Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

BÀI tập môn QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH có lời GIẢI 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.64 KB, 2 trang )

BÀI CÁ NHÂN SỐ 3: NHẬN DẠNG RỦI RO
Quản trị rủi ro tài chính
Đề bài: Một nhà cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp bỗng dưng chấm dứt hợp đồng cung cấp
với bạn. Là người phụ trách mua hàng, bạn sẽ làm gì?
Xác định các yếu tố sau
1. Nguyên nhân
-

Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ chính doanh nghiệp

-

+ Do chính sách quản lý khoản phải trả nhà cung cấp chưa tốt, chiếm dụng nhiều
vốn của nhà cung cấp, gây mất niềm tin, ngừng cung cấp hàng.
+ Do tiềm năng thị trường của doanh nghiệp chưa tốt, dẫn đến hàng hóa có thể khó
tiêu thụ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai thấp.
Nguyên nhân khách quan: xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp
+ Bản thân nhà cung cấp có khó khăn trong khâu sản xuất hoặc quản lý… không thể
tiếp tục cung ứng hàng
+ Nhà cung cấp tìm được đối tác trả giá cao hơn
+ Các khó khăn đến từ môi trường: chính trị, xã hội,…

2. Nguy cơ rủi ro
Tổn thất là những thiệt hại ngoài ý muốn.
Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất.
Là điều kiện phối hợp, là “chất xúc tác” kết hợp với rủi ro, làm gia tăng khả năng của tổn
thất
Trong trường hợp trên
- Tổn thất
Là việc doanh nghiệp không thể tiếp tục bình thường hoạt động sản xuất kinh doanh
(chi phí sản xuất có thể tăng thêm, nhân viên không thể tiếp tục làm việc,…). Việc


nhà cung cấp ngưng việc cung ứng hàng, có thể dẫn đến việc doanh nghiệp không
thực được đúng tiến độ đã định, không thể giao hàng đúng với các đối tác trong
khâu tiêu thụ. Tổn thất lớn nhất là doanh nghiệp bị phá sản.
- Rủi ro:
Doanh nghiệp có thể tiếp tục việc sản xuất bình thường hoặc không, điều đó phụ
thuộc vào khả năng tìm kiếm được một nguồn cung ứng hàng khác. Như vậy, rủi ro
trong tình huống này là việc doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.
- Nguy cơ:
Những nguy cơ kết hợp với rủi ro “doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất kinh
doanh” để dẫn đến tổn thất “phá sản”
+ Các hợp đồng đầu ra đã gần đến hạn.


+ Hàng hóa do nhà cung cấp cung ứng là hàng hóa độc quyền và không thể
thay thế.
3. Nguồn tài trợ
Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những tổn thất khi rủi ro
xảy ra.
Với rủi ro “doanh nghiệp bị đình trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, doanh nghiệp
cần phải xác định nguyên nhân xảy ra rủi ro (nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân
khách quan)
- Với nguyên nhân chủ quan: tiến hành thương lượng với nhà cung cấp để đưa ra chính
sách đối ngoại phù hợp.
- Với nguyên nhân khách quan:
+ Với nguyên nhân xuất phát từ nhà cung cấp, có thể thương lượng liên lạc để để
giảm thiểu gánh nặng cho nhà cung cấp, giúp đỡ đối tác
+ Nhanh chóng tìm kiếm nhà cung ứng khác trên thị trường.
- Thương lượng với đối tác tiêu thụ sản phẩm đầu ra, trình bày lý do dẫn đến việc doanh
nghiệp không thể sản xuất, xin gia hạn các hợp đồng gần đáo hạn
4. Phòng ngừa như thế nào?

-

Hạn chế trong việc sử dụng các nhà cung ứng độc quyền.
Đa dạng hóa nguyên vật liệu đầu vào, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một loại hàng
hóa đầu vào nhất định.
Trích quỹ dự phòng cho tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp



×