Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận sự thống nhất nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và logic học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.25 KB, 24 trang )

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG, LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ
LÔGIC HỌC TRONG TRIẾT HỌC MÁCXÍT

1. Mở đầu
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết
học mácxít là một trong những đặc điểm cơ bản có tính chất quyết định biểu thị cho sự
khác biệt về chất so với các hệ thống triết học trước kia, tức các hệ thống triết học cũ
trước Mác, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra sự thống nhất đó, và xuất phát
phát từ cơ sở lý luận biện chứng về sự phát triển, giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học, vấn đề về tính thống nhất của thế giới ở tính vật chất của nó, và những vấn đề
triết học khác nhau về sự tồn tại của hiện thực khách quan, hai người đã khái quát, và
đưa ra những tư tưởng sâu sắc về sự thống nhất trên.
Trong tác phẩm Bút ký triết học của Lênin, các vấn đề của phép biện chứng đã
được Lênin bảo vệ và phát triển lên một cách hoàn bị nhất, làm sâu sắc thêm định
nghĩa, bản chất và các sơ sở của phép biện chứng mácxít, đó là những tư tưởng coi
phép biện chứng là khoa học về sự phát triển và sự thống nhất của phép biện chứng, lý
luận nhận thức và lôgic học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và về tác dụng của chủ
nghĩa duy vật chiến đấu. Trong tác phẩm này, một đóng góp vĩ đại của Lênin trong sự
phát triển một cách sáng tạo, bổ sung thêm cho kho tàng lý luận triết học mácxít đó
chính là những tư tưởng về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và
lôgic học.
Để hiểu rõ thêm những tư tưởng sáng tạo phát triển về phép biện chứng cho kho
tàng lý luận triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những đóng góp vĩ đại của
Lênin, cho nên em đã chọn vấn đề “Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận
thức và lôgic học trong triết học mácxít” để nghiên cứu làm tiểu luận
1


2. Nội dung
2.1 Một số khái niệm
 Khái niệm: Phép biện chứng, chúng ta có thể hiểu phép biện chứng ở nhiều


-

khía cạnh khác nhau, nhưng tóm lại ta có thể hiểu về phép biện chứng như sau:
Ph. Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy” (C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính

-

trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 201)
Ph. Ăng ghen: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” (Ph.

-

Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.5)
V.I. Lênin: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình
thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện..” (V.I. Lênin, Toàn tập,

NXb Tiến bộ, Mát – xcơ- va, 1980, tr. 53)
 Khái niệm: Lý luận nhận thức
- Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực,tự
giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở
thực tiễn (Bộ GD&ĐT, Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc
-

gia, Hà Nội, 2005, tr. 294)
Lý luận nhận thức: là một nội dung cơ bản của phép biện chứng, là lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là học thuyết về khả năng nhận thức của con

người đối với khách quan thông qua thực tiễn.

 Khái niệm: Lôgic học biện chứng
- Hầu hết các tác giả đều cho rằng: logic học biện chứng là khoa học về các
hình thức và cá quy luật phát triển của tư duy lý luận (về biện chứng của tư
-

duy)
V.I. Lênin định nghĩa: Lôgic học “…là học thuyết về những quy luật phát triển
của “tất thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”, tức là học thuyết về
những quy luật của toàn bộ nội dung cụ thể của thế giới và nhận thức thế giới,
tức là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử nhận thức thế giới”
2.2 Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học

2


2.2.1 Khái quát sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức
và lôgic học trong lịch sử triết học trước Mác
2.2.1.1 Một số đại biểu tiểu biểu trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
 Hêraclít (khoảng 540 – 480 TCN) theo đánh giá của các nhà kinh điển mácxít
thì Hêraclít là người đã sáng lập ra phép biện chứng và ông là người mà đã xây
dựng được phép biện chứng dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật từ đó ông đã
xây dựng phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học của mình dựa trên
-

cơ sở đó.
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết
học của Hêraclít
Phép biện chứng của Hêraclít mặc dù chưa được trình bày dưới dạng một
hệ thống mà chỉ được trình bày dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca
và triết lý, nhưng có thể thấy được rằng hầu hết các luận điểm cốt lõi của

phép biện chứng đã được ông trình bày mặc dù còn mang tính sơ khai

+ Quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất: Hêraclít cho rằng, tất cả các sự
vật trong thế giới đều trong trạng thái luôn vận động và biến đổi, chuyển hóa thành cái
khác, tức là không có sự vật hiện tượng nào đứng im tuyệt đối và ngược lại, ông nói
“không ai tắm hai lần trên một dòng song vì nước mới không ngừng chảy trên sông”
+ Hêraclít đã chỉ ra rằng thế giới luôn tồn tại phổ biến các mâu thuẫn trong các
sự vật hiện tượng, đó là những phỏng đoán của ông về vài trò của những mặt đối lập
trong sự biến đổi phổ biến của thế giới khách quan, và về “ sự trao đổi giữa các mặt
đối lập” - chuyển hóa và sự thống nhất giữa chúng.
+ Lôgic sự vận động phát triển không ngừng của toàn bộ thế giới trong triết học
Hêraclít theo ông, đó là do những quy luật khách quan mà ông gọi là Logos. Logos
trước hết là sự thống nhất biện chứng giữa cái đa dạng và sự hài hòa của những mặt
đối lập – đây là sự thống nhất giữa lôgic học của ông và phép biện chứng, theo ông, do
người ta không hiểu được bản chất tính chu kỳ và tính lặp đi lặp lại được quy định bởi
sự thống nhất và hòa hợp, sự hài hòa giữa các mặt đối lập do Logos khách quan quy

3


định, nên người ta không hiểu được Lôgic biện chứng của ông, và cho rằng triết học
của ông là tối nghĩa.
Lý luận nhận thức của Hêraclít mang tính biện chứng so khai theo đúng tính chất
phép biện chứng của ông, và được trình bày theo một lôgic trình tự, ông cho rằng,
nhận thức của con người bắt nguồn từ cảm giác, bời vì “cảm giác” là cửa ngõ của nhận
thức (Lênin), Hêraclít nói rằng, không có cảm giác thì không có bất kỳ sự nhận thức
nào cả, phải nhận thức từ cảm tính đến lý tính, ông cho nhiệm vụ của nhận thức là
phải đạt đến sự nhận thức “logos của sự vật, hiện tượng, tức là chỉ ra được bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng.
Kết luận: Có thể nói rằng, Hêraclít đã đi tìm bản chất của sự vật, hiện tượng, kể

cả tinh thần không ở đâu ngoài thế giới đang tồn tại khách quan, ở chính thế giới vật
chất, ông là một đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp – La Mã cổ đại. Trong
triết học của ông cũng đã thể hiện sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận
thức và lôgic học của mình dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật thô sơ, chất phác.
 Platôn (427- 347 TCN) là học trò của Xôcrát là người đại diện tiêu biểu cho
xu hướng phát triển về mặt duy tâm khách quan, tạo nên một hệ thống triết học
duy tâm khách quan tiêu biểu đối lập lại trường phái duy vật Đêmôcrít. (460370 TCN). Người mà theo Hegen - có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình phát triển
-

tư tưởng, nói chung tới văn hóa tinh thần của nhân loại.
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết
học Platôn

