Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 74 trang )

z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM PHÂN HIỆU GIA LAI
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---------

BÁO CÁO
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
THỊ XÃ AN KHÊ ĐẾN NĂM 2030

GVHD: Phạm Thị Minh Thu
Nhóm: 1
Lớp: DH13QMGL

Gia lai, ngày 25 tháng 03 năm 2016


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

1. Nguyễn Thị Thanh Tâm
2. Lê Thị Thu Thủy
3. Trần Thị Thu Thảo
4. Đinh Thị Hoa
5. Văn Thị Cẩm Nhung
6. Phan Thị Anh Đài
7. Nguyễn Thị Phương
8. Phan Chí Khải
9. Lê Thị Mỹ Thủy
10. Trần Nam Hùng


11. Trần Anh Tuấn
12. Lê Thị Thúy Hằng
13. Võ Văn Hùng

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-2-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................ 8
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 9
Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 9

I.

II. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 10
III. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 10
IV. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 10
Chương 1. TỔNG QUAN THỊ XÃ AN KHÊ ................................................................ 12
I.

Vị trí và ranh giới quy hoạch ................................................................................ 12

II. Địa hình ................................................................................................................... 13
2.1.


Địa hình gò đồi ................................................................................................. 13

2.2.

Địa hình núi thấp ............................................................................................. 13

III. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường ................................................. 13
3.1.

Tài nguyên đất .................................................................................................. 13

3.2.

Tài nguyên nước .............................................................................................. 14

3.3.

Tài nguyên khoáng sản.................................................................................... 14

3.4.

Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 14

3.5.

Cảnh quan môi trường .................................................................................... 14

IV. Thực trạng phát triển kinh tế thị xã An Khê ...................................................... 15
4.1.


Thực trạng tăng trưởng kinh tế....................................................................... 15

4.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................................. 18

4.3.

Hành chính ...................................................................................................... 18

4.4.

Tính chất và quy mô quy hoạch ...................................................................... 19

4.5.

Tầm nhìn 2030 ................................................................................................. 19

V. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2030 .............................................. 20
VI.

Các dự báo tổng quát ......................................................................................... 21

6.1. Dự báo quy mô ranh giới thị xã và các xã phường ........................................... 21
GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-3-



Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

6.2. Dự báo dân số, lao động, việc làm...................................................................... 21
Chương 2. QUY HOẠCH ĐẤT ...................................................................................... 23
I.

Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất .......................................................................... 23

II. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 23
III. Cở sở pháp lý lập quy hoạch sử dụng đất ........................................................... 24
III. Hiện trạng sử dụng đất ở thị xã An Khê ............................................................. 25
IV. Quy hoạch sử dụng đất.......................................................................................... 26
4.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 26
4.2. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp .......................................................... 29
4.3.

Quy hoạch đất đô thị ........................................................................................ 40

4.4.

Quy hoạch đất ở nông thôn ............................................................................. 41

4.5.

Quy hoạch đất du lịch ...................................................................................... 41

V. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................. 42
5.1. Giải pháp về đầu tư ............................................................................................. 42
5.2. Giải pháp về chính sách ...................................................................................... 43
5.3.


Giải pháp cải tạo đất và bảo vệ môi trường .................................................... 44

5.4.

Giải pháp về tổ chức thực hiện ....................................................................... 45

Chương 3. QUY HOẠCH HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ ................................................... 48
I.

Các khái niệm ......................................................................................................... 48
1.1.

Môi trường đô thị ............................................................................................. 48

1.2.

Hệ sinh thái đô thị ............................................................................................ 48

II. Mục tiêu dự án quy hoạch HST đô thị................................................................. 49
2.1. Phát triển đô thị .................................................................................................. 49
2.2.

Phát triển các khu vực nông nghiệp ............................................................... 50

2.3.

Đạt mục tiêu phát triển môi trường bền vững cho hệ sinh thái .................... 50

III. Đối tượng và phạm vi quy hoạch.......................................................................... 51

IV. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 51
V. Hiện trạng cây xanh trên địa bàn thị xã An Khê ................................................ 51
5.1.

Cây xanh bóng mát .......................................................................................... 51

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-4-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

5.2.

Thảm cỏ, bồn hoa, cây đường viền ................................................................. 53

5.3.

Tình hình sử dụng ........................................................................................... 53

5.4.

Cây xanh- thành phần quan trọng trong môi trường đô thị.......................... 54

VI. Quy hoạch trồng cây xanh đường phố ................................................................. 55
6.1. Mục đích .............................................................................................................. 55
6.2. Yêu cầu ................................................................................................................ 55
6.3. Thay thế cây xanh trên các tuyến đường đã có ................................................. 56
Chương 4. QUY HOẠCH CHẤT THẢI RẮN .............................................................. 57

I. Căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch .............................................................. 57
II. Mục tiêu và phạm vi của quy hoạch..................................................................... 57
2.1. Mục tiêu của quy hoạch ..................................................................................... 57
2.2. Phạm vi quy hoạch ............................................................................................. 59
III. Hiện trạng quản lí rác thải sinh hoạt tại thị xã An Khê – tỉnh Gia Lai .......... 59
3.1.

