Ngày 18/7/2011
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
LỚP BSA2001-1
Thời gian làm bài: 70 phút (không kể thời gian chép đề)
Phần I - Lý thuyết (2 điểm)
1. Trình bày nguyên tắc kế toán “cơ sở dồn tích” (1,5 điểm)
Mọi nghiệp vụ kinh tế của đơn vị liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí đều phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình
hình tài chính của đơn vị trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
2. Cho ví dụ cụ thể về việc áp dụng nguyên tắc kế toán trên (0,5 điểm)
Trong kỳ, DN X xuất bán thành phẩm cho khách hàng, đã được khách hàng chấp nhận
thanh toán song chưa trả tiền cho DN X. Khi đó, kế toán DN X vẫn ghi nhận một khoản
doanh thu bán hàng, mặc dù thực tế chưa thu được tiền.
Phần II - Bài tập (8 điểm)
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản có liên
quan (trừ các TK chi phí).
(Ghi chú: Không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào, trừ bảng hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp)
Tại doanh nghiệp X có số liệu đầu kỳ của các tài khoản được kế toán tập hợp như sau:
-
Tiền mặt: 50.000.000 đồng
Tiền gửi ngân hàng: 500.000.000 đồng
Nguyên vật liệu A (30.000 kg): 600.000.000 đồng
Tài sản cố định: 1.000.000.000 đồng
Hao mòn tài sản cố định (TSCĐ): (100.000.000 đồng)
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền 100.000.000 đồng (0.8 điểm)
Nợ TK 111
100.000.000
Có TK 112
100.000.000
2. Nhập kho 20.000 kg nguyên vật liệu A, đơn giá 25.000 đồng/kg (chưa bao gồm thuế
GTGT 10%), chưa thanh toán cho người bán Y. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ 10.000.000
đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng tiền mặt (0.9 điểm)
2a. Trị giá mua NVL A = 20.000*25.000 = 500.000.000 đ
Thuế GTGT 10% = 500.000.000 * 10% = 50.000.000 đ
Nợ TK 152 (A)
Nợ TK 133 (1331)
500.000.000
50.000.000
Có TK 331
550.000.000
(CT: Phải trả người bán Y)
1
Ngày 18/7/2011
2b. Chi phí vận chuyển bốc dỡ và thuế GTGT 10% (10.000.000*10% = 1.000.000 đ)
Nợ TK 152 (A)
10.000.000
Nợ TK 133 (1331)
1.000.000
Có TK 111
11.000.000
3. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 50.000.000 đồng, nhân viên
phân xưởng 30.000.000 đồng, nhân viên văn phòng 20.000.000 đồng (0.9 điểm)
Nợ TK 622
50.000.000
Nợ TK 627
30.000.000
Nợ TK 642
20.000.000
Có TK 334
100.000.000
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí có liên quan và
tính trừ và lương của nhân viên (0.9 điểm)
Nợ TK 622 (50.000.000*22%)
11.000.000
Nợ TK 627 (30.000.000*22%)
6.600.000
Nợ TK 642 (20.000.000*22%)
4.400.000
Nợ TK 334 (100.000.000*8.5%)
8.500.000
Có TK 3383 (BHXH) (100.000.000*22%)
22.000.000
Có TK 3384 (BHYT) (100.000.000*4,5%)
4.500.000
Có TK 3389 (BHTN) (100.000.000*2%)
2.000.000
Có TK 3382 (KPCĐ) (100.000.000*2%)
2.000.000
5. Chi tiền mặt thanh toán 100% lương cho người lao động (đã khấu trừ các khoản trích theo
lương) (0.9 điểm)
Tiền lương phải trả sau khi khấu trừ các khoản trích theo lương = 100.000.000 – 8.500.000
= 91.500.000 đ
Nợ TK 334 91.500.000
Có TK 111
91.500.000
6. Xuất kho 30.000 kg nguyên vật liệu A dùng để sản xuất sản phẩm (Doanh nghiệp áp dụng
phương pháp nhập sau, xuất trước LIFO) (0.9 điểm)
Trị giá NVL A xuất kho theo phương pháp LIFO = 20.000*(25.000 + 10.000.000/20.000)
+ 10.000*(600.000.000/30.000) = 20.000*25.500 + 10.000*20.000 = 710.000.000 đ
Nợ TK 621 710.000.000
Có TK 152(A)
710.000.000
7. Mua một TSCĐ giá mua 300.000.000 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%), đã
thanh toán chuyển khoản 50% cho người bán Z. TSCĐ mua về đưa vào sử dụng ngay cho
bộ phận văn phòng trong kỳ. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là 10 năm (0.9 điểm)
7a. Nợ TK 211
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331 (Z)
300.000.000
30.000.000
330.000.000
2
Ngày 18/7/2011
7b. Nợ TK 331 (Z)
165.000.000
Có TK 112
165.000.000
8. Mức trích khấu hao kỳ trước là 10.000.000 đồng (toàn bộ TSCĐ sử dụng ở phân xưởng),
tính số khấu hao phải trích trong kỳ, biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu
hao đường thẳng (0.9 điểm)
Mức trích KH kỳ này = Mức trích KH kỳ trước + Mức trích KH tăng trong kỳ - Mức trích
KH giảm trong kỳ
trong đó,
Mức trích KH tăng trong kỳ = (300.000.000*1/10)/12 = 2.500.000 đ
vì vậy,
Mức trích KH kỳ này = 10.000.000 + 2.500.000 = 12.500.000 đ, trong đó 10.000.000đ tính
vào chi phí sản xuất chung, 2.500.000 đ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 627 10.000.000
Nợ TK 642
Có TK 214
2.500.000
12.500.000
Phản ánh vào sơ đồ TK có liên quan (trừ các TK chi phí), gồm 9 sơ đồ, mỗi sơ đồ TK
được 0,1 điểm (tổng cộng 0,9 điểm).
3