Nhận thức luận của ông được xây dựng trên cơ sở bản thể luận duy tâm tức học
thuyết duy tâm về tồn tại, ông cho rằng có bốn dạng tồn tại tương ứng với nó là
bốn cáp độ nhận thức khác nhau, các “ý niệm” được nhận thức bằng trí tuệ, bằng
trực giác, nó là dạng tồn tại cao nhất, các tri thức về toán học được nhận thức
bằng trí tuệ nhưng bằng phương pháp suy diễn, còn các sự vật cảm tính được

4


nhận thức bằng những kiến giải, những tri thức về nghệ thuật được nhận thức
bằng tưởng tượng và ông không coi đó là tri thức
Platôn đã không đánh giá được đúng vai trò của nhận thức cảm tính và cho đó
chỉ là dư luận tức là các kiến giải và tưởng tượng, và ông chỉ thừa nhận nhận thức
chân lý – nhận thức của ý niệm. Ý niệm phải là đối tượng duy nhất của nhận thức chân
lý bằng phép sự hồi tưởng – của linh hồn bất tử, tức là những gì mà trước đây linh hồn
đã có nhưng nó đã bị lãng quên đi, giờ chỉ cần hồi tưởng lại các tri thức – tức nó nhớ
lại những gì đã chiêm nghiệm, quan sát, nhận thức trong thời gian nó tồn tại ở thế giới

ý niệm trước đây.
Xuất phát từ học thuyết linh hồn bất tử, Platôn đã xây dựng nên phương pháp
biện chứng đialektic (phương pháp biện chứng) – nghệ thuật suy diễn lôgic, đàm thoại
triết học, hay còn gọi là nghệ thuật của biện chứng để lý giải những vấn đề của triết
học. Về thực chất Platôn đã sử dụng phép biện chứng của Xôcrát và đẩy nó lên cực
đoan, coi đó là công cụ nhận thức về thế giới ý niệm tách rời các sự vật cảm tính.
Những khái niệm chung được coi là bất biến, vĩnh viễn, có khả năng phản ánh chân
thực ý niệm như ý niệm về chính nghĩa, phúc lợi, cái đẹp… Phương pháp biện chứng
của ông còn bao gồm cả phương pháp đối lập ý kiến, những ý niệm theo từng cặp –
đikhôtômia để nhận thức chân lý. Ở đây có yếu biện chứng của nhận thức chân lý – ý
niệm thông qua những khái niệm đối lập, qua phương pháp đối chiếu những mặt đối
lập. Phép biện chứng của ông có thể hiểu là, thứ nhất – là kỹ năng đặt câu hỏi và giải
đáp câu hỏi, thứ hai – kỹ năng sử dụng và tiếp cận các khái niệm, tổng hợp các khái
niệm lại đẻ đi đến tri thức thống nhất.
Tóm lại, Đó chính là sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và
lôgic học trong triết học Platôn, ông đã xuất phát từ học thuyết ý niệm, về sự hồi
tưởng của linh hồn bất tử để xây dựng lý luận nhận thức, lôgic của nhận thức, lôgic
của phép biện chứng của triết học ông.

5


 Arístốt (384- 322 TCN) là nhà triết học vĩ đại, một bộ óc bách khoa của triết
học Hy Lạp – La Mã cổ đại, ông là học trò của Platôn, nhưng ông đã phê phán
-

mâu thuẫn lôgic trong học thuyết ý niệm của người thầy của ông.
Sự thông nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết
học của Arístốt
Dựa trên xuất phát điểm là một nhà triết học nhị nguyên luận, ông đã xây

dựng nhận thức luận và phép biện chứng cũng như lôgic học của mình như
sau:

+ Lý luận nhận thức của ông là một trong những đóng góp và là bước tiến mới
trong lịch sử triết học, Arístốt coi hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức,
con người có khả năng nhận thức thế giới, là nguồn gốc của mọi kinh nghiệm và của
cảm giác, giới tự nhiên là tính thứ nhất còn tri thức về nó là tính thứ hai và tri thức bắt
nguồn từ những cảm giác về các sự vật đơn nhất. Và theo ông, quá trình tư duy được
diễn ra theo lôgic như sau: Tác động của bên ngoài – cảm giác – tưởng tượng – tư duy,
và mỗi khâu như vậy đều có mối liên hệ không thể tách rời nhau, mỗi khâu là một mắt
xích, tức là khâu sau không thể thiếu được khâu trước. Ông cũng đã chỉ ra rằng, con
đường nhận thức tư duy khoa học là đi từ cảm giác – biểu tượng – kinh nghiệm – nghệ
thuật – khoa học, ông đã coi nhận thức là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến
nhận thức lý tính, cũng chính là quá trình từ cảm giác đến tư duy trừu tượng, rồi đến
khái niệm, phạm trù.
+Về phép biện chứng và lôgic học của Arístốt
Ông đã chỉ ra phép biện chứng giữa cái chung, cái phổ biến và cái riêng, và phép
biện chứng của ông được thể hiện sâu sắc trong lôgic học của mình, Arístốt được coi
là ông tổ của lôgic học hình thức – lôgic học của ông hoàn thiện nhất trong lôgic học
cổ đại. Ông là người đã khám phá ra được những quy luật cơ bản của lôgic hình thức
đó là quy luật đồng nhất, quy luật cám mâu thuẫn, và quy luật loại trừ cái thứ ba, từ đó
ông đã xây dựng học thuyết về các hình thức của tư duy lôgic như khái niệm, phạm
trù, phán đoán, suy luận, với các phương pháp của lôgic học như phép suy diễn tam
6


