Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Kế toán chi dự án tại hội người khuyết tật thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 73 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................................9
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................10
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC QUẢN LÝ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH CHI DỰ ÁN CỦA HỘI NGƯỜI KHUYẾT
TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................................15
I. Đặc điểm tổ chức hoạt động tổ chức quản lý của Hội Người khuyết tật
thành phố Hà Nội.............................................................................................15
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hội Người khuyết tật thành phố
Hà Nội...........................................................................................................15
1.2

Nhiệm vụ của Hội................................................................................15

1.3

. Cơ cấu tổ chức của Hội......................................................................17

1.4. Tình hình sử dụng kinh phí................................................................19
1.5. Kết quả đạt được trong quá trình hoạt động của Hội.........................20
2. Giới thiệu chung về hình thức tổ chức kế toán và các chế độ chính sách
áp dụng tại Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội.................................24
2.1. Hình thức và chế độ kế toán mà Hội sử dụng..................................24
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội
................................................................................................................27
2.3. Tình hình sử dụng máy tính ở đơn vị...............................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI DỰ ÁN TẠI HỘI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................................................31
I. Tình hình lập dự toán và cấp phát nguồn kinh phí ở Hội NKT TP.Hà


Nội..............................................................................................................31
1. Công tác lập dự toán..............................................................................31
1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của phòng Tài chính- Kế toán Hội NKT
thành phố Hà Nội.......................................................................................31
1.2. Căn cứ và yêu cầu lập dự toán............................................................31
1.2 Các bước lập dự toán...........................................................................32
2. Cấp phát kinh phí..................................................................................34
3. Tiếp nhận nguồn kinh phí......................................................................36
1


3.1 . Đặc điểm nguồn kinh phí dự án......................................................36
3.2. .Tài khoản sử dụng...........................................................................37
1.4. .Phản ánh tiếp nhận kinh phí dự án lên phần mềm MISA...............37
Hình 3: Giao diện khi hạch toán nhận dự toán trên Misa của Hội.............38
II. Kế toán chi dự án..................................................................................38
1. Nội dung chi dự án ở Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội.............38
2. Chứng từ hạch toán................................................................................39
3. Kế toán chi tiết.......................................................................................39
3.1. Kế toán các khoản chi quản lý dự án...............................................39
3.2 Kế toán các khoản chi thực hiện dự án.............................................43
4 .Tài khoản hạch toán...............................................................................48
5.Quy trình hoạch toán...............................................................................49
6. Sổ cái và sổ chi tiết TK 662...................................................................49
III. Quyết toán công tác chi dự án..............................................................50
1. Ý nghĩa, nguyên tắc của việc lập báo cáo quyết toán (BCQT) dự án....50
2. Trình tự lập báo cáo quyết toán chi dự án..............................................50
Nháy chuột vào báo cáo tài chính cần xuất khẩu, sau đó chọn Tiếp tục............63
.............................................................................................................................64
Hình 19. Giao diện khi chọn nơi lưu trữ dữ liệu xuất khẩu..........................64

Chọn nơi lưu trữ tệp, và nhấn Xuất khẩu, ta được hộp thoại:.............................64
.............................................................................................................................64
Hình 20. Dữ liệu báo cáo quyết toán ngân sách..............................................64
Chọn Đồng ý, và tiến hành xuất khẩu, khi thành công. MISA thông báo:.........64
.............................................................................................................................65
Nhấn Đồng ý và hoàn thành quá trình xuất khẩu................................................65
Các bước thực hiện khá dài, tuy nhiên khi thực hiện trên MISA, thao tác nhanh
và theo từng giai đoạn, nên thực hiện nhanh chóng............................................65
Sau khi Kế toán trưởng tiến hành nộp các loại báo cáo tài chính, công việc quyết
toán gần như kết thúc và chờ quyết định của Chủ dự án, nhà tài trợ, các cơ quan
chủ quản……......................................................................................................65
III. Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán chi dự án tại Hội NKT
thành phố Hà Nội.......................................................................................65
2


1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi dự án tại Hội......................65
- Công tác lập dự toán đã được các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở quan tâm thực
hiện thường xuyên theo định kỳ hàng năm.........................................................66
- Công tác lập, luân chuyển chứng từ kế toán, Hệ thống tài khoản, hệ thống sổ
sách, báo cáo theo đúng hướng dẫn, đúng biểu mẫu và đầy đủ theo quy định của
chế độ hiện hành của Bộ Tài chính, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước......66
- Ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng trong công tác kế toán của tất cả
các đơn vị sự nghiệp thông qua sử dụng phần mềm kế toán trong tổ chức hạch
toán kế toán.........................................................................................................66
- Công tác tiết kiệm các khoản chi được tổ chức thực hiện nghiêm túc tại các
đơn vị, đảm bảo bổ sung thu nhập tăng thêm cho CBVC và người lao động, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn bộ cơ quan........................................66
2. Một số hạn chế trong công tác kế toán chi dự án của Hội NKT Thành
phố Hà Nội.................................................................................................66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI
DỰ ÁN TẠI HỘI NGƯỜI KHUYẾT TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................68
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán Chi dự án ở Hội Người
khuyết tật thành phố Hà Nội......................................................................68
II.Một số yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi dự án tại Hội NKT
thành phố Hà Nội.......................................................................................69
1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội..69
2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội
....................................................................................................................70
III.Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán Chi dự án tại Hội
....................................................................................................................70
Trước yêu cầu đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi dự án
tại Hội NKT thành phố Hà Nội. Dựa vào những nhược điểm mà đơn vị đang gặp
phải trong công tác chi dự án nêu trên. Trên cơ sở những kiến thức đã học và
qua thời gian tìm hiểu về công tác kế toán chi dự án tại Hội, em xin đề xuất một
số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi dự án của Hội như sau :...........70
3.1. Đối với việc lập dự toán..................................................................70
3.2. Đối với phần mềm kế toán sử dụng.................................................71
IV.Các kiều kiện thực hiện...............................................................................72
KẾT LUẬN.........................................................................................................74
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................76
PHỤ LỤC............................................................................................................77

