Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thơ Nguyễn Duy từ cảm hứng đến giọng điệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.51 KB, 74 trang )

Header Page 1 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------***----------

VĂN THỊ HÀ

THƠ NGUYỄN DUY
TỪ CẢM HỨNG ĐẾN GIỌNG ĐIỆU
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2010

Văn Thị Hà

Footer Page 1 of 95.

1

K32C – Ngữ văn


Header Page 2 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------***----------

VĂN THỊ HÀ

THƠ NGUYỄN DUY
TỪ CẢM HỨNG ĐẾN GIỌNG ĐIỆU
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI - 2010

Văn Thị Hà

Footer Page 2 of 95.

2

K32C – Ngữ văn


Header Page 3 of 95.


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự động viên, giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sỹ - Giảng
viên La Nguyệt Anh, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
khoá luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tổ Văn học Việt Nam
cũng như các các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học
tập.

Hà Nội, tháng 5, năm 2010
Sinh viên

Văn Thị Hà

Văn Thị Hà

Footer Page 3 of 95.

3

K32C – Ngữ văn



Header Page 4 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thạc sỹ La Nguyệt Anh - Giảng viên
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tác giả khoá luận đã hoàn
thành đề tài “Thơ Nguyễn Duy - từ cảm hứng đến giọng điệu”. Đây là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kỳ
tác giả nào khác.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thực. Nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5, năm 2010
Sinh viên

Văn Thị Hà

Văn Thị Hà

Footer Page 4 of 95.

4

K32C – Ngữ văn



Header Page 5 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 7
7. Đóng góp của khoá luận ..................................................................... 7
8. Bố cục của khoá luận .......................................................................... 7
NỘI DUNG ........................................................................................... 8
Chương1: Những vấn đề chung ........................................................... 8
1.1. Giới thuyết chung về khái niệm ....................................................... 8
1.1.1. Cảm hứng và các biến thể của cảm hứng ...................................... 8
1.1.1.1. Cảm hứng . ................................................................................ 8
1.1.1.2. Các biến thể của cảm hứng ........................................................ 9
1.1.2. Giọng điệu nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật trong thơ ............ 9
1.1.2.1. Giọng điệu nghệ thuật ................................................................ 9
1.1.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ .............................................. 11
1.2. Cảm hứng và giọng điệu thơ Việt Nam hiện đại trước và sau 1975 ..... 11
1.2.1. Thời đại và ảnh hưởng của thời đại đến cảm hứng sáng tác và
giọng điệu nghệ thuật ................................................................. 11
1.2.2. “Tiềm lực” trong thơ Nguyễn Duy.............................................. 15
Chương 2: Cảm hứng trong thơ Nguyễn Duy .................................. 19

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy là cảm hứng triết lý ..... 19
2.2. Biểu hiện của cảm hứng triết lý trong thơ Nguyễn Duy ................. 20
2.2.1. Triết lý nhân sinh ........................................................................ 21

Văn Thị Hà

Footer Page 5 of 95.

5

K32C – Ngữ văn


Header Page 6 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

2.2.1.1. Về cuộc sống .......................................................................... 21
2.2.1.2. Về nhân dân ............................................................................. 26
2.2.1.3. Về tình yêu .............................................................................. 32
2.2.2. Triết lý về nghệ thuật .................................................................. 36
2.2.2.1. Về cái Đẹp trong sáng tạo nghệ thuật....................................... 36
2.2.2.2. Về chủ thể sáng tạo nghệ thuật ................................................ 40
Chương 3: Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy ............... 45
3.1. Giọng điệu đặc trưng trong thơ Nguyễn Duy . ............................... 45
3.2. Sắc thái giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy .................................... 46
3.2.1. Giọng điệu châm biếm, hài hước, bỡn cợt................................... 46
3.2.2. Giọng điệu suy tư, xót xa, chiêm nghiệm .................................... 55

KẾT LUẬN ......................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 65

Văn Thị Hà

Footer Page 6 of 95.

6

K32C – Ngữ văn


Header Page 7 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

1.1.

Năm canh dài thao thức cả năm canh”
(Ca dao)
Những câu hát ru nhẹ nhàng vừa bay bổng theo cánh cò ra những cánh
đồng xanh bát ngát đến tận miền tương lai, vừa lặn lội trong những vất vả,
gieo neo nơi quê nhà nghèo túng, vừa vịn tựa vào những ngọt ngào sau bao
nỗi đắng cay của kiếp người, vừa ghi xương khắc cốt những bài học đạo lý

làm người. Từ khúc hát ru ấy những con người Việt Nam đã lớn lên và vững
vàng hơn trên dòng đời xuôi ngược.
Có lẽ cũng chính bởi sự gắn bó đó mà thơ ca đã đi vào lòng những con
người Việt Nam nhẹ nhàng như những cái gì gần gũi nhất, tạo ra một mạch
ngầm thơ văn trải dài suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ sự ra đời
của “Nam Quốc Sơn Hà” đến “Bình Ngô đại cáo” đến những vần thơ ra
trận, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều tác phẩm thơ xuất sắc đã
góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và lưu giữ tính cách, tâm
hồn con người Việt Nam. Và cho đến bao giờ thơ văn còn là tấm gương phản
chiếu hiện thực, người nghệ sĩ còn là người thư ký trung thành của thời đại và
“chan hoà nghệ thuật như ánh sáng chan hoà vào pha lê” (Bêlinxki) thì tên
tuổi của nhà văn còn sống mãi trong lòng bạn đọc.
1.2.

