Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SỰ THIẾU HỤT NHÂN LỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.97 KB, 13 trang )

Phần mở đầu
1.
Tính cấp thiết của đề tài.
Cách
Ngành
mạng
công
công
nghệ
nghiệp
thông
tin
4.0
trở
đang
thành
từng

bước
khí
chiến
thâm
lược
nhập
tối
vào
quan
đời
sống
trọng


cho
hội
mỗi
một
quốc
cách
gia
nhanh
để
dành
ưu
thếty
trong
khi
không
cuộc
đáp
cách
ứng
mạng
được
công
nguồn
nghiệp
nhân
4.0.
lực
Thế
lớn
nhưng,

cho
ngành
Việt
công
Nam
nghệ
đang
thông
đứng
tin.
trước
Theo
nguy
dữ

liệu
tụt
được
lạichóng.
phía
Công
sau
tuyển
ngành
dụng
công
trực
nghệ
tuyến
thông

tin
(CNTT)
tăng
công
47%
bố
mỗi
(tổng
năm
hợpthiếu
nhưng
xuyên
lượng
suốt
năm
nhân
2015),
lực
của
số
ngành
lượng
chỉ
việc
tăng
làm
trưởng
nhóm
thông


mức
tin.
8%.
Kết
quả
dựVietnamWorks
báo
đến
năm
2020
Việt
Nam
sẽ
hụt
hơn
500.000
nhân
sự
ngành
công
nghệ
/*note- /> */
2.
Mục tiêu của đề tài.
Nghiên cứu về thực trạng nhân lực của ngành cntt.
Nghiên cứu về các nguyên nhân gây ra thực trạng thiếu hụt nhân lực của ngành cntt
Nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt này.
3.
Đối tượng nghiên cứu đề tài.
Thực trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng của ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

4.
Phạm vi nghiên cứu.
Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm gần đây. /*tùy ý chỉnh sửa thời gian*/
5.
Ý nghĩa đề tài.
+) Ý nghĩa khoa học:
·
Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu hụt lao động ngành công nghệ thông tin. Bên
cạnh đó hiểu sâu hơn về nhu cầu của thị trường lao động hiện nay.
·
Mặt khác đề tài giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc ngoài các kỹ năng chuyên
môn thì việc trang bị ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm cho sinh viên là vô cùng thiết yếu trong thời kỳ
hội nhập kinh tế.
+) Ý nghĩa thực tiễn:
·
Kết quả nghiên cứu nêu ra những giải pháp cho việc thiếu hụt nhân sự ngành cntt.
·
Kết quả nghiên cứu có những giải pháp không giải quyết vấn đề thiếu hụt trong ngành cntt mà còn
ở nhiều ngành nghề khác trong quá trình hội nhập quốc tế /*tùy ý chỉnh sửa phù hợp phần nội dung*/
6.
Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu số liệu do các tổ chức về nhân sự cung cấp. /*vietnamworker*/
Nghiên cứu các bài báo trên những trang báo điện tử uy tín như vnexpress.net, dantri.com
/* />/* />Chương 1. Đặc điểm , vai trò ngành công nghệ thông tin
1.1 Đặc điểm ngành cntt
1.1.1.Ngành CNTT có tốc độ phát triển nhanh
CNTT bắt đầu từ thập niên 1970 , tuy nhiên đến thập niên 1990 mới thật sự phát triển với
tốc độ rất cao. Thế giớ ghi nhận từ thập niên 1990 đến nay , tốc độ phát triển trung bình hàng năm
cùa ngành duy trì 8% đến 10% và cao gấp 1,5 lần sự phát triển kinh tế củ thế giới (Research