4


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, các hoạt động sự nghiệp ngày càng
phong phú và đa dạng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì phải có
phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Một trong những biện pháp được quan
tâm đó là hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Với vai trò đó, công tác kế toán trong các đơn vị HCSN phải có kế hoạch tổ
chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và để kiểm soát nguồn kinh phí; Tình
hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản
công; Tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của
Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế toán HCSN với chức năng thông tin mọi hoạt động
kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành NSNN được Nhà nước sử dụng như một
công cụ sắc bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một
tiết kiệm và hiệu quả cao.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy
định của Luật NSNN, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toán HCSN
do Nhà nước ban hành. Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tài chính, tăng
cường quản lý kiểm soát chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượng
công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị HCSN. Vì thế, công tác kế toán
trong đơn vị HCSN phải đảm bảo được tính thống nhất giữa kế toán và yêu cầu quản
lý của nhà nước và đơn vị; đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp của kế
toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước; đảm bảo sự phù hợp với đặc thù
của đơn vị.
Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp kế toán chi dự án là một trong nhưng
nội dung cơ bản của công tác kế toán. Đây là một khâu rất quan trọng trong hệ thống
tài chính của mỗi đơn vị và được đặc trưng bởi quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện
chức năng của Nhà nước đối với các dự án kinh tế xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị
trường, Nhà nước ta cần sử dụng và quản lý nguồn ngân sách Nhà nước có hiệu quả để
5



tạo hành lang và môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ
tầng cho kinh tế xã hội.
Cũng là một đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy, Hội Người khuyết tật thành
phố Hà Nội hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí được cấp từ NSNN, trong đó kinh
phí cấp cho chi dự án là nguồn kinh phí chính của đơn vị. Để phù hợp hơn với yêu cầu
đổi mới và thể chế hóa nền kinh tế cũng như đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chi dự
án của các đơn vị HCSN, trong thời gian qua văn phòng Hội người khuyết tật thành
phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức, thực hiện tốt công tác quản lý và hạch toán chi dự
án, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế tài chính của đơn vị. Tuy việc hoạch
toán kế toán chi dự án của đơn vị luôn đảm bảo đúng chế độ, chính sách quy định của
Nhà nước hiện hành, nhưng qua nghiên cứu việc hạch toán kế toán chi dự án ở Hội
Người khuyết tật thành phố Hà Nội vẫn còn một số tồn tại. Chính vì vậy để hòn thiện
hơn nữa công tác kế toán chi dự án ở đơn vị em chọn đề tài “Kế toán chi dự án tại
Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trước khi bắt đầu nghiên cứu đề tài này em đã tham khảo một số các bài khóa luận
trên thư viện của trường Đại học Lao động- Xã hội về đề tài chi hoạt động của các anh
chị khóa trước và một số bài viết tương tự trên báo, mạng của các anh chị khóa trước
thuộc các trường đại học khác. Cũng như tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài
này qua các doanh nghiệp trên weside: danketoan.vn; tailieu.vn và các cơ sở lý thuyết,
thực tiễn áp dụng tại Hội qua các trang, kênh thông tin như BCTC….
Em nhận thấy, đây là đề tài mà đang có rất ít người đi vào thực hiện, nên em đã chọn
đề tài này với mong muốn có thể hiểu rõ hơn về công tác hạch toán chi dự án ở các
đơn vị HCSN nói chung và công tác hạch toán ở Hội NKT thành phố Hà Nội nói
riêng. Bằng việc tham khảo, tìm hiểu một số các tài liệu liên quan em đã có kiến thức
cần thiết đế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.
Nhận thức được điều đó, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo TH.S
Nguyễn Thị Thu Lệ , sự giúp đỡ của các cô chú trong Hội NKT thành phố Hà nội, bài

chuyên đề của em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Kế toán chi dự án tại Hội Người
khuyết tật thành phố Hà nội”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức kế
toán chi dự án. Cụ thể chuyên đề nghiên cứu những lý luận chung về tổ chức công tác
kế toán chi trong các đơn vị HCSN nói chung và nghiên cứu thực trạng công tác kế
6


toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội nói riêng. Vận dụng lý luận chung về
công tác kế toán chi dự án của các đơn vị HCSN nói chung để đánh giá thực trạng,
những ưu , nhược điểm của công tác kế toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp em tìm hiểu thực tế tình hình tổ chức hạch toán
kế toán chi dự án tại Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội. Qua đó em có cái nhìn
sâu sắc và toàn diện hơn về công việc hạch toán kế toán chi dự án về lý thuyết và thực
tiễn.
Tìm hiểu, phân tích, giải quyết một số khúc mắc về kế toán chi dự án trong thực
tế. Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích những vấn đề chung và nghiên cứu khảo sát
thực tế về kế toán chi dự án tại Hội em cũng tìm ra một số nội dung và kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn phần hành kế toán chi dự án tại Hội.
Đối với bản thân, việc nghiên cứu đề tài kế toán chi dự án giúp em có thể bổ
sung kiến thức chuyên ngành, mở rộng kiến thức từ những phần đã học ở trên trường,
giúp em có những kiến thức thực tế để làm hành trang phục vụ thiết thực cho công
việc thực tế sau khi ra trường. Giúp em có những kiến thức thực tế để làm hành trang
phục vụ thiết thực cho công việc thực tế sau khi ra trường.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán Hội Người khuyết tật thành
phố Hà Nội em đã có cơ hội tiếp xúc và thực hành những kiến thức về kế toán Chi dự
án cùng với kiến thức đã học đã giúp em có cái nhìn tổng quát về công tác kế toán Chi
dự án của các đơn vị HCSN nói chung và Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội nói
riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ lịch sử ra đời và phát triển, tình hình hoạt động và công tác kế toán tại
Hội. Em đi sâu vào nghiên cứu kế toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà nội với
một dự án cụ thể mà Hội đã thực hiện. Qua đó em đưa ra những ưu điểm, nhược
điểm mà Hội đang gặp phải và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công
tác kế toán chi dự án tại Hội.
b. Phạm vi nghiên cứu đề tài :
- Về nội dung: đề tài được nghiên cứu vào thời điểm tháng 12/2016, giới hạn trong
công tác kế toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian thực tập tại Hội Người
khuyết tật thành phố Hà Nội từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2016

7


- Về không gian: đề tài được thực hiện tại Hội NKT thành phố Hà Nội , tầng 5 cung
Tri thức Hà Nội, 80 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: phương pháp này được tiến hành trên cơ sở quan sát
thực tế các hoạt động kế toán tại đơn vị thực tập.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phương pháp này thực hiện bằng cách
phỏng vấn trực tiếp các nhân viên kế toán, các nhân viên làm việc tại đơn vị thực tập,
trao đổi, giải đáp các thắc mắc gặp phải trong quá trình thực tập.
- Phương pháp so sánh: là thực hiện việc so sánh giữa lý thuyết và thực tế hạch
toán tại dơn vị thực tập. Từ đó rút ra được những mặt ưu điểm và hạn chế trong công
tác kế toán tại đơn vị thực tập , từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác kế toán tại đơn vị thực tập.
- Phương pháp tiếp cận , thu thập thông tin: Là định hướng nội dung chuyên đề
để tìm hiểu các tài liệu và các công việc thực tế có liên quan.
6. Ý nghĩa của chuyên đề

* Về lý luận : Chuyên đề trình bày những hiểu biết của em về công tác kế toán chi dự
án tại các đơn vị sự nghiệp nói chung và tại Hội NKT TP. Hà Nội nói riêng
* Về thực tiễn : Mô tả thực trạng về công tác kế toán chi dự án, đặc điểm hoạt động và
cơ chế quản lý chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội. Từ đó đánh giá việc chấp
hành các chế độ chính sách quy định về công tác kế toán tại đơn vị và những kết quả
đạt được, tồn tại hạn chế. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
kế toán chi dự án tại Hội NKT thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần lời mở đầu , phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, và kết luận;
chuyên đề có ba phần chính sau:
Chương 1: Đặc điểm về tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý ảnh hưởng đến
tình hình Chi dự án của Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội.
8


Chương 2: Thực trạng kế toán Chi dự án tại Hội Người khuyết tật thành phố
Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán Chi dự án tai Hội Người
khuyết tật thành phố Hà Nội.
Do kiến thực và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên những vấn đề trình
bày trong chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được
những đóng góp bổ ích từ phía các thầy cô, các cán bộ trong Hội để có thể bổ sung,
hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Cuối cùng em xin cảm ơn chị Đỗ Thị Tình- kế toán trưởng của Hội và các anh
chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình chỉ dẫn em trong thời gian thực tập, đặc biệt cảm
ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thu Lệ đã giúp em hoàn
thành chuyên đề này.

9



CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC QUẢN LÝ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH CHI DỰ ÁN CỦA HỘI NGƯỜI KHUYẾT
TẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

I. Đặc điểm tổ chức hoạt động tổ chức quản lý của Hội Người khuyết tật thành
phố Hà Nội.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hội Người khuyết tật thành phố Hà
Nội
-

Tên đầy đủ: Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội
Tên tiếng Anh : Hanoi Disabled People Association.
Viết tắt : DPHanoi.
Trụ sở của Hội đặt tại Tầng 5, Cung Trí Thức Hà Nội, lô D25, Trần Thái

Tông, Cầu Giấy , Hà Nội
- Điện thoại: 04.35379257
- Email :
- Website :
- Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội (DP Hanoi) được thành lập theo
Quyết định số 266/QĐ-UB ngày 16/01/2006 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Hà Nội. Đây là một tổ chức xã hội của người khuyết tật (NKT) trên địa bàn thành phố
Hà Nội, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ, địa vị xã hội, nguyên nhân khuyết
tật, tự nguyện tham gia các hoạt động của người khuyết tật và vì người khuyết tật.
- Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí; Hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, có
con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, Hội chịu sự quản lý Nhà nước
của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội và các Sở, Ban, Ngành có liên quan.
- Hội là thành viên của ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội.