Làm nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn là rất nhiều các

yếu tố khác nhau, trong đó không thể không kể đến cảm hứng sáng tác và
giọng điệu nghệ thuật. Cảm hứng và giọng điệu là các thành tố, các cấp độ
của sáng tạo nghệ thuật. Ở mỗi cấp độ, mỗi thành tố lại là một chỉnh thể
trong hệ thống nghệ thuật toàn vẹn. Và giữa chúng có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Nghiên cứu, tìm hiểu cảm hứng, giọng điệu thơ ca sẽ có điều
kiện tìm hiểu quy luật hoạt động sáng tạo nghệ thuật và sức sáng tạo của

Văn Thị Hà

Footer Page 7 of 95.

7

K32C – Ngữ văn



Header Page 8 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

nghệ thuật. Vì vậy, tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một nhà văn, nhà thơ
không thể không tìm hiểu cảm hứng sáng tác và giọng điệu nghệ thuật đặc
biệt trong sáng tác của nhà thơ ấy.
1.3. Giản dị, chân thành, tự nhiên chính là điều rất dễ nhận ra ở thơ Nguyễn
Duy. Cội nguồn của nét riêng độc đáo ấy là do thơ ông bám rất sâu, rất chắc
vào đời sống dân tộc như nhà thơ nói: “tôi viết bằng hồn dân, tình dân và
ngôn ngữ dân”. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm. Tác phẩm đầu tay của ông
là bài thơ “Trên sân trường” được viết từ những năm sáu mươi, khi đang
còn là một học sinh Phổ thông ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá. Nhưng phải
mãi đến năm 1973, ông mới thực sự được biết đến với chùm thơ đoạt giải
nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre
Việt Nam. Và cũng bắt đầu từ đấy chúng ta có Nguyễn Duy, một thi sỹ đặc
sắc cuối những năm chiến tranh và lai rực rỡ trong hoà bình.
Cầm bút hơn ba mươi năm, sáng tác đều đặn cả thời chiến và thời bình
với 11 tập thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Đãi
cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Sáu và tám (1994),
Về (1994), Vợ ơi (1995), Tình tang (1995), Bụi (1997). Ngoài ra ông còn có
ba tập bút ký, một tiểu thuyết và một số bài viết trên báo và tạp chí, đã khẳng
địnhvị trí cũng như những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà.
Trong sự phát triển của văn học hiện đại, đặc biệt là của văn xuôi thơ
có phần bị thu hẹp nhưng sức viết của Nguyễn Duy không vì thế mà bị vơi
cạn, nguồn thơ Nguyễn Duy vẫn bám chắc từ đời sống hiện thực hàng ngày

và nóng hổi thời sự. Nguyễn Duy đã trở thành một hiện tượng nổi bật của đời
sống văn học hiện đại và thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.
1.4.

Hiện nay Nguyễn Duy có tới ba tác phẩm ( Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ

rơm, Ánh trăng)) được lựa chọn giảng dạy trong Chương trình Phổ thông và
một tác phẩm đọc thêm (Đò Lèn). Chíng vì vậy, lựa chọn đề tài: “Thơ
Nguyễn Duy - từ cảm hứng đến giọng điệu”, chúng tôi hi vọng góp phần

Văn Thị Hà

Footer Page 8 of 95.

8

K32C – Ngữ văn


Header Page 9 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

xác định cơ sở khoa học để đánh giá những đặc sắc trong thơ Nguyễn Duy
đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của thơ Nguyễn Duy đã góp vào nền thơ ca chống Mỹ
một bản sắc riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo. Thơ Nguyễn Duy đã

thu hút sự chú ý của nhiều độc giả yêu thơ và giới phê bình. Cho đến nay vẫn
chưa có những công trình nghiên cứu quy mô về tác giả này, nhưng một số
bài viết của những nhà phê bình có uy tín đã khẳng định vị trí xứng đáng của
Nguyễn Duy trong mặt bằng thơ chống Mỹ nói riêng và thơ ca Việt Nam nói
chung.
Hoài Thanh là một trong những người đầu tiên phát hiện tài năng thơ
Nguyễn Duy qua chùm thơ ông gửi đăng trên tuần báo Văn nghệ (Số Tết
Nhâm Tý và Văn nghệ số 442). Trong bài viết: “Đọc một số bài Nguyễn
Duy” đăng trên tuần báo Văn nghệ số 442 ngày 14/4/1972, tác giả đã khẳng
định: “Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc trước những
chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác thường chỉ là
thoáng qua thì ở anh nó lắng sâu và dừng lại…” [25]. Bài viết của Hoài
Thanh đã giới thiệu Nguyễn Duy trước bạn đọc như một tiếng thơ đầy triển
vọng, đầy “tiềm lực”.
Lê Quang Hưng khi tìm hiểu thơ Nguyễn Duy cũng nhận ra nét độc
đáo ở thơ Nguyễn Duy: “sự kết hợp giữa cụ thể và suy ngẫm, giữa riêng và
chung, cảm xúc đằm nén gây được sự đồng cảm”[9, 156].
Nguyễn Quang Sáng cũng nhận thấy ở Nguyễn Duy: “Tư duy thơ thì hiện
đại, hình thức thơ thì phảng phất phong vị cổ điển phương Đông”[19,189].
Đáng chú ý là lời giới thiệu về Nguyễn Duy trong “Tác giả văn học
Việt Nam” và “Thơ Nguyễn Duy” của nhà xuất bản Giáo dục: “Nguyễn Duy là
một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca chống Mỹ cứu nước”.
Trên đây là những đánh giá khái quát về thơ Nguyễn Duy. Ngoài ra còn rất
nhiều bài phê bình, nghiên cứu của các tác giả đăng trên báo, tạp chí hay một

Văn Thị Hà

Footer Page 9 of 95.

