Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN HOÀNG HẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 37 trang )

Luật và chính sách môi trường

DH13QMG
L

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN HIỆU GIA LAI
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

MÔN: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
Đề tài: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI

LỢN HOÀNG HẢO

GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Lớp: DH13QMGL
Nhóm: 1

Pleiku, ngày 22 tháng 1 năm 2016


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM..............................................................2
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ (Lê Thị Mỹ Thủy).....................................6


1.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................6
1.2

Thiết kế nhà xưởng......................................................................................6

1.2.1 Khu hành chính và nhà khách....................................................................6
1.2.2

Nhà nghỉ công nhân...............................................................................6

1.2.3 Nhà ăn và bếp...........................................................................................6
1.2.4 Nhà kho......................................................................................................6
1.2.5 Trại heo......................................................................................................7
1.3

Máy móc và trang thiết bị............................................................................7

1.4 Cơ cấu nhân sự.................................................................................................8
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG.........................................................................................9
2.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng (Phan Chí Khải)...............................9
2.1.1 Nhu cầu về thức ăn....................................................................................9
2.1.2 Nhu cầu về thú y........................................................................................9
2.1.3 Nhu cầu điện nước.....................................................................................9
2.1.3.1 Nhu cầu sử dụng điện..........................................................................9
2.1.3.2 Nhu cầu sử dụng nước.......................................................................10
2.2 Quy trình sản xuất (Văn Thị Cẩm Nhung+Nguyễn Thị Phương )..................12
2.3 Vệ sinh phòng bệnh – Phòng bệnh dịch tả (Lê Thị Thu Thủy+Trần Anh Tuấn)
............................................................................................................................. 13
2.3.1 Vệ sinh chuồng trại..................................................................................13
2.3.2 Phòng dịch và phòng bệnh.......................................................................13

2.4 Các tác động môi trường................................................................................14
2.4.1 Khí thải, mùi và tiếng ồn (Trần Nam Hùng)............................................16
2.4.1.1 Khí thải..............................................................................................16

Nguyễn Tuấn Anh

Page 2


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

2.4.1.2 Mùi....................................................................................................16
2.4.1.3 Tiếng ồn.............................................................................................17
2.4.1.4 Bụi.....................................................................................................17
2.4.2 Nước thải (Lê Thị Thúy Hằng)................................................................17
2.4.2.1 Nước thải sinh hoạt............................................................................17
2.4.2.2 Nước mưa chảy tràn..........................................................................18
2.4.2.3 Nước thải chăn nuôi...........................................................................18
2.4.3 Chất thải rắn............................................................................................18
2.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt.......................................................................18
2.4.3.2 Chất thải trong sản xuất chăn nuôi.....................................................18
2.4.3.3 Chất thải nguy hại..............................................................................19
2.4.3.4 Các vấn đề khác.................................................................................19
2.4.3.4.1 Tai nạn lao động..........................................................................19
2.4.3.4.2 Khả năng gây cháy nổ.................................................................20
2.5 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh tại cơ sở (Lê Thị Thu Thủy+Trần
Thị Thu Thảo)......................................................................................................20
2.5.1 Khí thải, bụi, tiếng ồn..............................................................................20
2.5.1.1 Khí thải..............................................................................................20

2.5.1.2 Bụi.....................................................................................................21
2.5.1.3 Tiếng ồn.............................................................................................21
2.5.2

Nước thải (Đinh Thị Hoa+Trần Thị Thu Thảo)...................................22

2.5.2.1 Nước thải sinh hoạt..........................................................................22
2.5.2.2 Nước thải chăn nuôi.........................................................................23
2.5.2.3 Nước mưa chảy tràn..........................................................................25
2.5.3 Chất thải rắn chăn nuôi............................................................................25
2.5.4 Biện pháp xử lý chất thải nguy hại...........................................................26
2.5.5 Các vấn đề khác (Nguyễn Thị Thanh Tâm+Phan Thị Anh Đài)...............27
2.5.5.1 Biện pháp an toàn lao động...............................................................27
2.5.5.2 Phòng ngừa khi có sự cố dịch bệnh..................................................27
2.5.5.3 Phòng ngừa và ứng phó với hầm Biogas...........................................28

Nguyễn Tuấn Anh

Page 3


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

2.6 Các công trình xử lí môi trường, chương trình giám sát môi trường của cơ sở
(Lê Thị Thu Thủy+Trần Thị Thu Thảo)...............................................................28
2.6.1 Các công trình xử lý.................................................................................28
2.6.2 Chương trình giám sát môi trường..............................................................29
2.6.2.1 Giám sát chất thải..............................................................................29
2.6.2.1.1 Giám sát khí thải........................................................................29

