Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.49 KB, 26 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc nói chung cũng như cho bò thịt nói riêng ở
nước ta chủ yếu dựa theo các hệ thống tiêu chuẩn của nước ngoài như: ARC (1980), AFRC
(1993), INRA (1989), SCA (1990), NRC (2000)... Trong đó, nhu cầu năng lượng trao đổi
cho duy trì (Metabolizable energy for maintenance: ME m) trong các hệ thống năng lượng
được sử dụng hiện nay tại châu Âu và Bắc Mỹ được tính toán trên cơ sở các số liệu của các
thí nghiệm đo trao đổi nhiệt. Ví dụ, trong hệ thống năng lượng trao đổi (Metabolizable
energy: ME) của ARC (1980), nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (Net energy for
maintenance: NEm) được tính toán dựa trên các số liệu về trao đổi đói cộng với năng lượng
thải ra qua nước tiểu ở trạng thái đói, ở bò đực thiến giống chuyên dụng thịt và bò cái sữa
không chửa cho ăn hạn chế một thời gian dài (thường là ở mức duy trì). Tuy nhiên, việc áp
dụng nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì cũ ở bò thịt hiện không còn chính xác nữa,
một số nước như Anh, Mỹ và cả châu Âu đang hiệu chỉnh để có hệ thống mới.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây thường áp dụng nhu cầu năng lượng (cho duy
trì và tăng trọng) của các nước trên thế giới, cho đến nay chưa có số liệu về nhu cầu
năng lượng duy trì, nhu cầu tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới. Việc xác định các nhu cầu này là rất cần thiết và cấp bách, có tính
khoa học và thực tiễn cao trong sản xuất hiện nay.
Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Xác định nhu cầu năng lượng trao đổi
cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại
Việt Nam.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Về khoa học
Kết quả luận án là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng và cân đối năng
lượng trong khẩu phần của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam nhằm đảm bảo tiết kiệm được
thức ăn, đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. Đây cũng là


cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu năng lượng trao đổi cho độ tuổi
nhỏ hơn của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam và các nhu cầu ME cho nuôi thai, tiết sữa ở bò
cái lai nuôi thịt.
Kết quả này cũng là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cho giảng dạy, nghiên cứu và
quản lý.
3.2. Về thực tiễn
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo có ích cho các doanh nghiệp, chủ trang
trại, người chăn nuôi trong xây dựng các khẩu phần phù hợp về năng lượng cho bò lai
nuôi thịt tại Việt Nam.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam (i) thực hiện nghiên cứu có hệ
thống về xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi
thịt tại Việt Nam; và (ii) ước tính được nhu cầu ME cho duy trì và cho tăng trọng của bò
lai nuôi thịt tại Việt Nam.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Phần tổng quan tài liệu bao gồm (i) các khái niệm; (ii) các phương pháp nghiên
cứu nhu cầu năng lượng cho bò; (iii) nhu cầu năng lượng cho bò thịt; (iv) tình hình
nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam; và (v) những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu.


2

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án được cấu trúc theo bốn nội dung nghiên cứu như sơ đồ dưới đây:
Nội dung
Thứ tự
Phương pháp tiếp cận
Xác định nhu cầu năng lượng trao Xác định sản lượng nhiệt sản xuất lúc đói
Nghiên
đổi cho duy trì (MEm) của bò lai (FHP) và nhiệt sản xuất ra (HP) trên buồng

cứu 1
nuôi thịt tại Việt Nam
hô hấp
Nghiên
cứu 2

Xác định nhu cầu năng lượng trao Phân tích 02 bộ số liệu vỗ béo bò: (i) bộ số
đổi cho tăng trọng (MEg) của bò lai liệu vỗ béo bò thứ nhất và (ii) bộ số liệu vỗ
nuôi thịt tại Việt Nam
béo bò thứ hai để xác định MEg

Nghiên
cứu 3

So sánh nhu cầu năng lượng trao
đổi cho duy trì, tăng trọng của bò lai
nuôi thịt tại Việt Nam với các nhu
cầu tương đương của Thái Lan

Tính theo các nhu cầu của bò Thái Lan (Bò:
Brahman Thái, địa phương Thái, lai Brahman
Thái) và so sánh với nhu cầu đã xác định ở
nghiên cứu 1, 2 bằng phương pháp hồi quy

Kiểm chứng các kết quả xác định Tính MEm và MEg của ba thí nghiệm đã
nhu cầu năng lượng trao đổi cho hoặc chưa công bố có số liệu về khối lượng
Nghiên
duy trì, tăng trọng của bò lai nuôi gia súc, tăng trọng, MEI sau đó so sánh với
cứu 4
thịt tại Việt Nam bằng các thí giá trị MEm và MEg thu được ở nghiên cứu

nghiệm trong thực tế
1, 2 để kiểm chứng khả năng áp dụng
2.1. NGHIÊN CỨU 1: XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CHO
DUY TRÌ (MEm) CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM
Nghiên cứu này gồm 2 nội dung: Thí nghiệm nuôi duy trì và thí nghiệm trao đổi cơ
bản.
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Bộ môn Dinh
dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.
2.1.2. Gia súc
Sáu bò đực giống Lai Sind có khối lượng bình quân 145,54 kg ở độ tuổi 14 - 15
tháng được nuôi thích nghi trong 1 tháng và sau đó đưa vào thí nghiệm. Trước khi vào
thí nghiệm, bò được tẩy ký sinh trùng đường tiêu hóa.
2.1.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành theo 2 nội dung cũng là 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thí nghiệm xác định sản lượng nhiệt (HP)
Bò thí nghiệm được nuôi nhốt cá thể trên cũi trao đổi chất và nuôi với khẩu phần ăn
ở mức duy trì trong thời gian chuẩn bị 20 ngày và thu mẫu 10 ngày tiếp theo. Sau đó, bò
được chuyển vào buồng hô hấp 02 ngày để xác định các thông số hô hấp và khí tiêu hoá.
Giai đoạn 2: Thí nghiệm trao đổi đói trong buồng hô hấp (FHP)
Kết thúc giai đoạn 1, bò được chuyển qua trạng thái trao đổi đói bằng cách không
cho ăn 4 ngày liền để đảm bảo hết thức ăn trong đường tiêu hoá (Vũ Chí Cương và cs.,
2013) và được uống nước tự do. Sau 4 ngày nhịn đói, bò được đưa vào nuôi ở buồng hô
hấp và đo các thông số như ở giai đoạn 1 trong 2 ngày liên tục.
2.1.4. Thức ăn và khẩu phần
Khẩu phần ăn cho bò nuôi duy trì được xác định dựa trên nhu cầu năng lượng duy trì
của Kearl (1982) theo công thức:



3

MEm = 0,5 x W0,75; Trong đó: MEm là nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (Mj
ME); W0,75 là khối lượng trao đổi (kg).
Thức ăn để thiết lập khẩu phần là rơm và cám BS18. Khẩu phần dự kiến: Rơm: 6,5
kg; BS 18: 0,8 kg. Khẩu phần sẽ điều chỉnh trong quá trình thí nghiệm. Thành phần hoá
học và giá trị ME của rơm và cám được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học (%), giá trị năng lượng trao đổi (Mj/kg) của thức ăn
ME**
Thức ăn
DM*
CP
EE
CF
Ash
OM
Rơm
90,60
6,40
1,16
29,40
12,76
77,84
6,31
Cám BS18
90,50
22,20
3,39
7,68
10,96

79,54
9,80
*DM: Chất khô, CP: Protein thô; EE: Mỡ thô; CF: Xơ thô; Ash: Khoáng tổng số; OM:
Chất hữu cơ.
**ME: Năng lượng trao đổi xác định bằng phương pháp sinh khí của Menke và Steingass (1988):
ME (kcal/kg DM) = 1885 + 21 x GP24 + 2,49 x DM - 21,6 x CP
Trong đó, GP24: Lượng khí tích lũy (ml) sau khi ủ thức ăn 24 giờ.
2.1.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.1.5.1. Xác định sản lượng nhiệt trao đổi cơ bản (FHP) và mức duy trì (HP)
Ở mỗi giai đoạn, bò được nuôi riêng lẻ trong buồng hô hấp 2 ngày. Để xác định giá
trị FHP, thể tích các loại khí O 2 tiêu thụ, CO2 và CH4 thải ra ở bò nhịn đói ngày thứ 5 và
6 được ghi chép thông qua thiết bị tự động ở buồng hô hấp. Tương tự, để xác định HP ở
bò nuôi mức duy trì các thông số trên cũng được ghi 2 ngày. Giá trị thể tích các loại khí
được tính trung bình cho 1 ngày.
Sản lượng nhiệt sản xuất ở trạng thái trao đổi đói (FHP) và duy trì (HP) được tính
dựa vào phương trình do Brouwer (1965) xây dựng và được Ủy ban nghiên cứu về trao
đổi năng lượng của châu Âu thống nhất sử dụng như sau:
HP hay FHP = 16,18 VO2 + 5,02 VCO2 - 2,17 CH4 - 5,99 N
Trong đó: HP hay FHP: Sản lượng nhiệt sản xuất ra (kj); VO 2: Thể tích ô xy tiêu thụ
(l); VCO2: Thể tích CO2 thải ra (l); N: Lượng nitơ bài tiết trong nước tiểu (g); CH 4: Thể
tích khí methane được sinh ra (l).
2.1.5.2. Lấy mẫu nước tiểu
Nước tiểu được thu cá thể trong thời gian thu mẫu, xác định dung tích, khối lượng.
Nước tiểu thu được hàng ngày của các cá thể bò được đổ vào bình đã có sẵn 100ml
H2SO4 7,2 N và lấy mẫu (10 ml/1 lít) để xác định N và GE.
Tất cả các mẫu nước tiểu được giữ ở nhiệt độ -20 0C cho đến khi phân tích.
2.1.5.3. Khối lượng bò và khối lượng trao đổi
Ở giai đoạn 1, khối lượng của bò thí nghiệm được xác định trước khi thu nước tiểu,
tức là 12 ngày sau khi ăn khẩu phần với mức năng lượng duy trì. Ở giai đoạn 2, khối
lượng bò được xác định trước khi nhịn đói và kết thúc thí nghiệm. Xác định khối lượng