đoạn luận, phương pháp diễn dịch, quy nạp và chứng minh, đây cũng là phép biện
chứng của Arístốt, và của tư duy biện chứng trong triết học của ông, Ăngghen nhận
xét “Arístốt đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”.
Tóm lại, Arístốt đã xây dựng lý luận nhận thức, phép biện chứng và lôgic học

của mình trên cơ sở triết học nhị nguyên của mình, và từ đó ông đã xây dựng nên mối
quan hệ của sự thống nhất giữa chúng trong triết học của ông.
2.2.1.2 Sự thống nhất giữa phép biện chứng trong triết học Tây Âu cận
đại
 Ph. Bêcơn (1561- 1626) nhà triết học vĩ đại và là người sáng lâp chủ nghĩa
-

duy vật Anh thế kỷ XVII và khoa học thực nghiệm cận đại.
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết
học Ph. Bêcơn
Xuất phát từ quan niệm duy vật về thế giới, ông đã xây dựng lý luận nhận thức,

phép biện chứng và lôgic học của mình như sau:
Ông cho tin tưởng vào khả năng nhận thức của khoa học và triết học, và không
có tri thức bẩm sinh, tất cả mọi tri thức phải bắt nguồn từ kinh nghiệm và thực hiện sự
chế biến các tri thức đó để vạch ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Và để
nhận thức được các sự vật, thì theo ông đó là phải loại bỏ các “ảo tưởng” và xây dựng
nên phương pháp mới, đó là phương pháp quy nạp, đó cũng là lôgic học của ông cũng
như phép biện chứng, phương pháp quy nạp, ông coi đó là phương pháp tối ưu nhất,
lôgic của quá trình nhận thức, theo ông, được thực hiện dựa trên phương pháp quy nạp
thông qua các bước như sau: Bước thứ nhất, thông qua các giác quan của con người
nhận thức giới tự nhiên với sự đa dạng và sinh động của nó. Bước thứ hai, trên cơ sở
những cái mà cảm giác thu thập được, cần phải lập bảng so sánh, hệ thống lại và phân
tích chúng. Bước thứ ba, “quy nạp thực sự”, “với những bậc phủ định” với việc bài trừ
những tài liệu kinh nghiệm thu được trong những điều kiện khác nhau để có thể xác
định mối liên hệ nhân quả của các hiện tượng mà ta nghiên cứu – đây là giai đoạn
nhận thức quan trọng nhất để
7



Kết luận, ta có thể thấy rằng Ph. Bêcơn đã kết hợp giữa phép biện chứng, lý luận
nhận thức và lôgic học trong phép “quy nạp” của ông, nhưng cũng với hạn chế của
chủ nghĩa duy vật Anh chưa triệt để, chưa có sự rõ ràng về phép biện chứng, mà chỉ
thể hiện thông qua phương pháp quy nạp, cũng có thể nói rằng, đây thực chất là
phương pháp siêu hình – thái cực của các sai lầm, kể cả phương pháp của Đềcáctơ –
phương pháp suy lý – diễn dịch.
2.2.1.3 Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic
học trong triết học cổ điển Đức
 Imanuen Cantơ (1724 – 1804) là người sáng lập triết học cổ điển Đức, là một
bước ngoặt vĩ đại của lịch sử tư tưởng triết học nói chung, một bậc tiền bối của
-

triết học Mác, Cantơ là người đi đầu trong triết học cổ điển Đức
Sự thống nhất giữa lý phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong
triết học Cantơ

+ Lý luận nhận thức: Cantơ đặt ra mâu thuẫn giữa tri thức khoa học và tri thức
“tiên nghiệm”. Học thuyết về lý luận nhận thức của Cantơ, theo ông phải trải qua ba
giai đoạn: trực quan cảm tính – giác tính – lý tính được thể hiện rõ nét trong tác phẩm
“Phê phán lý tính thuần túy” của ông.
+Phép biện chứng và lôgic học: Cantơ là người sáng lập phép biện chứng trong
triết học cổ điển Đức, trong tác phẩm thời kỳ tiền phê phán “Đại cương về lịch sử tự
nhiên và lý thuyết về bầu trời” ông đã đập tan toàn bộ quan niệm siêu hình từ trước
đến nay về “bầu trời” – vũ trụ luận, về sự hình thành các hệ hình tinh từ “đám sương
mù”đầu tiên nhất, và ông đã đưa ra quan điểm , tư tưởng về sự phát triển với tư cách là
những nguyên lý của nhận thức của chính bản thân nó và các nguyên lý về sự phát
triển phải được vận dụng trong mọi khoa học cụ thể. Mặc dầu, có thể nói rằng, hầu hết
trong các công trình của ông đều bàn đến học thuyết về “tiên nghiệm”, nhưng không
phải là tất cả đều là vậy, mà ông vẫn khẳng định rằng, thực sự thì tưu duy chính là
phép biện chứng – đó là hiển nhiên và là thực tại, bời vì, ngay chính trong thực tại

lôgic được áp dụng, mà hiển nhiên là không thể đáp ứng được hết các yêu cầu giải
8


quyết các vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nên, ông đã chia lôgic thành lôgic đại
cương – lôgic của lý trí và lôgic tiên nghiệm – lôgic của lý tính với tư cách là “phôi
thai” là hạt nhân của phép biện chứng, lôgic tiên nghiệm có vai trò quan trọng quyết
định dến các hình thức nhận thức sự vật, hiện tượng, và chính bản thân lôgic tiên
nghiệm đó. Có thể nói, ông là người đầu tiên nhận thấy các hình thúc lôgic của tư duy
dưới dạng các phạm trù tạo nên hệ thống trong triết học của ông, ở trong cái hệ thống
đó, đã có chỗ cho những tư tưởng biện chứng, nhưng hạn chế ở phép biện chứng đó
chỉ là phép biện chứng tiên nghiệm – phép biện chứng của siêu nghiệm mà thôi.
Trong lý luận nhận thức của mình, Cantơ đã nêu lên những mâu thuẫn – phép
biện chứng của ông, đó là những chính đề và phản đề của ông, gồm những mâu thuẫn
sau đây:
1. Chính đề: thế giới có một điểm đầu trong thời gian có một điểm giới
hạn trong không gian; phản đề: thế giới không có điểm đầu trong thời
gian mà cũng không có giới hạn trong không gian.
2. Chính đề: bất kỳ sự vật phức tạp nào cũng đều do vật giản đơn, bộ phận
giản đơn hợp thành; phản đề: trên thế giới không có cái gì giản đơn cả,
mọi cái đều phức tạp.
3. Chính đề: tren thế giới, ngoài tính nhân quả và tính tất nhiên ra, còn có
tự do; phản đề: trên thế giới không có gì tự do cả, mọi cái đều xảy ra
theo quy luật tính tất nhiên.
4. Chính đề: trên thế giới có một thực thể tuyệt đối tất nhiên (chúa trời);
phản đề: trên thế giới không có một thực thể tuyệt đối tất nhiên nào cà.
Chúng ta có thể thấy được rằng, ông đã nêu lên những tư tưởng vè mâu thuẫn,
nhưng hạn chế ở đây là những mâu thuẫn này chua phải là những mâu thuẫn biện
chứng, vì giữa chúng chưa có sự chuyển hóa lẫn nhau, sự thống nhất giữa chúng.
Kết luận, sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học của

Cantơ đã được thể hiện ở trên, đó là những nguyên lý biện chứng mâu thuẫn giữa tri

9


thức khoa học và lý tính thực tiễn, là sự mâu thuẫn trong lý luận nhận thức, là lôgic
học tiên nghiệm của ông.
 G. W. Ph. Hêghen (1770 – 1831) người sáng lập chủ nghĩa duy tâm Đức, là
nhà biện chứng lỗi lạc có thể nói rằng, triết học của ông là “tập đại thành” của
triết học cổ Điển – một tiền đề lý luận của triết học mácxít. Hêghen “không
những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có bộ óc bách
khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại” (C,Mác và Ph.
-

Ăngghen: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.397)
Trong triết học của Hêghen sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận
thức và lôgic học thể hiện rõ nét, sâu sắc nhất trong “Bách khoa toàn thư các
khoa học triết học – Khoa học Lôgic”.

