Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ô nhiễm không khí trong nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.87 KB, 5 trang )

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-kỹ thuật, cuộc sống của con
người ngày càng chuyển biến tích cực hơn, mức sống được nâng cao, đồng thời các máy
móc hiện đại dần thay thế cho hoạt động của con người cũng chính vì vậy mà kéo theo sự
ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm không khí dễ xảy ra nhất và cũng gây ảnh hưởng
trực tiếp cho con người.
Chúng ta vẫn thường được cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời,
đặc biệt là ở các tp lớn và cá khu công nghiệp. kèm theo đó là những lời khuyên nên hạn
chế ra ngoài và chỉ nên ở nhà, nhất là người già, trẻ nhỏ và những người mắc bệnh hô
hấp.
Thế có bao giờ, các bạn nghĩ rằng không khí trong nhà trong sạch hơn ngoài trời?
Bạn tin tưởng rằng ngôi nhà mình đang ở là nơi an toàn nhất? Tuy nhiên, thực tế thì hầu
hết các ngôi nhà đều chứa đầy những mối nguy hiểm tiềm tàng. Theo cảnh báo từ tổ chức
bảo vệ môi trường Mỹ (EPA): “Không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm và nguy hại
hơn ngoài trời”
Vậy, ô nhiễm không khí trong nhà là gì? Nguồn gốc, nguyên nhân, tác hại và nó có
ảnh hưởng ntn tới sức khỏe con người? Và sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn
đề này.
Ô nhiễm không khí trong nhà là sự ô nhiễm “khi có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có
tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn,
mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí
ngoài trời của hệ sinh thái” (Bộ Môi trường Ý, 1991).

Nguồn phát sinh ( đọc slide)

Với những nguồn phát sinh trên , có thể kể đến một số chất gây ô nhiễm phổ biến
như:
không cần đọc phần in nghiêng
Tự nhiên:
- Phấn Hoa: Khi ta mở cửa thì các hạt phấn hoa từ cây, hoa, cỏ bay vào nhà, có
thể là vài hạt đến hàng triệu hạt. Các hạt này sẽ tiếp xúc với con người qua da hay hô




hấp. Đối với những người đặc biệt nhạy cảm, nó có thể gây dị ứng, làm xuất hiện các
triệu chứng như nhức đầu, sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, thậm chí ngứa cả các vùng liên
quan ở phần mặt như tai, mắt và họng
- Lông động vật: Một số người bị dị ứng với động vật, điển hình là chó, mèo,
động vật gặm nhấm và ngựa... Dị ứng vật nuôi được kích hoạt bởi việc tiếp xúc với các
mảnh chết của da (lông). Gây ra các bệnh liên quan đến viêm mũi và ảnh hưởng xấu đến
các bệnh về hô hấp như hen suyễn...
- Nấm mốc: Thường tìm thấy ở các nơi ẩm ướt như trong các vòi sen, nhà bếp

hoặc tầng hầm. Nếu ngôi nhà bạn đang sống ẩm thấp thì có thể bạn đang
chung sống với nấm mốc. Hít hay tiếp xúc với nấm mốc hoặc các bào tử nấm
mốc sẽ gây ra dị ứng hoặc hen suyễn ở những người có cơ địa nhảy cảm hoặc
mang sẵn bệnh. Nó cũng có thể gây các bệnh lây truyền do nấm. Thêm vào đó,
nếu nấm mốc quá nhiều sẽ gây kích ứng mắt, da, mũi, họng và phổi.
- Khói thuốc lá: Khói thuốc lá là một trong những chất gây dị ứng nhỏ nhất, và

trong nhiều năm qua EPA(environmental protection agency, Cơ quan bảo vệ
môi trường Mỹ) đã có báo cáo liên kết giữa khói thuốc và ảnh hưởng sức khỏe.
Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt, mũi, và cổ họng, khói thuốc lá
còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ở người không hút thuốc; tăng
bệnh đường hô hấp ở trẻ em. người hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh
ung thư phổi cao hơn người hút thuốc.
-

Nhiễm khí radon: Radon là loại khí không màu, không vị, sinh ra từ phân rã hạt nhân
urani trong tự nhiên. Đây là loại khí thường tích đọng ở lớp không khí sát mặt đất. Radon
theo các khe nứt ở nền nhà, vách tường, cống rãnh để tập trung trong phòng kín, nhất là
những phòng điều hòa nhiệt độ không được lưu thông không khí tốt. Radon bám vào các

hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào người qua đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết
thương. Chất này có thể gây ung thư phổi, máu trắng.