Report of Shanghai Research Center,2004) [18] .
1.1.2. Vòng đời sản phẩm ngắn


Bắt nguồn từ sự phát triển với tốc độ cao , sản phẩm CNTT thường có vòng đời rất ngắn .
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Máy tính của Mỹ ( Computing Research Association – CRA , 1990)
[8] , vòng đời của sản phẩm công nghệ thông tin thường chỉ có 2 năm và tối đa là 4 năm thì các
sản phẩm CNTT đã bị xem là lạc hậu .
1.1.3. Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao
Phát minh và cải tiến thường xuyên là một trong những đặc điểm quan trọng của ngành .
Tuy nhiên chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của ngành lại rất cao.Theo số liệu báo cáo
của Trung tâm Nghiên cứu Thượng Hải , chi phí nghiên cứu và phát triển chiếm đến 15% đến
20% doanh thu hàng năm (Trung tâm Nghiên cứu Thượng Hải , 2004) [18].
1.1.4. Tính tích hợp cao
Ngành CNTT đã thâm nhập và tích hợp vào sâu trong các ngành khác như cơ khí , sản
xuất ô tô , năng lượng , giao thông , dệt , luyện kim , điện tử làm cho các ngành này phát triển
nhanh chóng. Mạng viễn thông , mạng truyền hình và mạng máy tính đã dần tích hợp vào nhau ,
chia sẻ lưu trữ thông tin và giúp con người trên toàn thế giới xích lại gần nhau hơn .
1.2 Vai trò ngành CNTT
1.2.1.Phát triển kinh tế
Công nghiệp CNTT đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển hàng năm
cao so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001-2009 đạt
20-25%/năm. Đến cuối năm 2010, doanh thu công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số
đã đạt gần 2 tỷ USD, doanh thu công nghiệp phần cứng đạt trên 5,6 tỷ USD, doanh thu dịch vụ
viễn thông đạt trên 9,4 tỷ USD, đưa tổng doanh thu toàn ngành viễn thông và công nghiệp CNTT
đạt gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000.
1.2.2.Tạo công ăn việc làm
Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020 được thống kê bởi Bộ Thông tin
- Truyền thông, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhu cầu nhân

lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng
minh công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Mỗi năm, trên 95% sinh viên ngành công nghệ thông tin đã tìm được việc làm và thăng tiến
nhanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau như lập trình viên, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an
ninh mạng, điện toán đám mây, công nghệ di động, thương mại điện tử, game...
1.2.3.Phát triển giáo dục
- Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều
thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian,
tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận
thức, trí tuệ và tư duy.


1.2.4. Phát triển cộng đồng
Với số lượng người dùng internet trên chiếm Khoảng 40% dân số thế giới có kết nối
mạng Internet vào năm 1995, người dùng internet chỉ chiếm ít hơn 1% số lượng trên. Số người sử
dụng Internet toàn cầu đã tăng gấp mười lần từ năm 1999 đến nay.

Tiểu kết
Nội dung chương 1 đã cho chúng ta hiểu được đặc điểm và vai trò của ngành CNTT
Chương 2. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành cntt và đánh giá nguồn nhân lực ngành CNTT ở việt
nam
2.1.Đặc điểm nguồn nhân lực ngành CNTT
2.1.1.Nguồn nhân lực trẻ
Do ngành CNTT là ngành mới so với các ngành khác như chế tạo ô tô, cơ khí , dệt và cho
đến thời điểm hiện tại , CNTT mới chỉ bắt đầu ở một số nước đang phát triển . Bên cạnh đó,
CNTT là ngành công nghệ cao, phát triển liên tục vì vậy nguồn nhân lực CNTT chủ yếu là nhân
lực trẻ . Ở Mỹ, khoảng 75% nhân lực CNTT dưới tuổi 45 (Wane International report, no.2, 2004)
[21]. Ở Việt Nam, trên 50% lao động CNTT tuổi dưới 40 (BGD&ĐT và BTT&TT, 2008)[22].
2.1.2.Nguồn nhân lực có trình độ cao, năng suất lao động cao
Đặc điểm của ngành CNTT là ngành thường xuyên cải tiến và thay đổi công nghệ do đó đội ngũ

lao động trong ngành đòi hỏi phải có trình độ cao và luôn luôn được đào tào cập nhật theo kịp sự
phát triển của ngành . Theo thống kê của Cục Thống kê Lao động của Mỹ, năm 2002 ở Mỹ có
66% lao động có trình độ cử nhân trở lên (Wane International report, no.2, 2004)[21]. Riên ở Việt
Nam, theo thống kê của BTT&TT, trên 80% lao động trong ngành công nghệ phần mềm và nội
dung số có trình độ CNTT từ cao đẳng trở lên (BGD&ĐT và BTT&TT, 2008)[22].


