Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI tập môn QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH có lời GIẢI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.08 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2: CÔNG TY MUA BÁN NỢ
Quản trị rủi ro tài chính
I. KHÁI NIỆM
Công ty Mua bán nợ là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên hoạt động trong lĩnh vực mua
bán nợ và tài sản tồn đọng. Công ty Mua bán nợ là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, có
tư cách pháp nhân và thuộc sở hữu của Nhà nước.
Công ty Mua bán nợ và xử lý tài sản của doanh nghiệp với vai trò là Công ty Quản lý Tài sản
Quốc gia được thành lập với mục đích chính nhằm giải quyết các khoản nợ và tồn đọng của
doanh nghiệp Nhà nước để đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Công ty
cũng sẽ tham gia giải quyết nợ và tài sản tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại, trước hết
là các Ngân hàng Thương mại Nhà nước.

II. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM
1. Vai trò của Công ty Mua bán nợ





Tạo ra công cụ thích hợp giúp doanh nghiệp xử lí các khoản nợ và tài sản tồn đọng.
Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sắp xếp,
cổ phần hoá, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp.
Góp phần thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển của thị trường chứng khoán, thị
trường tài sản, thị trường vốn.
Tạo mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành, phát triển một số hoạt động tài
chính trung gian.

2. Đặc điểm của Công ty Mua bán nợ:
-

Công ty Mua bán nợ thường do Chính phủ thành lập nhằm mục đích để xử lí các khoản


nợ và tài sản tồn đọng trong nền kinh tế.
Công ty Mua bán nợ thường có vốn điều lệ lớn để bảo đảm khả năng xử lí được khối
lượng nợ và tài sản tồn đọng lớn.
Mục tiêu của việc thành lập Công ty Mua bán nợ là làm giảm khối lượng nợ và tài sản
tồn đọng trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, Công ty Mua bán nợ cũng có các đặc điểm của một doanh nghiệp:
- Là một tổ chức kinh tế. Trong đời sống xã hội, có rất nhiều loại tổ chức khác nhau,
chúng được hình thành dựa trên cơ sở có sự liên kết của các thành viên trong tổ chức.
Tổ chức được hình thành bao giờ cũng vì những mục đích nhất định.


-

-

 Đối với tổ chức kinh tế, mục đích chính của nó là tiến hành kinh doanh để có được
lợi nhuận.
Có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định. Đặc điểm này thể hiện tư cách chủ
thể của doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Đây là dấu hiệu quan trọng thể
hiện việc tham gia của doanh nghiệp trên thương trường là hợp pháp và được Nhà nước
bảo hộ.
Được thành lập với mục đích để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đây là đặc điểm
để có thể phân biệt Công ty Mua bán nợ với các doanh nghiệp khác. Ngoài mục tiêu lợi
nhuận, Công ty Mua bán nợ còn có một mục tiêu rất quan trọng là xử lí các khoản nợ và
tài sản tồn đọng trong nền kinh tế. Do đó các Công ty Mua bán nợ thường là Doanh
nghiệp Nhà nước và có một số vốn điều lệ lớn


III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ
Hoạt động chủ yếu của Công ty Mua bán nợ là mua, tiếp nhận các khoản nợ và tài sản
tồn đọng; xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng. Cụ thể là:
Mua nợ và bán nợ là những hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất của Công ty Mua
bán nợ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí của Công ty.
1. Mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và
quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản vay nợ)
- Khái niệm mua nợ
Hoạt động mua nợ của Công ty Mua bán nợ được hiểu là việc Công ty Mua bán nợ mua
khoản nợ phải thu của chủ nợ. Công ty Mua bán nợ sau khi mua khoản nợ trở thành chủ nợ
mới của khách nợ.
Hoạt động mua nợ ảnh hưởng đến chi phí của Công ty Mua bán nợ vì việc xác định khoản
nợ mà Công ty mua có giá trị cao hay thấp sẽ quyết định đến số tiền mà Công ty phải bỏ ra. Do
đó đối với hoạt động mua nợ, việc thẩm định khoản nợ là rất quan trọng.
-

Các hình thức mua nợ
+ Thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định.
+ Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh
nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

-

Điều kiện
Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ
xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, nghị định này chính thức có
hiệu lực từ ngày 9/7/2013, Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được
Công ty Quản lý tài sản mua:



1. Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín
dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp
tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm.
3 Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ.
4. Khách hàng vay còn tồn tại.
5. Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức
quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Xử lí các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận
 Tổ chức đòi nợ
 Bán các khoản nợ và tài sản
+ Khái niệm: Hoạt động bán nợ của Công ty Mua bán nợ là việc Công ty bán khoản nợ
cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.
+ Các hình thức: thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá.
Hoạt động bán nợ quyết định doanh thu của Công ty Mua bán nợ
 Sử dụng các khoản nợ, tài sản để đầu tư dưới các hình thức: góp vốn cổ phần, góp vốn
liên doanh, hợp tác kinh doanh theo qui định của Pháp luật.
 Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh
doanh, liên doanh khai thác tài sản.