Nguồn phát sinh rác thải ................................................................................. 59

3.2.

Hiện trạng thu gom và quản lý CTRSH ......................................................... 60

3.3.

Dự báo khối lượng, thành phần rác thải ........................................................ 60

IV. Lựa chọn địa diểm xây dựng BCL CTSH ........................................................... 61
4.1.

Nguyên tắc chung khi thiết kế BCL CTRHVS ............................................... 61

4.2.

Lựa chọn địa điểm xây dựng BCL CTRSH .................................................... 61

4.3.

Quy mô, điều kiện địa điểm dự kiến xây dựng khu xử lý rác CTRSH .......... 62


V. Giải pháp thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý rác thải sinh ..................... 64
5.1. Hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải ......................................................... 64
5.2.

Chôn lấp hợp vệ sinh ....................................................................................... 65

VI. Các phương án kiểm soát chất lượng môi trường tại BCL rác thải ................. 66
6.1.

Phòng ngừa ô nhiễm do vận chuyển rác ........................................................ 66

6.2.

Khống chế ô nhiễm do khí thải, bụi ................................................................ 66

6.3.

Khống chế mùi hôi, sự lan truyền mầm bệnh và hơi khí độc ........................ 66

Chương 5. QUY HOẠCH NƯỚC MẶT ........................................................................ 67
I.

Thực trạng nguồn nước mặt ................................................................................. 67

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-5-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1


II. Phương án quy hoạch ............................................................................................ 68
2.1. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt - công nghiệp .................................................. 68
2.3. Quy hoạch tiêu úng, chống lũ ........................................................................... 68
III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH .......................................................... 69
3.1. Giai đoạn đến 2020 ............................................................................................ 69
3.2. Giai đoạn sau 2020 ............................................................................................. 69
IV. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 70
Chương 6. QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN RỪNG ........................................................ 71
I.

Hiện trạng rừng ..................................................................................................... 71

II. Quy hoạch rừng thị xã An Khê theo định hướng phát triển năm 2030 ............ 72
Chương 7. KẾT LUẬN ................................................................................................... 73

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-6-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TX

:

Thị xã


KT

:

Kinh tế

TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên

NĐ- CP

:

Nghị định chính phủ

QHMT

:

Quy hoạch môi trường

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường


TT

:

Trung tâm

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HTX

:

Hợp tấc xã

UBND

:

Ủy ban nhân dân

THCS

:

Trung học cơ sở


THPT

:

Trung học phổ thông

HST

:

Hệ sinh thái

BCL

:

Bãi chôn lấp

BCLHVS

:

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt


BVTV

:

Bảo vệ thực vật

BQL

:

Ban quản lý

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-7-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Tổng diện tích và sản lượng các loại cây trồng năm 2014 – 2015 của TX An Khê. . 16
Bảng 1. 2. Thu thập các ngành kinh tế năm 2015 của thị xã An Khê .......................................... 18
Bảng 1. 3. Dự báo dân số, số hộ của thị xã An Khê năm 2030. ................................................... 22
Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thị xã An Khê ................................................. 25
Bảng 3. 1. Chủng loại và số lượng cây xanh (Đơn vị tính: cây) ................................................... 52
Bảng 3. 2. Số lượng cây trên các tuyến đường ............................................................................. 52
Bảng 3. 3. Phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật ......................................................... 56
Bảng 4. 1. Khối lượng rác thải dự báo trong 15 năm tới (2015-2030) ......................................... 60


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 2. TX An Khê xứng tầm vùng KT trọng điểm ................................................................ 20
Hình 1. 1. Đường Quang Trung.................................................................................................... 20

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-8-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

LỜI MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thế kỷ 20 nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của dân số thế giới và mức sống ngày
một càng cao của con người, hoạt động của con người cũng gia tăng một cách mạnh mẽ.
Tác động của các hoạt động do con người đối với môi trường tự nhiên đã được nhận thấy
từ nhiều thế kỷ nay, mặc dù vậy, các hoạt động của con người chưa thể giúp nhiều cho
việc giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn do các quyết định sai trái của con
người một cách hệ thống.
Trong quá khứ, các khía cạnh môi trường thường rất ít được chú ý tới trong các quy
hoạch phát triển. Chỉ từ khi xuất hiện “ phong trào của các nhà hoạt động môi trường” ở
Mỹ năm 60, mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với sự suy thoái môi trường ngày
một tăng, thì việc quy hoạch một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường,
khai thác sử dụng một cách có hữu hiệu TNTN, bảo vệ đa dạng sinh học và tính toàn vẹn
của hệ sinh thái mới được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới và nhiều chính phủ của
nhiều quốc gia mới nghiêm chỉnh chú ý tới các thông số môi trường trong quá trình ra
quyết định về phát triển. Nhiều luật và nghị định của chính phủ được ban hành bắt buộc