2.1.3.Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có đam mê
CNTT là ngành có tính tích hợp cao, bản thân ngành CNTT đã thâm nhập vào hầu hết các
ngành công nghiệp , các ngành dịch vụ và đến đời sống của con người vì vậy lao động CNTT
cũng không có biên giới.
Ngoài ra, với sự thay đổi liên tục của công nghệ, đòi hỏi các lao động tồn tại trong ngành
CNTT phải có sự say mê với nghề để nghiên cứu và sang tạo không ngừng .

2.1.4.Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (Anh ngữ) cao
Do ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh ở các nước phương Tây, nên để có thể học
tập , sử dụng và làm việc với CNTT đòi hỏi người lao động phải có trình độ Anh văn tối thiểu.
2.2.Đánh giá nguồn nhân lực ngành CNTT ở Việt Nam
2.2.1.Quy mô, cơ cấu và sự phân bố
Trong quản lý nhà nước :
Thống kê trình độ CNTT trong quản lý nhà nước hiện tại, cán bộ có trình độ
CNTT trung cấp trở lên ước chiếm khoảng 6%, trong khi đó trình độ sơ cấp chiếm
khoảng 88% và số cán bộ chưa qua đào tạo chiếm khoảng 6%
Gần như 100% cán bộ phụ trách CNTT của các đơn vị đều có trình độ CNTT tối
thiểu là trung cấp

Trong khối công nghiệp CNTT :
Năm 2017 , cả nước có khoảng 400.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.000
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, với tốc độ tang trưởng bình quân hàng
năm là 50% ước tính đến năm 2020 toàn nước có trên 20.000 doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực CNTT.

Trong ứng dụng và đào tạo CNTT :
hàng và cả

Việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như du lịch , giải trí , tài chính , ngân
nông nghiệp phát triển rất mạnh mẽ.


Cao Đẳng tr
nghiệp cũng phát triển

Ngày nay, việc đào tạo CNTT đã được tổ chức ở hầu hết các trường Đại Học và
toàn nước. Bên cạnh đó các Trung Tâm Đào Tạo CNTT liên kết với Doanh

ngày càng nhiều.
2.2.2.Điểm mạnh của nguồn nhân lực CNTT
Nguồn nhân lực trẻ :
Xuât phát từ đặc điểm dân số cả nước là dân số trẻ thêm vào đó là đặc thù ngành
CNTT nước nhà đang phát triển, vì vậy , nhân lực CNTT nước nhà lần nhân lực
trẻ , trên
70% lao động CNTT có độ tuổi dưới 30.
Nguồn nhân lực có trình độ học vấn:
Nhân lực trẻ , thông minh và chăm chỉ là tiềm năng để phát triển nhân lực CNTT
nước nhà theo hướng nâng cao hàm lượng chất xám, tập trung vào các lĩnh vực như dịch
vụ, nghiên cứu và phát triển
2.2.3.Điểm yếu của nguồn nhân lực CNTT
- Chưa nắm vững kiến thức chuyên ngành.
- Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
- Thiếu tính sáng tạo .

- Kỹ năng làm việc nhóm còn kém.
- Thiếu kỹ năng thực hành dẫn đến áp dụng vào thực tế chưa thích hợp .
Tiểu kết :
Qua chương 2 , chúng ta đã thấy được sự phân bố cũng như những điểm mạnh yếu của ngành
CNTT nước nhà và từ đó có thể thấy và rủ ra được những điều cần tích cực phát huy và những điều cần
chỉnh sửa để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển không ngừng của CNTT thế giới .
Chương 3.Thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành cntt ở việt nam
3.1.Thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực cntt ở việt nam
- Vấn đề về phát triển đội ngũ nhân lực CNTT đã được Đảng, Chính phủ quan tâm, đưa vào trong hầu hết
các văn bản pháp luật về CNTT. Luật CNTT đã dành trọn một mục (Điều 42 đến 46) quy định các nội
dung về Phát triển nguồn nhân lực CNTT. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát
triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 698/QĐ-TTg
ngày 01/6/2009. Kế hoạch này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể, đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy đào tạo, phát