9


K32C – Ngữ văn


Header Page 10 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

số tuyển tập thơ. Nói chung các nhà phê bình, nghiên cứu đều đi đến khẳng
định phong cách nghệ thuật độc đáo ở Nguyễn Duy và những đóng góp quý
báu của Nguyễn Duy cho nền thơ Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên ở phần Lịch sử vấn đề tác giả khóa luận dành sự quan tâm
đặc biệt tới những ý kiến liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.
Trước hết là những nhận xét có liên quan đến phương diện cảm hứng
sáng tác trong thơ Nguyễn Duy.
Bùi Thị Minh Tâm trong Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn về “Chủ đề quê
hương đất nước trong thơ Nguyễn Duy” đã xem cảm hứng quê hương đất
nước là cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Duy: “Nguyễn Duy bền bỉ hướng
cảm xúc của mình về với cội nguồn quê hương, cội nguồn dân tộc” [23, 32].
Tuy nhiên, theo chúng tôi đó mới chỉ là một khía cạnh trong cảm hứng sáng tác
của ông.
Vũ Văn Sỹ dù không trực tiếp đề cập đến cảm hứng sáng tác của
Nguyễn Duy nhưng qua bài viết: “Nguyễn Duy - Người thương mến đến tận
cùng chân thật” đã có những nhận xét rất tinh tế: “… thơ Nguyễn Duy
không dừng lại ở đề tài, bởi đằng sau các lớp sự việc, sự kiện ấy là cái hồn
của cuộc sống, ẩn tàng các vấn đề xã hội và con người trong đó” [22, 307].
Theo ông, nét độc đáo trong thơ Nguyễn Duy chính là ở khả năng “gợi”:
“Thơ Nguyễn Duy đã gợi cho ta nắm bắt được những nét vô hình, mong

manh trong tiềm thức của mình. Và rồi ngay lập tức và đồng thời, bằng kinh
nghiệm sống từng trải riêng của mỗi người để thiết lập mối liên hệ của nó với
các hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội” [22, 310]. Nhận xét của Vũ
Văn Sỹ là những gợi mở quý báu cho chúng tôi khi tìm hiểu cảm hứng sáng
tác thơ Nguyễn Duy. Bởi đấy chính là mạch ngầm triết lý theo kiểu tư duy
thơ của Nguyễn Duy.
Cụ thể hơn một số ý kiến đã đề cập đến “cảm hứng triết lý” trong
sáng tác của Nguyễn Duy. Song đó cũng chỉ là những nhận xét lẻ tẻ, chưa
trình bày thành một công trình nghiên cứu cụ thể.

Văn Thị Hà

Footer Page 10 of 95.

10

K32C – Ngữ văn


Header Page 11 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Lê Quang Hưng với bài bình cho tập “Ánh trăng” đã khẳng định:
“Hầu hết các bài trong tập thơ đều xuất phát từ một khoảnh khắc, một câu
chuyện riêng tư. Nhưng từ những điều khởi xuất có tính riêng cụ thể đó,
Nguyễn Duy biết bồi đắp để phổ quát hoá chúng bằng những cảm xúc, những
suy tư của mình…Ý nghĩa phổ quát, sự suy nghĩ trong thơ Nguyễn Duy

thường có điểm tựa từ một âm thanh, một sự vật đậm chất dân tộc (cây tre,
hơi ấm ổ rơm, tắc kè, vầng trăng…) gợi lên trong anh bao ý niệm, bao suy
nghĩ về lẽ sống” [9]. Hay nhận xét trong Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn “Phong
cách nghệ thuật thơ Nguyễn Duy” của Mai Thị Nguyệt: “Suy tư, trăn trở
nhiều nên Nguyễn Duy rút ra được nhiều triết lý về cuộc đời. Sự suy ngẫm
dựa trên nền tảng những chân lý đời sống dân giã là đặc điểm dễ nhận ra ở
Nguyễn Duy” [15].
Bên cạnh đó vấn đề giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy cũng
từng thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu nhưng mới chỉ là
những khảo sát ở một bài thơ hoặc một số bài thơ nhỏ.
Nói về giọng điệu nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, Hoài Thanh vẫn là
người đầu tiên có những phát hiện: “Giọng thơ chân chất. Tình thơ chắc. Ý
thơ sâu” [25,211].
Lại Nguyên Ân trong bài viết “Tìm giọng mới thích hợp với người
thời mình”, qua giọng điệu riêng của tập thơ “Ánh trăng”, đã nhận thấy
“giai điệu trữ tình” với nhiều sắc thái biểu hiện trong giọng điệu thơ Nguyễn
Duy: “có giọng bông lơn, bỡn cợt, có tiếng cười khúc khích giữa dòng trữ
tình như là để phá bớt đi cái vẻ rưng rưng thống thiết, cứ cao lên và làm
căng thẳng mệt mỏi tâm lý cảm thụ” và sắc giọng mới “thủng thẳng ngang
ngạnh và ương bướng nữa” [1, 205].
Hoàng Nhuận Cầm lại cho rằng giọng điệu thơ Nguyễn Duy là “giọng
điệu lời ru” “vừa hấp dẫn, vừa tinh quái hóm hỉnh trong một cái nhìn tinh tế
như không có gì mà lại có gì” [13, 6].