bò vào buổi sáng trước khi cho ăn lúc 8 giờ bằng cân điện tử RudWeight (Úc), lặp lại 2
ngày liên tục và lấy giá trị trung bình.
Khối lượng trao đổi (W0,75) chính là khối lượng mũ 0,75.
2.1.5.4. Lượng thức ăn thu nhận
Lượng cho ăn hàng ngày được tính toán dựa vào nhu cầu năng lượng duy trì (Kearl,
1982) từ 2 loại thức ăn: Rơm và cám BS18. Khối lượng được ghi chép cho từng cá thể.
Xác định lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau, trước bữa ăn đầu tiên. Thức ăn thừa
được ghi chép cho từng loại riêng lẻ và cho mỗi cá thể. Mẫu thức ăn thừa mỗi loại được
lấy hàng ngày và bảo quản lạnh (nhiệt độ -20 0C) để phân tích hoá học và xác định GE.


4

2.1.6. Phương pháp phân tích thành phần hóa học
Thành phần hóa học của các nguyên liệu thức ăn: Rơm, cám BS18, phân và nước tiểu
(chỉ phân tích N) được phân tích các chỉ tiêu: Vật chất khô (DM); protein thô (CP); mỡ thô
(EE); xơ thô (CF) theo các tiêu chuẩn TCVN 4326-86, TCVN 4328-86, TCVN 4331-2001,
TCVN 4329-86, TCVN 4327-86. Giá trị năng lượng thô được xác định trực tiếp bằng Bomb
calorimeter IKA C2000 do Đức sản xuất. Tất cả các chỉ tiêu phân tích được tiến hành tại
Phòng Phân tích Thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.
2.1.7. Tính toán và xử lý số liệu
2.1.7.1. Tính toán
HI = HP - FHP
GEI = GEIr + GEIbs
Trong đó: HI là năng lượng gia nhiệt của khẩu phần thức ăn -Heat increment
(Mj/ngày); HP: Nhiệt sản xuất ra (Heat production); FHP: Nhiệt sản xuất lúc đói
(Fasting heat production); GEI là năng lượng thô ăn vào (Mj/ngày); GEIr: Năng lượng
thô ăn vào từ rơm = Khối lượng rơm ăn vào x GE của 1 kg rơm khô; GEIbs: Năng
lượng thô ăn vào từ cám BS = Khối lượng cám BS ăn vào x GE của 1 kg cám BS.
UE (Năng lượng nước tiểu thải ra, Mj/ngày) = kg nước tiểu x GE của 1 kg nước tiểu.

ECH4 (Năng lượng thải ra trong CH 4, Mj/ngày) = kg CH4 x GE của 1 kg CH4. Năng
lượng của một kg khí CH4 là 58,41 Mj và 1 lít khí CH4 = 0,717 g CH4 (CRC Handbook
of Chemistry và Physics, 2010).
Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho duy trì (km) được tính bằng công thức sau:
km = FHP/HP; Trong đó: HP: Sản lượng nhiệt sản xuất ra khi bò ăn khẩu phần duy
trì; FHP: Sản lượng nhiệt của bò trao đổi đói.
2.1.7.2. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập sẽ được quản lý trên Excel 2007 và xử lý bằng phương pháp phân
tích phương sai ANOVA trên phần mềm Minitab version 16.10 (2010).
2.2. NGHIÊN CỨU 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CHO
TĂNG TRỌNG (MEg) CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM
Nghiên cứu này gồm hai nội dung:
- Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất để ước tính nhu cầu năng lượng trao đổi
cho tăng trọng (MEg)
- Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai để ước tính nhu cầu năng lượng trao đổi cho
tăng trọng (MEg)
Trong đó:
- Bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất là tập hợp 59 số liệu của các tác giả.
- Bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai là tập hợp 70 số liệu, bao gồm 59 số liệu vỗ béo thứ
nhất và các khẩu phần của 3 thí nghiệm kiểm chứng.
- Thời gian thực hiện phân tích từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016.
2.2.1. Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất để ước tính nhu cầu ME g
Bộ số liệu của Vũ Chí Cương và cs. (2004; 2005; 2008); Vu và cs. (2009) trong
nhiều năm và số liệu của các tác giả khác và nghiên cứu sinh của Viện Chăn nuôi như
Trịnh Văn Tuấn và cs. (2015), Trương La và cs. (2011), Văn Tiến Dũng (2011), Văn Tiến
Dũng và cs., 2016), được sử dụng cho mục đích trên.
Trong nghiên cứu này giá trị MEm = 0,52 (Mj/kg W0,75) được sử dụng để tính toán
năng lượng trao đổi cho duy trì cơ thể bò. Tóm tắt bộ số liệu sử dụng như sau: Tuổi bắt
đầu thí nghiệm: 10; 13; 16; 19 tháng. Giống: Lai Sind (Đực Sindhi x Cái bò vàng VN);



5

½ Doughtmaster (Đực Doughtmaster x Cái Lai Sind); ½ Red Angus (Đực Angus x Cái
Lai Sind); ½ Brahman (Đực Brahman x Cái Lai Sind).
Bảng 2.2. Tổng hợp bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất
Chỉ tiêu
n
Mean
SE
SD
Min
Max
KL đầu thí nghiệm (kg)
59
195,75
1,12
8,61
190
215
KL kết thúc TN (kg)
59
254,39
1,15
8,85
248,5
272,2
Tăng trọng (kg/con/ngày)
59
0,667

0,009
0,072
0,607
0,801
KL trao đổi (kg)
59
58,101
0,214
1,646
56,880
61,642
DM ăn vào (kg/con/ngày)
59
5,423
0,018
0,136
5,319
5,774
ME/kg DM thức ăn (MJ)
59
8,972
0,117
0,895
7,994
9,839
Chú thích: KL: Khối lượng; TN: Thí nghiệm; DM: Chất khô, ME: Năng lượng trao đổi.
2.2.2. Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai để ước tính nhu cầu ME g
Với phân tích này tóm tắt bộ số liệu sử dụng đầu vào như sau: Tuổi bắt đầu thí nghiệm: 6;
10; 13; 16; 19 tháng. Giống: Lai Sind; ½ Doughtmaster; ½ Red Angus; ½ Brahman.
Bảng 2.3. Tổng hợp bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai

Chỉ tiêu
n
Mean
SE
SD
Min
Max
KL bắt đầu thí nghiệm (kg)
70 190,98
1,710
14,30 157,10
215,00
KL sau thí nghiệm (kg)
70 249,09
1,840
15,43 208,90
272,20
KL trao đổi (kg)
70
57,11
0,345
2,890 49,765
61,642
Tăng trọng (kg/con/ngày)
70
0,658
0,009
0,071
0,518
0,801

ME ăn vào (MJ/con/ngày)
70 47,933
0,638
5,335 37,300
55,899
Chú thích: KL: Khối lượng; ME: Năng lượng trao đổi.
Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tương tự như phân tích số liệu vỗ béo ở phần
trên.
Xử lý thống kê các kết quả thu được cho các phần 2.2.1 và 2.2.2: Các số liệu thu
được được xử lý bằng thống kê mô tả với Minitab version 16. Kỹ thuật hồi quy để tìm
mối quan hệ giữa ADG (kg/con/ngày) và MEI (Mj/con/ngày) được sử dụng với phương
trình tổng quát:
Y = a + bx
Chỉ có các phương trình hồi qui có hệ số tương quan bội R2>0,70, P<0,01, sai số
giữa giá trị thực và giá trị tính theo phương trình (lý thuyết) bé hơn 10% và không sai
khác có ý nghĩa về thống kê (P>0,05) mới kiến nghị sử dụng (Palic và Muller, 2006).
2.3. NGHIÊN CỨU 3: SO SÁNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CHO
DUY TRÌ, TĂNG TRỌNG CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM VỚI CÁC
NHU CẦU TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THÁI LAN
Thí nghiệm tiến hành so sánh và phân tích kết quả của 2 thí nghiệm trên với nhu cầu
tương đương của bò Thái Lan là nước có điều kiện khí hậu thời tiết, phương thức nuôi
bò khá tương đồng với Việt Nam. Đồng thời Thái Lan với sự giúp đỡ của tổ chức JICA
Nhật Bản đã có được một hệ thống dinh dưỡng cho bò thịt khá hoàn chỉnh (WTSR,
2010).
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016, tại Bộ môn Dinh
dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.
Nghiên cứu này gồm 2 nội dung sau:
- Nội dung nghiên cứu 2.3.1. So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và
tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ
nhất với các nhu cầu tương đương của Thái Lan.

