Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kỹ năng tham gia phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.97 KB, 2 trang )

Kỹ năng tham gia phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường

Một buổi phỏng vấn xin việc thành công là tổng hợp của nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội
dung. Có rất nhiều sinh viên mới ra trường trên con đường tìm việc đã trải qua không ít lần
thất bại khi phỏng vấn. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là “Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất
bại trong buổi phỏng vấn đó?” Do đó, để tránh mất thời gian và công sức cho những cuộc
phỏng vấn “trắng tay”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần
thiết nhất.

1) Đi tham gia phỏng vấn – Tạo ấn tượng từ cái nhìn đầu
tiên
Mặc trang phục lịch sự, nghiêm túc chứng tỏ bạn tôn trọng nhà tuyển dụng và hoàn toàn nghiêm túc
với công việc mà bạn ứng tuyển. Nên nhớ rằng, dù cho bạn là người có cá tính hay yêu sự thoải mái thì
cũng không nên chọn quần jean, áo pull và giày thể thao để tham gia phỏng vấn. Thay vào đó hay
chọn cho mình một chiếc áo sơ mi được ủi cẩn thận, quần tây, giày âu đối với nam hay chân váy ôm và
giày sandal/cao gót đối với nữ. Trang phục phù hợp sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, và tất
nhiên không công ty nào lại muốn tuyển dụng một nhân viên xuề xòa ngay cả trang phục khi tham gia
phỏng vấn cũng không được chỉnh chu, đúng không nào?

2) Trả lời tham gia phỏng vấn với phong thái thẳng thắn
và tự tin
Khi tham gia phỏng vấn, hãy luôn nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng trong lúc trao đổi. Hãy trình bày các
vấn đề và trả lời câu hỏi một cách mạch lac, rõ ràng, đừng tỏ ra mình là người thiếu tự tin và kém về


chuyên môn khi luôn trả lời một cách ấp úng và thiếu tự nhiên. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ
luôn dễ dàng hơn, ngoài ra nhà tuyển dụng còn có thể đánh giá cao bạn so với những ứng viên khác.

3) “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này”

Khi được hỏi về một vấn đề mà bạn không biết, đừng vội vàng trả lời “Tôi không biết”, điều này chỉ


càng chứng minh bản thân không những kém về chuyên môn mà còn kém về khả năng ứng xử. Thay
vào đó, hãy tự tin và trả lời rằng “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ rằng bạn là người có tinh
thần học hỏi và cầu tiến.

4) Tránh nói tiêu cực về công ty cũ
Chắc chắn một điều rằng nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về nơi làm việc cũ, về lý do tại sao bạn nghỉ việc
hoặc môi trường làm việc ở đó như thế nào. Trong trường hợp này, đừng bao giờ nói xấu sếp, đồng
nghiệp cho dù bạn có thực sự không có thiện cảm với công ty cũ. Vì nếu bạn trả lời như thế, nhà tuyển
dụng sẽ cho rằng liệu sau này bạn có nói những lời tiêu cực về họ hoặc công ty như khi bạn đang nói
về công ty cũ bây giờ? Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, hãy nói về sự không phù hợp với chỗ làm cũ và
luôn mong muốn tìm kiếm sự trải nghiệm và học hỏi ở một môi trường mới mẻ hơn.

5) Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng

Đừng tỏ ra mình là người thụ động qua việc chỉ trả lời khi nhận được câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Thỉnh
thoảng đặt câu hỏi ngược lại có thể tạo nên sự thân mật trong buổi phỏng vấn, như một cuộc trò
chuyện thân mật chứ không phải một bài kiểm tra căng thằng. Điều này cũng sẽ chứng tỏ được bạn là
người chủ động trong mọi việc và thể hiện được sự quan tâm của bạn đến công việc đang ứng tuyển.
Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng cần phải khéo léo thông minh để không dẫn đến việc gây phản cảm
cho người phỏng vấn. Hãy đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực cảu bạn, đồng thời thể
hiện sự hiểu biết của bạn về công ty.
Ánh Ngọc



×