Văn Thị Hà

Footer Page 11 of 95.

11


K32C – Ngữ văn


Header Page 12 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Còn Anh Ngọc thì nhận ra “cái duyên trào lộng” cùng với “cách tạo
từ mới có nội lực, sức sống” đã làm bật lên tiếng cười nhưng lại “khiến mủi
lòng, giễu cợt mà lại thấy thêm thương mến…” [14, 395].
Như vậy, về cảm hứng và giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy đã có một
số ý kiến đánh giá, nhận xét nhưng đó mới chỉ là những ý kiến nhỏ, chưa đi
sâu, chưa mang tính hệ thống.
Trân trọng kế thừa những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên
cứu, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thơ Nguyễn Duy - từ cảm hứng đến giọng
điệu” với hy vọng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc khám
phá một số phương diện đặc sắc của thơ Nguyễn Duy. Đồng thời góp phần
tìm hiểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Nguyễn Duy đối với tiến trình
thơ hiện đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về một phương diện nội dung và nghệ thuật của
thơ Nguyễn Duy, giúp chúng ta thấy được đóng góp của ông cho thơ hiện đại
Việt Nam, góp phần khẳng định giá trị đặc sắc của thơ ông trong nền văn học
dân tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu khái quát đời thơ và “tiềm lực” trong thơ Nguyễn Duy.
- Đi sâu tìm hiểu một phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ

Nguyễn Duy là cảm hứng sáng tác và giọng điệu nghệ thuật.
- Thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Duy, khẳng
định những đóng góp của ông đối với văn học hiện đại Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khoá luận đặt ra vấn đề nghiên cứu
“cảm hứng sáng tác và giọng điệu nghệ thuật” cho nên chúng tôi chọn xuất
phát điểm từ những vấn đề có ý nghĩa khái quát về “cảm hứng” và “giọng

Văn Thị Hà

Footer Page 12 of 95.

12

K32C – Ngữ văn


Header Page 13 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

điệu” từ đó đi sâu vào tìm hiểu những biểu hiện của nó trong thơ Nguyễn
Duy qua các thời kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu “Thơ Nguyễn Duy - từ cảm
hứng đến giọng điệu”, khoá luận khẳng định những đóng góp của Nguyễn
Duy đối với thơ hiện đại Việt Nam. Vì vậy tư liệu chính mà chúng tôi khảo
sát là các tập thơ Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987), Về (1994), Bụi (1997)
và khi cần mở rộng ra toàn bộ sáng tác thơ của ông.

6. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học, khoá
luận sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Hệ thống
- Miêu tả
- Phân tích
- So sánh
- Thống kê - phân loại
7. Đóng góp của khoá luận
Thực hiện đề tài nghĩa là khoá luận đã tiến hành nghiên cứu một
phương diện thuộc nội dung và nghệ thuật của thơ Nguyễn Duy: cảm hứng
và giọng điệu.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận một lần nữa khẳng định những sáng
tạo độc đáo của Nguyễn Duy và góp phần vào công tác giảng dạy sau này.
8. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được triển
khai thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Cảm hứng trong thơ Nguyễn Duy
Chương 3: Giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy

Văn Thị Hà

Footer Page 13 of 95.

13

K32C – Ngữ văn



Header Page 14 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết chung về khái niệm
1.1.1 Cảm hứng và các biến thể của cảm hứng
1.1.1.1. Cảm hứng
Cảm hứng: tiếng Hy Lạp cổ là Pathos - một tình cảm sâu sắc, nồng
nàn. Khái niệm này từ lâu đã được các triết gia cổ Hy Lạp và sau này là
Hêghen và Bêlinxki sử dụng để chỉ “trạng thái hưng phấn cao độ của nhà
văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm
lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lý tưởng xã hội của nhà văn nhằm phát
triển và cải tạo thực tại” [Dẫn theo 17, 141].
Theo Dẫn luận nghiên cứu văn học thì E.G.Rudneva cho rằng “cảm
hứng là sự lý giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đi với các tính
cách được miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các cá
tính ấy” [17, 141].
Theo Từ điển tiếng Việt, thì “cảm hứng”là “trạng thái tâm lý đặc biệt
khi có cảm xúc và sự lôi cuốn mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng,
sáng tạo hoạt động có hiệu quả” [14, 20].
Trong “Từ điển thuật ngữ Văn học” thì “”cảm hứng” hay còn gọi là
“cảm hứng chủ đạo” được hiểu là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm
xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng nhất định, gây tác
động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [8, 44].

Văn Thị Hà


Footer Page 14 of 95.

14

K32C – Ngữ văn


Header Page 15 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Như vậy, những quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ: “cảm hứng” là
trạng thái tâm lý đặc biệt của người nghệ sỹ khi sức chú ý tập trung cao độ để
đánh giá sâu sắc và chân thực lịch sử đối với các vấn đề hiện thực khách quan
được miêu tả.