- Nội dung nghiên cứu 2.3.2. So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và


6

tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ
hai với các nhu cầu tương đương của Thái Lan.
2.3.1. So sánh nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất với các nhu
cầu tương đương của Thái Lan
Các số liệu sử dụng chính là bộ số liệu đã mô tả trong nội dung nghiên cứu 2.2.1.
2.3.1.1. So sánh MEI trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất và MEI lý thuyết của bò thịt
ở Thái Lan
Để tìm hiểu các mối quan hệ và so sánh, thí nghiệm sử dụng các số liệu về khối
lượng, W0,75, ADG và MEI, MEm và MEg đã tính được và nhu cầu năng lượng lý thuyết
của bò Brahman Thái Lan. Theo WTSR (Working Committee of Thai Feeding Standard for
Ruminant, 2010):
Bò Brahaman Thái Lan:
- MEm lý thuyết = 0,483 (Mj ME) x Khối lượng trao đổi (kg)
- MEg lý thuyết = 22,67 (Mj ME) x Tăng trọng (kg/con/ngày)
- MEI lý thuyết của bò Brahman Thái Lan = MEm lý thuyết + MEg lý thuyết
Bò địa phương Thái Lan:
- MEm lý thuyết = 0,486 (Mj ME) x Khối lượng trao đổi (kg)
- MEg lý thuyết = 31,37 (Mj ME) x Tăng trọng (kg/con/ngày)
- MEI lý thuyết = MEm lý thuyết + MEg lý thuyết
Bò lai Brahman Thái Lan:
- MEm lý thuyết = 0,4493 (Mj ME) x Khối lượng trao đổi (kg)
- MEg lý thuyết = 26,02 (Mj ME) x Tăng trọng (kg/con/ngày).
- MEI lý thuyết = MEm lý thuyết + MEg lý thuyết
Sau khi tính được tổng nhu cầu năng lượng lý thuyết (MEm + MEg), chúng tôi so

sánh các giá trị lý thuyết tính được, với các giá trị của chúng tôi và tìm quan hệ giữa
chúng.
2.3.1.2. So sánh nhu cầu MEm trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất và MEm lý thuyết của bò
thịt ở Thái Lan
Ở nội dung này, trên cơ sở số liệu đã có như ở nội dung 2.3.1.1, chúng tôi tiến hành
so sánh MEm xác định được của đề tài với các MEm tính được cho bò Thái Lan.
Để so sánh chúng tôi tiến hành tính toán các chỉ tiêu như ở 2.3.1.1.
2.3.1.3. So sánh nhu cầu MEg xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất với
MEg lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Ở nội dung này, chúng tôi tiến hành xem xét so sánh ME g của chúng tôi với các ME g
tính được cho bò Thái Lan trên cơ sở tăng trọng của bò trong nghiên cứu của chúng tôi.
Việc so sánh được tiến hành như ở mục 2.3.1.1.
2.3.1.4. So sánh nhu cầu MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong bộ số liệu vỗ béo
bò thứ nhất với MEg lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Ở nội dung này, chúng tôi sử dụng khối lượng, khối lượng trao đổi, tăng trọng và
lượng năng lượng ăn vào như trình bày trong mục 2.3.1.1, để tìm quan hệ hồi qui giữa
tăng trọng với MEI thực và giữa tăng trọng trong nghiên cứu vỗ béo với các tổng ME lý
thuyết theo nhu cầu bò thịt của Thái Lan, sử dụng hàm hồi qui tuyến tính bậc nhất dạng:
Y = ax + b; Trong đó: Y là tăng trọng và x là MEI hoặc các tổng ME lý thuyết của bò
Thái Lan.
Khi các phương trình hồi qui tuyến tính bậc nhất có R 2>0,7 (P<0,05), phương trình


7

sẽ được sử dụng để tính tăng trọng và so sánh với nhau bằng Tukey.
Xử lý thống kê số liệu thu được cho nội dung 2.3.1: Các số liệu thu được được xử lý
bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai (ANOVA) với Minitab version 16.10 (2010).
Các số liệu về MEI lý thuyết và MEI thực trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như
quan hệ giữa MEI thực, MEI lý thuyết và ADG thực tế được phân tích theo mô hình hỗn

hợp (St-Pierre, 2001; Nitipot, 2010) trên Minitab version 16.10 (2010).
Mô hình tổng quát có dạng:
Y = a + bx
2.3.2. So sánh nhu cầu MEm, MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với các nhu cầu
tương đương của bò thịt ở Thái Lan
Chúng tôi sử dụng bộ số liệu trong nội dung nghiên cứu 2.2.
2.3.2.1. So sánh MEI trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai và MEI lý thuyết của bò thịt tại
Thái Lan
Phương pháp nghiên cứu nội dung này như nội dung nghiên cứu 2.3.1.1.
2.3.2.2. So sánh nhu cầu MEm trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai và MEm lý thuyết của bò thịt ở
Thái Lan
Phương pháp nghiên cứu nội dung này như nội dung nghiên cứu 2.3.1.2.
2.3.2.3. So sánh nhu cầu MEg trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với MEg lý thuyết của bò thịt ở
Thái Lan
Phương pháp nghiên cứu nội dung này như nội dung nghiên cứu 2.3.1.3.
2.3.2.4. So sánh nhu cầu MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong bộ số liệu vỗ béo
bò thứ hai với MEg lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Phương pháp nghiên cứu nội dung này như nội dung nghiên cứu 2.3.1.4.
Xử lý thống kê số liệu thu được cho nội dung nghiên cứu 2.3.2: Các số liệu thu được
được xử lý bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai (ANOVA) với Minitab version
16.10 (2010).
Các số liệu về nhu cầu năng lượng lý thuyết và năng lượng ăn vào (thực), trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng như quan hệ giữa lượng năng lượng ăn vào thực, tổng
ME lý thuyết và tăng trọng thực tế được phân tích theo mô hình hỗn hợp (St-Pierre,
2001; Nitipot. 2010) trên Minitab version 16.10 (2010). Mô hình tổng quát có dạng: Y =
a + bx
2.4. NGHIÊN CỨU 4: KIỂM CHỨNG CÁC KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NHU CẦU
NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CHO DUY TRÌ, TĂNG TRỌNG CỦA BÒ LAI NUÔI
THỊT TẠI VIỆT NAM BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG THỰC TẾ

Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu 1 và 2, nghiên cứu này nhằm kiểm chứng kết quả
bằng các thí nghiệm nuôi dưỡng với các khẩu phần và thức ăn khác nhau. Thí nghiệm 1:
Bổ sung keo dậu nuôi vỗ béo bò của (Phạm Quang Ngọc và cs., 2015, chưa công bố). Thí
nghiệm 2: Bổ sung lá dâu tằm vỗ béo bò (Vu và cs., 2009; In: Asian Aust. J. Anim. Sci.
Vol. 24, No. 9: 1233-1242. September 2011). Thí nghiệm 3: Nuôi vỗ béo bò của Nguyễn
Thành Trung. 2014 (Luận án tiến sĩ, Đại học khoa học và sự sống Na Uy, 2014).
2.4.1. Thí nghiệm bổ sung keo dậu nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả về nhu
cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
2.4.1.1. Địa điểm và thời gian
Thí nghiệm này là một thí nghiệm vỗ béo bò trong 84 ngày, tại Trung tâm Thực
nghiệm và Bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi, trong năm 2015.


8

2.4.1.2. Gia súc và thiết kế thí nghiệm
Từ 40 bò Lai Sind ban đầu chọn ra 20 bò, ở giai đoạn 15 đến 18 tháng tuổi, khối lượng
trung bình 157 đến 159 kg, được sử dụng trong thí nghiệm. Bò được bố trí vào 1 trong 4
khẩu phần được bổ sung lá keo dậu khô ở các mức khác nhau (4 nghiệm thức) theo thiết kế
ngẫu nhiên hoàn toàn (Complete Randomized Design - CRD) bảng 2.4.
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức*
NT0
NT20
NT25
NT30
Chỉ tiêu
Số bò (con)
5
5

5
5
Khối lượng (kg)
157,1
157,7
157,2
158,9
Thời gian nuôi chuẩn bị (ngày)
15
15
15
15
Thời gian thí nghiệm (ngày)
84
84
84
84
* NT0, NT20, NT25 và NT30 là các nghiệm thức bổ sung 0, 20, 25 và 30% lá keo dậu
khô vào khẩu phần cơ sở
Bò được tẩy ký sinh trùng và được nuôi chuẩn bị 15 ngày trước khi bước vào giai
đoạn thí nghiệm chính thức. Bò được cho ăn trong các máng riêng biệt để kiểm soát
lượng thức ăn ăn vào. Nước uống được cung cấp tự do để bò uống vào mọi thời điểm.
2.4.1.3. Khẩu phần và cách cho ăn
Khẩu phần được xây dựng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982) cho bò thịt sinh trưởng
ở mức tăng trọng từ 0,5 đến 0,7 kg/con/ngày. Khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở
bảng 2.5. Các khẩu phần thí nghiệm tương ứng với các nghiệm thức 1, 2, 3 và 4 được bổ
sung lá keo dậu khô thực tế khi cho ăn có tỷ lệ 0%; 19,1%, 25,9% và 31,5% theo DM
của khẩu phần. Tỷ lệ này có sai lệch chút ít với tỷ lệ lý thuyết ở bảng 2.5 lúc thiết kế thí
nghiệm là 0; 20; 25 và 30% theo DM của khẩu phần.
Bảng 2.5. Tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn và giá trị dinh dưỡng của

khẩu phần thí nghiệm
Nghiệm thức
NT0
NT20
NT25
NT30
Nguyên liệu
Ngô hạt (%)
16,1
9,6
6,7
6,7
Rơm lúa chiêm (%)
42,4
40,2
41,1
35,9
Cám gạo (%)
20,8
14,3
10,5
10,5
Cỏ voi ủ (%)
13,6
10,7
10,3
10,3
Rỉ mật (%)
5,2
5,3