Luận điểm xuất phát và xuyên suốt của toàn bộ phép biện chứng của Hêghen là
“Tất cả cái gì là hiện thực đều hợp lý, và tất cả cái hợp lý, đều là hiện thực” (C,Mác và
Ph. Ăngghen: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.392). Và, tính
hiện thực chỉ biểu hiện ra là tính tất yếu. Hêghen viết: “Tính hiện thực, trong sự phát
triển của nó, tự biểu lộ ra là tính tất yếu” (G. W. Hêghen: Bách khoa toàn thư các khoa
học triết học, Mátxcơva, 1974, t.I, tr90. Hêghen đã có công rất lớn trong việc phê phán
tư duy siêu hình, là người đầu tiên trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tư
duy dưới dạng là một quá trình, nghĩa là tỏng sự vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng đó là “ý nghĩa thật sự và tính chất cách mạng trong triết học Hêghen”
(C,Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.394).
Trong Lôgic học của mình, Hêghen không những chỉ trình bày các phạm trù lượng –

chất, phủ dịnh, mâu thuẫn mà còn chỉ ra các quy luật biện chứng giữa chúng nữa. Biện
chứng khái niệm của Hêghen trong khoa học lôgic được tổng quát như sau:
Một là: Những khái niệm không những khác nhau mà còn làm “trung giới cho
nhau, tức là có liên hệ với nhau”

10


Hai là: Mỗi khái niệm đều phải trải qua một quá trình phát triển được thực hiện
dựa trên ba nguyên tắc:
-

Nguyên tắc thứ nhất: Chất và lượng quy định lẫn nhau. Những chuyển hóa về

-

lượng sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất và ngược lại (thuyết về tồn tại nguồn)
Nguyên tắc thứ hai: Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với tư

-

cách là nguồn gốc và động lực của sự phát triển (thuyết về bản chất)
Nguyên tắc thứ ba: Phủ định của phủ định với tư cách là diễn ra theo hình thức
của sự phát triển diễn ra theo hình thức xoáy trôn ốc (thuyết về khái niệm).

Có thể nói rằng, theo Hêghen, phương pháp biện chứng của ông vừa là tổng hợp
vừa là phân tích, trong “Khoa học Lôgic” của mình, ông xem đó là vừa là phép
biện chứng, vừa là lý luận nhận thức. Và ông cũng đã đồng nhất tồn tại và tư duy
làm một chứ không phải xé lẻ ra như Cantơ.
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết

học Hêghen được thể hiện rất rõ nét, tư duy theo Hêghen bao gồm ba yếu tố: lý trí, lý
trí – biện chứng và lý trí tư biện, lý tính biện chứng tìm sự đống nhất giữa các mặt đối
lập, trong sự vận động, chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Nếu Platôn hiểu phép biện
chứng là sự đối thoại là thao tác lôgic được tiến hành qua nghệ thuật đàm thoại, Arístốt
hiểu phép biện chứng là phân tích, xác suất vận dụng vào học thuyết của mình, Cantơ
xây dựng nên lôgic siêu nghiệm và xây dựng phép biện chứng trong việc nhận thức
“vật tự nó” thì Hêghen đã tổng kết lại toàn bộ lịch sử phép biện chứng trước đó, xem
phép biện chứng là lôgic học và lý luận nhận thức, tức là lý luận nhận thức thế giới
khách quan.
Kết luận: Chúng ta có thể thấy được rằng, toàn bộ các nhà triết học trước Mác
đều mang tính không triệt để trong việc gắn kết phép biện chứng, lý luận nhận thức và
lôgic học, họ đều bị những hạn chế nhất định về hoàn cảnh lịch sử, về thế giới quan,
về phương pháp luận, cho dù họ là những người theo chủ nghia duy vật, hay chủ nghĩa
duy tâm, siêu hình hay biện chứng, ở họ nói chung rất mờ nhạt, và chưa thật sự rõ ràng
11


cho đến khi được thể hiện trong triết học Hêghen nhưng nó đã bị núp dưới cái vỏ của
chủ nghĩa duy tâm Đức – Phổ thời bấy giờ.
2.2.3 Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học
trong triết học mácxít
2.2.3.1 Giai đoạn Mác – Ăngghen
C. Mác và Ph. Ăngghen là người đã sáng lập ra thế giới quan duy vật biện chứng
khác biệt về chất so với các triết học trước đó, tức là sự khác biệt về nguyên tắc, về
lôgic của các hệ thống triết học cũ trước, sự khác biệt này nằm ở chỗ nó là sự thống
nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mác đã phát kiến
vĩ đại ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, từ đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử biểu hiện, đại biểu cho thể giới quan khoa học, mang tính cách mạng
của giai cấp vô sản, đó là hệ thống triết học triệt để và khoa học nhất, đã khái quát lại
toàn bộ lý luận, quy luật của sự vận động và phát triển của các khoa học và thực tiễn,

và sự phát triển, biến đổi không ngừng của nó.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của triết học Mác đó chính là sự
thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học. Tất cả xuất phát từ lý
luận nhận thức biện chứng về sự phát triển, chủ nghĩa duy vật của C. Mác và Ph.
Ăngghen đã giải quyết vấn đề cơ ản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, đó lầ vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý
thức, và giải quyết vấn đề về tính thống nhất của thế giới, và những quan niệm khác về
hiện thực khách quan, từ đó ta có thể thấy đối tượng của chủ nghĩa duy vật mácxít và
lôgic học biện chứng mácxít đó là nghiên cứu một cách duy vật biện chứng quá trình
phản ánh, quá trình nhận thức thế giới bên ngoài – lý luân nhận thức và những hình
thức lôgic biện chứng của nó là sự nhận thức, sự phản ánh phải được phát triển với tư
cách lịch sử là sự thống nhất giữa lôgic và lịch sử.
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học là một đặc
trưng có tính khác biệt về chất của triết học Mác, biểu thị một sự phủ định có tính
12


