Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

BÀI tập môn QUẢN TRỊ rủi RO tài CHÍNH có lời GIẢI 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.1 KB, 2 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 9: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
Quản trị rủi ro tài chính
Cơ chế điều hành lãi suất
Cơ chế điều hành lãi suất hiện nay được công bố trong Quyết định số: 16/2008/QĐNHNN, Về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam:
Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mà theo đó, các NHTM ấn định lãi suất cho
vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Đây là công cụ trực
tiếp để kiểm soát lãi suất kinh doanh của NHTM; đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt
các mức lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu để điều tiết lãi
suất thị trường tiền tệ.
Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu
vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường
tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. Lãi suất cơ bản được công bố định kỳ hàng tháng.
Theo đó, thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch
khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường:
-

“Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 7% - 5%/năm);
lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang
này
Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền
ra hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân
hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.

Đánh giá cơ chế điều hành lãi suất hiện nay
Một là, việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đã ngăn chặn được nguy
cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các , nhất là đối với NHTM cổ
phần quy mô nhỏ chuyển đổi mô hình từ nông thôn lên; an toàn hệ thống ngân hàng được
đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống
ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa
các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh


tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường
tiền tệ và lãi suất trong những tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định.
Hai là, cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu
quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất thị
trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN; lãi suất


huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay
đổi của các mức lãi suất điều hành của NHNN, đã tác động làm cho thu hẹp hoặc mở rộng tín
dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và
tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng.
Ba là, việc điều hành linh hoạt lãi suất cơ bản, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là
động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ
của NHNN là “thắt chặt” hay “nới lỏng” tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan
trọng trên thị trường tài chính, tiền tệ, được các doanh nghiệp, người dân, các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, các NHTM quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy,
tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này cú ý nghĩa rất quan trọng,
thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế
lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Bốn là, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phï hîp víi quy định của Luật NHNN và Bộ luật
Dân sự, mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay và các năm tới đây là kiểm soát lạm phát, hỗ
trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững.



×