5,3
5,3
Lá keo dậu khô (%)
19,1
25,9
31,5
Urê (%)
1,9
0,9
0,3
Tổng cộng
100
100
100
100
Khoáng (tảng liếm)
Tự do
Tự do
Tự do
Tự do
ME (MJ/kg DM)
9,5
9,9
10,1
10,3
Protein thô (g/kg DM)
145,3
154,1
148,9
154,4

Tỷ lệ DM (%)
61,6
66,5
67,5
67,7
Chú thích: NT0, NT20, NT25 và NT30 là các nghiệm thức bổ sung 0, 20, 25 và 30% lá keo
dậu khô vào khẩu phần cơ sở; ME: Năng lượng trao đổi; DM: Chất khô.
Bò thí nghiệm được cho ăn ngày 2 lần: lúc 8.00 và 16.00h. Thức ăn tinh được trộn
thành hỗn hợp trước rồi trộn với rơm đã chặt nhỏ (5 - 7 cm) và cỏ voi ủ trước khi cho ăn.
2.4.1.4. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm bao gồm: Lượng chất khô ăn vào
(kg/con/ngày), MEI ăn vào (Mj ME/con/ngày), protein thô ăn vào (kg/con/ngày), tăng


9

trọng (kg/con/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
Để kiểm tra nhu cầu MEm và MEg, chúng tôi sử dụng kết quả từ hai nội dung nghiên
cứu 2.1 và 2.2 và tính thêm các chỉ tiêu sau:
- MEm (Mj/con/ngày) = MEI (Mj/con/ngày) – MEg (Mj/con/ngày)
- MEg (Mj/con/ngày) = MEI (Mj/con/ngày) – MEm (Mj/con/ngày)
Với mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chỉ sử dụng các kết quả về khối lượng, tăng
trọng và năng lượng ăn vào để xử lý. Các nội dung khác của thí nghiệm không trình bày
trong luận án này.
2.4.1.5. Phân tích thành phần hóa học và tính toán giá trị ME
Thành phần hóa học của các nguyên liệu và thức ăn như: Rơm, cám gạo, ngô hạt, cỏ
voi ủ, rỉ mật, lá keo dậu khô được phân tích: DM, CP, EE, CF, TCVN 4326-86, TCVN
4328-86, TCVN 4331-2001, TCVN 4329-86, TCVN 4327-86. Tất cả các chỉ tiêu phân
tích được tiến hành tại Phòng Phân tích Thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi.
ME của khẩu phần = Giá trị ME của các nguyên liệu x Tỷ lệ của nguyên liệu trong

khẩu phần.
ME của từng nguyên liệu được xác định bằng phương pháp sinh khí của Menke và
Steingass, (1988) như trong nghiên cứu 1.
2.4.1.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập sẽ được quản lý bằng Excel 2007, sau đó xử lý bằng phương pháp
phân tích phương sai (ANOVA), trên phần mềm Minitab version 16.10 (2010). Mô hình
ANOVA tổng quát để phân tích số liệu là:
Yij = µ + Ai + εij
Trong đó: Yij: Biến phụ thuộc; µ: Trung bình tổng thể; A i: Ảnh hưởng của khẩu
phần; εij : Sai số ngẫu nhiên.
Sử dụng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95% để so sánh giá trị trung bình giữa
các nghiệm thức.
2.4.2. Thí nghiệm bổ sung lá dâu tằm nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả về nhu
cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
2.4.2.1. Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm đã được tiến hành năm 2014 tại Tàm Xá, Đông Anh, Hà Nội trong 84 ngày,
không kể thời gian nuôi chuẩn bị.
2.4.2.2. Gia súc và bố trí thí nghiệm
Trong thí nghiệm này, 20 bò đực Lai Sind 18 t h á n g t u ổ i c ó k h ố i l ư ợ n g
t r u n g b ì n h 184 kg đã được sử dụng. Bò được nuôi nhốt cá thể (kích cỡ ô chuồng 2,8
x 1,1 x 2,0 m), chuồng thông thoáng tự nhiên. Gia súc được tẩy ký sinh trùng trước khi
thí nghiệm và được nuôi chuẩn bị 15 ngày trước khi bắt đầu thí nghiệm.
Thí nghiệm thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (CRBD) với 4 nghiệm thức, 5
gia súc cho một nghiệm thức. Vào lúc bắt đầu thí nghiệm, gia súc được đưa vào 4 khối
theo khối lượng, mỗi khối 5 con. Trong mỗi khối, gia súc được phân ngẫu nhiên vào 4
nghiệm thức.
2.4.2.3. Thức ăn và nuôi dưỡng
Khẩu phần thí nghiệm cơ sở gồm: 40% rỉ mật, 23% hạt bông, 20% rơm đã chặt nhỏ,
10% bột sắn, 5% bột đậu tương, 1% urê và 1% premix khoáng (theo DM). Hạt bông
được thay thế bằng 0, 5, 10, và 15% lá dâu tằm (theo DM khẩu phần) ở các nghiệm thức.

Lá dâu tằm được thu hoạch, chặt nhỏ 2-3 cm. Khẩu phần thí nghiệm được trộn dưới
dạng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (Total mixed ration - TMR) để cho gia súc ăn.


10

Thành phần hóa học của thức ăn được trình bày ở bảng 2.6. Tất cả gia súc được cho ăn
tự do cho mỗi lần ăn (2 lần/ngày), nước uống tự do. Thành phần hóa học của thức ăn
được trình bày ở bảng 2.6 và tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn và giá trị dinh dưỡng của
khẩu phần thí nghiệm trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.6. Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm nuôi dưỡng
bổ sung lá dâu tằm
ADF
Total ash
% theo DM
Bột sắn
85,4
4,34
19,4
4,1
2,96
Rỉ mật
76,7
1,82
6,24
Hạt bông
89,4
21,0
55,0
34,1

4,32
Bột đậu tương
91,1
36,7
14,2
10,8
5,60
Lá dâu tằm
20,8
20,3
32,4
18,7
14,5
Rơm
85,1
5,08
73,2
42,6
15,1
Chú thích: DM: Chất khô; CP: Protein thô; NDF: Xơ không tan trong môi trường trung
tính; ADF: Xơ không tan trong môi trường a xít; Total ash: Khoáng tổng số.
Thức ăn

DM (%)

CP

NDF

Bảng 2.7. Tỷ lệ nguyên liệu thức ăn, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm

Nguyên liệu
NT0
NT5
NT10
NT15
Hạt bông (%)
23
18
13
8
Rơm chặt nhỏ (%)
20
20
20
20
Bột sắn (%)
10
10
10
10
Bột đậu tương (%)
5
5
5
5
Rỉ mật (%)
40
40
40
40

Lá dâu tằm (%)
0
5
10
15
Urê (%)
1
1
1
1
Premix khoáng (%)
1
1
1
1
Tổng cộng
100
100
100
100
ME (MJ/kg DM)
10,49
10,52
10,55
10,59
Protein thô (% DM)
9,30
9,27
9,23
9,20

NDF (% DM)
26,89
28,81
27,68
26,55
ADF (% DM)
14,16
16,54
15,77
15,00
Chú thích: NT0, NT5, NT10 và NT15 là các nghiệm thức bổ sung 0, 5, 10 và 15% lá dâu
tằm; ME: Năng lượng trao đổi; DM: Chất khô; NDF: Xơ không tan trong môi trường trung
tính; ADF: Xơ không tan trong môi trường a xít.

2.4.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi tương tự như như mục 2.3.1.4.
2.4.2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu thu được xử lý bằng phân tích phương sai (ANOVA) cho thiết kế thí
nghiệm CRBD sử dụng thủ tục GLM của SAS cho Windows (SAS 6.12, TS level 020,
SASinstitute). Mô hình toán thống kê phân tích số liệu như sau:
Yijk= μ+txi+blj+eijk
Trong đó: μ: Trung bình tổng thể; txi: Ảnh hưởng của nghiệm thức thứ I; blj: Ảnh
hưởng của khối j; eijk: Sai số của thí nghiệm do nghiệm thức i trong khối b.
Nếu ANOVA cho thấy có sai khác, các giá trị trung bình được so sánh với thủ tục
Tukey ở mức xác xuất (P<0,05).
2.4.3. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bột củ sắn có hoặc không
bổ sung khô dầu lạc đến năng suất vỗ béo của bò Lai Sind để kiểm chứng kết quả
về nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam



11

2.4.3.1. Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2009 đến tháng 4/2010 tại Trung tâm nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Hà Nội.
2.4.3.2. Gia súc và khẩu phần
Trong thí nghiệm này, 20 bò đực Lai Sind 18 đến 21 tháng tuổi đã được sử dụng. Bò
được nuôi nhốt cá thể (kích cỡ ô chuồng 2,8 x 1,1 x 2,0 m), chuồng thông thoáng tự nhiên.
Sơ đồ và khẩu phần thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.8.
Bảng 2.8. Sơ đồ và khẩu phần thí nghiệm
Diễn giải
KP0
KP1
KP2
KP3
Số bò (con)
5
5
5
5
Tháng tuổi
18-21
18-21
18-21
18-21
Cây ngô ủ chua (kg/con/ngày)
2
2
2
2