nguyên tắc rõ ràng, nguyên tắc đó chính là phủ định cái cũ, không lặp lại các hệ thống
triết học cũ trước kia – đó là những hệ thống triết học đối lập với khoa học kinh
nghiệm và nó bị hạn chế, cho nên nó không bao giờ triệt để và hoàn bị, đó là những hệ
thống tri thức “tuyệt đối” mang tính siêu hình, chủ quan, những hệ thống này suy diễn
một cách “lôgic” toàn bộ vấn đề khoa học và phương pháp, xem chúng như là phương
pháp duy nhất đề giải quyết mọi vấn đề về mặt lý luận của mình, đó là nguyên nhân
tạo ra tính chất vô căn cứ về mặt khoa học của các hệ thống ấy. Ăngghen viết: “Sau
Hêghen thì phương pháp hệ thống là không có thể có được nữa. Rõ ràng là thế giới
hợp thành một hệ thống thống nhất, nghĩa là một chỉnh thể cố kết, nhưng sự nhận thức
về hệ thống ấy lấy sự nhận thức toàn bộ tự nhiên và lịch sử làm tiền đề, điều đó con
người không bao giờ đạt tới được. Như vậy kẻ nào xây dựng hệ thống thì phải lấp vô
số lỗ hổng bằng những ức tưởng của bản thân mình, nghĩa là phải tưởng tượng một
cách bất hợp lý, phải là một nhà tư tưởng” (Ph. Ăngghen, Chống Đuy – rinh, tr.318).

Trong kho bác bỏ các quan niệm siêu hình về hệ thống C. Mác và Ph. Ăngghen
xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng coi như lý luận nhận thức có tính hệ thống,
triết học khoa học về những quy luật phổ biến, chung nhất của tự nhiên, xã hội và của
tư duy, tức là coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất ở tính vật chất của nó, triết học
Mác phản ánh đầy đủ thế giới như là một thể thống nhất, là một chỉnh thể cố hữu –
đây được coi như một sứ mệnh, và nó tất nhiên là hệ thống những khái niệm chung
nhất , có mối liên hệ hữu cơ với nhau và phản ánh đầy đủ thế giới khách quan một
cách chính xác nhất trong những mối quan hệ lẫn nhau của những khái niệm chung
nhất đó, sự thống nhất một cách khách quan của vật chất và những quy luậ phổ biến
của thế giới đó. C. Mác và Ph. Ăngghen đã cáo chung sự đối lập giữa bản thể luận,
phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học của những hệ thống triết học trước
đó. Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật biện
chứng là một sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học. Tức
là, nhận thức một cách biện chứng về hiện thực khách quan và sự phản ánh của nó về
bản chất là một quá trình thống nhật, liên hệ hữu cơ với nhau, không thể tách rời, quá
13


trình khái quát lại về mặt lý luận lịch sử của nhận thức của toàn bộ hoạt động thực tiễn
– hoạt động vật chất của toàn bộ lịch sử loài người. Sự thống nhất giữa phép biện
chứng, lý luận nhận thức và lôgic học trong triết học mácxít dĩ nhiên cũng phải được
thể hiện ra với tư cách là sự thống nhất giữa phương pháp luận và lý luận trong triết
học Mác. Cho nên, không thể nói rằng, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác và
Ăngghen chỉ là phương pháp hay chỉ là lý luận thuần túy đơn thuần.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát từ sự thống nhất về nguyên tắc giữa
phép biện chứng khách quan và phép biện chứng chủ quan, tức là sự thống nhất của
biện chứng thế giới khách quan bên ngoài và biện chứng của tư duy – các khái niệm,
phạm trù, quy luật, đó là “những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên
tất nhiên phải phù hợp với nhau, nếu chúng được nhận thức một cách đúng đắn” (Ph.
Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, tr.178), đó là nền tảng của lôgic học duy vật biện

chứng, cơ sở của lôgic biện chứng này đã được C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng.
Khác với lôgic hình thức thông thường, lôgic biện chứng không phải là khoa học
về những hình thức và quy tắc của tư duy con người, nếu xét một cách độc lập với nội
dung những quy tắc đó, đối tượng của nó gắn liền với những hình thức lôgic, những
hình thức này đến lượt nó lại nghiên cứu những cái liên hệ với nó, tức là những trình
độ nhất định của nhận thức “Lôgic biện chứng… không thỏa mãn với việc kể ra những
hình thức phán đoán và suy lý khác nhau và đặt chúng bên cạnh nhau mà không có
bất cứ sự liên hệ nào cả. Trái lại, những hình thức ấy, hình thức này từ hình thức kia,
xác định quan hệ phụ thuộc chứ không phải quan hệ phối hợp giữa chúng với nhau,
nó phát triển những hình thức cao hơn từ những hình thức thấp” (Ph. Ăngghen,
Chống Đuy – rinh tr.177). Tư duy của chúng ta đang nhận thức tức là đang phản ánh
hiện thực khách quan, cho nên học thuyết về “tư duy” đồng thời cũng là học thuyết về
các hiện tượng, các bản chất, quy luật của hiện tượng đó, tức là phép biện chứng và lý
luận nhận thức, bản chất này được phát hiện trong quá trình phát triển của lịch sử nhận
thức nhân loại. Bời vì “tư duy chủ quan của chúng ta và thế giới khách quan cùng
phục tùng những quy luật như nhau, và vì thế không thể mâu thuẫn như nhau trong kết
14


quả của chúng mà phải phù hợp với nhau” (nt, tr.213). Cho nên, lôgic biện chứng
không thể là giới hạn trong việc nghiên cứu những hình thức chung nhất của tư duy
được thừa nhận trong lôgic truyền thống, tức là những khái niệm phán đoán và suy
luận, nó cũng nghiên cứu những hình thức lôgic cụ thể trong dó hiện thực khách quan
được phản ánh trong đó, được nhận thức, kể cả những hình thức, phạm trù trong đó
phản ánh tính nhân quả, tính tất nhiên, ngẫu nhiên và những quan hệ tồn tại khách
quan của các sự vật hiện tượng.
Do đó, lôgic biện chứng nghiên cứu những hình thức lôgic của sự phản ánh hiện
thực khách quan, chứ không phải là những hình thức lôgic thông thường, mà trong sự
phát sinh, phát triển tiêu vong của chúng, trong sự liên hệ cụ thể lẫn nhau một cách
biện chứng, từ đó nhận thức và nhất là nhận thức luận về quá trình phát triển đó mới