triển đội ngũ nhân lực CNTT từ cả phía cung cấp và phía sử dụng:
chú trọng đổi mới trong đào tạo,
tăng cường phổ cập tin học cho xã hội, đẩy mạnh đầu tư phát triển nhân lực CNTT.
- số lượng các cơ sở đào tạo chính quy dài hạn về CNTT tương đối dồi dào. Trong hơn 400 trường đại học
và cao đẳng trên cả nước, có 2/3 trường có đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT. Chỉ tiêu tuyển sinh
đại học, cao đẳng chuyên ngành CNTT cũng tăng theo từng năm, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011
(khoảng 64,796 sinh viên) tăng gần gấp đôi so với năm 2007 (khoảng 39,990 sinh viên). Số lượng người
tốt nghiệp ngành CNTT tăng đều đặn hàng năm, năm 2011 đạt khoảng 42.000 người tăng hơn 7.000
người so với năm 2010. Có thể nói, số lượng người học và tốt nghiệp ngành CNTT tương đối đông đảo và
một phần trong số đó đã đáp ứng được những yêu cầu cao trong khi làm việc và nghiên cứu về CNTT.
-các chứng chỉ và các khóa ngắn hạn về CNTT đóng vai trò như một phương thức cung cấp nhân lực có
trình độ thực tiễn cao hơn so với loại hình đào tạo truyền thống. Vì vậy, ngày càng có nhiều người tham
gia vào các khóa đào tạo này. Hiện có nhiều cơ sở đào tạo phi chính quy liên kết với nước ngoài như
Aptech, NIIT, Informatics Vietnam, Informatics Singapore, KENT... Bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo
trong nước chuyên sâu về lĩnh vực CNTT như: SaigonCTT, HanoiCTT, BKIS, Học viện mạng Netpro,

Học viện mạng IPMAC, Athena… Các đơn vị này chủ yếu dựa vào hệ thống giáo trình của các hãng công
nghệ lớn trên thế giới (như Juniper, Cisco, Nokia-Checkpoint, Trend Micro, FoundStone…) và cấp chứng
chỉ CNTT của chính hãng đó.
3.2.Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cntt ở việt nam
- Mặc dù đã xây dựng được một số văn bản quy phạm thúc đẩy phát triển nhân lực CNTT nhưng các văn
bản này chủ yếu tập trung vào những quy định về mục tiêu, giải pháp, tổ chức hệ thống, chưa có cơ chế
tài chính đủ mạnh, thiếu những quy định xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các thành phần
kinh tế trong tham gia đào tạo nhân lực hay ưu đãi sử dụng nhân lực CNTT. Ngoài ra, chưa có các chính
sách đặc thù dành riêng cho đào tạo nhân lực CNTT. Do vậy, việc áp dụng các chính sách chung của các
ngành đã không đẩy nhanh được tốc độ, gây dựng nhanh nguồn nhân lực chủ chốt cho ngành kinh tế tri
thức này của Việt Nam. Nhìn chung, thực tế đến nay, việc triển khai thực hiện các Kế hoạch, Đề án được
phê duyệt còn rất hạn chế.
- Sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp chưa thể gia nhập ngay thị trường lao động trong môi trường công
nghiệp và thị trường quốc tế. Doanh nghiệp sử dụng lao động thường phải mất thời gian và kinh phí đào
tạo lại bởi một số hạn chế cơ bản của sinh viên sau khi ra trưởng như trình độ ngoại ngữ còn yếu (cụ thể
là tiếng Anh), thiếu khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, ... Theo một doanh nghiệp nước ngoài hoạt
động trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam, chỉ khoảng 1/10 ứng viên đáp ứng được yêu cầu