Rơm ủ urê (kg)
Tự do
Tự do
Tự do
Tự do
TĂ tinh hỗn hợp (% khối lượng cơ thể)
1,5
1,5
1,5
1,5
Bột củ sắn (g/con/ngày)
300
1000
300
1000
Bột khô dầu lạc (g/con/ngày)
700
700
Chú thích: KP: Khẩu phần.
Thành phần hóa học thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Bột củ
Khô dầu
Rơm ủ
Chỉ tiêu
Ngô bột
Bột cá
Urê
sắn
lạc

urê
DM (%)
91,08
89,20
90,70
90,90
90,00
44,71
CP (%) DM
10,59
2,46
50,1
51,2
28,7
10,50
EE (%) DM
10,81
1,18
2,12
1,02
NA
0,80
NDF (%) DM
30,43
7,27
4,66
NA
NA
68,3
ADF (%) DM

6,84
4,68
1,44
NA
NA
41,4
Ash (%) DM
3,64
2,64
7,58
2,54
NA
1,53
ME (Mj/kg DM)
11,0
12,2
12,5
10,6
NA
5,4
Chú thích: DM: Chất khô; CP: Protein thô; EE: Mỡ thô; NDF: Xơ không tan trong môi
trường trung tính; ADF: Xơ không tan trong môi trường a xít; Ash: Khoáng tổng số; ME:
Năng lượng trao đổi; NA: Không có.
Hỗn hợp thức ăn tinh sử dụng trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thành phần nguyên liệu hỗn hợp thức ăn tinh sử dụng trong thí nghiệm
Nguyên liệu
Tỷ lệ (%)
Nguyên liệu
Tỷ lệ (%)
Ngô bột

61,5
Premix khoáng và vitamin
1,0
Bột củ sắn
15,0
Bột xương
2,0
Khô dầu lạc
13,0
Muối ăn
1,0
Bột cá
5,0
ME (Mj/kg DM)
10,8
Urê
1,5
CP (%)
20,2
ME: Năng lượng trao đổi; CP: Protein thô
Bò đã cho tăng trọng 0,28; 0,31; 0,35 và 0,54 kg/con/ngày, tương ứng với KP0,
KP1, KP2 và KP3.
2.4.3.3. Bố trí thí nghiệm
Sau khi nuôi chuẩn bị, tất cả gia súc được đưa vào nuôi vỗ béo. Ở giai đoạn vỗ béo,
bò được ăn cùng khẩu phần: Rơm ủ urê tự do và thức ăn tinh được điều chỉnh 2 tuần một
lần theo khối lượng (1,5% khối lượng). Thí nghiệm kéo dài 105 ngày không kể 15 ngày
nuôi chuẩn bị.


12


2.4.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi tương tự như thí nghiệm 2.3.1.4.
2.4.3.5. Xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý tương tự như thí nghiệm 2.3.2.5.
Các số liệu về nhu cầu năng lượng lý thuyết và năng lượng ăn vào (thực), trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng như quan hệ giữa lượng năng lượng ăn vào thực, tổng
ME lý thuyết và tăng trọng thực tế được phân tích theo mô hình hỗn hợp (St-Pierre.
2001; Nitipot. 2010) trên Minitab version 16.10 (2010).
Mô hình tổng quát có dạng: Y = a + bx
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1: XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO
ĐỔI CHO DUY TRÌ (MEm) CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Kết quả
Kết quả nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho bò Lai Sind nuôi thịt
ở Việt Nam trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
Bảng 3.1. Số liệu năng lượng trao đổi từng cá thể bò nuôi duy trì và trao đổi đói
(n=6)
Gia súc
Bò 1
Bò 2
Bò 3
Bò 4
Bò 5
Bò 6
KL trước thí nghiệm (kg)
146
149,5
163
137

156,5
138
KL sau thí nghiệm (kg)
139
143,5
157
134
151
132
KL trung bình (kg)
142,5
146,5
160
135,5
153,75
135
Khối lượng trao đổi (W0,75)
41,20
42,11
44,99
39,72
43,66
39,61
664,6
Thể tích O2 (l/con/ngày)
776,74
609,38
750,05 610,34 600,87
9
691,0

Thể tích CO2 (l/con/ngày)
561,08
626,94
764,91 695,32 563,51
5
Thể tích CH4 (l/con/ngày)
105,85
96,15
107,01
99,33
97,79 119,29
Nước tiểu (kg/con/ngày)
0,9
0,9
1,6
0,8
1,7
2,7
N nước tiểu (g/con/ngày)
0,90
0,70
0,98
0,78
1,09
2,97
HP (MJ/con/ngày)
21,443
18,106
22,658 18,563 17,197 20,06
FHP (MJ/con/ngày)

15,197
12,855
15,814 13,215 12,383 14,00
353,5
FHP (kJ/kg W0,75)
368,486 305,282 351,523 332,747 283,593
5
km
0,708
0,710
0,698
0,712
0,720
0,698
506,5
MEm (kJ/kg W0,75)
520,46
429,98
503,62 467,34 393,88
2
Chú thích: KL: Khối lượng, TT: Tiêu thụ; NT: Nước tiểu, HP: Nhiệt sản xuất ra; FHP:
Nhiệt sản xuất ra lúc đói; km: Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho duy trì; l: Lít: kg:
Kilogam; MEm: Năng lượng trao đổi cho duy trì.
Bảng 3.1 và 3.2 cho thấy, nhiệt tạo ra khi trao đổi đói hay nhu cầu duy trì của bò Lai
Sind là 0,333 Mj NE/kg W0,75 (0,283 – 0,368 Mj) và k m = 0,71, hay 0,47 Mj ME/kg W 0,75
(0394 - 0,52 Mj).
Theo NRC (1988), giá trị NEm (Mj/kg W0,75) phải được cộng thêm 10% chi phí năng
lượng cho các hoạt động vì thí nghiệm trong buồng hô hấp, bò không có không gian để
hoạt động như ở chuồng nuôi bình thường.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã sử dụng tiêu tốn gia tăng này để tính thêm cho nhu



13

cầu duy trì thực tế (Kawashima và cs., 2000). Vì vậy, số liệu của nghiên cứu hiện tại
cũng đã cộng thêm 10% giá trị NEm tính toán được từ thực nghiệm. Như vậy, giá trị NE m
mới sẽ là: 0,333 + (0,333/100) x 10 = 0,3663 Mj/kg W 0,75 , làm tròn số là 0,366 Mj/kg
W0,75, còn MEm sẽ là 0,5159 Mj/kg W0,75, làm tròn số là 0,52 Mj/kg W0,75.


14

Bảng 3.2. Giá trị trung bình của năng lượng trao đổi của bò nuôi duy trì (nhiệt sản
xuất ra) và trao đổi cơ bản (nhiệt sản xuất lúc đói) (n=6)
Chỉ tiêu
Mean±SE
SD
Min-Max
O2 tiêu thụ (l/con/ngày)
668,7±31,5
77,2
600,9-776,7
CO2 thải ra (l/con/ngày)
650,5±33,1
81,1
561,1-764,9
CH4 thải ra (l/con/ngày)
104,24±3,50
8,58
96,15-119,29

KL trước thí nghiệm (kg)
148,33±4,18
10,24
137,00-163,00
KL kết thúc thí nghiệm (kg)
142,75±3,99
9,78
132,00-157,00
KL trung bình (kg)
145,54±4,08
9,99
135,00-160,00
0,75
KL trao đổi (W )
41,887±0,879
2,152
39,605-44,987
KL nước tiểu (kg)
1,433±0,299
0,731
0,800-1,633
KL Nitơ nước tiểu (g)
0,85 ±0,083
0,203
0,61-2,70
FHP ngày (MJ NE/con/ngày)
13,91±554
1358
12,38-15,81
FHP (MJ NE/kg W0,75)

0,333±13,2
32,4
0,283,6-0,3685
HP (MJ/1kg KL)
95,84±4,04
9,90
80,54-106,65
km
0,707±0,0035
0,008
0,698-0,720
MEm/kg W0,75(kJ)
470,3±20,3
49,8
393,9-520,5
Chú thích: KL: Khối lượng; FHP: Nhiệt sản xuất ra lúc đói; k m: Hệ số sử dụng năng lượng
trao đổi cho duy trì; HP: Nhiệt sản xuất ra; MEm: Năng lượng trao đổi cho duy trì.
3.1.2. Thảo luận
Về km, kết quả thí nghiệm trao đổi đói của chúng tôi cho kết quả k m = 0,71 (0,698 0,72). Giá trì này tương tự giá trị đang được dùng tại Thái Lan cho bò thịt (0,71). Theo
Ferrel và Jenkins (1998), giá trị k m là 0,69 cho Bos indicus và 0,67 cho Bos taurus.
Trong khi, Solis và cs (1989) cho thấy k m cho Bos taurus là 0,66 đến 0,81; Chaokaur và
cs (2007) cho thấy km cho Brahman Thái Lan là 0,58.
Về NEm, theo Kawashima và cs. (2000), NE m của bò Brahman và bò địa phương
Thái Lan tương ứng là 0,377 Mj/kg W 0,75 và 0,245 Mj/kg W0,75. Kết quả nghiên cứu này
NEm = 0,367 Mj/kg W0,75 cũng nằm trong công bố của nhiều tác giả (Kawashima và cs.,
2000; Chizzotti và cs., 2008; Chaokaur và cs., 2007). Các tác giả cho biết NE m dao động
0,298 đến 0,4145 Mj/kg W0,75.
Về MEm, theo Kearl (1982), giá trị ME m cho bò thịt nhiệt đới là 0,494 Mj/kg W 0,75.
Theo Nivaldo de Faria Sant´Ana và cs. (2011), Nellore và con lai có nhu cầu ME m =
0,569 Mj/kg W0,75. Gần đây Quigley và cs. (2014) cho thấy: ME m cho bò Bali (indonesia)