2.6.2.1.2 Giám sát chất lượng nước...........................................................29
2.6.2.1.3 Giám sát rác thải..........................................................................30
2.6.2.2 Giám sát môi trường xung quanh......................................................30
2.6.2.2.1 Giám sát chất lượng không khí....................................................30
2.6.2.2.2 Giám sát chất lượng nước ngầm..................................................30
2.6.2.3 Giám sát môi trường đất...................................................................31
2.6.2.4 Giám sát khác....................................................................................31
2.7 Các văn bản pháp luật cơ sở đã cam kết thực hiện (Nguyễn Thị Thanh Tâm)31
2.8 Các văn bản pháp luật cần thay thế và bổ sung (Văn Thị Cẩm
Nhung+Nguyễn Thị Thanh Tâm).........................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................33
3.1 Kết luận (Văn Thị Cẩm Nhung).....................................................................33
3.2 Kiến nghị(Phan Thị Anh Đài)..........................Error! Bookmark not defined.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 4


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4


Thứ
5

Tuần 1

Tuần 2

21

24

Xin
giấy
giới
thiệu

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

18

19

20

Giao bài
tập


Họp
nhóm
lần
1(nôi
dung:
chọn cơ
sở thực
tế)

Xuống cơ
sở lần
1(xin
phép cơ
sở được
vào thực
tế)

25

26

27

Lấy giấy
giới thiệu

Xuống
cơ sơ
lần 2

(thu
thập tư
liệu)

Họp
nhóm lần
2 ( Phân
công việc
cụ thể
cho từng
cá nhân)

Tuần 3

28

29

30

31

1

2

3

Tuần 4


4

5

6

7

8

9

10

Họp
nhóm
lần 3

Xuốn
g cơ
sở lần
3

Thành
viên
chỉnh
sửa bài

( Tổng
hợp

bài)

Nguyễn Tuấn Anh

(Bổ
sung
thêm
thông
tin )

Page 5


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Tuần 5

11

12

13

14

Họp
nhóm
lần 4


Họp nhóm
lần 5 ( Tổng
kết và nộp
bài cho lớp
trưởng)

(Đóng
góp ý
kiến và
chỉnh
sửa)

Nguyễn Tuấn Anh

15

Page 6

16

17


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến các thầy
cô của phân hiệu Đại Học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai, đặc biệt là các thầy cô
khoa Quản lý Môi trường và Tài nguyên đã trang bị đầy đủ kiến thức về các vấn đề

môi trường và khả năng đi thực tế, giúp chúng em có thể nhìn nhận vấn đề một cách
khoa học và chính xác hơn. Đồng thời, ban công tác sinh viên cũng hỗ trợ chúng em
rất nhiều trong việc xác nhận và giới thiệu chúng em cho cơ sở để việc thực tập
được thuận lời và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban quản lý cùng các cô chú công
nhân làm việc tại “Cơ sở chăn nuôi lợn Hoàng Hảo”, đặc biệt là chú Nguyễn Thanh
Tấn Phước, là quản lý chính của cơ sở đã tận tình giúp đỡ, giải thích từng công
đoạn của một quy trình chăn nuôi lợn, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết để
chúng em có thể hoàn thành bào báo cáo của mình theo đúng thời gian quy định.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực môi trường và các văn bản luật
được áp dụng, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy,
không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn,chúng em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy và các bạn học cùng lớp để kiến thức của
em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong Thầy bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong những bài báo cáo sắp tới.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Tuấn Anh

Page 7


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mọi hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của con người đều tác động đến
môi trường sống của chúng ta. Để duy trì được môi trường sống trong lành cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có sự điều tiết cân đối nhờ các văn bản luật
cũng như các chính sách môi trường để vừa có sự phát triển kinh tế xã hội vừa đảm
bảo duy trì môi trường sống an toàn, bền vững hơn.
Trong quá trình học tập, việc nghiên cứu các vấn đề qua tài liệu và lý thuyết
một cách máy móc khiến cho chúng ta nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng nhất
định trong khuôn khổ lý thuyết mà chưa nắm bắt hết hiện trạng thực tiễn đang diễn
ra. Nhằm nâng cao khả năng nhìn nhận sự việc một cách khách quan và thực tế,
hiểu rõ được các vấn đề môi trường cũng như các văn bản luật áp dụng cho từng
khía cạnh, từng ngành nghề, môn “luật và chính sách môi trường” đã tạo cho chúng
em cơ hội tiếp cận với những văn bản và trường hợp áp dụng luật đối với từng vấn
đề môi trường xảy ra trong một quy trình sản xuất cụ thể.
Là một nước nông nghiệp truyền thống, ngành trồng trọt và chăn nuôi được
xem là hai ngành xuất hiện lâu đời nhất ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hóa, ngành chăn nuôi đã được cải tiến rất nhiều, mở rộng diện tích
chăn nuôi với quy mô lớn để đảm bảo cung ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong
quá trình hoạt động, việc tác động đến môi trường là không thể tránh khỏi.
Do điều kiện thời gian cũng như phương tiện di chuyển còn nhiều bất cập,
kinh nghiệm thực tế còn yếu kém, chưa có giáo viên hướng dẫn cũng như các công
ty và cơ sở chưa thật sự nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin nên nhóm em quyết
định chọn “Cơ sở chăn nuôi lợn Hoàng Hảo”, một cơ sở nuôi lợn với quy mô lớn,
nằm trên địa bàn huyện Đăk Đoa-Gia Lai, đảm bảo thuận lợi cho việc di chuyển và
thời gian gấp rút, cũng như vấn đề môi trường trong trại nuôi lợn cũng là vấn đề
đáng quan tâm.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 8



Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ
1.1 Vị trí địa lý
Cơ sở chăn nuôi lợn Hoàng Hảo nằm ở Thôn Châu Giang, xã Kon Gang,
huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Diện tích đất xây dựng cơ sở chăn nuôi có mục đích
sử dụng đến năm 2059, cách trung tâm xã khoảng 10km, cách khu dân cư khoảng
3km. Cơ sở chăn nuôi lợn Hoàng Hảo nằm trên đường liên xã nên có điều kiện
thuận lợi về vân chuyển con giống và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Người đứng đầu
cơ sở chăn nuôi là Võ Thị Hoàng Hảo.
Cơ sở có diện tích 45.156 m2 tại thôn Châu Giang, xã Kon Gang, huyện Đắk
Đoa. Với các điểm tiếp giáp sau:
Phía Bắc giáp: Rẫy cà phê
Phía Nam giáp: Đường nhựa
Phía Tây giáp: Cao su
Phía Đông giáp: Cao su
Vị trí xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn cách trung tâm xã Kon Gang khoảng
10km, nằm trên đường nhựa, có địa hình tương đối bằng phẳng và cách suối 1km về
hướng Bắc.
1.2

Thiết kế nhà xưởng

1.2.1 Khu hành chính và nhà khách
Khu làm việc khác được bố trí 1 phòng diện tích 60 m 2 ; nhà triệt móng đá chẻ
giãn móng bằng vê tông mác 150 tường xây gạch ống, nền lát gạch bông, mái lợp
tôn trắng kẽm, la phong nhựa, cửa sắt kính mở.
1.2.2


Nhà nghỉ công nhân

Gồm 6 phòng nghỉ và 1 khu vệ sinh được xây dựng 50 m 2 cũng xây dựng như
khu hành chính.
1.2.3 Nhà ăn và bếp
Diện tích xây dựng 60 m2 xây và kết cấu giống như khu hành chính.
1.2.4 Nhà kho
Kho thức ăn: 2 kho xây dựng 120 m 2 kết cấu trụ bê tông móng đá xây gạch thẻ
và lợp tôn kẽm có thông gió.
Nguyễn Tuấn Anh

Page 9


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

1.2.5 Trại heo
Cơ sở chăn nuôi lợn Hoàng Hảo được xây dựng theo mô hình trại kín với quy
mô sau:
- Diện tích xây dựng 18m x 80m x 2 nhà = 2.880 m2
- Công trình cấp 4, mái lợp tôn sóng vuông tráng kẽm, và kèo xà gồ thép, cột
gạch. Sàn chuồng làm bằng bê tông cốt thép chịu lực được chế tạo sẵn các rãnh
thoát phân, tại vị trí khoảng trống bố trí quạt hút đảm bảo vệ sinh thông thoáng, nền
láng xi măng mác 75 dày 30, dưới là lớp bê tông đá 1x 2 mác 200 dày 100.
1.3

Máy móc và trang thiết bị
Các máy móc thiết bị dùng trong công nghệ chăn nuôi lợn của cơ sở được


trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Danh mục máy móc thiết bị của trang trại chăn nuôi lợn.
(nguồn:cơ sở cung cấp)
STT

Máy móc thiết bị

1

Xe đẩy cám
2
3

4

5

6

7

ăn

bơm

nước

nước


pha

thuốc tự động
Bể chứa nước vệ
sinh chuồng trại
Bể nước uống cho
lợn

Nguyễn Tuấn Anh

thuật

Đơn vị

Số lượng

Cái

1

Bộ

1

m

10

5m3/giờ


cái

1

700 lít

Cái

1

12m3

Cái

1

12m3

Cái

1

C.P cung cấp

định

giếng đào
Bồn

kỹ


cải tiến

lượng cho lợn thịt
Máy

tính

Xe ba bánh, loại

Bộ dụng cụ thú y
Máng

Đặc

Máng
động

Page 10

tự


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

8

50’’(1400x1


Quạt hút gió
Tấm

9

làm

400)
mát

Cooling pad

10

Máy phát điện

11

Bể nước làm mát

1.8x0.3x0.15

1x1x2

Cái

8

Tấm


80

Cái

1

m

1.4 Cơ cấu nhân sự
Cơ sở gồm 13 nhân công làm việc chính. Trong đó có 1 người quản lý chính là
chú Nguyễn Thanh Tấn Phước, 1 đầu bếp và 3 công nhân kỹ thuật và 8 công nhân
nuôi dưỡng.
Thời gian làm việc của công nhân:
-

Sáng: 6h-10h

-

Chiều: 1h-4h

Công nhân làm việc theo giờ hành chính và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm
bảo sức khỏe cho quá trình làm việc. Tuy nhiên, với số lượng heo lên đến 4800 con
được chia thành 2 khu với 4 dãy và mỗi dãy 11 ô. Mỗi người đảm nhiệm 600 con,
do đó công việc khá vất vả và đòi hỏi nhanh nhẹn, kiên nhẫn. Thành phần nhân
công trong cơ sở chủ yếu là nông dân bình thường và được tuyển từ các tỉnh lân cận
như Bình Định, Phú Yên. Nhìn chung, công nhân có tính cần mẫn và chịu khó, song
chưa có trình độ chuyên môn cao.