các tổ chức phải xem xét, tính đến những tác động môi trường trong các quyết định của
họ.
Thị xã An Khê là vùng trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội và quốc phòng, an ninh
của vùng phía Đông tỉnh Gia Lai. An Khê là đô thị loại IV. Là vùng có tài nguyên đất đai
đa dạng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, nhu cầu đất cho xây dựng cơ sở hạ
tầng, xây dựng phát triển các đô thị, bố trí đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nhu
cầu đất ở tăng nhanh. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vẫn còn chậm, kinh tế phát triển chưa bền vững,
sản xuất nông nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán, nguồn lực và lợi thế chưa được khơi
dậy và khai thác có hiệu quả. Tuy đạt được một số kết quả, nhưng thị xã phía Đông này
vẫn còn nhiều việc phải giái quyết. Do đó, cần phải thiết lập một kế hoạch quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, nước, rừng, hệ thống cây xanh đô thị của thị xã phù hợp tạo khung

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

-9-


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

pháp lý để tăng tốc độ phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng của địa phương. Trên cơ
sở đó, các ngành, các địa phương cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh nhằm tránh sự
chồng chéo, đan xen gây lãng phí cũng như phá vỡ cân bằng sinh thái, kìm hãm phát triển
sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội.
Chính vì lí do đó, chúng tôi đã thực hiện dự án “Quy hoạch môi trường thị xã An
Khê đến năm 2030”.
II.

Mục tiêu nghiên cứu


Phân tích, đánh giá dự án quy hoạch tổng quan rừng, nước mặt, chất thải rắn, đất, và
hệ sinh thái cây xanh đô thị. Qua đó thấy được những mặt mạnh và mặt hạn chế trong quy
hoạch. Các tác động đến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thị xã An Khê từ đó đưa ra
các đề xuất giải phát hữu hiệu nhằm phát triển đô thị theo hướng bền vững.
III.
-

Đối tượng nghiên cứu

Bản đồ quy hoạch đất, nước mặt, rừng, chất thải rắn và hệ sinh thái cây xanh đô thị

trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
-

Các tác động của dự án quy hoạch đến môi trường, phát triển kinh tế xã hội, và

con người trên địa bàn.
-

Các văn bản pháp luật có liên quan.
IV.

-

Cơ sở pháp lý

Chính phủ (2003). Nghị đinh số 155/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 về thành lập

thị xã An Khê và huyện Đak Pơ, thành lập xã Đak Pơ thuộc huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
-


Chính phủ (2008). Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ
về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
-

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007). Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 về

hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của
Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 10 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Thủ tướng chính phủ (2009). Quyết định số 35/2009/QĐ-TT ngày 03/03/2009 về

-

việc phê duyệt Điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến nãm 2010 và định hướng đến năm

-


2020 ban hành theo quyết định số 256/2003/QĐ-TTg; các chiến lược bảo vệ môi trường
địa phương và ngành.
Danh mục 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành

-

theo quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường. Tiêu chuẩn môi trường sẽ được xây dựng và
hoàn thiện theo nội dung chương 2 (từ Điều 8 đến Điều 13) của Luật Bảo vệ môi trường
2005, là cơ sở để thực hiện QHMT ở các cấp độ và hình thức được hoàn thiện và đầy đủ
hơn.
Luật Đất dai năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

-

thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Luật khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX
thông qua ngày 20 tháng 3 nám 1996, và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ban hành số
472-CTN ngày 03 tháng 4 năm 1996.
- Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 3 năm 1996, và Chủ tịch nước ký sắc lệnh

công bố ban hành số 472-CTN ngày 03 tháng 4 năm 1996.
- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông

qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2004.
- Luật phát triển và bảo vệ rừng, ban hành ngày 18 tháng 01 năm 1991 và luật sửa

đổi, bổ sung Luật phát triển và bảo vệ rừng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10 tháng 11 năm 2004, có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm
2005.

Ngoài ra, một số Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết cũng có liên quan
đến vấn đề này, đó là:
-

Công ước về đa dạng sinh học (Rio De Janeiro, ngày 05 tháng 6 năm 1992) và

nhiều Nghị định thư khác cho tới thời điểm này.
GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 11 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Chương 1. TỔNG QUAN THỊ XÃ AN KHÊ
I.

Vị trí và ranh giới quy hoạch
Thị xã An Khê chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định

số155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của
Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An
Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía
tây) và thị xã An Khê (phía đông).
Thị xã An Khê nằm trên quốc lộ
19- trục giao thông huyết mạch quan
trọng nối các tỉnh Duyên hải Miền Trung
với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc
Cam Pu Chia và nằm gần với huyện Tây
Sơn- nơi có nhiều công trình công

nghiệp và du lịch của tỉnh Bình Định.