là 0,47 Mj ME/kg W0,75 , bò Bali ở Timor Leste có ME m là 0,40 - 0,42 Mj ME/kg W 0,75
(Yuliaty và cs., 2014).
Như vậy giá trị MEm = 0,52 Mj/kg W0,75 trong nghiên cứu này ở thí nghiệm trao đổi
đói nằm trong khoảng các giá trị này của bò Bos indicus và con lai và thấp hơn các giá
trị cho bò Bos taurus.
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO
ĐỔI CHO TĂNG TRỌNG (MEg) CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM
3.2.1. Kết quả
3.2.1.1. Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất để ước tính nhu cầu ME g
Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, bò thí nghiệm được nuôi với
khẩu phần cỏ voi, hạt bông và rơm. Số liệu được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.3.
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, bò tăng trọng trung bình là 663,7 g/ngày (607,1-801,2
g/ngày); Lượng vật chất khô ăn vào 5,42 kg/con/ngày (5,32-5,77 kg) và ME cho 1 kg vật
chất khô 8,97 Mj (7,99-9,84 Mj/kg DM). Từ MEI và ME m, chúng tôi tính được nhu cầu


15

MEg là 18,44 Mj/con/ngày (13,21-25,85 Mj). Do đó, nhu cầu ME g của bò lai (khối lượng
195,75-254,39 kg) ở các thí nghiệm này là 27,53 Mj ME/kg tăng trọng (dao động 14,640,7 Mj).
Bảng 3.3. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng của bộ số liệu vỗ béo bò thứ
nhất (n=59)
Chỉ tiêu
Mean
SE
SD
Min
Max
KL trước thí nghiệm (kg)
195,75

1,12
8,61
190
215
KL kết thúc thí nghiệm (kg)
254,39
1,15
8,85
248,5
272,2
0,75
KL trao đổi (W , kg)
58,10
0,214
1,646
56,88
61,64
Tăng trọng chung (g/con/ngày)
663,7
9,40
7,23
607,1
801,2
DM ăn vào (kg/con/ngày)
5,42
0,018
0,136
5,32
5,77
ME/kg DM thức ăn (Mj)

8,97
0,117
0,895
7,99
9,84
MEI (Mj/con/ngày)
48,66
0,682
5,242
43,36
55,90
MEm (Mj/con/ngày)*
30,21
0,111
0,856
29,58
32,05
MEg (Mj/con)
18,44
0,666
5,114
13,21
25,85
ME (Mj/kg tăng trọng)
27,53
0,822
6,312
14,60
40,71
Chú thích: KL: Khối lượng; Thí nghiệm; DM: Chất khô; MEI: Năng lượng trao đổi ăn vào;

MEm: Năng lượng trao đổi cho duy trì; MEg: Năng lượng trao đổi cho tăng trọng.
3.2.1.2. Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai để ước tính nhu cầu ME g
Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, bò thí nghiệm được nuôi với
khẩu phần cỏ voi ủ chua, cỏ tự nhiên và rơm. Tổng hợp kết quả các thí nghiệm trình bày
ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng của bộ số liệu vỗ béo bò thứ
hai (n=70)*
Chỉ tiêu
Mean
SE
SD
Min
Max
KL trước thí nghiệm (kg)
190,98
1,71
14,30
157,10
215,0
KL sau thí nghiệm (kg)
249,09
1,84
15,43
208,90
272,2
KL trao đổi (W0,75, kg)
57,11
0,35
2,89
49,77

61,64
Tăng trọng (g/con/ngày)
658
0,01
0,07
520
801
MEI (Mj/con/ngày)
47,93
0,64
5,34
37,30
55,90
MEm (Mj/con/ngày)
29,69
0,18
1,50
25,88
32,05
MEg (Mj/con/ngày)
18,24
0,59
4,97
8,60
25,85
ME (Mj/kg tăng trọng)
27,49
0,75
6,26
14,60

40,71
*Xem chú thích ở bảng 3.3, ME: Năng lượng trao đổi.
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, ADG là 658 g (520-801 g); MEI là 47,93 Mj/con/ngày
(37,3-55,9 Mj). Nhu cầu MEm theo kết quả nghiên cứu 1 là 29,69 Mj/con/ngày và nhu
cầu MEg là 18,24 Mj/con/ngày (8,6-28,85 Mj).
Do đó, nhu cầu MEg cho 1 kg tăng trọng ở đây là 27,49 Mj ME (14,6-40,71 Mj ME).
Mặc dù dao động về nhu cầu duy trì là không lớn (25,88-32,05 Mj ME/con/ngày) nhưng
nhu cầu ME cho 1 kg khối lượng tăng lên dao động lớn (chênh lệch giữa cao nhất và
thấp nhất là 2,79 lần).
Sự chênh lệch lớn về nhu cầu ME cho 1 kg tăng trọng ở cả 2 nhóm bò nuôi dưỡng
khác nhau và lứa tuổi khác nhau có thể do tăng khối lượng quá khác nhau giữa các cá
thể. Mặc dù vậy, khi so sánh giá trị trung bình về nhu cầu ME cho 1 kg tăng trọng ở 2
nhóm thì không thấy sự sai khác (27,49 và 27,53 Mj ME/kg tăng trọng).
Vì vậy, chúng tôi đề xuất giá trị ME g cho 1 kg khối lượng tăng là 27,5 MJ ME cho
bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. Dựa vào giá trị đề xuất này và kết quả các thí nghiệm nêu ở nội
dung nghiên cứu 2, phương trình tương quan hồi quy giữa tăng trọng (ADG, kg/con/ngày) lý


16

thuyết với MEI thực tế (MEI, Mj/con/ngày) đã được tính toán. Tương quan hồi quy được thể
hiện qua phương trình hồi quy có dạng sau:
ADG lý thuyết (kg/con/ngày) = -0,4066 + 0,02232 MEI (Mj); R 2 = 0,723; P<0,01
Theo Palic và Muller (2006), phương trình hồi qui có R2>0,7 và P<0,01 có thể chấp
nhận sử dụng được. Vì vậy, phương trình hồi quy trong nghiên cứu này có thể được
khuyến cáo sử dụng. So sánh ADG lý thuyết với ADG thu được từ các nghiên cứu hiện
tại được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. So sánh tăng trọng trung bình hàng ngày theo công thức và tăng trọng
trung bình hàng ngày thực trong nghiên cứu (n=70)
Chỉ tiêu

Mean
SE
SD
Min
Max
ADG thực(1) (g/con/ngày)
658,41
8,71
72,86
517,86
801,19
ADG tính toán(2) (g/con/ngày) 658,50
7,43
62,13
521,98
756,42
Hiệu (2-1)
0,09
-54,78
-28,38
Chú thích: ADG: Tăng trọng trung bình ngày.
Kết quả ở bảng cho thấy: ADG thực và ADG tính theo phương trình (lý thuyết) không
có sai khác về thống kê (P>0,05), hiệu số giữa giá trị trung bình cực bé. Điều đó cho thấy
phương trình chấp nhận được để sử dụng tính nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò
lai nuôi thịt tại Việt Nam. Đồng thời kết quả này cũng cho thấy có thể sử dụng giá trị:
27,5Mj ME/kg tăng trọng là giá trị MEg nhu cầu của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam.
3.2.2. Thảo luận
Kết quả phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất và kết quả phân tích bộ số liệu vỗ
béo bò thứ hai có nguồn gốc (lấy nhu cầu ME m = 0,52 Mj/kg W0,75 trong thí nghiệm trước
đó) cho thấy: Đối với bò lai nuôi thịt tại Việt Nam, nhu cầu ME g (khối lượng bò: 195,75

- 254,39 kg) là 27,528 Mj ME/kg tăng trọng ở các thí nghiệm bộ số liệu vỗ béo bò thứ
nhất và (khối lượng bò: 190,98 - 249,09 kg) 27,49 Mj ME/kg tăng trọng ở các thí
nghiệm bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai. Hai giá trị này không khác biệt lớn nên có thể lấy
giá trị 27,5 Mj ME/kg tăng trọng (SE: 0,748; SD: 6,26) là giá trị nhu cầu ME g bò lai nuôi
thịt tại Việt Nam.
Giá trị MEg trong nghiên cứu của chúng tôi (27,5 Mj ME/kg tăng trọng) khá tương
đồng với giá trị này trong một số nghiên cứu khác. Theo Nitipot và cs. (2010), MEg của
bò thịt Bos indicus, bò địa phương Thái Lan và bò Brahman lai nuôi ở Thái Lan là 31,60;
31,30; và 30,55 Mj ME/kg tăng trọng. Một số nghiên cứu khác cho thấy giá trị cao hơn
của nghiên cứu hiện tại khá nhiều. Yuliaty và cs. (2014) cho biết giá trị ME g của bò Bali
ở Timor Leste là 39,2 Mj ME/kg tăng trọng; hay 34 Mj ME/kg tăng trọng ở bò Bali
Indonesia (Quigley và cs., 2014). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho kết quả thấp
hơn kết quả trong nghiên cứu này.
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3: SO SÁNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO
ĐỔI CHO DUY TRÌ, TĂNG TRỌNG CHO BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM
VỚI CÁC NHU CẦU TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA THÁI LAN
3.3.1. So sánh nhu cầu năng ME m và MEg của bò lai nuôi thịt tại
Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất với
các nhu cầu tương đương của Thái Lan
3.3.1.1. Giá trị năng lượng trao đổi ăn vào (MEI)
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy năng lượng trao đổi ăn vào (MEI) thực tế trong bộ số
liệu vỗ béo bò thứ nhất của nghiên cứu này và MEI lý thuyết dao động từ 45,33 đến