Sinh viên Cntt thiếu kinh nghiệm làm việc

sv cntt thiếu ngoại ngữ


- Sự thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên có trình độ cao, có đẳng cấp quốc tế về lĩnh vực
CNTT đang là một vấn đề nan giải. Hoạt động nghiên cứu khoa học về CNTT tại các trường đại học còn
yếu: rất ít các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín của thế giới. Đây cũng là một lý do
làm cho chất lượng đào tạo còn yếu mặc dù nguồn nhân lực CNTT phát triển mạnh về số lượng. Đặc biệt,
rất thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO), lãnh đạo quản lý CNTT, quản lý các dự án
CNTT và các kỹ sư trưởng về CNTT.
- Về đào tạo ngắn hạn, cơ sở đào tạo và số lượng, chủng loại các chứng chỉ quốc tế về CNTT hiện nay tại

Việt Nam khá phong phú. Tuy nhiê,n đa phần các chứng chỉ này đều được cung cấp bởi một số hãng công
nghệ và một số tổ chức lớn về CNTT trên thế giới. Điều này gây ra tình trạng gây ra tình trạng độc quyền
và lệ thuộc vào một số dòng sản phẩm nhất định của các hãng này.
- Mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng, nhưng năng suất lao động của nhân lực CNTT Việt Nam còn khá
thấp. Năng suất lao động bình quân trong mảng gia công xuất khẩu phần mềm mới chỉ đạt bình quân
khoảng 13.000 USD/người/năm. Tại một số doanh nghiệp phần mềm lớn, có nhiều dự án gia công cho
nước ngoài, năng suất cũng chỉ đạt 17.000-20.000 USD/người/năm. So sánh với một số nước trong khu
vực, mức năng suất bình quân của nhân lực CNTT Việt Nam chỉ bằng khoảng 45% so với Ấn Độ, và 65%
so với Trung Quốc.
3.3.Thực trạng thiếu hụt nhân lực ngành cntt việt nam
Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ.
Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu
80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các
ngành có liên quan đến CNTT. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không
nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp CNTT, nhưng chỉ riêng FPT đã có nhu cầu tuyển cạn kiệt nguồn
cung. Để đáp ứng quy mô phát triển 30.000 người vào năm 2020, FPT Software đã phải sang Philippines,
Myanmar… để tuyển nhân lực.


Hiện tại, các doanh nghiệp phải săn đón sinh viên CNTT ngay từ khi đang học năm thứ ba, thứ tư đại học,
sẵn sàng trả lương hậu hĩnh và đưa các bạn ra nước ngoài tu nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng cũng rất rộng
mở và nhiều vị trí thiếu nhân lực trầm trọng như lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng,
chuyên gia bảo mật và an ninh mạng…
Trong bối cảnh ứng dụng CNTT ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay ở nước ta thì không thể không
nhắc đến nhu cầu cấp thiết về nhân lực đảm bảo an toàn an ninh thông tin (ATTT) trong các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia ATTT ở nước ta hiện nay thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, đội ngũ làm ATTT trong các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp chủ yếu là các cán bộ CNTT làm kiêm nhiệm. Đa phần các cán bộ ATTT của các cơ quan, tổ chức

và doanh nghiệp hiện nay chưa được đào tạo chính quy, chuyên sâu về ATTT, chưa có các chứng chỉ của
các tổ chức có uy tín trong nước, quốc tế về ATTT. Cả nước hiện nay chỉ mới có 02 trường có đào tạo
chuyên ngành ATTT (Học viện Kỹ thuật Mật mã và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Với tình
hình này thì đến 2020, số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành ATTT vào khoảng 4.600 sinh viên. Trong khi
đó, theo khảo sát nhanh của Bộ TTTT, chỉ tính riêng khối các cơ quan nhà nước, đến năm 2020 cả nước
cần khoảng khoảng 7.840 chuyên gia ATTT mới có thể đáp ứng được yêu cầu về số lượng
tiểu kết
Nội dung chương ba đã chỉ ra được các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam hiện nay và cho thấy tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin, cả về đội ngũ
nhân viên cũng như bộ phận quản lý đầu ngành, đang ở mức báo động đỏ. Việc đánh giá được tình hình,
thuận lợi và khó khăn trên giúp chúng ta đề ra được các giải pháp thích hợp cải thiện mức độ thiếu hụt
nghiêm trọng này.
Trong chương bốn , chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực
ngành công nghệ thông tin của nước ta đến năm 2020.
Chương 4.Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin đến năm 2020
4.1.Quan điểm