1.2 Nhiệm vụ của Hội
- Tuyên truyền, vận động hội viên cùng gia đình chấp hành đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quy định của thành phố và tham
gia các phong trào thi đua yêu nước do thành phố phát động và tổ chức.
- Tổ chức các chương trình hoạt động nhằm giúp hội viên nâng cao trình độ văn
hóa, xã hội, hiểu biết về chính sách, pháp luật, học nghề, tạo việc làm để từng bước
đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình và có điều kiện tham gia các tham gia các

10


hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để tích cực hòa nhập, đóng góp với cộng đồng
và xã hội.
- Vận động và tiếp nhận sự giúp đỡ, tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ
chức và cá nhân ở trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình hoạt động vì
người khuyết tật như : nâng cao nhận thức, đào tạo hướng nghiệp, tạo việc làm, phát
triển nguồn lực, tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn giữa những người cùng cảnh
ngộ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, thông tin về các lĩnh vực liên quan đến người
khuyết tật trong nước và quốc tế.
- Tập hợp, phản ánh nguyện vọng của tổ chức thành viên, hội viên và kiến nghị
với các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý và các ngành chức năng trong việc ban hành,
bổ sung, sửa đổi và thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ liên quan về người khuyết
tật; Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức thành viên và hội
viên.

11


1.3 . Cơ cấu tổ chức của Hội
Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội hoạt động theo sơ đồ sau:

HỘI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TP.HÀ NỘI
(DP Hanoi)

BAN KIỂM TRA

BAN CHẤP HÀNH
BAN THƯỜNG TRỰC
VĂN

BAN

BAN

BAN

BAN

BAN

BAN

BAN

PHÒNG

GIÁO

ĐÀO

DẠY


THÔNG

THANH

PHỤ

VĂN

HỘI

DỤC

TẠO

NGHỀ,

TIN

NIÊN

NỮ

NGHỆ

DỰ ÁN

VIỆC

TUYÊN




LÀM

TRUYỀN

THỂ
THAO

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội
- Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bình đẳng, đoàn
kết và tương trợ giữa các thành viên, hội viên, các dạng khuyết tật, đồng thời đảm bảo
sự lãnh đạo của tập thể, trách nhiệm của cá nhân.
* Đại hội đại biểu của Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội và được tổ chức
3 năm một lần.
- Đại biểu của Đại hội bao gồm: Đại biểu chính thức và đại biểu là khách mời.
Đại biểu chính thức gồm các Uỷ viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra đương nhiệm là đại
biểu đương nhiên và các đại biểu do các tổ chức thành viên, hội viên bầu theo chỉ tiêu
và hội viên tự ứng cử bầu vào Ban lãnh đạo Hội.
12


Chỉ có đại biểu chính thức có quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết tại Đại hội.
-Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội:
+ Thông qua báo cáo hoạt động trong nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động
nhiệm kỳ tiếp theo.
+ Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Hội.
+ Quyết định số lượng ủy viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra đảm bảo đủ đại diện
các dạng khuyết tật.

+ Bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra theo hình thức hiệp thương. Các uỷ viên Ban
chấp hành không kiêm nhiệm ủy viên Ban kiểm tra.
Đại hội uỷ quyền cho Ban chấp hành được xem xét, quyết định điều chỉnh số uỷ
viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra khi có nhu cầu nhưng không quá một phần ba số uỷ
viên do Đại hội bầu.
* Ban chấp hành Hội :
Ban chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ đại hội và định kỳ (ít
nhất) 6 tháng họp một lần.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành:
+ Quyết định số lượng Uỷ viên Ban thường trực và Phó Chủ tịch Hội (không quá
1/3 số Uỷ viên Ban chấp hành).
+ Bầu các ủy viên Ban thường trực, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội (trong đó
có một Phó Chủ tịch thường trực).
+ Không bầu Uỷ viên Ban chấp hành giữ chức vụ Chủ tịch Hội quá hai nhiệm kỳ
liên tiếp.
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội, chỉ đạo và tổ chức các chương trình
hoạt động của Hội theo nghị quyết của BCH và chỉ đạo của cấp trên.
+ Quyết định bổ sung, điều chỉnh uỷ viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra theo sự
phát triển của Hội và trên cơ sở đảm bảo tổ chức hoạt động Hội.
+ Quyết định tổ chức các bộ phận chuyên trách các lĩnh vực hoạt động và Văn
phòng thường trực Hội.
+ Xem xét kết nạp thành viên, hội viên mới.
+ Xem xét khen thưởng và xử lý vi phạm.
+ Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các tổ chức của người khuyết tật khi có nhu
cầu.
13


+ Ban chấp hành Thành hội quyết định việc gia nhập tổ chức của người khuyết
tật ở phạm vi quốc gia và mở rộng quan hệ quốc tế.

