Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tài liệu ôn thi môn thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.79 KB, 12 trang )

Câu 1: Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, các nhận thức – trả
tiền trong giao dịch bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
Trong quan hệ ngoại thương đối với các nước tư bản chủ nghĩa có rất nhiều
phương thức thanh toán khác nhau như: Phương thức chuyển tiền, phương thức
ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ… Mỗi phương
thức thanh toán đều có ưu và nhược điểm, thể hiện qua sự mâu thuẫn về quyền
lợi giữa các bên tham gia: người nhập khẩu và người xuất khẩu. Vì vậy, việc vận
dụng phương thức thanh toán nào phải được hai bên bàn bạn thống nhất và ghi
vào hợp đồng mua bán ngoại thương.
Phương thức chuyển tiền
 Khái niệm
Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi tại một thời điểm nhất
định trong một khoản thời gian nhất định.
 Ưu điểm
- Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng
- Tốc độ nhanh chóng (nếu thực hiện bằng T/T)
+ Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC
+ Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC
+ Chứng từ hàng hóa không phải làm cẩn thận như thanh toán LC
- Vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền
hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền.
- Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền
trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt haijdo nhà nhập khẩu chậm trả.
- Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước
khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc
kém chất lượng.
- Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện
việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng
buộc.


 Nhược điểm
- Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ
thuộc vào thiện chí của người mua. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi


của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo. Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này
trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn
nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan
đến xuất nhập khẩu, chi phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về
nước…
- Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể
người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho
nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động.
- Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho
người mua cho nên thông thường họ oits khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận
được hàng.
- Đối với phương thức chuyển tiền trả sau:
+ Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển
tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán) gửi cho ngân
hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã
chuyển đi và nhà nhập khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi.
+ Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất
chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất.
+ Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản
xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để
đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền
lợi cho nhà xuất khẩu.
- Đối với phương thức chuyển trả trước:
+ Bất lợi cho nhà nhập khẩu vì đã chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu
nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ đợi nhà xuất khẩu giao

hàng.
+ Nếu vì lý do gì đó khiến nhà xuất khẩu chậm trễ giao hàng, nhà nhập
khẩu sẽ bị nhận hàng trễ.
Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)
 Khái niệm
Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa
hay dịch vụ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên
cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa do nhà nhập khẩu lập.


 Ưu điểm
- Thường được sử dụng phổ biến hơn trong thanh toán, phương thức nhờ
thu thường được dùng khi: (1) hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, (2) người mua
sẵn sàng thanh toán và có khả năng thanh toán, (3) điều kiện kinh tế và chính trị
của nước ngoài mua ổn định và (4) chính phủ nước ngoài mua không có những
biện pháp kiểm soát ngoại hối.
- Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của tổ
chức xuất khẩu có được đảm bảo hơn không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu
không thanh toán vai trò ngân hàng được nâng cao thêm trách nhiệm.
- Chi phí nhờ thu là văn bảm mang tính chất pháp lý điều chỉnh quan hệ
giữa các bên tham gia nghiệp vụ theo quy tắc URC ràng buộc tất cả các bên
tham gia nghiệp vụ trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với pháp luật hay các
quy định của quốc gia.
 Nhược điểm
- Phương thức nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong thanh toán tiền hàng
vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu do
việc nhận hàng và thanh toán tách rời nhau vì vậy chỉ được sử dụng trong thanh
toán phí hoặc nhờ thu Séc giữa các ngân hàng.
- Phương thức nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà xuất khẩu vẫn
chưa chắc chắn. Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng

nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng hoặc không trả tiền.
- Chi phí nhờ thu trả ngân hàng bên nào chịu? Nếu thu không được bên
xuất khẩu phải thanh toán phí cho cả hai ngân hàng.
- Tuy nhiên tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn.
Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD: Cash Agaist Documents)
 Khái niệm
Phương thức CAD là phương thức thanh toán mà trong tổ chức nhập khẩu
trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình
một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu,
khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo những thỏa thuận.
 Ưu điểm
- Thủ tục thanh toán cho bên xuất khẩu nhanh chóng và đơn giản. Nhà xuất
khẩu có lợi vì giao hàng xong đã được chuyển tiền luôn, bộ chứng từ xuất trình
đơn giản.
- Việc mua bán hàng hóa được nhà nhập khẩu ủy thác cho ngân hàng trực
tiếp giao dịch với nhà xuất khẩu.
 Nhược điểm


- Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tổ chức nhập khẩu rất
tin tưởng nhà xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước
xuất khẩu.
- Nhà xuất khẩu phải ký quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến
việc ứ đọng vốn ở ngân hàng. Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng theo hợp
đồng thì tiền ký quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
 Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân
hàng (Ngân hàng mở tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người
xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp

nhận những yêu cầu cảu người hưởng lợi khi những điều khoản và điều kiện quy
định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.
 Ưu điểm
Trong phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng không chỉ là người trung
gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho
bên xuất khẩu, đảm bảo cho tổ chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với
hàng hóa mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận
được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền mình đã thanh toán.
Với những ưu điểm đó phương thức thanh toán chứng từ đã trở thành
phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
Về phía nhà xuất khẩu: rủi ro ít nhất, ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác
nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung
trong L/C.
Về phía nhà nhập khẩu: được đảm bảo việc chuyển hàng
 Nhược điểm
Phương thức thanh toán này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều
bước, việc lập chứng từ đòi hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra
chứng từ tiến hành qua nhiều bên nếu có sai sót phải sửa lại làm cho nhà nhập
khẩu lâu nhận được chứng từ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chi phí cho việc
bảo quản hàng hóa ở cảng nhập khẩu; nhà xuất khẩu chậm nhận được tiền thanh
toán.


Chi phí giao dịch với ngân hàng lớn.
Câu 2: Phân biệt các hình thức ghi sổ
 Khái niệm.
Phương thức ghi sổ (open account) là phương thức trong đó, người bán mở
một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã
hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc
năm người mua trả tiền cho người bán.Các bên tham gia :

+ Người ghi sổ: Người xuất khẩu
+ Người được ghi sổ: Người nhập khẩu
Đặc điểm của phương thức này thể hiện đây là phương thức thanh toán không có
sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản, bên người
bán chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua
mở tài khoản để ghi, tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị
thanh toán giữa hai bên.
 Phân loại phương thức ghi sổ :
- Căn cứ vào hình thức đảm bảo thanh toán, ghi sổ được chia thành :
+ Ghi sổ có đảm bảo (Open account to be Secured) : là phương thức trong đó
quy định người được ghi sổ có được đảm bảo thanh toán cho người ghi sổ đúng
kì hạn thanh toán.
+ Ghi sổ không có đảm bảo( Open account to be naked) :là phương thức trong
đó người ghi sổ hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thanh toán của người được ghi
sổ , do đó phương thức này không quy định bất cứ một hình thức đảm bảo thanh
toán nào cho người ghi sổ.
- Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán , có thể chia ra các loại ghi sổ như sau:


+ Ghi sổ chủ động(Open account by Collection) :là phương thức trong đó quy
định đến kì hạn thanh toán, người ghi sổ kí phát hối phiếu hoặc lập hóa đơn để
ủy thác cho ngân hàng thu tiền người được ghi sổ.
+ Ghi sổ bị động( Open account by Remittance): là phương thức ghi sổ trong đó
quy định khi đến kì hạn thanh toán, người được ghi sổ sẽ tự động chuyển tiền
cho người ghi sổ.
 Ưu và nhược điểm của phương thức ghi sổ:
Ưu điểm: Do đặc điểm của phương thức ghi sổ là người xuất khẩu chỉ cần viết
biên lai thu tiền khách hàng với kì vọng tại một thời điểm trong tương lai người
mua sẽ thanh toán.Vì vậy, nếu người mua có mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy
, có trách nhiệm về thanh toán với người bán thì ghi sổ là một phương thức

thanh toán rất tiện đối với cả hai người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Nhược điểm :- Ghi sổ là phương thức thanh toán rủi ro đối với người xuất khẩu
+ Người xuất khẩu giao hàng trước khi nhận được thanh toán
+ Họ không có sự đảm bảo bởi các chứng từ hay sự tham gia của ngân hàng,
không kiểm soát được hàng hóa khi đã giao và việc thu tiền hàng.
+ Người xuất khẩu sẽ phải bỏ ra một khoản phí, thời gian,công sức trong khi đó
cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn sẽ thu lại được tiền.
Câu 3: Nêu rủi ro của các bên trong các phương thức thanh toán quốc tế
3.1. Phương thức chuyển tiền ( Remittance)
a. Khái niệm
Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền)
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do
khách hàng quy định.