Hình 1: Bản đồ thị xã An Khê

Diện tích tự nhiên toàn thị xã là
20.065,21 ha, dân số 64.246 người.
Có tọa độ địa lý 108038’ đến 108047’ kinh độ Đông, 13047’15” đến 14007’ vĩ độ
Bắc. Phía Đông giáp với huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, phía Tây và Nam giáp huyện
Đăk Pơ, phía Bắc giáp với huyện K’Bang và tỉnh Bình Định.
Với vị trí địa lý tự nhiên như trên, An Khê có nhiều lợi thế trong trao đổi liên vùng
về kinh tế – xã hội, thu hút khoa học kỹ thuật, vốn, lao động cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời với tiềm lực sẵn có của mình, An Khê còn là đầu mối quan hệ giao lưu kinh tế
của các huyện Kông Chro, Đăk Pơ và huyện K’Bang.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 12 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Địa hình

II.

Địa hình của Thị xã cũng ảnh hưởng rất lớn đến dự án quy hoạch.
2.1.

Địa hình gò đồi


Phân bố ở vùng phía Bắc, phía Tây, diện tích 15.623,90 ha chiếm 77,87% diện tích
tự nhiên. Độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 460 mét. Rải rác có các đỉnh núi cao như
đỉnh Hòn Bùn ở xã Tú An (509,1 m), đỉnh núi Hai Trong tại xã Xuân An (511,60 m),
đỉnh núi Thành An (499 m), … thấp nhất là 400 m ở khu vực thung lũng dọc theo sông
Ba. Mức độ chia cắt sâu trung bình 15 – 20m, độ dốc 30 – 100. Loại đất chủ yếu là đất
xám tầng mỏng 30 – 50 cm. Thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm. Cấu trúc địa hình
theo dạng đồi lượn sóng, rộng. Địa hình có xu hướng thoải dần về vùng trung tâm và hơi
dốc đột ngột ở hai bên khe suối theo hướng từ Đông sang Tây.
2.2.

Địa hình núi thấp

Phân bổ chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía Đông Nam thị xã, diện tích 4.441,31
ha chiếm 22,13% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 380-500m, cao nhất ở khu vực
phía Đông Nam xã Song An (giáp xã Ya Hội – huyện Đăk Pơ). Ngoài ra còn một số điểm
địa hình cao khác như Hòn Ông Bình, độ cao 613 m,…Độ dốc bình quân 80 – 150, mức
độ chia cắt mạnh. Hướng sử dụng của vùng này là khoanh nuôi bảo vệ rừng ở những khu
vực còn rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
III.
3.1.

Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
Tài nguyên đất

Đây là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội, nhờ có hệ thống
sông, suối phong phú, đặc biệt là dòng sông Ba đã tạo thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, lâu năm.
+ Về số lượng: Với diện tích 200,65 km2. Trong đó chủ yếu là đất có tầng canh tác
dày, tương đối phù hợp với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đặc biệt thuận
lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Một số vùng thuận lợi cho phát

triển trồng lúa nước.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 13 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

+ Về chất lượng: Thị xã An khê có lượng tài nguyên đất khá phong phú, bao gồm các
loại đất sau:
 Đất xám và xám nâu hình thành trên đá garnit, riolit, sa thạch.
 Nhóm đất phù sa không được bồi hàng năm và phù sa ngòi sông, phù sa ngòi suối.
 Đất đỏ vàng trên granit, riolit.
 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bazan.
Nhìn chung chất lượng đất ở mức trung bình, phần lớn có tầng dày canh tác khá, với
tầng dày trung bình khoảng 1m, thành phần cơ giới từ cát phù sa đến thịt nhẹ đất xám (
trừ một số ít đất đồi núi do để trọc quá lâu nên tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi).
3.2.

Tài nguyên nước

Sông Ba là nguồn nước chính của thị xã An khê, cung cấp toàn bộ lượng nước cho thị
xã sử dụng với nước mặt và nước ngầm phong phú. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình nên
mùa khô thường thiếu nước, mùa mưa lại thừa nước.
3.3.

Tài nguyên khoáng sản

Thị xã An khê có lượng tài nguyên khoáng sản khá khiêm tốn, chủ yếu là khoáng sản

phi kim loại làm vật liệu xây dựng như gạch, ngói, cát, sét. Hiện nay, tài nguyên khoáng
sản đang được khai thác một cách hiệu quả.
3.4.

Tài nguyên nhân văn

Thị xã An khê là địa bàn có nhiều dân tộc chung sống từ nhiều vùng miền khác nhau
trên đất nước như dân tộc Kinh, Ba Na, Hmông, Hre,…lượng dân tộc Kinh từ tỉnh Bình
Đinh di cư đến chiếm số lượng lớn trên địa bàn, tuy vậy các dân tộc không sống riêng
biệt, độc lập mà có sự gắn bó giúp đỡ lẫn nha trong sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt
hàng ngày. Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa của thị xã
thêm phong phú và đa dạng.
3.5.