- ptrien nguồn nhân lực ngành cntt là yếu tố then chốt và có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và
phát triển Cntt. Đảm bảo phát triển nhân lực ngành cntt không chỉ phục vụ cho công nghiệp cntt mà còn
phục vụ các ngành khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục, du lịch và các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
- phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, chất
lượng là quan trọng, đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của ngành.
-phát triển nhân lực cntt phải kết hợp chặt chẽ với quá trình đổi mới đào tạo và giáo dục, đặc biệt là giáo
dục đại học. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng nhanh chóng đưa những kiến thức mới, cập nhật
sự phát triển của ngành vào chương trình đào tạo, đảm bảo đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
- đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực cntt.
Tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Tranh thủ sự hợp tác đào tạo với nước ngoài, đặc biệt là
Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Singapore để nhanh chóng tiếp cận nền cntt hiện đại của các nước.
4.2.Mục tiêu

Theo quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tinViệt Nam đến năm
2020 có đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu riêng như sau: [
4.2.1.Mục tiêu chung
-phát triển nguồn nhân lực cntt trc hết cần đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cả về chất và về lượng phục vụ
cho sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước
-Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông
tin, nâng trình độ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin của nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia
thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.
-Từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho
các nước trong khu vực và trên thế giới.
-Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an
ninh, bảo vệ Tổ quốc.
4.2.2.Mục tiêu riêng
-Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và số lượng giảng viên công nghệ thông
tin, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy
nghề. Đến năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở
lên, trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ.
-Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo. Đến năm 2020 đào tạo công nghệ thông tin, điện
tử, viễn thông tại nhiều trường đại học đạt trình độ quốc tế; 90% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị
trường lao động quốc tế.
-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ
thông. Đến năm 2015, toàn bộ học sinh các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và 80% học sinh


các trường tiểu học được học tin học. Đảm bảo dạy tin học cho 100% học sinh trong các cơ sở giáo dục
phổ thông vào năm 2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo
-Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp này 250.000 người có

chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Trong số đó, 50% có trình độ cao đẳng, đại học
và 5% có trình độ Thạc sĩ trở lên.
-Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn xã
hội. Đến năm 2020, 90% lao động trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng
dụng công nghệ thông tin.

4.3.Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cntt
4.3.1. Giải pháp ngắn hạn
-Có chính sách thu hút lao động hợp lý: thu hút các tập đoàn cntt lớn, có các chính sách đãi ngộ và mức
lương hợp lí đối với lao động cntt, đề xuất lộ trình thăng tiến cho lao động

mức lương được trả của lao động cntt việt nam so với các nước đông nam á
-Đào tạo lại lao động hiện tại: tập trung bổ sung các kiến thức về chuyên ngành cntt và cung cấp them
kiến thức về các chuyên ngành khác phục vụ cho công tác quản lí hệ thống thông tin
-Hỗ trợ các chương tỉnh đào tạo ngắn hạn: các chính sách hỗ trợ có thể là cho học viên vay vốn với lãi
suất 0% để học, cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để lập dự án đào tạo hoặc tổ chức đào tạo lại
nhân viên
-Thực hiện liên kết nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường: hiện nay các cơ sở đào tạo vẫn chưa quan
tâm đến nhu cầu lao động cntt của doanh nghiệp mà chỉ đào tạo theo số lượng chỉ tiêu từ trên xuống nên
trình độ lao động không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.Vì vậy cơ quan quản lí nhà nước phải là
cầu nối liên kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động hội thảo, ngày hội việc làm
cntt. Ngoài ra có thể đưa các dự án của doanh nghiệp thực tế vào chương trình đào tạo.


