu tiên trong tác phẩm Kinh Dịch của Khổng Tử), người Trung Hoa cổ đại phân

Footer Page 22 of 95.


Header Page 23 of 95.

chia âm thanh thành 5 cung bậc – gọi là “ngũ cung”, tương ứng với ngũ hành.
Trong đó, Thương thanh ứng với hành Kim với đặc tính âm thanh cao, vang; Vũ
thanh ứng với hành Thủy mang đặc tính âm thanh lạnh, gấp gáp; Giốc thanh ứng
với hành Mộc với đặc tính âm thanh trong, điều hòa; Chủy thanh ứng với hành
Hỏa mang đặc tính âm thanh lớn, gằn; và Cung thanh ứng với hành Thổ mang đặc

tính âm thanh trầm, chậm.
Những cung bậc âm sắc này không chỉ được sử dụng trong âm nhạc, mà còn
là tiêu chí phân loại những âm thanh đa dạng trong thế giới tự nhiên cũng như
trong cuộc sống sôi nổi của con người. Vì vậy, ở đây khi xem xét thế giới âm
thanh đa dạng, phong phú trong thơ Đỗ Phủ chúng tôi cũng phần nào dựa vào
những đặc trưng của các cung bậc âm thanh để phân tích.
1.2.1.1. Sự cộng hưởng, hòa điệu của những cung bậc âm thanh
Như chúng ta đã biết, Đỗ Phủ sống ở thời Trung Đường, dưới niên đại Khai
Nguyên -Thiên Bảo đời vua Đường Huyền Tông (Lí Long Cơ). Lúc này, xã hội
phong kiến nhà Đường trải qua hơn một trăm năm phồn vinh, đã đạt tới giai đoạn
thịnh vượng nhất và đang đi đến kết cục suy bại tất yếu theo quy luật “cùng tắc
biến, cực tắc phản” (Kinh dịch - Khổng Tử). Nền thống trị chuyên chế ngày càng
đồi trụy, chính trị ngày càng hỏng nát, Đường Huyền Tông không ngó ngàng gì
đến triều chính, giao phó mọi việc cho gian thần Lý Lâm Phủ và Dương Quốc
Trung. Vì thế, mặc dù bọn thống trị cố duy trì vẻ phồn vinh giả tạo bề ngoài nhưng
các mâu thuẫn sẵn có trong xã hội không ngừng trở nên gay gắt và sâu sắc. Kết
quả là nổ ra “Loạn An – Sử” (755 – 763) gây ra những hậu quả nghiêm trọng
chấm dứt vĩnh viễn thời đại hoàng kim của nhà Đường, đưa xã hội chuyển sang
thời đại chiến tranh loạn lạc liên miên, nhân dân phải li tán đói khổ.
Thời đại biến động này được phản chiếu một cách đầy đủ và sắc nét nhất
trong thơ Đỗ Phủ. Thế giới âm thanh vì thế cũng chất chứa âm hưởng loạn lạc, suy
vi của hiện thực xã hội bề bộn.

Footer Page 23 of 95.


Header Page 24 of 95.

Như trên đã nói, ở đây chúng tôi sẽ phân loại một số âm thanh thường gặp
trong các sáng tác của Đỗ Phủ theo “ngũ cung” một cách tương đối. Kết quả thống

kê khảo sát trên 156 bài thơ trong Đường thi tuyển dịch như sau:

Tiếng than thở,
kể lể
(Cung thanh)

Footer Page 24 of 95.

Tiếng quát
tháo, nạt nộ

Tiếng binh khí,
ngựa xe

Tiếng đàn sáo,
ca múa

(Chủy thanh)

(Vũ thanh)

(Giốc thanh)

Tiếng khóc

(Thương thanh)


Header Page 25 of 95.
- Khách tòng

- Hựu trình Ngô
lang
- Giai nhân
- Khương thôn
I, III
- Tân hôn biệt
- Tống Vi
Phúng thướng
Lãnh Châu…
- Tự kinh phó
Phụng Tiên…
- Bắc chinh
- Hỉ vũ
- Thu vũ than
- Càn Nguyên
trung ngụ cư…
II
- Mao ốc vi thu
phong sở phá
ca
- Lữ dạ thư
hoài
- Tiền xuất tái

- Thạch Hào lại
- Tặng Quảng
Văn tiên sinh
- Binh xa hành
- Tiền xuất tái
- Hậu xuất tái

- Trú mộng

- Đăng Nhạc
Dương lâu
- Các dạ
- Thu hứng IV
- Tân An lại
- Đồng Quan
lại
- Phong tật
- Chu trung
phục chẩm thư
hoài
- Binh xa hành
- Tẩy binh mã
- Tiền xuất tái
- Hậu xuất tái
- Thu hứng II
- Phục sầu

- Trung thu
- Thành Tây
pha phiếm chu
- Các dạ
- Dạ yến Tả thị
sinh
- Thập lục dạ
ngoạn nguyệt
- Thu hứng II
- Vịnh hoài cổ

tích III
- Tống Vi
Phúng thướng
Lãnh Châu…
- Tự kinh phó
Phụng Tiên…
- Bi Trần Đào

- Lâm giang
tống Hạ Tiêm
- Nguyệt dạ
- Biệt phòng
thái úy mộ
- Kí Đỗ Vị
- Đăng Nhạc
Dương lâu
- Các dạ
- Tự kinh phó
Phụng Tiên…
- Bắc chinh
- Dã vọng
- Tống viễn
- Hựu trình Ngô
lang
- Giai nhân
- Khương thôn
I, III
- Bành nha
hành
- Binh xa hành

- Ai giang đầu
- Ai vương tôn
- Thu vũ than
- Bi Trần Đào
- Bách ưu tập
hành
- Phụ tân hành
- Xuân vọng

Từ bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy thế giới âm thanh trong thơ Đỗ
Phủ đầy đủ những cung bậc của thanh luật, từ tiếng thở than hờn oán, tiếng quát
nạt thịnh nộ, tiếng binh đao ngựa xe, tiếng đàn hát yến ẩm đến tiếng khóc bao trùm
trong những sáng tác của nhà thơ. Bên cạnh những âm thanh xuất hiện phổ biến đó
Footer Page 25 of 95.


×