Cảnh quan môi trường

Địa bàn thị xã nằm trên tuyến Quốc lộ 19, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế,
dịch vụ. Nâng cao đời sống người dân nơi đây. Vì vậy, quá trình đô thị hóa càng được
GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 14 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

phát triển, dân số tăng nhanh, hệ thống giao thông và các công trình công cộng được đầu
tư xây dựng nhiều. Nhưng hệ thống các công trình phục vụ cho vệ sinh môi trường vẫn
chưa được đầu tư đúng mức như hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống thoát
nước,… đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường gây tác động xấu đến sức khỏe công
đồng dân cư.

Vào mùa khô thường xảy ra tình trạng cháy rừng, bụi nhiều, thiếu nước cho sản xuất.
Vấn đề này làm chi diện tích rừng ngày càng thu hẹp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái và cảnh quan của địa bàn thị xã.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái trên
địa bàn thị trấn xanh – sạch – đẹp thì không những chính quyền địa phương phải có
những phương pháp và kế hoạch mà người dân nơi đây phải ý thức được về vấn đề vệ
sinh môi trường để tạo ra bộ mặt địa bàn thị xã đẹp về cảnh quan và sạch sẽ về môi
trường.
IV.
4.1.

Thực trạng phát triển kinh tế thị xã An Khê
Thực trạng tăng trưởng kinh tế

Thị xã An Khê đã có nhiều bước tiến vượt bậc và mang đậm dấu ấn của một đô thị
trẻ đầy năng động. Những chính sách thu hút đầu tư, chăm lo phát triển kinh tế đã và
đang góp phần tạo sức bật cho kinh tế thị xã vươn lên phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là
vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh.
Cụ thể, nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa. Các
loại cây trồng như mía, mì… tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực của thị xã. Đến
năm 2015, tổng diện tích gieo trồng 9.422 ha; tổng sản lượng lương thực 7.963 tấn. Các
chương trình, dự án ứng dụng khoa học-công nghệ được triển khai đã thúc đẩy phát triển
sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích canh tác, góp
phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 15 -



Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Bảng 1. 1. Tổng diện tích và sản lượng các loại cây trồng năm 2014 – 2015 của thị xã An
Khê. (Đơn vị: Ha)
2014
STT

Các loại cây trồng

2015

Diện
tích

S.lượng ( Tấn)

Diện
tích

S.lượng ( Tấn)

1

Cây lương thực có hạt

1.612

6.853,00

1.585


7.452,83

2

Cây tinh bột có củ

2.191

52.584,00

2.322

58.750,00

3

Cây thực phẩm

2.230

44.480,80

2.241

46.704,60

4

Cây công nghiệp ngăn ngày


3.364

186.845,40

3.335

184.902,80

9.397

290.763,20

9.483

297.810,23

Tổng

( Nguồn: Báo cáo “Tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của UBND thị xã An khê )

Thị xã An Khê hiện có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực như
nghề mộc, may mặc, sữa chữa cơ khí…cung cấp sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của
toàn khu vực. Đặc biệt, sức lan tỏa của các nhà máy chế biến đường, tinh bột mì, ván gỗ
ép…góp phần nâng tầm giá trị kinh tế lĩnh vực sản xuất nông nghiệp-lĩnh vực giữ vai trò
chủ lực trong phát triển kinh tế của các huyện Kbang, Kong Chro và Đak Pơ thông qua
quy trình gắn kết đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây trồng bền vững, bao tiêu sản
phẩm giữa nhà máy- nông dân.
Cùng với phát triển nông nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, thương mạidịch vụ cũng phát triển khá nhanh và đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu
dùng của nhân dân. Trên địa bàn thị xã hiện có 1 doanh nghiệp nhà nước, 2 công ty cổ

phần có vốn tham gia của nhà nước dưới 50%, 122 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với
tổng vốn đăng ký kinh doanh 290 tỷ đồng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đã và đang tạo
ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Từ năm
2010 – 2015, toàn thị xã cũng đã tạo việc làm cho hơn 11.000 lao động; tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo tăng từ 25% năm 2011 lên hơn 30% năm 2015.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 16 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Những yếu tố trên đã góp phần đưa tổng sản phẩm toàn thị xã đến năm 2015 đạt
1.910 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
đạt 13,5%. Đến nay, cơ cấu kinh tế trên địa bàn được xác định: công nghiệp-xây dựng
61,58%; thương mại-dịch vụ 28,27%; nông-lâm nghiệp 10,15%. Đến năm 2015 tổng sản
phẩm bình quân đầu người đạt 35,9 triệu đồng/năm, gấp 1,8 lần so với năm 2010; tổng
thu ngân sách trên địa bàn đạt 173 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1,75%.
Giữ vai trò là đô thị trung tâm vùng phía Đông của tỉnh, nơi kết nối giữa các tỉnh
Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, trong năm 2010 - 2015, thị xã An Khê rất chú
trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và chỉnh trang đô thị. Trong đó, ưu
tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, bức thiết phục vụ phát triển kinh tế-xã
hội của địa phương. Đến năm 2015, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 941 tỷ
đồng, tăng 1,27 lần so với năm 2010. Hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện, đường
giao thông được quan tâm đầu tư; 100% hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc
gia. Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân...
Cùng với đó, thị xã sẽ tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư để kêu gọi các doanh
nghiệp đầu tư vào các khu-cụm công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 trên 91 ha đất quy
hoạch Cụm Công nghiệp An Bình được sử dụng 80%. Hoàn thiện 40% hạ tầng kỹ thuật