b. Rủi ro các bên tham gia
+ Rủi ro đối với người bán: Xảy ra trong trường hợp người mua áp dụng thanh
toán trả tiền sau, người mua nhận hàng rồi cố tình không chịu thanh toán hoặc từ
chối thanh toán khi không muốn nhận hàng với lý do hàng kém chất lượng, hàng
lỗi mốt, giá hàng hóa biến động bất lợi cho người mua,….
+ Rủi ro đối với người mua: Khi người mua áp dụng thanh toán trả tiền trước
cho người bán nhưng không nhận được hàng đúng như hợp đồng đã kí kết hoặc
xảy ra trường hợp người bán bị phá sản khiến người mua không có hàng.
+ Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người bán: Liên quan trực tiếp đến những
rủi ro đối với người bán khi ngân hàng cho người bán vay tiền để tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh.Rủi ro xảy ra làm người bán không thu hồi được
tiền ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng.
+Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người mua: Ngân hàng cho người mua vay
tiền để nhập hàng.Trong TH hàng không về đúng phẩm chất, quy cách, thương

vụ thua lỗ,…người mua mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
3.2. Phương thức ghi sổ ( Open account)
a. Khái niệm
Phương thức ghi sổ (open account) là phương thức trong đó, người bán mở
một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã
hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc
năm người mua trả tiền cho người bán.
b. Rủi ro của các bên tham gia
- Rủi ro đối với người xuất khẩu:
+ Người xuất khẩu giao hàng trước khi nhận được thanh toán.


+ Họ không có sự đảm bảo bởi các chứng từ hay sự tham gia của ngân hàng,
không kiểm soát được hàng hóa khi đã giao và việc thu tiền hàng.
+ Người xuất khẩu sẽ phải bỏ ra một khoản phí, thời gian,công sức trong khi đó
cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn sẽ thu lại được tiền.
-Ở các thị trường có lãi xuất cao thường tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về lĩnh vực
chính trị lẫn kinh tế. Không chỉ người mua mà thậm chí cả chi nhánh của người
xuất khẩu ở các nước sở tại, do các nguyên nhân bất khả kháng từ bên ngoài, có
thể mất khả năng thanh toán. Do đó , nhà xuất khẩu cần phải mua một hợp đồng
bảo hiểm tín dụng khi gửi hàng bán ra nước ngoài theo phương thức ghi sổ.
3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection)
a. Khái niệm
Nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi
giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ nào đó cho người nhập khẩu tiến hành ủy thác
cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất
khẩu nhập ra.
b. Rủi ro các bên tham gia
Tùy theo hình thức nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn hay nhờ thu kèm chứng từ mà
rủi ro có thể xảy ra đối với các bên khác nhau.

 Phương thức nhờ thu phiếu trơn:
+ Đối với người bán: Do quá trình trả tiền và nhận hàng tách rời, không có sự
ràng buộc lẫn nhau nên phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên bán
khi người mua trì hoãn việc trả tiền hoặc nhận hàng không chịu trả tiền.
+ Đối với người mua: Gặp rủi ro trong TH trả tiền trước, hàng hóa có thể được
chuyển giao không đúng như hợp đồng đã kí kết.
 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ:


+ Đối với người bán: Ngân hàng được người bán ủy thác nhờ thu hộ tiền đồng
thời khống chế chững từ hàng hóa đối với người mua. Do đó, có sự ràng buộc
trong việc thanh toán tiền và nhận hàng của người mua. Chính vì thế, quyền lợi
của người bán được đảm bảo.Tuy nhiên , người bán chỉ được đảm bảo quyền sở
hữu hàng hóa của mình chứ chưa khống chế được việc trả tiền cho người mua.
+ Đối với người mua: Khi gặp rủi ro trong thanh toán, họ sẽ không nhận được
hàng do người bán chuyển giao hàng cho người khác.
3.4. Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary Credit)
a. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận, trong đó theo yêu cầu
của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư – gọi là thư tín dụng
( L/C – Letter of Credit ), trong đó ngân hàng cam kết trả tiền hoặc chấp nhận
hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong thư tín dụng.
b. Rủi ro các bên tham gia
+ Đối với ngân hàng: Ngân hàng – với tư cách là một thành viên tham gia vào
phương thức thanh toán – sẽ bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình đối với
người mua và người bán.
+ Đối với nhà nhập khẩu: Hàng hóa tốt hay xấu thì người nhập khẩu vẫn phải
thanh toán do ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ. Nếu người bán cố
tình lập các chứng từ hàng hóa giả tạo thì người mua phải gánh chịu rất nhiều rủi

ro.
+ Đối với nhà xuất khẩu: Chi phí cao,bị trì hoãn thanh toán hoặc không được
thanh toán do không đáp ứng được các điều kiện của L/C.
Câu 4: Sự khác nhau giữa hối phiếu, séc và kì phiếu.