có điều kiện phát triển được. Nhiệm vụ của lôgic duy vật biện chứng là nghiên cứu các
quá trình nghiên cứu khoa học, những tiền đề, điều kiện, phương pháp và những hình
thức lôgic của chúng trong thực tiễn vật chất xã hội.
Bộ “Tư bản” của C. Mác là kiểu mẫu lôgic học, không cần đến “chữ L viết hoa”,
một mặt nó là sự nghiên cứu khoa học những quá trình khách quan, mặt khác chính là
phê phán một cách khoa học về kinh tế tư bản. Trong tác phẩm của mình, C. Mác đã
nghiên cứu những khái niệm cơ bản của lôgic biện chứng duy vật và giải quyết trên
lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng và sử dụng phép biện chứng, lý luận nhận
thức của mình để nghiên cứu những vấn đề do lôgic hình thức trước đó đặt ra. Trong
khi C. Mác cải tạo theo quan điểm duy vật biện chứng những tư tưởng hợp lý trong
lôgic của Hêghen, từ đó C. Mác đã xây dựng nên phương pháp của mình là đi từ trừu
tượng đến cụ thể với nền tảng phương pháp lý luận của mình là phép biện chứng duy
vật về tính cụ thể của các trừu tượng khoa học, vì trong những trừu tượng đó phản ánh
sự thống nhất nhiều vẻ bên trong khách thể được nghiên cứu. C. Mác cũng nhấn mạnh
rằng, điểm xuất phát của phương pháp này cũng từ những tồn tại cái cụ thể trong bản
thân hiện thực khách quan, nhưng những cái cụ thể đó phải được nhận thực bằng lý
luận, chứ không phải là từ những tri giác cảm tính thông thường. Việc nghiên cứu
15


những quy luật khách quan của quá trình lịch sử con người, xã hôi và tư duy, cũng như
sự phát triển của bản thân lý luận phản ánh, nhận thức các quá trình đó, C. Mác đã đưa
ra sự thống nhất giữa lôgic và lịch sử, tức là quá trình lịch sử được nghiên cứu bắt đầu
từ chỗ nào thì việc nghiên cứu quá trình đó một cách lôgic cũng phải bắt đầu từ trong
ngay quá trình đó, đó là những thời kỳ, quá trình phát triển đang diễn ra một cách
khách quan. C. Mác cũng đã nêu những phương pháp khoa học nghiên cứu về sự phất
triển bằng cách nghiên cứu sự tổng hợp với tư cách là lôgic của quá trình hình thành,
phát triển của sự vật, hiện tượng với sự thống nhất biện chứng trong các sự vật đó.
Diễn dịch và quy nạp cũng được nghiên cứu dựa theo quan điểm đó, nghĩa là phù hợp
với sự phát triển, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp cũng biểu hiện ra là

chúng không thể tách rời nhau được, chúng luôn có sự thống nhất với nhau, chuyển
hóa cho nhau của quá trình nghiên cứu có tính biện chứng.
Do vậy, lôgic học duy vật biện chứng là sự phát triển có hệ thống những nguyên
tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật, ở đó, nó không phủ định lôgic hình thức mà
nó chỉ gạt bỏ những quan điểm tuyệt đối hóa lôgic hình thức mà thôi, nếu tuyệt đối
hóa tức là siêu hình.
Việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít chỉ ra rằng, phép biện
chứng duy vật không chỉ là việc nói theo những hệ thống triết học cũ về bản thể luận
mà đồng thời nó còn là lý luận nhận thức và lôgic học biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác. Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít đã đạt được một sự thống
nhất, sự phù hợp của phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học. Trong Bút ký
triết học Lênin nhận xét rằng: Trong triết học trước Mác, học thuyết về tự nhiên, lý
luận về nhận thứcvà lôgic học được xem như là những môn khoa học độc lập đối với
nhau và thường là đối lập lẫn nhau. Hêghen đã có những dự đoán thiên tài là những
môn triết học ấy phù hợp với nhau trên cơ sở của chúng. Nhưng Hêghen xuất phát từ
sự đồng nhất của tư duy và tồn tại, đã quy quá trình phát triển hiện thực khách quan
thành quá trình tư tưởng tuyệt đối, nhận thức nội dung vốn có bên trong của nó. Do
đó, đáng lẽ phải khẳng định sự thống nhất cụ thể của phép biện chứng, lôgic học và
16


nhận thức luận, một sự thống nhất không loại trừ sự khác nhau nhát định nào đó, thì
Hêghen khẳng định sự đồng nhất hoàn toàn, trong đó không có sự khác nhau nào
giữa chủ thể và khách thể, giữa phản ánh và hiện thực khách quan. Chỉ có Mác và
Ăngghen trong khi triệt để vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật , đã chứng
minh sự thống nhất của phép biện chứng, lý luận về nhận thức và lôgic học, Chừng
nào mà nhận thức là sự nghiên cứu hiện thực khách quan, thì chừng đó học thuyết về
nhận thức cũng đồng thời là học thuyết về hiện tượng, bản chất và tính quy luật của
thế giới; hiện tượng, bản chat và tính quy luật này được phát hiện ra trong tiến trình
của quá trình phát triển lịch sử của nhận thức.

Phép biện chứng mácxít với tư cách là lý luận về sự phát triển xét theo bản chất
của nó, có tính lịch sử sâu sắc. Quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội là
sự khái quát về mặt lý luận của quá trình đó của tự nhiên và xã hội; cái lôgic là sự
phản ánh của lịch sử. Nhưng lý luận nhận thức cũng là sự khái quát về mặt lý luận lịch
sử của nhận thức là sự nghiên cứu một cách lịch sử chuyển hóa từ chỗ chưa biết đến
biết, từ sự hiểu biết ít đến hiểu biết sâu sắc hơn, lôgic biện chứng cũng có tính như
vậy, đến lượt nó lôgic biện chứng lại khái quát, tổng hợp lịch sử của nhận thức bằng
cách nghiên cứu những hình thức và phạm trù lôgic mà ở trong đó nhận thức được
thực hiện. Tóm lại sự thống nhất giữa phép biện chứng về thế giới, phép biện chứng
về lý luận nhận thức và nhưng hình thức lôgic – lôgic học biện chứng bắt nguồn từ
những quan niệm ấy, đều là sự tổng hợp, tổng kết của lịch sử nhận thức, mặc dù, mỗi
phương diện đó của triết học mácxít nghiên cứu phép biện chứng khách quan của sự
phát triển và quá tình lịch sử của nhận thức về một khía cạnh riêng biệt, Lênin đã
khẳng định như vậy trong “Bút ký triết học” của mình và phát triển một cách toàn
diện, sâu sắc thêm những tư tưởng về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận
nhận thức và lôgic học của chủ nghĩa duy vật mácxít.
2.2.3.2 Giai đoạn Lênin (1870 – 1924)

17


Sau C. Mác và Ph. Ăngghen, V. I. Lênin đã đưa sự phát triển của triết học Mác
lên một giai đoạn cao mới. Đây à giai đoạn trong tiến trình liên tục của triết học Mác
nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung. Giai đoạn này phản ánh những yêu cầu khách
quan của thời đại mới.
Sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học dã được C.
Mác và Ph. Ăngghen nhiều lần chỉ ra rằng, phép biện chứng không chỉ là khoa học về
những quy luật chung nhất của tư duy, mà cần phải hiểu một cách bao quát hơn là kho
học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những tư tưởng này đã
được Lênin phát triển toàn diện trong tác phẩm Bút ký triết học trong phần I ở phần