17

49,05 Mj ME/con/ngày và sai khác về thống kê (P<0,05).
Bảng 3.6. Giá trị năng lượng trao đổi ăn vào ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất tại Việt
Nam với giá trị năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Chỉ tiêu

Mean ± SE
SD
Min
Max
1
Khối lượng ban đầu (kg)
195,75±1,12
8,61
190
215
2
Khối lượng kết thúc (kg)
254,39±1,15
8,85
248,5
272,2
3
Khối lượng trao đổi (kg)
58,101±0,214
1,646
56,88
61,64
4
Tăng trọng (kg/con/ngày)
0,667±0,009
0,072
0,607
0,801
5
MEI (Mj/con/ngày)

48,657±0,682
5,242
43,37
55,90
Bò Brahman Thái Lan
6
MEg LT1 (22,67 x TT)
15,046 ±0,213
1,638
11,740
18,163
7
MEm LT1 (0,486 x KLTĐ)
28,237±0,104
0,800
26,810
29,958
8
MEI LT 1 (6+7)
49,057a±0,338
2,595
43,616
53,334
Bò địa phương Thái Lan
9
MEg LT 2 (31,37)
20,820±0,295
2,266
16,245
25,133

10
MEm LT2 (0,483)
28,063±0,104
0,795
26,645
29,773
b
11
MEI LT 2
45,332 ±0,290
2,226
40,584
48,874
Bò lai Brahman Thái Lan
12
MEg LT 3(26,02)
17,269±0,245
1,880
13,475
20,847
13
MEm LT3 (0,493)
28,644±0,106
0,812
27,196
30,389
b
14
MEI LT3
45,506 ±0,290

2,229
40,750
49,048
Chú thích: Các số trung bình trong cùng một cột, về cùng một chỉ tiêu có các chữ cái trên đầu
khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05); MEI: Là lượng năng lượng trao đổi ăn vào
hay tổng nhu cầu năng lượng thực tế của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong nghiên cứu của chúng
tôi;MEm LT1: Tổng nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì lý thuyết tính cho bò Brahman Thái
Lan; MEg LT1: Tổng nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng lý thuyết tính cho bò Brahman
Thái Lan; ME LT1: (Tổng nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì lý thuyết + Tổng nhu cầu nhu
cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng lý thuyết tính cho bò Brahman Thái Lan); Tương tự như
vậy số 2 là cho bò địa phương Thái Lan và số 3 là cho bò cho bò lai Brahman Thái Lan.

Từ kết quả MEI thực tế của các nghiên cứu hiện tại của chúng tôi ở Việt Nam và
MEI tính toán trên từng đối tượng bò ở Thái Lan, chúng tôi tính toán được các tương quan
hồi quy 3.2; 3.3; 3.4.
MEI (Mj/con/ngày) = - 22,34 + 1,447 x MEI LT1(P<0,001; R2 = 0,505)
(3.2)
MEI (Mj/con/ngày) = - 26,75 + 1,663 MEI LT2 (P<0,001; R2 = 0,490)
(3.3)
2
MEI (Mj/con/ngày) = - 26,90 + 1,660 MEI LT3(P<0,001; R = 0,489)
(3.4)
Các phương trình hồi qui cho thấy: MEI thực tế ở nghiên cứu này và MEI lý thuyết
của các loại bò Thái Lan có kiểu quan hệ hồi qui tuyến tính bậc nhất với hệ số xác định
(R2) mức trung bình 0,489-0,505. Như vậy, bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất cần được bổ
sung bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai để so sánh thêm.
3.3.1.2. Giá trị năng lượng trao đổi cho duy trì (ME m)
Trên cơ sở bảng 3.6, chúng tôi so sánh giá trị ME m trong nghiên cứu bộ số liệu vỗ
béo bò thứ nhất của chúng tôi và MEm tính toán từ số liệu cho bò thịt tại Thái Lan. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.7.

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, khi sử dụng MEI trong nghiên cứu của chúng tôi trừ đi
nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của các loại bò Thái Lan, chúng tôi có được ME m.
Giá trị MEm tính được khá khác biệt, dao động từ 0,479 đến 0,579 MJ ME/kg W 0,75. Giá
trị này cao nhất trên bò Brahman Thái Lan (0,579 Mj ME/kg W 0,75), tiếp đến trên bò lai
Brahman Thái Lan (0,54 Mj ME/kg W0,75) và thấp nhất trên bò địa phương Thái Lan


18

(0,479 Mj ME/kg W0,75).
Điều chú ý là các giá trị tính toán trên đây (0,579; 0,479 và 0,540 Mj ME/kg W 0,75 cho
bò Brahman, lai Brahman và địa phương Thái Lan) có sai khác với các giá trị được công bố
của Thái Lan cho các loại bò trên (0,486; 0,483 và 0,493 Mj/kg W0,75).
Giá trị MEm của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam (0,52 Mj ME/kg W 0,75) thấp hơn giá trị
tính được cho bò lai Brahman Thái Lan (0,54 Mj ME/kg W 0,75) và thấp hơn giá trị tính
được cho Brahman Thái Lan (0,579 Mj ME/kg W 0,75), chỉ cao hơn giá trị tính được cho
bò địa phương Thái Lan (0,479 Mj ME/kg W0,75).
Bảng 3.7. Giá trị MEm ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất tại Việt Nam với giá trị năng
lượng trao đổi cho duy trì lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Chỉ tiêu
Mean±SE
SD
Min
Max
Khối lượng trao đổi (kg)
58,101±0,214
1,646
56,88
61,642
Tăng trọng (kg/con/ngày)

0,66368±0,009
0,07225 0,60714
0,80119
MEI (Mj/con/ngày)
48,657±0,682
5,242
43,359
55,899
MEm LT 1 (Mj ME/kg W0,75)
0,579±0,009
0,072
0,433
0,695
0,75
MEm LT 2 (Mj ME/kg W )
0,479±0,009
0,067
0,333
0,611
0,75
MEm LT 3 (Mj ME/kg W )
0,540±0,009
0,070
0,395
0,663
0,75
NEm LT 1 (Mj NE/kg W )
0,411±0,006
0,051
0,307

0,493
NEm LT 2 (Mj NE/kg W0,75)
0,340±0,006
0,048
0,236
0,434
0,75
NEm LT 3 (Mj NE/kg W )
0,383±0,006
0,050
0,280
0,471
Chú thích: xem chú thích ở Bảng 3.6
Sự khác biệt này cho thấy do bản chất di truyền khác nhau nên không thể áp các nhu
cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của các loại bò Thái Lan vào cho bò lai nuôi thịt tại Việt
Nam. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất, bò lai nuôi
thịt tại Việt Nam không khác nhiều so với nhu cầu tương tự cho bò lai Brahman Thái Lan.
3.3.1.3. Giá trị năng lượng trao đổi cho tăng trọng (ME g)
Trên cơ sở bảng 3.7, chúng tôi so sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng
trong nghiên cứu của chúng tôi và các nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng lý
thuyết của bò thịt tại Thái Lan. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Giá trị MEg ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất tại Việt Nam với giá trị
năng lượng trao đổi cho tăng trọng lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Chỉ tiêu
Mean±SE
SD
Min
Max
KL trao đổi (kg)
58,101±0,214

1,646
56,88
61,642
Tăng trọng (kg/con/ngày)
0,667±0,009
0,07225
0,60714
0,802
MEI (Mj/con/ngày)
48,657±0,682
5,242
43,359
55,899
Tổng MEm1 (0,486)
28,237± 0,104
0,800
26,810
29,958
MEg 1(Mj/kg TT)
30,538±0,806
6,189
17,962
44,207
MEm 2 (0,483)
28,063±0,104
0,795
26,645
29,773
MEg 2 (Mj/kgTT)
30,803±0,804

6,179
18,258
44,516
MEm 3 (0,493)
28,644±0,106
0,812
27,196
30,389
MEg 3 (Mj/kgTT)
29,918±0,809
6,213
17,270
43,486
Chú thích: Xem ghi chú ở Bảng 3.6.
Số liệu ở Bảng 3.8 cho thấy, ME g ít biến động hơn so với ME m và nằm trong khoảng
29,918 đến 30,803 (Mj ME/kg tăng trọng) và không có sự sai khác thống kê (P>0,05).
Các giá trị tính được, trên cơ sở từ nghiên cứu bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất của chúng
tôi 30,538; 30,803 và 29,918 Mj ME/kg tăng trọng cho bò Brahman, bò địa phương Thái
Lan và bò lai Brahman có sai khác với các giá trị được công bố của Thái Lan cho các
loại bò trên (22,67; 31,37; 26,02 Mj ME/kg tăng trọng). So với kết quả của chúng tôi


19

MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam là 27,5 Mj ME/kg tăng trọng cũng có sự sai khác với
bò lai Thái Lan (29,92Mj ME/kg tăng trọng).
Sự khác biệt này cho thấy do bản chất di truyền khác nhau nên không thể áp các nhu
cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng của các loại bò Thái Lan vào cho bò lai nuôi thịt
tại Việt Nam. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt
Nam cao hơn nhu cầu tương tự cho bò lai Brahman Thái Lan.