Nguyễn Tuấn Anh


Page 11


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
2.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng
2.1.1 Nhu cầu về thức ăn
Dùng thức ăn công nghiệp bằng viên và khô. Trong quá trình hoạt động nguồn
thức ăn chăn nuôi cho heo được mua của Công ty CP Việt Nam cung cấp thức ăn
được vận chuyển bằng xe tải từ Bình Dương, được bảo quản kỹ trong kho có thông
gió tránh nấm mốc, thời gian luân chuyển không quá 7 ngày. Số lượng thức ăn tiêu
thụ một tháng là: 45 tấn.
Lượng thức ăn cung cấp cho heo tương đối lớn, do đó tần suất xe vận chuyển
thức ăn ra vào cơ sở khá dày, các vấn đề ô nhiễm xảy ra ở giai đoạn này chủ yếu là
ô nhiễm không khí.
2.1.2 Nhu cầu về thú y
Trại được áp dụng nuôi theo quy trình vệ sinh an toàn sinh học. Thú y là bác sĩ
do công ty cử xuống để kiểm tra và thường kiểm tra định kỳ theo tuần. Các cá thể bị
bệnh sẽ được cách li và nuôi dưỡng riêng để đảm bảo an toàn cho những cá thể
khác. Đồng thời, tạo điều kiện chăm sóc tốt cho heo bệnh, nếu có trường hợp heo bị
bệnh chết sẽ được xử lí theo hình thức chôn lấp tự phân hủy, đây cũng là một quá
trình gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.
2.1.3 Nhu cầu điện nước
2.1.3.1 Nhu cầu sử dụng điện
- Nguồn điện cung cấp cho nhu cầu cơ sở lấy từ nguồn điện lưới quốc gia
đang được sử dụng tại xã Kon Giang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ... để đảm bảo
nguồn điện cơ sở lắp đặt một trạm biến áp 75 KWA.

- Tổng lượng điện tiêu thụ của cơ sở chăn nuôi lợn ước tính trên công suất các
loại thiết bị khoảng 500 KWh/tháng, điện sẽ được tiêu thụ cho các mục đích: bơm
nước để tắm cho lợn, quạt thông gió chuồn trại, thắp sáng chuồng trại, nhu cầu của
công nhân làm việc tại dự án.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 12


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

2.1.3.2 Nhu cầu sử dụng nước
- Nước có vai trò quan trọng trong quá trình chăn nuôi, nước là dung môi hòa
tan các chất dễ hấp thụ và vận chuyển các chất, vì nước có một lượng ion hóa cao,
điều hòa thân nhiệt cho heo.
- Đồng thời, cơ sở cũng cần một lượng nước lớn để phục vụ dàn lạnh vệ sinh
chuồng trại. Bình quân tiêu tốn 10m3/ngày.
- Cơ sở cũng tiêu tốn nước cho hệ thống thông gió và làm mát chuồng trại.
Tuy nhiên, lượng nước này ít bị tiêu hao do hệ thống sử dụng nước theo cơ chế tuần
hoàn, lượng nước tiêu hao là không đáng kể và không gây ô nhiễm môi trường.

Hình 1. Hệ thống làm mát tự động của cơ sở.
Bảng 1: Kết quả phân tích nước
(Nguồn: cơ sở cung cấp)
Các chỉ tiêu

Hàm
lượng


pH

Giới hạn tối
đa

Phương
pháp thử

8,19

5,0 – 8,5

Độ cứng( mg CaCO3/l)

17,4

500

TCVN 6224:1996

Nitrat (mg/l)

< 0,01

50

TCVN 6180:1996

Nitrit (mg/l)


<0,01

3

TCVN6178:1996

Clorua(mg/l)

21,3

500

TCVN6194:1996

Nguyễn Tuấn Anh

Page 13

SMEWW


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Sắt(mg/l)

0,20

0,5


TCVN7177:1996

BOD5(mg/l)

6

6

SMEWW

COD(mg/l)

9

10

SMEWW

Chất rắn tổng số(mg/l)

138,7

3.000

SMEWW

Asen (mg/l)

0,002


0,05

AAS

Đồng(mg/l)

<0,001

2

AAS

Xianua (mg/l)

<0,01

0,07

Điện cực chon lọc

Florua (mg/l)

1,5

2

TCVN 6224 :1996

Chì (mg/l)