Khu Công nghiệp Song An để thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo hướng ưu tiên ngành
công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thị xã An Khê vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, thách thức cần tập trung sức để chỉ đạo khắc phục trong thời gian đến đó là:
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế, hệ thống
chính trị cơ sở có nơi chưa đủ mạnh để giải quyết tốt các tình huống phức tạp phát sinh.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật giỏi, có trình độ quản lý và điều
hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại còn thiếu; lao động
chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp
ứng yêu cầu; hàng năm diễn biến thời tiết bất thường; đất đai thường bị khô hạn, thiếu
nước tưới; độ phì nhiêu của đất thấp nên khả năng thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 17 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

cây trồng gặp khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước
sạch phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân… đang là những vấn đề bức xúc chưa
giải quyết được.
4.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thị xã phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2016-2020
đạt 17,2%, cả thời kỳ 2013-2020 đạt 16,4%. Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt:
công nghiệp 57% có nghĩa là tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ
38%, nhóm ngành nông nghiệp giảm còn 5,8%. Tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 11%

từ GDP vào năm 2015 và khoảng 13% vào năm 2020.
Bảng 1. 2. Thu thập các ngành kinh tế năm 2015 của thị xã An Khê (Đơn vị: tỷ đồng)
STT

Ngành kinh tế

Tổng giá trị thu

Cơ cấu ( % )

196,553

9,61

1

Nông, lâm nghiệp

2

Công nghiệp và xây dựng

1.814,825

62,77

3

Thương mại và dịch vụ


1.505,000

27,62

Tổng

100,00

( Nguồn: Báo cáo “Tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của UBND thị xã An khê )

4.3.

Hành chính

Với tổng dân số là 63.118 người, thị xã An Khê gồm có 11 đơn vị hành chính bao
gồm 6 phường: An Bình, An Phú, An Phước, An Tân, Ngô Mây, Tây Sơn và 5 xã: Cửu
An, Song An,Thành An, Tú An, Xuân An.
Xã Song An là một xã vùng ba có nền kinh tế phát triển sau 5 phường. Hoạt động
kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp với các vùng chuyên canh cây mía và mì, ngô, chăn
nuôi gia súc.
An Khê với một số di tích lịch sử như: Khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo, Khu di
tích Cửu An thuộc xã Cửu An và nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh khác đang dần
được tu sửa và chỉnh trang sẽ là những nơi du lịch bổ ích cho khách thập phương. An Khê
nằm giữa Gia Lai và Bình Định là cầu nối giữa Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 18 -



Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

trung Bộ Với quốc lộ 19, một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang
ngày càng được nâng cấp để trở thành những tuyến đường tốt nhất.
4.4.

Tính chất và quy mô quy hoạch

Quy hoạch xây dựng thị xã An Khê đến năm 2030 theo quyết định số 05/2007-QĐUBND quy hoạch chi tiết xây dựng An Khê đến 2030.
4.4.1. Tính chất của đô thị
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng
phía Đông tỉnh Gia Lai. Là đô thị loại IV.
4.1.2. Quy mô dân số
- Dự kiến đến năm 2030 có 7 phường nội thị với diện tích tự nhiên là: 6.777 ha.
- Dự kiến đến năm 2030 có 6 xã với diện tích tự nhiên là: 10.553 ha.
- Đất xây dựng đô thị trung tâm (Đất dân dụng đến năm 2030): 3.260 ha.
4.5.

Tầm nhìn 2030

Để huy động triệt để mọi nguồn lực, lợi thế; thực sự giữ vai trò là vùng kinh tế động
lực theo tinh thần Nghị quyết 05 của Ban thường vụ tỉnh ủy Gia Lai, năm 2013 thị xã đã
hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tầm nhìn đến năm
2030 với những chỉ tiêu cơ bản.
Công nghiệp- xây dựng chiếm trên 62% trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015 đạt hơn 870 tỷ dồng; năm 2030 đạt trên 2.500
tỷ đồng. Mục tiêu dến năm 2015 và những năm tiếp theo lấp đầy 80% diện tích Khu công
nghiệp An Bình, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho Khu công nghiệp Song An…
Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hình thành vững chắc các vùng nguyên
liệu chuyên canh với hai loại cây trồng chủ lực là mía và sắn – trong đó diện tích mía đạt