1.1.1.2. Các biến thể của cảm hứng
Cảm hứng là yếu tố quan trọng quy định nhà văn trong việc sáng tạo ra
tác phẩm. Hiện thực khách quan đi vào tác phẩm khi người nghệ sỹ nắm bắt
chính xác, sâu sắc hiện thực. Tuy nhiên sự nhận thức này mang đậm tính chủ
quan. Bởi vậy cảm hứng ở mỗi nhà văn luôn khác nhau. Ở cùng một tác giả
sự bộc lộ cảm hứng cũng không giống nhau. Do đó bên cạnh cảm hứng chủ
đạo còn có các biến thể của cảm hứng.
Theo E.G.Rudneva: “do những khác biệt cốt yếu bản thân cuộc sống
được nhận thức, cảm hứng của các tác phẩm văn học được phân loại thành
hàng loạt biến thể: cảm hứng anh hùng, cảm hứng kịch tính, cảm hứng bi
kịch, cảm hứng châm biếm, cảm hứng hài hước, cảm hứng thương cảm, cảm

hứng lãng mạn…” [17, 142].
Thực tế phát triển của văn học cho thấy, ngoài những biến thể trên của
cảm hứng có thể kể tới cảm hứng thế sự, cảm hứng triết lý…
Như vậy ở mỗi thời đại, mỗi nhà thơ có một loại cảm hứng sáng tác
riêng. Mỗi biến thể của cảm hứng lại có những đặc điểm riêng. Cảm hứng
sáng tác nói chung, cảm hứng thơ nói riêng có sức mạnh chi phối các yếu tố
khác trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm: kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ,
giọng điệu nghệ thuật…
1.1.2. Giọng điệu nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật trong thơ
1.1.2.1. Giọng điệu nghệ thuật

Văn Thị Hà

Footer Page 15 of 95.

15

K32C – Ngữ văn


Header Page 16 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Theo Từ điển tiếng Việt, “giọng điệu” được hiểu là “giọng nói, lối nói
biểu thị một thái độ nhất định” [16, 20].
Trong Từ điển thuật ngữ Văn học, khái niệm “giọng điệu” được xác
định là: “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với

hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi
tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay
suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”.
Cũng theo Từ điển thuật ngữ Văn học, “giọng điệu phản ánh lập
trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất
lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho
người đọc” [8, 134].
Không chỉ là yếu tố góp phần khẳng định phong cách nhà văn, giọng
điệu chính là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học. Nó có
vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể.
Khrapchenko từng khẳng định: “đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được
thể hiện trong môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái
độ, cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác
nhau của nó” [10, 167].
Bakhtin khi khảo sát về tiểu thuyết đã đề cập đến hai phương diện về
nội dung của khái niệm giọng điệu:
Thứ nhất: Mối quan hệ giữa giọng điệu với môtíp và hình tượng.
Chẳng hạn: “các môtíp nước mắt, nỗi đau, mối sầu là cơ sở của giọng điệu
cảm thương của chủ nghĩa tình cảm”.
Thứ hai: Mối quan hệ của giọng điệu với cảm hứng chủ đạo và kiểu
sáng tác, Bakhtin đặt giọng điệu trong bối cảnh văn hoá. Theo ông “văn hoá
luôn đòi hỏi đa giọng điệu”.

Văn Thị Hà

Footer Page 16 of 95.

16

K32C – Ngữ văn



Header Page 17 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Tác giả Pôxpêlôp lại khẳng định: giọng điệu nghệ thuật của tác phẩm
văn học chịu sự chi phối của cảm hứng chủ đạo. Ông cho rằng cảm hứng nào
giọng điệu ấy. Các biến thể của cảm hứng như cảm hứng anh hùng, cảm
hứng bi kịch, cảm hứng thương cảm, cảm hứng hài hước…sẽ làm nảy sinh
các giọng điệu tương ứng.

1.1.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ
Giọng điệu văn chương là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá
nhân cao độ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình sáng tác, giọng điệu có những nét đặc
trưng riêng. Nếu giọng điệu tự sự mang tính khách quan nhiều khi lạnh lùng
thì giọng điệu trữ tình là lời bộc bạch trực tiếp trong thơ. Giọng điệu nghệ
thuật trong thơ cũng chính giọng điệu tâm hồn của nhà thơ.
Giọng điệu tâm hồn vốn rất trừu tượng, tồn tại ở thế giới tinh thần.
Điệu hồn thi nhân mà ta tiếp cận được qua văn bản trữ tình chính là điệu hồn
tinh thần đã được vật chất hoá bằng các yếu tố hình thức thơ, trong đó đáng
kể nhất là ngôn ngữ thơ. Vì vậy có thể nói “giọng điệu là một hiện tượng siêu
ngôn ngữ”. Ngôn ngữ tự thân nó đã chứa đựng nhịp điệu, tiết tấu, ngữ điệu…
Một nhà thơ có thể không có sự rung động trong lòng nhưng vẫn có khả năng
tạo nhạc điệu bằng tài sử dụng ngôn ngữ. Nhưng đó chưa phải là giọng điệu
thơ, chỉ có ngôn ngữ mang giọng điệu tâm hồn mới có khả năng kết hợp với
các yếu tố hình thức khác để tạo nên giọng điệu thơ.
Giọng điệu nghệ thuật trong thơ của mỗi nhà thơ là tổng hoà từ giọng

điệu của mỗi bài thơ. Giọng điệu thơ tuy là điệu hồn của mỗi cá nhân nhưng
bao giờ cũng có sự tác động của nhịp điệu đời sống và sự vang ứng của chất
giọng thời đại. Trong quá trình sáng tác mỗi nhà thơ tự tạo cho mình một
giọng điệu riêng. Đây là giọng chủ tương đối bền vững, ổn định. Cùng với sự

Văn Thị Hà

Footer Page 17 of 95.