4.3.2.Giải pháp dài hạn
- Đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo: chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành. Đào tạo trên kết quả
khảo sát thực tế , tìm hiểu nhu cầu người dung để đưa vào chương trình giảng dạy. Đồng thời đào tạo đi
kèm với đào tạo ngoại ngữ
- tăng cường thu hút sức đầu tư, thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo: tranh thủ mọi nguồn lực trong và
ngoài nước, tập trung đào tạo cán bộ công chức nâng cao kỹ năng cntt, từng bước xây dựng chính quyề

điện tử, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đào tạo hỗ trợ các cơ sở tư nhân
-tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo: nhà nước có trách nhiệm làm cầu nối, mở rộng quan hệ hợp tác
với các đối tác đào tạo nước ngoài, mời tham gia hợp tác đào tạo.
-Mở rộng quy mô đào tạo: hỗ trợ các đơn vị đào tạo trang bị lại cơ sở hạ tầng, đầu tư, cả tiến phương
pháp đào tạo, nội dung chương trình
-Thực hiện tốt công tác thống kê, dự báo: khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp đồng thời
nghiên cứu xu hướng phát triển cntt thế giới.
-Thu hút đầu tư vào ngành cntt: nhận thấy được với sự đầu tư của IBM, Intel, Renesas và Nidec,.. đã làm
cho nhu cầu nhân lực cntt ngày càng tăng. Từ đó Trung tâm xúc tiến đầu tư và Sở Bưu chính, Viễn thong
có trách nhiệm trong quảng bá môi trường đầu tư cntt

tiểu kết
Như vậy, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cntt đến năm 2020 là đáp ứng yêu cầu nhân lực cntt của đất
nước và tiến tới phát triển đất nước thành một trong những nước cung cấp nhân lực công nghệ thông
tin chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu đó trước hết nhà nước cần có những chính sách thu hút lao động hợp lí, tổ chức
đào tạo lại lao động hiện tại, hỗ trợ các chương trình đào tạo ngắn hạn và quan trọng là thực hiện được
lien kết giữa doanh nghiệp và nhà trường.
Về lâu dài, nhà nước cần có hướng đổi mới phương pháp đào tạo, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào
tạo để theo kịp sự phát triển cntt của thế giới. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác thống kê, dự báo về
định hướng đào tạo theo đúng nhu cầu của thị trường.Tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nước để
phát triển nhân lực cntt
Conclusion
-Nghiên cứu mới: các giải pháp giải quyết vấn đề thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực ngành cntt ở việt
nam hiện nay
-Đề tài áp dụng cho hệ thống quản lí của nhà nước trong việc phát triển kinh tế, giáo dục, cộng đồng,
đồng thời áp dụng trong hệ thống đào tạo tại các cơ sở đào tạo phổ cập, đại học, cao đẳng, sau đại học và
ngắn hạn



- Hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu thêm các giải pháp dài hạn để phát triển nguồn nhân lực, khắc
phục được các điểm yếu, phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách
Tài liệu tham khảo:
I. Tiếng Anh
1

2
3
4

Báo cáo của Vietnamworks về sự tăng trưởng nhân lực ở Việt Nam quý 1/2017
/>utm_source=HRINSIDER&utm_medium=article&utm_campaign=RECRUITMENTREPORTQ1
2017
Employment Trends: Vietnam
/>IT among most in-demand job in Vietnam – Trang tin tiếng anh báo điện tử Vietnamnet – 3/2017
/>Chương 1 cuốn “Information Technology in Vietnam (and Southeast Asia): Discussion Cases” Mathews Zanda Nkhoma

II. Tiếng Việt:
1

2

3

4

5
6
7


Bài báo “Ngành Công nghệ thông tin vẫn “khát” nhân lực” – Lê Phương – báo điện tử Dân trí –
3/2013
/>Dự báo thiếu hụt nhân lực ngành công nghệ thông tin – B.Chiêu – báo điện tử Thanh Niên –
11/2015
/>Thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin ở mức báo động đỏ - Châu An – báo điện tử VnExpress –
6/2015
/>Nhân lực ngành công nghệ thông tin: sẽ còn “khát” dài dài... – Công Nhật – báo điện tử Tuổi Trẻ
- 8/2016
/>Nhân lực công nghệ thông tin: Mỏng số lượng, yếu chất lượng – Hữu Tuấn – báo Đầu tư – 4/2017
/>Trang Wikipedia về nhân lực ngành CNTT ở Việt Nam
/>%87_th%C3%B4ng_tin_Vi%E1%BB%87t_Nam
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 – Bộ Kế
hoạch và Đầu tư – 6/2007
/>



×