Dàn mục phép biện chứng – Lôgic học của Hêghen, trong khi khái quát phương pháp
của Mác, Lênin đã chỉ ra luận điểm rất quan trọng đó là vè sự đồng nhất giữa phép
biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học, Lênin viết: “Mác không để lại cho chúng
ta “Lôgic học” (với chữ L. viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgic của “tư
bản”, và cần phải tận dụng đầy đủ nhất lôgic đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta
đang nghiên cứu. Trong “Tư bản”, Mác áp dụng lôgic, phép biện chứng và lý luận
nhận thức [không cần ba từ: đó cùng là một cái duy nhất] của chủ nghĩa duy vật” (V.I.
Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.359 – 360).
Lênin đã chỉ ra rằng, trong các yếu tố này, nếu như phép biện chứng là khoa học
về những quy luật chung nhất của bất kỳ sự vận động và phát triển của thế giới khách
quan, trong đó có cả nhận thức luận, thì lý luận về nhận thức lại là khoa học về mối
quan hệ của ý với thế giới xung quanh, vè nhận thức thế giới của con người. Theo
quan điểm của triết học Mác, đặc trưng biện chứng vốn của đối tượng nhận thức quy
định đặc trưng biện chứng của quá trình nhận thức, vì thế biện chứng là bản tính vốn
có của mọi sự nhận thức con người. Do đó, lý luận nhận thức muốn thật sự trở thành
thì phải dựa trên cơ sở của phép biện chứng duy vật khoa học. Và đến lượt nó, phép
biện chứng duy vật với tư cách là học thuyết toàn diện nhất về sự phát triển thì càng
phải bao hàm trong nó lý luận nhận thức. Lênin khẳng định “phép biện chứng chỉnh lý

18


lý luận nhận thức (của Hêghen và) của chủ nghĩa Mác” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29,
Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.382).
Trong khi nghiên cứu lý luận nhận thức, Lênin đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản của quá
trình nhận thức: “1) Giới tự nhiên: 2) Nhận thức của con người = bộ óc của người
(với tư cách là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên đó) và 3) Hình thức sự phản ánh
giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người; hình thức này chính là những khái
niệm, những quy luật, những phạm trù etc” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ
Mátxcơva, 1980, tr.193) và chính Lôgic học nghiên cứu những hình thức này với việc

phân tích tư duy một cách lôgic và nó lại làm nổi bật các nội dung của phép biện
chứng. Cho nên, ở đây lý luận nhận thức bao hàm phép biện chứng và lôgic học, khác
với lý luận nhận thức là bàn về trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và sự thống
nhất giữa chúng, lôgic học là khoa học nghiên cứu những hình thức của tư duy như
khái niệm, phán đoán và suy luận. Lôgic học thì bao gồm lôgic hình thức và lôgic biện
chứng. Lôgic hình thức đã được hình thành từ thời cổ đại, nó xem xét siêu hình các
khái niệm trong trạng thái bất động, chết cứng, song, trong một giới hạn nào đó, lôgic
học hình thức là có lợi như khi các đối tượng và hiện tượng phản ánh trong các khái
niệm ở trạng thái ổn định, bề vững tương đối, còn khi chúng ta nghiên cứu sâu sắc
hơn nữa giới tự nhiên, xã hội và tư duy, chỉ ra sự liên hệ, sự tác động qua lại, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các thuộc tính, các quá tình, chỉ ra sự vận động, sự
phát triển, sự tiêu vong thông qua các mâu thuẫn và việc giải quyết các mâu thuẫn, vì
mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển, thì có thể nói rằng, lôgic hình thức mất hết
tác dụng và tất yếu phải thay thế bằng lôgic biện chứng. Từ việc xuất phát từ những sự
biện chứng của các quá trình trong thế giới hiện thực khách quan,, tư duy của chúng ta
phải diễn ra một cách tương ứng. Tức là, trong tư duy của chúng ta, các khái niệm,
phán đoán, suy lý,… “phải được mài sắc, gọt giũa, mềm dẻo, năng động, tương đối
liên hệ với nhau, thống nhất trong những đối lập” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb
Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.155 – 156). Điều đó chứng tỏ rằng, phép biện chứng biểu

19


hiện ra như là khoa học về tư duy, đồng nhất với lôgic biện chứng, còn lôgic nó lại là
học thuyết về nhận thức, tức là lý luận nhận thức.
Vậy, tóm lại, phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học là đồng nhất với
nhau bao hàm sự khác biệt.
Lênin trong khi tóm tắt Khoa học Lôgic, đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của
Hêghen, và cho rằng, không thể áp dụng một cách nguyên xi lôgic của Hêghen được,
vì “Hêghen là chủ nghĩa duy vật lộn đầu xuống dưới (theo Ăngghen) – nghĩa là phần

lớn, tôi loại bỏ Thượng đế, tuyệt đối ý niệm thuần túy ect.” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29,
Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.111) và Lênin cố tìm ra “cái hạt chân lý sâu sắc
trong cái vỏ thần bí của chủ nghĩa Hêghen” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ
Mátxcơva, 1980, tr.164). Và trong khi phê phán tiền đề duy tâm trong lôgic học của
Hêghen, Lênin cho rằng, không phải biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự
vật mà “biện chứng của sự vật sinh ra biện chứng của ý niệm” (V.I. Lênin, Toàn tập,
t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.209), tức là lôgic của Hêghen là “chủ nghĩa duy
vật lộn đầu xuống dưới” phải luôn xem xét ở phái ngược lại là vậy.
Và Lênin đã chỉ ra rằng, để tránh sai lầm duy tâm cũng cần phải áp dụng phép
biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học. Khi xem xét quá trình phức tạp của nhận
thức, Lênin đã chỉ rõ con đường mà tư duy đã tiến từ các sự vật cụ thể cụ thể được
phản ánh trực tiếp qua các giác quan, qua các hình thức nhận thức như cảm giác, tri
giác, biểu tượng cho đến các khai niệm trừu tượng, khái quát những mối liên hệ bản
chất của các sự vật đó và là sự phản ánh gián tiếp các sự vật đó một cách “sâu sắc
hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn”, nhận thức cái bản chất đó một cách biện chứng,
chính là sự triển khai toàn bộ “những vòng khâu” của hiện thực khách quan, nó không
dừng lại ở những cái trừu tượng, mà lại đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể trong tư duy
với tư cách là “sự thống nhất cái nhiều vẻ” – C. Mác, Lênin viết : “Ý nghĩa của cái
chung là có tính chất mâu thuẫn: nó là chết cứng, là không thuần khiết, là không hoàn
toàn ect, ect.., nhưng nó mới chỉ là một giai đoạn trên con đường đi tới cái nhận thức
20