<0,001

0,01

AAS

Mangan (mg/l)

0,113

5

AAS

Thủy ngân (mg/l)

0,002

0,1

Kẽm (mg/l)

0,207

5

IOS 5666-1983
AAS


Nguồn cung cấp nước:
- Cung cấp cho sinh hoạt và chăn nuôi từ 2 giếng khoan.
- Cơ sở xây dựng 3 hồ chứa nước mỗi hồ 60 m 3. Nước hồ chỉ để sinh hoạt, vệ
sinh chuồng trại và cung cấp cho các hồ nhỏ và tắm làm mát.
- Ngoài ra, còn một đài nước 10m3. Đây là đài tổng, bên cạnh đó mỗi trạng
trang bị thêm 1 đài nước 1m3 riêng biệt để heo uống hằng ngày. Việc vệ sinh trại
hằng ngày và cho heo uống thuốc vitamin. Từ bồn dẫn ống bằng vào trại tùy theo
loại heo và cỡ heo sẽ tương úng với áp suất của nước
2.2 Quy trình sản xuất
Vận chuyển nguyên vật liệu
( con giống, thức ăn)

khí thải, tiếng ồn, bụi
Hoạt động nuôi heo

Nguyễn Tuấn Anh

Page 14


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Không qua xử lý (tiếng ồn, khí
thải, chất thải rắn sinh hoạt,...)

Xả thải

Xử lý nước thải và phân trước
khi thải ra môi trường (hầm

biogas)

Hình 2: Sơ đồ tổng quát của quá trình sản xuất và các vấn đề môi trường
phát sinh
 Thuyết minh quy trình:
Nguyên vật liệu (con giống, thức ăn) sẽ được Công ty TNHH chăn nuôi C.P
Việt Nam cung cấp trực tiếp cho cơ sở. Trong quá trình vận chuyển nguồn ô nhiễm
phát sinh chủ yếu là tiếng ồn, khí thải, bụi...ảnh hưởng trược tiếp đến chất lượng
không khí của cơ sở.
Trong quá trình nuôi heo, các hoạt động ăn uống cũng như sinh hoạt của heo
sẽ xả thải ra nhiều loại chất thải nhau, bao gồm cả ô nhiễm không khí (tiếng ồn,
mùi,…) và nước thải (phân, thức ăn thừa,..) sẽ được xử lí theo 2 phương thức:
không qua xử lí ( tiếng ồn, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt...) và nước thải đã được
xử lí bằng công nghệ Biogas.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 15


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Hình 3: Sơ đồ mô tả tổng quát hệ thống Biogas.
2.3 Vệ sinh phòng bệnh – Phòng bệnh dịch tả (Lê Thị Thu Thủy+Trần Anh Tuấn)
Trong quá trình sản xuất một số vấn đề về sức khỏe vật nuôi cũng ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường. Chính vì thế, phòng bệnh cho vật nuôi cũng là một vấn đề
cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu khả năng lây lan các
loài vi sinh vật phát tán ra môi trường.
2.3.1 Vệ sinh chuồng trại

Trại heo thịt: Sau một lứa xuất heo con đi lồng úm được đưa ra ngoài ngâm
trong hồ với sút, sau đó dùng máy sịt áp lực cho sạch trong kẽ, hốc, phơi nắng và
quét vôi. Trong trại dùng máy bơm nên xịt kĩ từ mái đến gầm, quét vôi, xịt sát trùng
cuối cùng dùng Formol + thuốc tím khử trùng tiêu độc khi làm xong đóng cửa
không cho ai vào chờ ngày cho nhập lứa kế tiếp.
Quá trình này vừa giúp khử trùng cho chuồng trại đồng thời cũng diệt bớt một
số lượng vi sinh vật gây bệnh có hại trong không khí. Tuy nhiên, do sử dụng hóa
chất nên vấn đề ô nhiễm không khí là không tránh khỏi.
2.3.2 Phòng dịch và phòng bệnh
- Xung quanh trại được xây dựng tường cao 4m cách li bên ngoài, trước khi xe
vào trại dừng lại cổng phụ cách 300m xịt sát trùng, sau đó đến trại phải qua bể nước
sát trùng.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 16


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

- Công nhân không được ra vào trại nếu không có ý kiến của quản lý trại.
- Hạn chế tối đa khách vào trại, nếu vào thời điểm trại dịch bệnh nghiêm cấm
100% người ra vào phải được qua sát trùng kĩ lưỡng.
- Trong trại chăn nuôi được xịt sát trùng 2 ngày 1 lần, phạm vi bên ngoài 3
ngày 1 lần.
- Vôi bột rải chung quanh trại 1 lần/tuần.
- Quần áo công nhân được để riêng từng khu tránh lây lan dịch bệnh, được giặt
giũ kĩ trước khi đem phơi và phải được sổ qua nước sát trùng.
- Muốn chăn nuôi heo thành công, khâu vệ sinh phòng bệnh phải được tuân

thủ triệ để.
2.4 Các tác động môi trường
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ
mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của
chăn nuôi không cao, . . .. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ
gây nên bùng phát dịch bệnh.
Bảng 2: Các vấn đề ô nhiễm có thể xảy ra trong quy trình sản xuất (Văn
Thị Cẩm Nhung)
STT

Nguồn gây tác động

Đối tượng có thể
chịu tác động trực tiếp

Nguồn tác động có liên quan đến chất thải
1

2

Nguyễn Tuấn Anh

Nước thải:

Môi trường nước.