-

Các chất dễ bay hơi: Chất formaldehyle, benzen, phenol có từ tấm gỗ dán, gỗ ép, các
tấm thảm trải sàn bằng sợi hóa học, vật liệu cách điện. Các chất thơm dễ bay hơi sử dụng
làm chất phụ gia để làm các vật liệu kết dính nhằm sản xuất đồ gỗ nhân tạo hoặc vật liệu
trang trí trong nhà. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi có thể gây nghiện và dẫn đến làm suy
nhược hệ thần kinh TW gây kích ứng cho mắt, mũi và họng, gây nhức đầu, choáng váng,
rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi đo được trong nhà
có khả năng gây ung thư cho người và động vật.

-

Các loại hóa chất: (chất tẩy đa năng, bột giặt, nước lau sàn, sơn tường) các sản phẩm thủ
công và các loại đồ dùng chăm sóc vườn cũng khiến môi trường trong nhà ô nhiễm, thậm
chí các bức tranh nghệ thuật cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng. Các chất độc trong
các sản phẩm này sẽ gây hại nếu nuốt, hít phải hoặc phơi nhiễm qua da. Phản ứng của cơ


thể đối với tình trạng nhiễm độc rất khác nhau. Nếu nhiễm độc nhiều có thể gây ảnh
hưởng tới sự sinh sản hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác, thậm chí là tử vong.
-

Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại…:Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi các vi
khuẩn, côn trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phải sử
dụng các chất này, hãy tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn trên sản phẩm, đặc biệt cẩn thận
khi trong nhà có trẻ nhỏ.


-

Cacbon monoxide: Một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà độc nhất
là carbon monoxide (CO), không màu, không mùi khí đó là một sản phẩm phụ của quá
trình đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu hóa thạch. Nguồn chung của carbon
monoxide là khói thuốc lá, máy sưởi không gian sử dụng nhiên liệu hóa thạch, lò sưởi
trung tâm. Cacbon monoxide có thể gây bệnh và tử vong ngay lập tức, tùy nồng độ.

-

Nhiễm độc chì: Chì là một kim loại tồn tại trong vỏ cứng của trái đất nhưng con người
cũng góp phần thải nó vào môi trường thông qua việc sử dụng sơn và dầu mỏ. Chì cũng
tìm thấy trong đất ô nhiễm, bụi nhà, nước uống, men gốm và một số nữ trang kim loại.
Hít thở, uống ước, ăn các thực phẩm, tiếp xúc với các đồ vật chứa chì có thể gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ở người lớn, chì có thể làm tăng huyết áp và
gây vô sinh, rối loạn thần kinh, đau cơ khớp. Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng tập trung
và ghi nhớ. Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ nuốt phải lượng lớn chì
có thể bị bệnh thiếu máu, đau đầu dữ dội, yếu cơ và liệt não. Nếu bị nhiễm 1 lượng chì
nhỏ thì có thể ảnh hưởng tới chỉ số IQ.
Khí gas: Những chuyên gia đã khẳng định, khí gas có hại cho sức khỏe của bạn đặc biệt
là phổi.Trên cơ thể người thường có hiện tượng hẹp đường hô hấp và ngăn cản bệnh nhân
hít thở bình thường. Sở dĩ như vậy là vì, khi đốt, khí gas sẽ sinh ra nhiều dioxit nitơ, đây
là loại khí có thể làm giảm khả năng hô hấp và làm xấu đi tình trạng của người mắc bệnh
phổi.
Amiăng: Ví dụ như các ống dẫn nước nóng thường được bọc một lớp sợi bông amiăng,
bên ngoài trát ximăng để giữ nhiệt. Amiăng là những hợp chất muối axit silic được khai
thác ở mỏ quặng silic và gia công thành sợi bông amiăng để dệt thành các vật liệu bảo hộ
lao động. Trong quá trình sản xuất công nghiệp, cứ một tấn sợi amiăng sẽ có 10 gam sợi
bông thất thoát ra môi trường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, các sợi bụi amiăng
lơ lửng trong không khí, nếu hít phải một lượng nhất định vào phổi sẽ gây ra các bệnh