+ Triệu tập và tổ chức Đại hội đại biểu khi hết nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường
khi có hơn 50 % hội viên chính thức hoặc 70 % ủy viên Ban chấp hành yêu cầu.
* Ban Thường trực Hội:
Ban thường trực là cơ quan điều hành các hoạt động Hội giữa hai kỳ họp Ban
chấp hành và định kỳ (ít nhất) ba tháng họp một lần.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thường trực:
+ Chuẩn bị các báo cáo, kế hoạch hoạt động, chương trình, nội dung các kỳ họp
Ban chấp hành, báo cáo Ban chấp hành xem xét và quyết định.
+ Tổ chức triển khai các hoạt động theo nghị quyết của Ban chấp hành và chỉ đạo
của cấp trên.
+ Giúp Ban chấp hành tổ chức, điều hành và quản lý các bộ phận chuyên trách
các lĩnh vực hoạt động, Văn phòng thường trực Hội.
+ Đại diện cho Hội trong quan hệ với các tổ chức khác.
* Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội, nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chủ tịch là đại diện pháp nhân của Hội, là người điều hành và chịu trách nhiệm
chính về các hoạt động của Hội trước pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn triệu tập,
chủ trì các cuộc họp của BTT và BCH Hội.
- Các Phó chủ tịch là những người giúp việc cho Chủ tịch, do Chủ tịch và BCH
phân công phụ trách một lĩnh vực hoạt động của Hội, thay mặt Chủ tịch ký các văn
bản thuộc thẩm quyền được giao.
- Phó Chủ tịch thường trực là người thay mặt Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
* Ban kiểm tra:
- Bầu Trưởng ban trong số các uỷ viên Ban kiểm tra.
- Ban Kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập thể để kiểm tra, giám sát các nội
dung hoạt động của Hội về: Tổ chức hoạt động theo Điều lệ và các nghị quyết của Hội.
Thu, chi tài chính và sử dụng tài sản chung.
- Xem xét và kiến nghị BCH giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, các ý kiến liên
quan đến hoạt động của Hội nhằm giúp BCH khắc phục thiếu sót, tổ chức và điều hành
tốt hoạt động của Hội.
1.4. Tình hình sử dụng kinh phí

14


* Nguồn hình thành tài sản , tài chính:
Tài sản, tài chính được hình thành từ ba nguồn cơ bản sau:
- Nguồn kinh phí cấp trên cấp.
- Hội phí của các Thành viên, Hội viên
- Nguồn hỗ trợ của thành phố (nếu có), của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước.
- Thu nhập từ các hoạt động chung của Hội như: Chương trình dự án được thành
phố phê duyệt, các hoạt động gây Quỹ.
* Mục đích sử dụng tài sản tài chính:
-Chi cho các hoạt động của Hội.
- Chi phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và không chuyên trách.
- Chi hỗ trợ cho hội viên khi có điều kiện.
1.5. Kết quả đạt được trong quá trình hoạt động của Hội.
Trong thời gian 10 năm kể từ khi thành lập đến nay, Hội Người khuyết tật thành
phố Hà Nội đã không ngừng đổi mới và phát triển về cả quy mô và chất lượng hoạt
động. Mỗi cán bộ nhân viên, mỗi hội viên đã nỗ lực hết mình trong công tác của mình
cùng sự phát triển lớn mạnh của Hội. Cùng với những cố gắng không ngừng nghỉ, sự
quan tâm của các đơn vị lãnh đạo thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của các
tổ chức nhân đạo, tổ chức Phi chính phủ đội đã gặt hái được những thành tích to lớn,
vươn lên khẳng định là một tổ chức có tầm ảnh hưởng cao, là tấm gương điển hình về
quy mô tổ chức, công tác quản lý, để các cơ quan cấp dưới có thể lấy đó làm mô hình
phát triển.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp quy và các vấn đề liên
quan đến NKT.
Trong mười năm kể từ ngày thành lập đến nay, Hội đã tích cực tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp quy:
+ Dự thảo Luật Người khuyết tật

+ Dự thảo Điều lệ Hội người khuyết tật Việt Nam
+ Tiêu chuẩn về ô tô khách thành phố và tiêu chuẩn toa xe khách cho người tàn
tật tiếp cận sử dụng, tiêu chuẩn sức khoẻ cho NKT tham gia giao thông
+ Một số văn bản trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, việc làm cho NKT và dự thảo
luật dạy nghề.
+ Dự thảo Kế hoạch trợ giúp NKT Thành phố HN giai đoạn 2007-2010
15


+ Hệ thống Biểu mẫu Báo cáo giám sát và đánh giá kết quả thực hiện của các cơ
quan liên quan trong việc thực hiện Đề án Quốc gia về trợ giúp NKT đến năm 2010 và
bảy lĩnh vực ưu tiên trong thập kỷ thứ hai về NKT khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
(Chương trình BMF) mà chính phủ đã tham gia ký kết.
+ Dự thảo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam "Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo
người khiếm thị và khiếm thính tiếp cận sử dụng"
+ Dự thảo "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia" về phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ- xe gắn máy cho người khuyết tật
+ Đóng góp ý kiến tại hội thảo về dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm tại Hà
Nội do Bộ Giao thông vận tải phối hợp với ngân hàng JBIC và tổ chức JICA phối hợp
tổ chức.
+ Một số CLB/nhóm của người khiếm thị đã tham gia các hội thảo chuyển đổi
sách giáo khoa lớp 1-2-3 cho trẻ khiếm thị; Hội thảo về công nghệ thông tin và các
dịch vụ trợ giúp cho người khiếm thị.
+ Để tích cực hòa nhập vào các hoạt động chung, Hội đã cử nhiều đại biểu tham
dự và tích cực đóng góp ý kiến trong các Hội nghị, Hội thảo do các Bộ, ngành, mặt
trận TQ. TP Hà Nội, Hội LHPN VN, HN tổ chức và phối hợp với các tổ chức phi
chính phủ quốc tế tổ chức về những lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật nhằm
nâng cao kiến thức và năng lực quản lý cho cán bộ Hội.
- Phổ biến pháp luật và chính sách; Thông tin, tuyên truyền về hoạt động
của Hội:

+ Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và của TP. Hà Nội đối với người khuyết tật: Pháp lệnh NTT, một số văn bản pháp
quy liên quan đến NKT như Kế hoạch 30 về trợ giúp NKT của TP. từ 2006-2010, Nghị
định 88 và Thông tư 01 quy định về tổ chức và quản lý Hội, các văn bản về lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề và việc làm, y tế, xây dựng, giao thông, ... Công ước quốc tế về
quyền của NKT, Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ BIWAKO của UN ESCAP ... ;
Truyền đạt thông tin từ các báo cáo tổng kết của Mặt trận Tổ quốc HN, Hội LHPN
VN, HN; Hội thảo, tuyên truyền cho phụ nữ khuyết tật về hôn nhân gia đình, giới thiệu
luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình, hội thảo về vai trò của phụ nữ
trong ổn định và phát triển Hội, về giáo dục giới tính và an toàn tình dục.
- Thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Hội:
16


Các chương trình hội họp, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao. Tổ chức các hoạt
động giao lưu văn hoá, văn nghệ, tham quan, trao đổi kinh nghiệm hoạt động nhân các
ngày lễ trong năm; tuyên truyền nâng cao nhận thức về 7 lĩnh vực ưu tiên của chương
trình hành động thiên niên kỷ BIWAKO về thập kỷ thứ 2 về NKT khu vực châu ÁThái Bình dương 2003-2012; Giao lưu với 21 tỉnh thành trong cả nước nhằm thúc đẩy
việc thành lập Hiệp Hội NKT Việt Nam; giao lưu của NKT Việt Nam với NKT Nhật
bản, Hàn Quốc và Philippin với chủ đề "Hữu nghị-Hợp tác-Bình đẳng-Hoà nhập"; hoạt
động đền ơn đáp nghĩa nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7; giao lưu, tặng quà các em
nhiễm chất độc da cam, trẻ tự kỷ nhân ngày tết thiếu nhi 1-6; ngày tết trung thu...
- Tham gia các chương trình tình nguyện lớn:
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (01-12), ngày người khuyết
tật Quốc tế (03-12) và ngày Quốc tế về người tình nguyện (05-12) hàng năm, Hội
người khuyết tật thành phố Hà Nội đã chủ trì và phối hợp với một số đơn vị liên quan
tổ chức chương trình giao lưu:
"Vì tình yêu cuộc sống" tại Công viên Thống nhất ngày 03/12/2006
"Bình đẳng và Hòa nhập" tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam
ngày 02/12/2007

"Công ước về quyền của người khuyết tật, nhân phẩm và công bằng cho tất cả
chúng ta" tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam ngày 30/11/2008
Qua mỗi chương trình, hàng ngàn NKT của Hà Nội và một số tỉnh thành khác
tham gia có điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau cũng như hoà nhập tích cực vào các
hoạt động của cộng đồng xã hội.
- Phát hành tập san, bản tin, tạo các chương trình tọa đàm:
+ Phát hành Bản tin nội bộ "Nắng Xuân" của Hội định kỳ 2 tháng /số, số lượng
phát hành 1000 bản với khoảng 30-40 trang/số. Bản tin được phát hành với hai hình
thức là bản in và băng nói để hỗ trợ người khiếm thị. Bản tin đã cung cấp, phản ảnh
kịp thời các thông tin, chính sách hỗ trợ NKT của Nhà nước, TP Hà Nội, hoạt động
của các tổ chức thành viên và của Hội, các tấm gương sáng nỗ lực vượt khó vươn lên
trong cuộc sống cũng như tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của NKT. Bản tin của Hội
đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo Hội viên và của các cơ quan ban ngành.

17


+ Phát hành 2000 bản điều lệ Hội và 1000 tờ rơi về Hội, đồng thời phát hành
đĩa DVD về các chương trình ngày 3/12 để giới thiệu với người khuyết tật và cộng
đồng về hoạt động của Hội .
+ Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội thực hiện các chương
trình toạ đàm và phóng sự về đảm bảo tiếp cận cho NKT tiếp cận các công trình xây
dựng, phương tiện giao thông công cộng và một số vấn đề liên quan của NKT.
- Về đào tạo, dạy nghề nâng cao trình độ cho NKT:
Hội đã tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho lãnh đạo và cán bộ hội
của các tổ chức thành viên, phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt của tổ chức hội cấp
quận huyện.
Văn phòng Hội và các tổ chức thành viên của Hội đã tổ chức đào tạo nghề, và
nâng cao kiến thức cho hội viện theo nhiều hình thức khác nhau như: mở lớp và CLB
khởi sự doanh nghiệp cho người khuyết tật, đào tạo tin học, dạy nghề may, thêu tay,