3.200 ha với sản lượng hàng năm trên 227.000 tấn…
Từ nay đến năm 2030 đưa giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt trên 2.500 tỷ
đồng.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 19 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Cùng với việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông- lâm nghiệp, thị xã
chú trọng tăng nhanh giá trị ngành thương mại- dịch vụ, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để
thu hút đầu tư vào ngành du lịch. An Khê có những thắng cảnh nổi tiếng như hồ Bến
Tuyết, đèo An Khê, nếu được đầu tư đây sẽ là khu du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng rất lý
tưởng.
Đặc biệt với Tây Sơn thượng đạo – khu di tích lịch sử khởi nguồn những võ công
oanh liệt của phong trào Tây Sơn, nếu được đầu tư xứng tầm sẽ là một địa chỉ thu hút
khách tham quan, nhân lên niềm tự hào về truyền thống quật cường của một miền đất…

Hình 1. 2. Đường Quang Trung

Hình 1. 1. TX An Khê xứng tầm vùng KT trọng
điểm

V. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2030
Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn hàng năm đến năm 2030 đạt từ 14% đến
20%. Trong đó:
-


Nông lâm nghiệp tăng bình quân 10,04%/năm

-

Công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 11,92%/năm

-

Thương mại – Dịch vụ tăng bình quân 30,42%/năm.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 20 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

VI.

Các dự báo tổng quát

6.1. Dự báo quy mô ranh giới thị xã và các xã phường
Theo định hướng chiến lược phát triển không gian kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai, thị
xã An Khê nằm trong trục đô thị hóa Đông - Tây (dọc QL19). Đây là trục đô thị hóa
mạnh thứ 2 này nối Quy Nhơn, Gia Lai và Campuchia. Trọng tâm của trục Đông Tây là
thị xã An Khê và khu kinh tế cửa khẩu Đức Cơ. Tiểu vùng kinh tế phía Đông Gia Lai
(Vùng II) chiếm ưu thế về rừng thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi.
Có thung lũng sông Ba rộng lớn.
Với định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội như trên, căn cứ vào đặc
điểm phân vùng tự nhiên và phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ

tầng, dự báo phân chia ranh giới hành chính và mạng lưới đô thị, dân cư nông thôn thị xã
An Khê như sau:
-

Quy mô, ranh giới thị xã: Định hướng đến 2030 quy mô, ranh giới thị xã An Khê

sẽ giữ nguyên như hiện nay với diện tích tự nhiên 20.065,21 ha.
-

Quy mô, ranh giới các xã, phường: Đến năm 2030 dự báo sẽ hình thành thêm 02

xã, phường mới trên cơ sở tách từ các xã, phường sau:
 Tách xã Song An thành 02 xã (01 xã cũ và 01 xã mới)
 Tách phường An Bình thành 02 phường (01 phường cũ và 01 phường mới)
Như vậy đến năm 2030, thị xã An Khê có 06 xã và 07 phường.
6.2. Dự báo dân số, lao động, việc làm
Giai đoạn 2015 - 2030 tốc độ phát triển dân số tự nhiên của thị xã sẽ tăng ở mức
bình quân ổn định trong khoảng 1,03% - 1,08%/năm (dự kiến 1,08%/năm vào năm 2015
và đạt 1,03%/năm vào năm 2030). Phát triển tăng dân số của An Khê thì tăng dân số tự
nhiên là yếu tố quyết định, yếu tố tăng dân số cơ học do phân bố lại dân cư trong quá
trình phát triển chuyển đổi nền kinh tế chỉ có ý nghĩa trong phạm vi nội bộ. Khả năng có

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 21 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

luồng dân cư từ bên ngoài vào thị xã để gây ra những đột biến về dân số là có thể xảy ra

do vị trí địa địa kinh tế thuận lợi của địa phương (dự kiến khoảng từ 0,10% vào năm 2015
và 0,25% vào năm 2030), tương ứng với lượng dân số khoảng 3.534 người.
Như vậy, năm 2030 dự báo dân số của thị xã đạt 82.590 người, 20.310 hộ, trong đó:
 Dân số đô thị: 54.215 người, chiếm 65,64% dân số toàn thị xã.
 Dân số nông thôn: 28.375 người, chiếm 34,36% dân số toàn thị xã.
Bảng 1. 3. Dự báo dân số, số hộ của thị xã An Khê năm 2030.