cụ thể, bởi vì chúng ta không bao giờ có thể nhận thức được cái cụ thể một cách hoàn
toàn. Một tổng số vô hạn những khái niệm chung, những quy luật ect, đem lại cái cụ
thể trong tính cụ thể của nó” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980,
tr.298).
Trong Bút ký triết học, Lênin dã gắn liền lý luận nhận thức với thực tiễn, coi
thực tiễn là vòng khâu trong quá trình nhận thức của con người, Lênin viết: “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là

con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách
quan” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.179). Trong mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, Lênin nhấn mạnh vai trò quyết định của thực tiễn
“Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ
biến, mà của cả tính hiện thực trực tiếp” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ
Mátxcơva, 1980, tr.230), tức là chỉ trên cơ sở xác định đúng đắn vai trò của thực tiễn
là cơ sở, là động lực, mục đích và là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý, thì chúng ta sẽ mới
hiểu được sự phát triển của lịch sử tri thức phản ánh hiện thực khách quan, mà còn có
cả các hình thức tư duy nữa. Lênin viết: “Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng
nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hình tượng lôgic” (V.I.
Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.234). Ngoài ra Lênin còn coi
những phạm trù lôgic là giai đoạn lịch sử mà con người tách ra khỏi giới tự nhiên bằng
sự nhận thức giới tự nhiên và chinh phục nó “Con người bản năng, con người man rợ
không tự tách khỏi giới tự nhiên, người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những
phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó…chúng là điểm nút của màng lưới,
giúp ta nhận thức và nắm vững được màng lưới” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến
bộ Mátxcơva, 1980, tr.102), Ngoài ra, Lênin còn xem xét một loạt các phạm trù của
phép biện chứng duy vật như vật chất và ý thức, bản chất và hiện tượng, hình thức và
nội dung, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực,…và chỉ ra cơ sở khách
quan, phân tích nội dung và vai trò của chúng trong quá trình nhận thức. Ví dụ, Lênin
đòi hỏi phải chỉ ra ý nghĩa nền tảng của phạm trù vật chất và đi sâu hơn nữa trong việc
21


nghiên cứu về nó, Lênin viết: “Một mặt, cần phải từ nhận thức về vật chất đi sâu vào
nhận thức (khái niệm) về thực thể, để tìm thấy nguyên nhân của hiện tượng. Mặt khác,
nhận thức hiện thực về nguyên nhân là sự đi sâu thêm của nhận thức từ bề mặt các
hiện tượng đến thực thể” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980,
tr.168). Không chỉ nói đến tầm quan trọng hàng đầu của phạm trù vât chất, mà Lênin
còn nhấn mạnh đến vai trò của ý thức, được thể hiện qua hoạt động biến đổi tự nhiên,

xã hội và tư duy của con người, ở việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần trên cơ
sở nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan “Ý thức con người không chỉ phản
ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra thế giới khách quan” (V.I. Lênin, Toàn
tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.228). Và luận điểm của Lênin về phép biện
chứng là sự tổng kết toàn bộ lịch sử nhận thức, trong đó có sự phát triển của con
người, của lịch sử ngôn ngữ, lịch sử triết học và lịch sử các khoa học cụ thể khác.
Lênin chỉ ra rằng: “Sự phát triển của triết học trong lịch sử “phải phù hợp” (??) với
sự phát triển của triết học Lôgic” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva,
1980, tr.280) và lôgic “là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử nhận thức của thế
giới” (V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.101)
Kết luận, như vậy đến giai đoạn lich sử mới, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn chủ nghĩa đế quốc,
tức chủ nghĩa tư bản độc quyền, và cuộc khủng hoảng trong vật lý học, Lênin đã viết
các tác phẩm triết học quan trọng, như Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán, Bút ký triết học...Và trong Bút ký triết học, Lênin đã tiếp tục bảo vệ và phát
triển xuất sắc thêm lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng và
trong đó, Lênin đã phát triển thêm những tư tưởng về sự thống nhất giữa phép biện
chứng, lý luận nhận thức và lôgic học như đã trình bày ở trên.

3. Kết luận

22


Từ phần trình bày khái quát ở trên chúng ta có thể thấy rõ được sự thống nhất
giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgic học được thể hiện trong triết học
mácxít, được chia ra làm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là giai đoạn C. Mác và Ph
Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng về sự thống nhất đó, và giai đoạn thứ hai là giai
đoạn Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triể, làm sâu sắc thêm lý luận của Mác về những tư
tưởng đó. Sự thống nhất ấy, đó là sự thống nhất bao hàm sự khác biệt, và có thể hiểu

đó là sự đồng nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật để
xem xét các vấn đề khác, và việc hiểu phép biện chứng là khoa học về những quy luật
chung nhất của bất kỳ sự vận động và phát triển của thế giới khách quan, trong đó có
cả nhận thức luận, thì lý luận về nhận thức lại là khoa học về mối quan hệ của ý với
thế giới xung quanh, vè nhận thức thế giới của con người. Theo quan điểm của triết
học Mác, đặc trưng biện chứng vốn của đối tượng nhận thức quy định đặc trưng biện
chứng của quá trình nhận thức, vì thế biện chứng là bản tính vốn có của mọi sự nhận
thức con người. Do đó, lý luận nhận thức muốn thật sự trở thành thì phải dựa trên cơ
sở của phép biện chứng duy vật khoa học. Và đến lượt nó, phép biện chứng duy vật
với tư cách là học thuyết toàn diện nhất về sự phát triển thì càng phải bao hàm trong
nó lý luận nhận thức, sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về triết học
Mác – Lênin, rằng, chúng ta tin tưởng ở đó, vì đó là đúng đắn, là triệt để, là khoa học.

4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
23


1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2005.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Triết học tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003,
tr. 222 – 228.
3. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20,
tr. 201.
4. Một số tài liệu, bài giảng khác
5. Nguyễn Thúy Vân – Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Lôgic học biện chứng, Nxb
ĐHQGHN, Hà Nội, 2015.
6. Ph. Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.5.
7. Trường ĐHQG Lômônôxốp, Khoa triết học, GS. E. E. Nexmeyanov, Triết học
hỏi và đáp, người dịch Ts. Trần Nguyên Việt, Viện triết học,
TTKHXH&NVQG dịch từ bản tiếng Nga, XNb Gardariki – Moscow 2002 ,Nxb Đà Nẵng.

8. V.I. Lênin, Toàn tập, NXb Tiến bộ, Mát – xcơ- va, 1980, tr. 53.
9. V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.111..
10. V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr. 155- 156, 164,
209, 298, 179, 230, 234, 102, 168,228, 280, 101.
11. V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.359 – 360.
12. V.I. Lênin, Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1980, tr.382.
13. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Lịch sử triết học, Triết học Mác, Sự phát sinh
và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
trong thời kỳ Mác và Ăngghen, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 510 – 513.
14. Websites: />
24



×