-

Nước thải sinh hoạt.


-

Nước thải sản xuất.

-

Nước mưa chảy tràn.
Khí thải:

Môi trường không khí.

Page 17


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

-

CH4 từ khí gas.

-

Bụi lơ lửng, NOx, SOx, CO,….

-

Vi sinh vật,...


3

Chất thải rắn:

Môi trường đất, môi

-

Bao bì chứa nguyên liệu.

-

Rác thải sinh hoạt.

-

Các bộ phận máy móc hư hỏng.

-

Một số chất thải rắc khác.

4

trường không khí.

Chất thải nguy hại:
-

Môi trường đất,


Thùng chứa, dụng cụ y tế, xác
sinh vật chết,..

môi trường không khí,
môi trường nước.

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
1

An toàn lao động và sức khỏe,

Công nhân.

bệnh nghề nghiệp.
2

Tiếng ồn, mùi hôi.

Công nhân.

Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do cơ sở xảy ra
-

Rủi ro về cháy nổ.

Môi trường không khí,

-


Rủi ro về tai nạn lao động.

-

Rủi ro về sự cố trong hệ thống xử

thiệt hại về người và tài
sản.

lý chất thải.
2.4.1 Khí thải, mùi và tiếng ồn
2.4.1.1 Khí thải
Khí thải phát sinh chủ yếu trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ sinh ra
hỗn hợp khí gây mùi khó chịu từ hầm biogas, từ hệ thống xử lí nước thải sau biogas.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 18


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Tại hầm biogas, quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong phân lợn tạo
nên các khí gây mùi, ngoài ra còn có một số khí gây hiệu ứng nhà kính như: CH4, và
CO2...Ước tính lượng phân đem đi ủ vào khoảng 650kg/ngày.
Ngoài ra, Khí thải còn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
nguyên, vật liệu ra vào cơ sở.
2.4.1.2 Mùi
Mùi hôi là kết quả của quá trình phân hủy kỵ khí không hoàn toàn. Suốt quá

trình phân hủy, các hợp chất trung gian tạo mùi hôi được sinh ra và có thể tích đọng
lại nếu số lượng vi sinh vật phân hủy các hợp chất này không đủ đáp ứng chính
những tích đọng này sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Nếu quá trình phân hủy hoàn toàn
sẽ tạo ra khí không mùi như CO2, CH4 cũng như một số khí có mùi như NH3 và H2S
đóng góp rất ít vào cường độ mùi. Mùi hôi trong chuồng trại chăn nuôi chủ yếu gây
ra bởi các khí như NH3, H2S, Skatol, Indol, mercaptan thu hút nhiều ruồi nhặng đặc
biệt vào mùa mưa.
Mùi phát sinh chủ yếu phân lợn và nước tiểu lợn ở chuồng trại. Mùi hôi này
nếu phát sinh ở khu vực lân cận sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt
của người dân. Tuy nhiên, trại chăn nuôi được xây dựng ở khu vực cách khu dân cư
khoảng 1km với mô hình cở sở chăn nuôi đông lạnh khép kín nên việc mùi hôi phát
sinh đến khu dân cư là không đáng kể.
Trong quá trình sản xuất, mùi hôi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc
cũng như sức khỏe của công nhân. Hiện tại, cơ sở cũng trang bị dụng cụ bảo hộ cho
công nhân nhưng chưa đảm bảo hiệu quả, khả năng mắc các bệnh nghề nghiệp do
mùi hôi là khá cao.
2.4.1.3 Tiếng ồn
Chủ yếu là tiếng kêu của lợn đồng phát khi bị đói. Ngoài ra, tiếng ồn phát sinh
của cơ sở chủ yếu từ các thiệt bị máy móc dùng cho tưới tiêu và các phương tiện ra
vào cơ sở.
Tham khảo các thông số đo đạc về tiếng ồn tại các chuồng trại nuôi của Công
ty TNHH C.P Việt Nam thì tiếng ồn sinh ra trong trại ước tính khoảng 65 – 70 dBA.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 19