a. Giống nhau :
- Đều là phương tiện thanh toán dùng trong thanh toán quốc tế, là một phần của
phương thức thanh toán.
- Người kí phát phải có tài khoản tại ngân hàng.
- Đều là lệnh vô điều kiện và số tiền ghi trên là số tiền nhất định.
- Có đặc điểm lưu thông giống nhau :
+ Tính trừu tượng thể hiện rằng không cần phải ghi nội dung quan hệ tín dụng,
tức là nguyên nhân sinh ra việc lập hối phiếu hay séc mà chỉ cần ghi số tiền phải
trả và những nội dung có liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý cũng
không bị ràng buộc do nguyên nhân gì sinh ra.
+ Tính bắt buộc trả tiền thể hiện người trả tiền phải trả theo đúng nội dung ghi
trên phiếu hay séc và không được viện những lý do riêng của mình để từ chối
việc trả tiền, trừ trường hợp trái với đạo luật chi phối nó.
+ Tính lưu thông thể hiện hối phiếu hay séc có thể được chuyển nhượng một hay
nhiều lần bằng trao tay hoặc thủ tục kí hậu Như vậy nhờ vào tính trừu tượng và
tính bắt buộc nghĩa vụ trả tiền mà hối phiếu hay séc có tính lưu thông.
- Đều có nghiệp vụ kí hậu và nghiệp vụ bảo lãnh.
- Nội dung chủ yếu thường có: Tên tiêu đề, địa điểm và ngày tháng kí phát,
mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, số tiền là một số tiền nhất định, địa điểm trả
tiền, người hưởng lợi, người trả tiền (người bị kí phát), người kí phát, tên và địa
chỉ các bên liên quan.
- Là giấy tờ có giá, có thể dùng để cầm cố, chiết khấu.



b. Khác nhau :
Hối phiếu
Séc
Kì phiếu
Là một lệnh viết đòi tiền Là một tờ mệnh lệnh vô Là một tờ giấy hứa cam
vô điều kiện của người điều kiện của người chủ kết trả tiền vô điều kiện
ký phát hối phiếu cho ng tài khoản ra lệnh cho do người lập phiếu phát
ười khác, yêu cầu người ngân hàng trích từ tài ra hứa trả một số tiền
này khi nhìn thấy phiếu, khoản của mình để trả nhất

định

cho

người

hoặc đến một ngày cụ cho người có tên trong hưởng lợi hoặc theo lệnh
thể nhất định hoặc một séc hoặc trả theo lệnh của người này trả cho
ngày có thể xác định của người này trả cho người khác quy định
trong tương lai phải trả nguời khác hoặc trả cho trong kỳ phiếu đó. Ngược
một số tiền nhất định cho người cầm séc một số lại

với

hối phiếu, kỳ

một người nào đó hoặc tiền nhất định bằng tiền phiếu do con nợ viết ra
theo lệnh của người này mặt hay chuyển khoản

để hứa cam kết trả tiền


trả cho một người khác

cho người hưởng lợi.

hoặc trả cho người cầm
phiếu.
Thời hạn trả tiền của hối

Thời hạn trả tiền của séc

phiếu có thể là trả ngay

chỉ có thể là trả tiền ngay và người nhập khẩu ký

đối với hối phiếu trả

khi xuất trình. Một lệnh

kết hợp đồng thương mại

ngay hoặc vào 1 ngày

rút tiền phải có giá trị

quốc tế.Người nhập khẩu

nhất định trong tương lai

thực hiện ngay, không


nhận lập kỳ phiếu rồi gửi

đối với hối phiếu kỳ hạn

thể có kỳ hạn vì đặc

đến NH . Nếu NH ktra

điểm lưu thông séc là có

thấy hợp lệ thì NH giao

Sau khi người xuất khẩu


giá trị thanh toán trực

bộ chứng từ gốc cho

tiếp như

người nhập khẩu .Khi

tiền tệ

đến kì hạn thanh toán,
người xuất khẩu sẽ gửi kì
phiếu đến NH để yêu cầu
người nhập khẩu trả tiền.


Có nghiệp vụ chấp

Không có nghiệp vụ

nhận.

chấp nhận.

Số tiền kí phát không

Số tiền kí phát không

vượt quá giá trị L/C

vượt quá số dư có hoặc

trong phương thức tín

hạn ngạch thấu chi.

dụng chứng từ.
Hối phiếu đòi tiền người

Người bị kí phát séc chủ

bị kí phát là ngân hàng

yếu là ngân hàng


hoặc một người nào đó



×