17

K32C – Ngữ văn


Header Page 18 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

chuyển biến trong thế giới tinh thần nhà thơ và sự chuyển biến trong đời sống
xã hội, thời đại…, giọng điệu thơ cũng có những chuyển biến đáng kể.
1.2. Cảm hứng và giọng điệu trong thơ Việt Nam hiện đại trước và sau năm 1975
1.2.1. Thời đại và ảnh hưởng của thời đại đến cảm hứng sáng tác và giọng
điệu nghệ thuật
Cảm hứng sáng tác và giọng điệu nghệ thuật là những yếu tố thuộc về
phong cách nghệ thuật của người nghệ sỹ. Tuy nhiên nó không ổn định mà
có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có thời đại.
Cùng với sự thay đổi của lịch sử, cảm hứng và giọng điệu cũng có sự thay
đổi.

Những năm 70 của thế kỷ XX cả dân tộc sục sôi trong cuộc đấu tranh
để giải phóng dân tộc. Tinh thần dân tộc, ý chí độc lập, tự cường được phát
huy hơn bao giờ hết. Lúc này những gì thuộc về cái tôi riêng đều bị xem là
nhỏ mọn, tầm thường. Con người đứng trước những vấn đề có tính tầm cỡ
lịch sử: “Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ ngục tù?”. Câu hỏi ấy
khiến mọi công dân biết tự trọng đều phải dẹp đi tất cả mọi lợi ích cá nhân,
hy sinh tất cả kể cả tính mệnh của mình:
“ Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi, con sông”
(Chế Lan Viên)
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với ý thức công dân và tinh
thần của người chiến sỹ, các nhà thơ đã được đưa lên chiến hào, nơi mũi
nhọn của cuộc chiến đấu. Chế Lan Viên đã tự hào vẽ nên vóc dáng và tư thế
của nhà thơ trong cuộc chiến đấu của dân tộc:
“Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ

Văn Thị Hà

Footer Page 18 of 95.

18

K32C – Ngữ văn


Header Page 19 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Bên những dũng sỹ diệt xe tăng ngoài đồng
và hạ trực thăng rơi”
(Tổ quốc bao giờ đẹp như thế này chăng?)
Còn Xuân Diệu thì nói về sự gắn bó của nhà thơ với nhân dân và đất
nước:
“Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu, gian lao”
(Những đêm hành quân)
Toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam được huy động tổng lực vào
cuộc chiến đấu với đề tài lớn: chống Mỹ; chủ đề tập trung: ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng cách mạng. Chính vì vậy cảm hứng anh hùng được phát huy hơn
bao giờ hết, lời văn là lời truyền hịch với giọng điệu sử thi.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn tiếp
tục là nguồn cảm hứng lớn của thơ, nhất là ở nửa cuối thập kỷ 70 và đầu
những năm 80. Bên cạnh niềm hân hoan “toàn thắng về ta” là niềm xúc động
sum họp Bắc - Nam, của những người con miền Nam được trở về quê hương
sau hơn 20 năm xa cách (Bài ca quê hương - Tố Hữu, Tôi muốn đi thăm
khắp miền Nam - Xuân Diệu). Khi cuộc chiến tranh đã kết thúc và đứng ở vị
trí người chiến thắng các nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ thời kháng chiến chống
Mỹ có nhu cầu nhìn lại con đường mà thế hệ mình cùng với cả dân tộc mà
mình vừa đi qua, chiêm nghiệm về lịch sử qua những trải nghiệm của chính
mình và thế hệ mình.
Cảm hứng sử thi vẫn là nền tảng của các bài thơ về đề tài chiến tranh
chống Mỹ nhưng những trải nghiệm cá nhân của mỗi người làm thơ đã làm


Văn Thị Hà

Footer Page 19 of 95.

19

K32C – Ngữ văn


Header Page 20 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

cho sự khái quát lịch sử có được cái nhìn cụ thể, xác thực và thấm thía hơn.
Giọng điệu thơ cũng trở nên trầm lắng, suy tư chứ không cất lên ở âm vực
cao đầy hào sảng hoặc bay bổng nữa. Chế Lan Viên trong “Hoa trên đá” đã
ý thức rõ rệt về nhu cầu chuyển giọng của thơ “bao năm hát giọng cao giờ
anh hát giọng trầm”.
Sự khẳng định dân tộc, ngợi ca sức mạnh của nhân dân thường được thể hiện
qua những mất mát, hy sinh, nỗi đau thầm lặng của vô vàn con người và bao nhiêu số
phận. Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ đi qua cuộc chiến tranh được tô đậm ở sự lựa
chọn dấn thân tự nguyện đầy tỉnh táo chứ không là niềm say mê, háo hức đầy chất
lãng mạn như hồi đầu bước vào cuộc chiến tranh:
“ Tuổi trẻ biến trăm sông thành thác
Dập tắt lửa chiến tranh bằng máu đời mình”
(Thu Bồn)
Sau chiến tranh con người trở về với cuộc sống đời thường cũng có

nghĩa là trở lại với các quan hệ thế sự trong cuộc sống thường nhật với nhiều
bộn bề lo toan, với những khát vọng về hạnh phúc và cả những trăn trở để lựa chọn
về cách sống. Nguyễn Duy qua hình ảnh vầng trăng “im phăng phắc” giữa thành
phố đầy “ánh điện, cửa gương” để nhắc nhở về sự thuỷ chung với nhân dân, với
đất nước, với những năm tháng gian lao vừa đi qua.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội ngày càng nặng nề, thực trạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái,
nhiều vấn đề bức xúc. Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, thơ đã
không né tránh những sự thật đau lòng, những bất công ngang trái và cả
những trì trệ ngủ yên trong lối mòn tự mãn. Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở
thành một hướng ở nhiều bài thơ, khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nhất là khi không khí dân chủ
đã được mở ra cùng với công cuộc đổi mới:

Văn Thị Hà

Footer Page 20 of 95.