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L


So với QCVN 26:2010/BTNMT thì tiếng ồn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi vẫn
nằm trong giới hạn cho phép từ 55 – 70 dBA
2.4.1.4 Bụi
Bụi phát sinh chủ yếu từ hoạt động phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu ra vào cơ sở. Tùy trên điều kiện chất lượng đường giao thông, chất lượng xe
vận chuyển mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng trong
những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi khi vận chuyển hoặc từ kho
chứa cuốn trên gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung
quanh.
2.4.2 Nước thải
2.4.2.1 Nước thải sinh hoạt
Cơ sở với tổng số lượng công nhân là 13 người. Lượng nước thải sinh hoạt rất
ít so với nước thải trong chăn nuôi. Tuy nhiên, trong nước thải sinh hoạt có chứa các
chất béo khó tan như xà phòng, dầu mỡ,…và các chất hữu cơ từ thực phẩm mà
không được xử lí cụ thể, được xả thải tự do, trực tiếp ra môi trường cũng gây ảnh
hưởng đến tính chất của đất cũng như ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.
Nhu cầu sử dụng một người trên tiêu chuẩn cấp nước là 120 lít/ngày. Với số
lượng 13 công nhân làm việc lưu lượng cấp nước cho sinh hoạt trong ngày khoảng
1,2 m3/ngày.
So với tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT ( Cột B ), hầu hết các chất ô
nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt qua giới hạn
cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh họa có chứa rất nhiều cặn bã, chất
rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh cho nên để bảo vệ môi
trường nước, sức khỏe con người cần phải có các biện pháp xử lý nước trước khi
thải ra ngoài môi trường tự nhiên.
2.4.2.2 Nước mưa chảy tràn
Do quá trình bảo quản hóa chất không được thực hiện nghiêm ngặt, hiện
tượng vun vãi hóa chất vẫn còn diễn ra. Khi mưa xuống, nước mưa sẽ cuốn theo các


Nguyễn Tuấn Anh

Page 20


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

hóa chất này đi vào đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong đất cũng như chất
lượng nguồn nước ngầm.
2.4.2.3 Nước thải chăn nuôi
Thành phần chủ yếu của nước vệ sinh chuồng trại gồm nước tiếu lợn, phân
lợn. Nguồn nước này đã được xử lí bằng hệ thống hầm biogas, nên không gây ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường. (Quy trình xử lí như hình 3)
2.4.3 Chất thải rắn
2.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân chủ yếu là bao bì ni long, chai lọ,
thức ăn thừa, rau, quả… Trong cơ sở gồm 13 người, ước tính lượng rác phát sinh
khoảng 0,3 kg/người/ngày, nên tổng lượng rác thải sinh hoạt khoảng 3.9kg/ngày,
trong đó thành phần hữu cơ cao (chiếm 60-65%) dễ bị thối rữa phát sinh mùi hôi
gây tác động đến chất lượng không khí khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân
phục vụ trang trại.
2.4.3.2 Chất thải trong sản xuất chăn nuôi
- Phân tươi trong chuồng: Đối với lợn thịt thì lượng phân trung bình khoảng
0.5 – 1.1 kg/ngày.con. (Nguồn: Niêm Giám Nông Nghiệp – Thực Phẩm, 2008)
Bảng 3: Tính toán lượng phân lợn trong 1 ngày
Chủng loại

STT


lợn
1

Lợn thịt

Tính toán

Tổng lượng phân
trong 1 ngày ( kg/ngày )

950 con x (0,5÷1,1)

( 475 ÷ 1,045 )
kg/con
( Nguồn: Niên Giám Nông Nghiệp – Thực Phẩm, 2008)

- Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi: Chai lọ, bao bì đựng thực phẩm…
lượng chất thải rắn ngày ước tính phát sinh khoảng 8 kg/ngày.
2.4.3.3 Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu phát sinh từ hoạt
động sinh hoạt của công nhân xây dựng với chủng loại khác nhau như: Bóng đèn
huỳnh quang, pin hết công năng sử dụng, bình ắc quy, giẻ lau dính dầu nhớt, dung

Nguyễn Tuấn Anh

Page 21


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L


môi từ quá trình bảo trì bão dưỡng các thiết bị máy móc. Tuy nhiên lượng chất thải
nguy hại phát sinh rất ít do giai đoạn xây dựng ngắn nên lượng phát sinh không
đáng kể.
2.4.3.4 Các vấn đề khác
Khi cơ sở chăn nuôi đi vào hoạt động những rủi ro có thể xảy ra chủ yếu là do
những nguyên nhân sau:
2.4.3.4.1 Tai nạn lao động
- Bất cẩn của công nhân sử dung khí gas gây cháy
- Hệ thống cung cấp điện cho cơ sở chăn nuôi có thể chập, nổ.
- Sự rò rỉ của đường ống dẫn khí gas, hệ thống các van bị hư hỏng gây ảnh hưởng
môi trường không khí
- Ngộ độc do thức ăn hoặc nước uống nhiễm bẩn.
- Ngộ độc, gây mệt mỏi, ngất xỉu do tiếp xúc với liều suất bức xạ có cường độ lớn
lâu ngày.
Một số hình ảnh tại cơ sở:

Bảo hộ lao động kém chất lượn

Trèo cao, nguy hiểm

2.4.3.4.2 Khả năng gây cháy nổ
Một số nguyên nhân cháy xảy ra do ý thức của công nhân lam việc hay do sự cố
điện như:
- Hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bãi vào nơi có nguồn nguyên liệu dễ cháy;
- Sắp xếp các bao nguyên liệu thức ăn trong kho không gọn gang vướng vào các ổ
điện
Nguyễn Tuấn Anh

Page 22



Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

- Phát sinh các tia lửa điện do sét đánh gây ra
- Lựa chọn tiết diện dây dẫn điện không phù hợp với cường độ dòng, không trang bị
các thiết bị bảo vệ quá tải…
- Các sự cố, rủi ro này có thể gây thiệt hại đến tính mạng con người và tài sản của
chủ cơ sở chăn nuôi, ảnh hưởng lớn đến môi trường xã hội và sức khỏe.
Một số hình ảnh tại cơ sở:
Hệ thống điện

2.5 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phát sinh tại cơ sở (Lê Thị Thu Thủy+Trần
Thị Thu Thảo)
2.5.1 Khí thải, bụi, tiếng ồn
2.5.1.1 Khí thải
Giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động thi công xây dựng các công trình công
cộng: Thực tế các biện pháp giảm thiểu tác động từ khí thải của các phương tiện vận
chuyển rất khó thực hiện, vì nguồn thải không tập trung và đó cũng là chất thải tất
yếu của quá trình đốt cháy nhiên liệu. Chủ cơ sở chăn nuôi sẽ thực hiện các biện
pháp giảm thiểu như sau:
 Không dùng các phương tiện quá cũ, vừa gia tăng tiêu hao nhiên liệu vừa
tăng lượng khí thải ra môi trường.

Nguyễn Tuấn Anh

Page 23



Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới sẽ được kiểm tra để đạt
tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi
trường.
2.5.1.2 Bụi
Trong giai đoạn này, bụi phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu... Để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi Chủ cơ sở chăn nuôi sẽ thực
hiện các biện pháp tích cực sau:
Trong những ngày nắng, để hạn chế mức ô nhiễm bụi tại khu vực công
trường xây dựng, cần thường xuyên phun nước, hạn chế một phần bụi cát có thể
trên gió phát tán vào không khí.
Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận chuyển phải được phủ kín,
tránh tình trạng rơi vãi xi măng, gạch, cát ra đường.
Không sử dụng phương tiện vận chuyển quá cũ.
Không bốc dỡ nguyên, vật liệu xây dưng hải có trang thiết bị bảo hộ lao
động để hạn chế bụi.
2.5.1.3 Tiếng ồn
Không sử dụng phương tiện quá cũ làm tăng tiếng ồn khu vực.
Sử dụng các phương tiện đạt tiêu chuẩn về đăng kiểm.
Công nhân làm việc phải có thiết bị bảo hộ lao động để tránh chịu tác
động tiếng ồn của phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu.
Hệ thống cơ sở nuôi lợn là trại kín nên ít phát tiếng ồn ra bên ngoài
mà chủ yếu là trong nhà nuôi lơn.
Trang bị các thiết bị chống ồn khi làm việc trong quá trình chăn nuôi,
kết hợp với cho ăn thường ngày để lợn không bị đói mà kêu.
Đối với các máy móc thiết bị thì cần thường xuyên kiểm tra, bôi dầu
mỡ để hạn chế tiếng ồn.
2.5.2


Nước thải

2.5.2.1 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD), SS cao...
Nguyễn Tuấn Anh

Page 24


Luật và chính sách môi trường DH13QMG
L

Để xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi
trường, Chủ cơ sở chăn nuôi sẽ tiến hành xây dựng hệ thống xử lý bằng bể tự hoại 3
ngăn hoàn chỉnh. Xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT- Cột B trước khi
thải ra ngoài môi trường.
Bể tự hoại 3 ngăn đang được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm như: hiệu
suất xử lý ổn định kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn; chiếm ít diện
tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản. Hiệu suất lắng cặn lơ lửng
(TSS) đạt 50- 70%, 25- 45% chất hữu cơ (BOD và COD) và các mầm bệnh có trong
phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại.
Nước thải sinh hoạt
(rửa, tắm, giặt...)

Song chắn rác, hố ga
lắng cặn
Phân hầm cầu

Bể tự hoại


Nguồn tiếp nhận

(3 ngăn)

Hình 4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải
sinh hoạt

Nước thải
đã xử lý

Hình 5: Bể tự hoại 3 ngăn
1) Ngăn lắng và xử lý yếm khí 2) Ngăn lắng ngang 3) Ngăn xử lý hiếu khí
Bể tự hoại là một công trình thực hiện đồng thời 2 chức năng: lắng và phân
hủy cặn lắng. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 3 đến 6 tháng. Trong thời gian này,
dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần
tạo thành các chất khí và phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Phần nước thải
được thải ra ngoài trên ống dẫn, còn lượng bùn dư sau thời gian lưu khoảng 2 đến 5
năm sẽ thuê hút chuyên dùng hút đi.
Nguyễn Tuấn Anh

Page 25


×