làm hoa lụa, tranh sơn mài, lớp dạy tiếng Anh, ngôn ngữ ký hiệu và học văn hóa nhằm
nâng cao kiến thức cho các em đang học và làm việc tại cơ sở. Đồng thời giới thiệu và
tạo điều kiện cho NKT có nhu cầu phục hồi chức năng, làm các dụng cụ chỉnh hình tại
các trung tâm Y khoa hay tổ chức từ thiện của NKT; dạy nghề xoa bóp, tẩm quất cho
người khiếm thị, ...;
- Hoạt động hỗ trợ các tổ chức thành viên, các hội viên của Hội:
Tập huấn hướng dẫn việc xúc tiến thành lập, ổn định và phát triển các hội cấp
quận/huyện; phối hợp với UBND TP, quận/huyện, các sở, ban ngành và các tổ chức
chính trị- xã hội để hỗ trợ cho các hội NKT cấp quận/huyện mới được thành lập ổn
định tổ chức và đi vào hoạt động. Hỗ trợ chương trình nâng cao năng lực cho Ban
Chấp hành các quận/huyện.
Hỗ trợ các tổ chức thành viên tiếp nhận Dự án hỗ trợ NKT; Kiến nghị với Sở LĐTB và XH, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND TP quan tâm hỗ trợ tổ chức chăm sóc và
giáo dục cho trẻ em bị khuyết tật trí tuệ.
Hỗ trợ một số trang thiết bị văn phòng cho một số tổ chức thành viên từ nguồn
tài sản được thanh lý của các cơ quan giúp đỡ Hội NKT TP; tiếp nhận xe lăn, máy tính
cho hội viên

18


- Hoạt động văn nghệ, thể thao và hội thi:
Trong các chương trình hoạt động nhân dịp 8/3, ngày người khuyết tật VN 18/4,
ngày thương binh liệt sỹ 27/07, Cách mạng tháng 8, các CLB của thương binh, cựu
chiến binh như: CLB Đồng đội, CLB Văn hóa Cựu chiến binh - Thương binh Hà Nội,
CLB Tiếng hát Thương binh thủ đô, CLB Hy Vọng đã tích cực tập luyện và tham gia
biểu diễn văn nghệ đóng góp tích cực vào sự thành công của các chương trình. Một số
tổ chức thành viên, hội viên của Hội cũng tích cực tham gia các hoạt động TDTT do
Thành phố và Hiệp hội thể thao NKT tổ chức và đạt được nhiều thành tích.
- Hợp tác Quốc tế:
Hội đã làm việc với một số tổ chức Quốc tế về các vấn đề liên quan đến người

khuyết tật: Chuyên gia đánh giá độc lập của UNESCAP; Hiệp Hội NKT Thụy Điển,
Hội Người khiếm thính Thụy Điển(SDR/SHIA); Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam
(MCNV); Tổ chức cứu trợ phát triển tại VN - CRS; Tổ chức trợ giúp NKT VN VNAH; Tổ chức tình nguyện của LHQ: UNV; Tổ chức tình nguyện VSO, VPV; DPI
Nhật Bản; DPI châu Á-TBD; Tổ chức phúc lợi xã hội Đài Loan (EDEN); Tổ chức hỗ
trợ NKT của Phần Lan ABILIS; Diễn đàn APDF của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương về NKT; Trung tâm phát triển về người tàn tật khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (APCD); Quỹ Nghiên cứu về phát triển quốc tế Nhật Bản (FASID).
2. Giới thiệu chung về hình thức tổ chức kế toán và các chế độ chính sách áp
dụng tại Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội
2.1. Hình thức và chế độ kế toán mà Hội sử dụng.
- Chế độ kế toán áp dụng: Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội áp dụng theo
chế đô kế toán hiện hành và các chuẩn mục kế toán Việt Nam Ban hành. Chế độ kế
toán áp dụng là Quyết định số 19/2006/QD- BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006.
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm. Kỳ
kế toán theo quý, năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) . Các nghiệp vụ
phát sinh bằng ngoại tệ khác được quy đổi về Đồng Việt Nam theo tỉ giá của liên ngân
hàng tại thời điểm lập báo cáo.
- Hình thức kế toán áp dụng : Kế toán máy với phần mềm Misa.Mimosa.NET
2014 dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp

19


=>Quy trình xử lí và tổng hợp số liệu bằng hệ thống phần mềm kế toán.

CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
PHẦN MỀM
MISA

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN CÙNG
LOẠI

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Sơ đồ 2: Quy trình xử lí và tổng hợp số liệu bằng hệ thống phần mềm kế toán.
Ghi chú:
Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Diễn giãi sơ đồ:
(1)

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chúng từ kế toán hoặc biểu tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các
bảng. biểu được thiết kế sẵn.
Theo quy trình phần mềm , các dữ liệu. thông tin được tự động cập nhật vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan khác.