20

K32C – Ngữ văn


Header Page 21 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

“Tôi ăn bao hạt gạo mồ hôi

Mà sao thơ chẳng mặn mòi bao nhiêu
Cứ như nước ốc ao bèo
Thơ tôi ngại nói cái điều mẹ mong”
(Trương Nam Hưng)
Tầm vóc của nhà thơ bây giờ cũng không “đứng ngang tầm chiến luỹ”
nữa mà trở về là những người thường:

“Cứ chìm nổi giữa đám đông
riêng ta xác định ta không là gì”
(Nguyễn Duy)
Cảm hứng hào hùng và bi tráng khi nói về đất nước, nhân dân, về thế
hệ trẻ trong chiến tranh đã nhường chỗ dần cho những cảm xúc đượm nỗi
buồn - buồn nhân thế - buồn thân thế và cả nỗi buồn trước sự bất lực của thơ
ca và vị thế mới của nó. Nói như Chế Lan Viên “Giờ là lúc xe cúp, ti vi, phim
màu ngũ sắc / vị trí nhà thơ như rác đổ thùng”. Tuy đã có không ít người làm
thơ tỏ ra chới với không bắt kịp được với bước chuyển của cuộc sống, không
tìm được giọng điệu phù hợp với thời đại nhưng cũng có không ít nhà thơ
bằng mẫn cảm nghệ sỹ đã tìm ra được những hướng đi mới, giọng điệu mới
tạo thành nét đặc biệt riêng cho chính mình.
Là nhà thơ thuộc thế hệ “thơ trẻ chống Mỹ cứu nước”, Nguyễn Duy
cũng không nằm ngoài quy luật của sự sáng tạo nghệ thuật đó. Bên cạnh cảm
hứng, giọng điệu chung của thời đại, Nguyễn Duy đã tìm ra một hướng đi
riêng, tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của mình mà như Trần Đăng
Xuyền nhận xét là “bổ sung những thiếu hụt” cho nền văn học kháng chiến
và tiếp tục mạch nguồn ấy cho đến bây giờ.

Văn Thị Hà

Footer Page 21 of 95.


21

K32C – Ngữ văn


Header Page 22 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

1.2.2. “Tiềm lực” trong thơ Nguyễn Duy
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã từng nhận xét về Nguyễn Duy: “Hình hài
Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý
mọc trên đám đất hoang đó”. Đúng vậy! Với một ngoại hình không “thơ”
một chút nào: lùn, mập, mặt vuông, bàn chân bè, bàn tay chai sạn, gân
guốc… toàn những chi tiết chống lại nội tâm của nhà thơ. Tuy nhiên ẩn sau
đó chính là tiềm lực của Nguyễn Duy.
Nguyễn Duy có lần đã tâm sự: “Tôi là một người lính trẻ rất yêu thơ
và có võ vẽ làm thơ. Nhưng …”. Và đằng sau chữ nhưng ấy ông đã chứng minh
bằng một sự nghiệp thơ đáng tự hào: 11 tập thơ trong khoảng 30 năm cầm bút.
Xuất hiện cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ với một giọng điệu riêng
rất khác người, liệu Nguyễn Duy có đi ngược lại với cảm hứng chung của
thời đại? Có thể khẳng định là không! Quy luật tất yếu của nghệ thuật đòi hỏi
người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo. Nguyễn Duy cũng không nằm ngoài quy
luật đó.
Nếu như trước những vấn đề nóng bỏng của đời sống kháng chiến các
nhà thơ trong cảm hứng thời đại đã cất cao giọng thơ hào sảng, ngợi ca, tự
hào, cổ vũ chiến đấu thì Nguyễn Duy lại như trầm lắng, suy tư và nhìn cuộc
sống theo cách riêng của mình. Thành công của ông đã được ghi nhận qua:

Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông bằng giải thưởng của báo Văn
nghệ, và sau đó là giải A của Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ánh
trăng”. Kể từ đó Nguyễn Duy bắt đầu được chú ý, thu hút nhiều bài phê
bình, nghiên cứu của nhiều tác giả tên tuổi như Hoài Thanh, Chế Lan Viên,
Hoàng Trung Thông… Tuy nhiên thơ Nguyễn Duy giai đoạn này dường như
quá “ngay ngắn”, nghiêm túc. Ngay chính tác giả cũng tự thấy không vừa ý
với lối thơ đó của mình:
“Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón

Văn Thị Hà

Footer Page 22 of 95.