như ung thư phổi, khối u ở vòng ngực, ung thư dạ dày, ruột, v.v...
Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn trong nhà chủ yếu là do tác động gián tiếp của môi
trường bên ngoài lọt vào. Nó gồm các hoạt động chủ yếu như tiếng còi xe, hoạt động
buôn bán của con người, các công trình xây dựng, các máy móc từ các khu công nghiệp
lân cận,… Các chuyên gia môi trường cảnh báo, ô nhiễm tiếng ồn không chỉ có những tác
hại về sinh lý, tâm lý con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếng ồn gây thương tích tai, gây bệnh điếc, sống trong tiếng ồn, sẽ khiến con người bị
mắc những bệnh như đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, gây stress, căng thẳng thần
kinh, dễ bị kích động. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp.

-

-

-


Thực Trạng:
THẾ GIỚI
-

Theo một công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2012 có 7 triệu ca tử vong liên
quan tới ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trong đó, 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô
nhiễm trong nhà, tập trung ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.Nghiên cứu này
cũng phân tích tỉ lệ phân bố các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà,
trong đó 34% do đột quỵ, 26% liên quan đến bệnh thiếu máu cục bộ ở tim, 22% liên quan
đến bệnh tắc nghẽn mãn tính, 12% do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính ở trẻ em và 6%
do ung thư phổi. Với kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng ô nhiễm không khí trong
nhà tác động gấp 2-8 lần so với các bệnh có nguyên nhân do ô nhiễm bên ngoài.


-

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và
nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu người TQ tử vong mỗi năm, trong đó có một
triệu người dưới 5 tuổi.

-

Báo cáo của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ năm 2003 cho biết tình trạng ô nhiễm
không khí trong nhà làm thiệt hại hàng tỉ USD vì chi phí chăm sóc sức khỏe, nghỉ bệnh,
giảm năng suất làm việc.
/>
-

-

-

-

VIỆT NAM
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động trong bốn tòa nhà ở nội
thành Hà Nội cho thấy, nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860ppm nồng độ
Formaldehyde là 0,023 ppm nồng độ ozon là 0,067ppm), nồng độ các chất hữu cơ dễ bay
hơi là 6,33 ppm, nồng độ bụi hô hấp là 0,208 mg/m3.
Tại TP.HCM, không khí trong nhà bị ô nhiễm được ví như “sát nhân thầm lặng”, gây nên
nhiều bệnh tật, thậm chí là tử vong mà con người nhiều khi không ngờ tới.
Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn không khí trong nhà. Tuy nhiên nếu áp các chỉ số trên
vào một số tiêu chuẩn của quốc tế thì thấy vượt tiêu chuẩn cho phép. Ví dụ nồng độ
Formaldehyde vượt quy định của Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của

Mỹ (NIOSH), nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Chất lượng không khí
quốc gia (NAAQS) của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA, 1987).
/>Hậu quả:
Tại môi trường lao động công nghiệp, ô nhiễm không khí có thể gây ra một số bệnh nghề
nghiệp như bụi phổi Silic, bụi phổi bông, lao phổi, trong đó bệnh bụi phổi silic có thể
chiếm tới 74,5% số tích lũy bệnh
Theo như thống kê bảo vệ môi trường của Mỹ trong 5 năm thì cho thấy mức ô nhiễm
không khí trong nhà gấp 10 lần so với bên ngoài và cho thấy gần nửa dân số thế giới sống


trong những ngôi nhà bị ô nhiễm không khí. Chính vì những ô nhiễm này mà có đến 22%
bị bệnh viêm phổi và 15% viêm phế quản và mỗi năm trên toàn thế giới có đến hàng chục
triệu người tử vong do ô nhiễm này.
-

Đê xuất biện pháp:
đọc slide



×