(2)


Cuối tháng (hoặc bất kì thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số
liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực

20


theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán,sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật kí chung
=> Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

SỔ, THẺ KT CHI TIẾT

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

BẢNG THẺ CHI TIẾT

SỔ CÁI

BẢNG CÂN ĐỐI SỔ
PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú


Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng

Sơ đồ 3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao đường
thẳng. Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
- Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Bảng thuyết minh báo cáo tài
chính
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hệ thống chứng từ kế toán: Hội NKT thành phố Hà Nội thực hiện theo đúng nội
dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo Luật kế toán và Quyết định số
21


19/2006/QD- BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 quy định, các văn bản pháp luật khác
có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ kế toán.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán bao gồm:
+ Chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 19/2006/QD-BTC của Bộ Tài
Chính ngày 30 tháng 3 năm 2016
+ Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản khác.
- Hệ thống sổ kế toán: Hội, các đơn vị trực thuộc Hội đều phải mở sổ kế toán, ghi
chép, quản lý, bảo quản , lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán ,
Quyết định số 19/2006/QD- BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội
=> Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Hội

KẾ TOÁN TRƯỞNG


KẾ TOÁN
THỦ QUỸ
TIỀN
LƯƠNG
Sơ đồ 4: Bộ máy kế toán Hội NKT thành phố Hà Nội
Giải thích sơ đồ:
Phòng Tài chính - kế toán của Hội : là một trong những phòng quan trọng với
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP

chức năng chủ yếu quản lý về tài chính góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế
hoạch hoạt động của Hội.
Bộ máy kế toán của Hội được tổ chức theo mô hình tập trung với ưu điểm tập
trung được thông tin phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ, thuận tiện cho việc phân công
và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán,
giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của đơn vị... toàn bộ công tác kế toán phát sinh
được tập trung tại phòng Tài chính- kế toán thuộc dẫy nhà văn phòng của Hội, từ khâu
tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán và phân tích kiểm tra kế toán.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính- kế toán và tình hình hiện
nay cuả Hội phòng kế toán phân công nhiệm vụ như sau:
- Kế toán trưởng:
22


+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán , phụ trách chung cho mọi hoạt động kế
toán của Hội
+ Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về
việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế
toán, thủ quỹ.
- Kế toán tổng hợp:

Có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số phát sinh của tất cả các tài khoản vào cuối
tháng, cuối quý, cuối mỗi dự án. Định kỳ lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán,
bảng cân đối kế toán…
- Kế toán tiền lương:
+ Tính toán đúng đắn, chính xác, kịp thời các chế độ chính sách về tiền lương,
các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng và các khoản phải trả của công nhân viên
chức.
+ Xây dựng thang bảng lương để tính lương và nộ cho cơ quan bảo hiểm.
+ Lập Bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên của Hội, lên Bảng
phân bố tiền lương và các khoản trích theo lương…
- Thủ quỹ:
+ Là một nhân viên độc lập có trách nhiệm thu tiền, chi tiền theo lệnh.
+ Có trách nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền đồng thời ghi chép chi tiết
từng khoản thu chi phát sinh trong ngày.
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi, tạm ứng và năm rõ số lượng tiền mặt hiện
có.
+ Lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động khi có yêu cầu của cấp trên.
+ Lưu trữ, bảo quản sổ sách, hồ sơ tài liệu có liên quan
+ Theo dõi lượng tiền gửi ngân hang giao dịch hằng ngày và cũng phải đối chiếu
với kế toán ngân hàng vào cuối ngày.
2.3. Tình hình sử dụng máy tính ở đơn vị.
Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin đối với hệ thống thông
tin kế toán,nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin tài chính cần cho quá
trình ra quyết định của đơn vị.
Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là việc nâng cao hiệu suất công tác kế
toán thông qua tính năng ưu việt của máy vi tính và kỹ thuật tin học. Trong điều kiện
nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều
các công ty, tổ chức đầu tư vào Việt Nam về tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo
dục… thì việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán nói chung là điều rất
cần thiết để phát triển hoạt động. Tuy nhiên, việc ứng dụng tin học vào công tác kế

toán càng ở mức độ cao bao nhiêu thì yêu cầu đối với trình độ nhân viên kế toán lại
23


càng cao, càng phải có thế mạnh về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để làm chủ
công nghệ, phát huy được thế mạnh của việc ứng dụng tin học, tạo tiền đề cho sự phát
triển bền vững của đơn vị.
Hội NKT thành phố Hà Nội sử dụng phần mềm kế toán MISA.Mimosa.NET
2014 cho công tác kế toán của mình. Tất cả các nhân viên đã được học và một số nhân
viên đã sử dụng thành thạo phần mềm này. Phần mềm MISA là một phần mềm sử
dụng cho ác đơn vị hành chính sự nghiệp có hiệu quả nhất hiện nay, với giao diện dễ
sử dụng nên khá thuận lợi cho nhân viên khi tiếp nhận.
Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán viên đưa vào phần
mềm, xử lý số liệu, tổng hợp thành các sổ sách tổng hợp và chi tiết, báo cáo tài chính
để quản lý. Các chứng từ sổ sách khi cần đến sẽ được in từ phần mềm ra.
=> Giao diện chính bàn làm việc trên phần mềm MISA.

Hình 2. Giao diện chính bàn làm việc trên phần mềm Misa.Mimosa.NET 2014
Đây là phần mềm kế toán có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, việc đối chiếu số liệu
tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động nên đảm bảo tính chính xác, trung
thực, mang lại hiệu quả công việc cao.

24


25


×