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Đơn vị hành
chính

P.An Bình
P.An Tân
P.An Phú
P.Ngô Mây
P.An Phước
P.Tây Sơn

Xã Cửu An
Xã Tú An
Xã Song An
Xã Thuận An
Xã Thành An
Toàn huyện

Hiện trạng năm 2011
Dân số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số hộ
(người)
tăng
tăng
(hộ)
DS tự DS cơ
nhiên
học
(%)
(%)
7.355
1,130
0.040
1.634
3.256
1,130
0.040
678
12.519

1,130
0.040
2.608
4.933
1,130
0.040
1.028
3.469
1,130
0.040
723
10.641
1,130
0.040
2.217
3.857
1,130
0.040
8.04
4.962
1,130
0.040
1.034
4.893
1,130
0.040
1.019
3.403
1,130
0.040

709
4.958
1,130
0.040
1.033
64.246
13.487

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

Hiện trạng năm 2020
Dân số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
(người)
tăng
tăng
DS tự DS cơ
nhiên
học
(%)
(%)
9.455
1.030
0.25
4.186
1.030
0.25
16.094
1.030

0.25
6.342
1.030
0.25
4.460
1.030
0.25
13.679
1.030
0.25
4.958
1.030
0.25
6.379
1.030
0.25
6.290
1.030
0.25
4.375
1.030
0.25
6.374
1.030
0.25
82.590

Số hộ
(hộ)


2.488
1.021
3.909
1.547
1.088
3.336
1.209
1.556
1.534
1.067
1.555
20.310

- 22 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

Chương 2. QUY HOẠCH ĐẤT
I. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá đầy đủ hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai trong giai đoạn 2005 2015 và phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2015 - 2030 của thị
xã.
- Lập quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai và quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 15 năm (2015-2030) trên địa bàn thị xã phù hợp
với kế hoạch sử dụng đất 15 năm (2015-2030) của tỉnh để trình UBND tỉnh Gia Lai xét
duyệt.
- Đề xuất việc khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2030, đảm bảo hài hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Phân bố diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh trong kế hoạch sử dụng đất 2015 - 2030 đến từng năm và từng đơn vị hành chính
cấp xã.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng,… phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh của địa phương.
- Làm cơ sở để UBND thị xã cân đối giữa các khoản thu ngân sách từ giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; các loại thuế liên quan đến đất đai và các khoản
chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
II.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất toàn thị xã với diện tích 20.06,21

ha, bao gồm 03 nhóm đất chính:
[1]-nhóm đất nông nghiệp;
[2]-nhóm đất phi nông nghiệp;

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

- 23 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

[3]-nhóm đất chưa sử dụng.
Báo cáo được xây dựng đến từng đơn vị hành chính cấp xã, đến từng năm trong giai
đoạn 2015-2020 và xem xét định hướng sử dụng đất đến năm 2030.
III.


Cở sở pháp lý lập quy hoạch sử dụng đất

- Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Căn cứ Luật đất đai năm 2003.
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng

dẫn thi hành Luật đất đai.
- Căn cứ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ

sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ TNMT về

việc “Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất”.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3
năm 2010 về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Tổng cục

Quản lý đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

GVHD: Phạm Thị Minh Thu


- 24 -


Quy hoạch môi trường thị xã An Khê đến năm 2030 Nhóm 1

III.

Hiện trạng sử dụng đất ở thị xã An Khê

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất đai phân theo mục đích sử
dụng của thị xã An Khê được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 2. 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thị xã An Khê
STT

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9

2.10
2.11
2.12
2.13
-

Chỉ tiêu



TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
NNP
Trong đó:
Đất trồng lúa
LUA
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
LUC
Đất trồng cây lâu năm
CLN
Đất rừng sản xuất
RSX
Đất rừng phòng hộ
RPH
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
Đất phi nông nghiệp
PNN
Trong đó:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự CTS

nghiệp
Đất quốc phòng
CQP
Đất an ninh
CAN
Đất Cụm Công nghiệp
SKK
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
Đất cho hoạt động khoáng sản
SKS
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm xứ
SKX
Đất di tích danh thắng
DDT
Đất xử lý, chôn lấp chất thải
DRA
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
Đất có mặt nước chuyên dùng
SMN
Đất phát triển hạ tầng
DHT
Trong đó:
Đất giao thông
DGT
Đất thủy lợi
DTL

Đất công trình năng lượng
DNL
Đất công trình bưu chính viễn thông
DBV
Đất cơ sở văn hóa
DVH
Đất cơ sở y tế
DYT
Đất cơ sở giáo dục đào tạo
DGD

GVHD: Phạm Thị Minh Thu

Diện tích
2011 (ha)
20.065,21
15.986,40
1.440,07
567,97
2.395,71
2.657,42
174,63
145,33
3.265,53
22,35

Cơ cấu
(%)
100,00
82,51


679,32
1,82
312,47
73,93
36,82
8,50
4,03
14,69
14,83
50,52
268,62
1.249,70

3,39
0,01
1,56
0,37
0,18
0,04
0,02
0,07
0,07
0,25
1,34
6,21

589,63
110,50
449,90

0,48
24,86
6,08
51,54

2,94
0,55
2,24
0,00
0,12
0,03
0,26

7,18
2,83
11,94
13,24
0,87
0,72
13,63
0,11

- 25 -


×