Các hình thức mua bán nợ chủ yếu

a. Mua bán nợ theo thoả thuận
Hoạt động Mua bán nợ theo thoả thuận là việc các doanh nghiệp có các khoản nợ cần mua,
bán và Công ty mua bán nợ chủ động thực hiện hoạt động Mua bán nợ với nhau dựa trên cơ sở
thống nhất ý kiến của cả hai bên.
Đối với hoạt động mua bán nợ theo thoả thuận, việc thẩm định và định giá khoản nợ là vô
cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí của Công ty Mua bán

nợ.

Quy trình mua bán nợ theo thỏa thuận
- Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ có nợ cần xử lý chủ động tiếp cận để tìm hiểu nhu cầu
mua, bán nợ; chủ nợ cung cấp cho Công ty Mua bán nợ tài liệu liên quan đến khoản nợ;
- Chủ nợ dự kiến giá bán khoản nợ;
- Công ty Mua bán nợ kiểm tra thẩm định hồ sơ khoản nợ để yêu cầu chủ nợ cung cấp, bổ
sung;
- Công ty Mua bán nợ phân loại khoản nợ (đối tượng khách hàng, nguồn gốc phát sinh, thời
gian quá hạn, tài sản đảm bảo,…) để từ đó tiến hành thẩm định khoản nợ, khả năng thanh
toán của khách nợ;


- Công ty Mua bán nợ đưa ra giá mua dự kiến, hai bên thương lượng, thoả thuận giá mua, bán
khoản nợ;
- Chủ nợ chuyển giao hồ sơ gốc cho Công ty Mua bán nợ, đồng thời thông báo cho khách nợ
biết về việc chuyển đổi chủ nợ;
- Công ty Mua bán nợ và khách nợ ký cam kết xác nhận công nợ mới.

b. Mua bán nợ theo chỉ định
Việc mua bán nợ theo chỉ định thường là theo chỉ định của cơ quan chủ quản của Công
ty mua bán nợ. Ở Việt Nam, Mua bán nợ theo chỉ định là việc mua bán các khoản nợ theo chỉ
định của Thủ tướng Chính phủ. Trong hoạt động Mua bán nợ theo chỉ định, Công ty mua bán
nợ chịu ít rủi ro hơn so với hoạt động Mua bán nợ theo thoả thuận.
Khi thực hiện Mua bán nợ theo chỉ định, Công ty Mua bán nợ sẽ được hưởng một khoản
phí, ngoài ra sẽ không phải chịu bất cứ rủi ro gì do khoản nợ mang lại.

Quy trình mua bán nợ theo chỉ định
- Các doanh nghiệp có nợ cần xử lý đối chiếu với quy định xem doanh nghiệp có thuộc
đối tượng được thực hiện mua bán nợ theo chỉ định;

- Các doanh nghiệp có các khoản nợ thuộc đối tượng theo quy định lập hồ sơ liên quan
đến khoản nợ và gửi lên Bộ Tài chính;
- Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp có khoản nợ cần bán chủ trì cùng các cơ quan có
liên quan định giá bán khoản nợ và gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Căn cứ vào quyết định Mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, Công ty
Mua bán nợ thông báo cho doanh nghiệp có nợ cần bán cung cấp, bàn giao hồ sơ, tài liệu liên
quan đến khoản nợ, ký hợp đồng mua bán nợ và tài sản theo quy định
- Công ty Mua bán nợ có trách nhiệm tổ chức xử lý các khoản nợ đã mua theo chỉ định
theo quy định
3. Các hoạt động khác
- Huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu để mua những khoản nợ có giá trị
lớn, có tài sản bảo đảm;
- Sử dụng vốn để đầu tư bằng các hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên
doanh và các hình thức khác;
- Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng;
- Một số hoạt động khác



×