22

K32C – Ngữ văn


Header Page 23 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

những câu thơ nhăn nhó, nhọc nhằn”
Với Nguyễn Duy, kiểu văn chương trang trọng, bác học đó khó có thể
diễn tả nổi cuộc đời muôn vàn sắc thái này:
“Cõi phàm sấp ngửa quanh ta
thánh hiền thụt lưỡi, triết gia học đòi”
Chỉ đến giai đoạn sau chiến tranh đặc biệt là sau đổi mới, “tiềm lực”

trong thơ Nguyễn Duy mới thực sự được đánh thức. Ông đã từ bỏ thứ văn
chương trang trọng, bác học để đến với “văn chương bình dân” cực kỳ
phóng khoáng. Nguyễn Duy đã sử dụng rất thành công thứ ngôn ngữ nôm na
của dân chúng như một diễn viên xiếc đang đánh đu trên dây. Nói như thế
không có nghĩa rằng thơ rằng thơ Nguyễn Duy sau này kém chất triết lý.
Những câu thơ hay còn lại với đời luôn bao hàm những ý nghĩa triết lý sâu
sắc, chỉ có điều những triết lý ấy không còn bộc lộ dưới dạng trực tiếp, khô
khan mà đã được chuyển hoá qua ngôn ngữ của đời thường nhưng vẫn không
kém phần thâm thuý.
Cũng chính vì vậy một số bài thơ của Nguyễn Duy như: Đánh thức
tiềm lực, Mười năm bấm đốt ngón tay… đã lên khuôn rồi đên phút chót lại
bị gỡ ra vì các nhà xuất bản còn e ngại bởi lối viết góc cạnh, nhiều suy ngẫm,
đôi khi ngậm ngùi, cay đắng. Dù vậy Nguyễn Duy vẫn duy trì một lối đi, dám
nhìn thẳng vào sự thật mà phơi bày và thức tỉnh. Càng về sau, đặc biệt là sau
Đại hội VI, cách nhìn nhận về thơ Nguyễn Duy cũng đã được thay đổi, được
nhìn nhận lại. Nhiều bài thơ mới được in đã lập tức được dư luận công chúng
hoan nghênh.
Tuy nhiên “Thơ là linh hồn của nhân dân…” (Ê - go I - xa - ép).
Chính vì vậy phải gắn bó với nhân dân, xuất phát từ “linh hồn nhân dân”
mới có thể tạo ra nguồn tiềm lực cho thơ. Một “thi sỹ thảo dân”, một “điệu
hồn dân tộc” như Nguyễn Duy càng nhận rõ điều ấy hơn bao giờ hết.

Văn Thị Hà

Footer Page 23 of 95.

23

K32C – Ngữ văn



Header Page 24 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Duy có hầu hết gương mặt
các miền đất với những cảnh sắc, thần thái riêng… Nguyễn Duy gắn bó máu
thịt với đất nước mình bằng tình cảm rất cụ thể với người dân. Thơ Nguyễn
Duy có niềm tự hào chính đáng về nhân dân mình, cùng với nỗi buồn thương
chính đáng”[19, 189].
Thơ Nguyễn Duy gắn bó với “Hơi ấm ổ rơm”, với “Tre Việt Nam”,
với “Khúc dân ca”, với con cò trắng chở ước mơ, tâm tình của con người
quê hương. Gần gũi và tha thiết lạ. Có lẽ vì thế mà những bài thơ viết về quê
hương, đất nước của Nguyễn Duy luôn rất độc đáo, rất cảm động: Tuổi thơ,
Cầu Bố, Đò Lèn, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
Nguyễn Duy viết đều và trải rộng ở nhiều khía cạnh: về cả quá khứ và
hiện tại, về chiến tranh và tình yêu, về quê hương và những người thân ở gần lẫn
xa cách, về nước mình hay xứ người. Mỗi nơi ông đi qua đều để lại trong thơ ông
những kỷ niệm, dư vị khó quên. Thật đẹp cảnh nước Nga:
“Puskin, mơ màng trước bảo tàng Nga
cây phong lác đác đốm vàng thu
sớm tinh mơ ông già quét lá
sương mờ móc nhọn ngôi nhà cổ”
Và lời chúc thật ngộ nghĩnh mà chứa chan tình nghĩa:
“Chúc chú mày cứ đẹp như cây cảnh
lạy trời, không bao giờ phải ra trận…”
Có thể nói trong “nguồn tiềm lực vô tận” của “linh hồn nhân dân” một
hồn thơ nhạy cảm, ưa triết lý như Nguyễn Duy đã và đang hoàn thiện, khẳng

định một phong cách riêng, một giọng điệu trữ tình riêng rất giàu tính xã hội
và đậm hương vị dân tộc.

Văn Thị Hà

Footer Page 24 of 95.

24

K32C – Ngữ văn


Header Page 25 of 95.

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Chương 2

CẢM HỨNG TRONG THƠ NGUYỄN DUY
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Duy là cảm hứng triết lý
Như đã giới thiệu ở phần 1.1.1.2 thì cảm hứng có rất nhiều biến thể
trong đó có cảm hứng triết lý. Theo chúng tôi, đây chính là cảm hứng chủ
đạo trong sáng tác của Nguyễn Duy.
Thi ca là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt. Nó là điển hình của cảm
xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức mang quan niệm cũng
rất đặc biệt. Sự chuyển nghĩa của từ, sự khái quát hoá các trạng thái tình cảm,
hiện thực và khát vọng sống của con người, sự hữu hình hoặc vô hình hoá
của các cảm xúc đối tượng… đã làm cho thơ ca có sức quyến rũ bội phần so

với các thể loại ngôn từ khác. Nhưng như thế không phải lúc nào, ở đâu tác
phẩm thơ cũng trở thành trác tuyệt. Vậy cái gì đă làm nên giá trị và một sức
sống của thi phẩm? Đó chính là sự hài hoà giữa thẩm mỹ, giữa trí tuệ và cảm
xúc, giữa cái ảo và cái chân, giữa hình thức và nội dung. “Trong đó tính triết

Văn Thị Hà

Footer Page 25 of 95.

25

K32C – Ngữ văn


×