3.3.1.4. Tăng trọng của bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất nuôi thịt tại Việt Nam và tăng
trọng lý thuyết của bò thịt Thái Lan
Trên cơ sở ở kết quả nội dung trước, chúng ta đã thấy rằng giữa MEI của bò lai nuôi
thịt tại Việt Nam và MEI lý thuyết của bò thịt Thái Lan có quan hệ hồi qui tuyến tính bậc
nhất. Để tìm hiểu các mối quan hệ này sâu hơn chúng tôi đã sử dụng các tổng này để
tính tăng trọng lý thuyết bằng phương pháp hồi qui. Kết quả các phương trình tương
quan hồi qui như dưới đây:
ADG (kg/con/ngày) = -0,6404 + 0,02658 MEI lý thuyết (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,91);
Áp dụng cho bò Brahman Thái Lan (3.5)
ADG (kg/con/ngày) = -0,7176 + 0,03047 MEI lý thuyết (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,879);
Áp dụng cho bò địa phương Thái Lan (3.6)
ADG (kg/con/ngày) = -0,7202 + 0,03041 MEI lý thuyết (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,878);
Áp dụng cho bò lai Brahman Thái Lan (3.7)
ADG (kg/con/ngày) = 0,1681 + 0,01019 MEI (Mj); (P<0,001; R 2 = 0,538); Áp dụng
cho bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất ở Việt Nam (3.8)
Khi xem xét các mối quan hệ này có thể thấy là quan hệ giữa tăng trọng và các tổng
ME lý thuyết của bò Thái Lan, ở cả 3 loại bò đều khá tốt (Brahman Thái Lan: R 2 = 0,91;
bò địa phương Thái Lan: R2 = 0,879; bò lai Brahman Thái Lan: R2 = 0,878).
Tuy nhiên với bò lai nuôi thịt tại Việt Nam mối quan hệ này chưa chặt chẽ (R 2 =
0,538) nên không thể dùng để dự đoán tăng trọng. Số liệu bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất
có thể là chưa đại diện nên cần bổ sung các số liệu nuôi dưỡng khác. Vì lý do này chúng
tôi không sử dụng các phương trình trên để so sánh tăng trọng tính được từ phương trình
với tăng trọng thật trong thí nghiệm vỗ béo.
3.3.2. So sánh nhu cầu ME m, MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được
trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với các nhu cầu tương đương của Thái Lan
3.3.2.1. Giá trị năng lượng trao đổi ăn vào (MEI)
Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.9. Bảng 3.9 cho thấy, năng lượng trao đổi
ăn vào (MEI) trong nghiên cứu của chúng tôi (Mj ME/con/ngày) và năng lượng trao đổi
ăn vào lý thuyết đều khá biến động, dao động từ 42,68 đến 48,24 Mj ME/con/ngày và sai
khác về thống kê (P<0,05).

Năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết cho bò địa phương Thái Lan cao nhất là 48,24
Mj ME/con/ngày và tương đương với MEI trong nghiên cứu của chúng tôi là 47,93 Mj
ME/con/ngày. Năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết cho bò Brahman Thái Lan thấp nhất
là 42,68 Mj ME/con/ngày.
Kết quả tính hồi qui giữa MEI thực tế và MEI lý thuyết của các loại bò Thái Lan
được trình bày ở các phương trình hồi qui 3.9; 3.10 và 3.11 với hệ số xác định (R 2) 0,462
đến 0,724.
Các phương trình hồi qui xây dựng được như sau:
MEI (Mj/con/ngày) = -16,49 + 1,509 MEI lý thuyết 1 (Mj) (P<0,001; R 2= 0,462)
(3.9)
MEI (Mj/ con/ngày) = -13,44 + 1,272 MEI lý thuyết 2 (Mj) (P<0,001; R = 0,492)


20

(3.10)
MEI (Mj/con/ngày) = -15,58 + 1,403 MEI lý thuyết 3 )Mj) (P<0,001; R 2= 0,724)
(3.11)
Như vậy có cơ sở để cho rằng kết quả nghiên cứu này về nhu cầu ME (MEI) và nhu
cầu ME lý thuyết khá tương đồng với các nhu cầu này của Thái Lan, đặc biệt là nhu cầu
ME của bò lai Brahman Thái Lan.
Bảng 3.9. Giá trị năng lượng trao đổi ăn vào (MEI) của bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai
và MEI lý thuyết của các giống bò thịt ở Thái Lan
Chỉ tiêu
Mean±SE
SD
Min
Max
1
Khối lượng ban đầu (kg)

190,98±1,71
14,30
157,10
215,00
2
Khối lượng kết thúc (kg)
249,09±1,84
15,43
208,90
272,20
3
Khối lượng trao đổi (kg)
57,107±0,345
2,890
49,765
61,642
4
Tăng trọng (kg/con/ngày)
0,658±0,009
0,073
0,518
0,801
5
MEI (Mj/con/ngày)
47,933 a±0,638
5,335
37,300
55,899
Bò Brahman Thái Lan
6

MEg LT 1 (22,67 x TT)
14,926c±0,197
1,652
11,740
18,163
7
MEm LT 1 (0,486 x KLTĐ)
27,754±0,168
1,405
24,186
29,958
c
8
MEI LT 1 (6+7)
42,680 ±0,290
2,423
37,208
46,523
Bò địa phương Thái Lan
9
MEg LT 2 (31,37)
20,654a±0,273
2,286
16,245
25,133
10
MEm LT 2 (0,483)
27,583±0,167
1,396
24,036

29,773
a
11
MEI LT 2
48,237 ±0,354
2,963
42,057
53,160
Bò lai Brahman Thái Lan
12
MEg LT 3 (26,02)
17,132b±0,227
1,896
13,475
20,847
13
MEm LT 3 (0,493)
28,154±0,170
1,425
24,534
30,389
14
MEI LT 3
45,285b±0,316
2,643
39,481
49,454
Chú thích: Xem chú thích ở Bảng 3.6.
3.3.2.2. Giá trị MEm ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai và ME m lý thuyết cho bò thịt tại
Thái Lan

Trên cơ sở bảng 3.9, chúng tôi so sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì trong
nghiên cứu của chúng tôi và các nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì lý thuyết cho bò
thịt tại Thái Lan. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Giá trị năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ
hai tại Việt Nam và (MEm) lý thuyết ở các giống bò thịt tại Thái Lan
Chỉ tiêu
Mean ± SE
SD
Min
Max
Khối lượng trao đổi (kg)
57,107±0,345
2,890
49,765
61,642
Tăng trọng (kg/con/ngày)
0,658±0,009
0,073
0,518
0,801
MEI (Mj/con/ngày)
47,93±0,638
5,335
37,30
55,90
0,75
a
MEm LT1 (Mj ME/kg W )
0,578 ±0,009
0,072

0,433
0,695
MEm LT2 (Mj ME/kg W0,75)
0,478c±0,008
0,068
0,329
0,611
0,75
b
MEm LT3 (Mj ME/kg W )
0,539 ±0,008
0,070
0,395
0,663
0,75
a
NEm LT1 (Mj ME/kg W )
0,410 ±0,006
0,051
0,307
0,493
NEm LT2 (Mj ME/kg W0,75)
0,339c±0,006
0,048
0,234
0,434
0,75
b
NEm LT3 (Mj ME/kg W )
0,382 ±0,006

0,050
0,280
0,471
Chú thích: xem ghi chú ở Bảng 3.6.
Kết quả cho thấy khi sử dụng MEI trong nghiên cứu của chúng tôi trừ đi nhu cầu
năng lượng cho tăng trọng (22,67 cho bò Brahman Thái Lan, 31,37 cho bò địa phương
Thái Lan và 26,02 Mj ME/kg tăng trọng cho bò lai Thái Lan), chúng tôi có được năng
lượng trao đổi còn lại cho duy trì. Khi chia cho khối lượng trao đổi chúng ta sẽ có được


21

nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì.
Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, MEm tính được khá khác biệt, dao động từ 0,478 đến
0,578 Mj ME/kg W0,75. Trong khi, các giá trị được công bố của Thái Lan cho các loại bò
trên là 0,483 - 0,493 và thấp hơn giá trị ME m của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam (0,52 Mj
ME/kg W0,75).
Sự khác biệt này cho thấy do bản chất di truyền khác nhau nên không thể áp các nhu
cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của các loại bò Thái Lan vào cho bò lai nuôi thịt tại
Việt Nam. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam cao
hơn nhu cầu tương tự cho bò lai Brahman Thái Lan.
Các nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt lớn về ME m cho từng nhóm bò. Vì lý
do này chúng tôi sẽ không lặp lại các thảo luận trước mà chỉ quan tâm đến ME m cho các
nhóm bò lai (Bos indicus x Bos taurus).
3.3.2.3. Giá trị MEg xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với ME g lý
thuyết của bò thịt tại Thái Lan
Trên cơ sở bảng 3.10, chúng tôi so sánh cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng
trong nghiên cứu của chúng tôi và các nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng lý
thuyết đối với bò thịt tại Thái Lan. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Giá trị nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (ME g) của bộ số liệu

vỗ béo bò thứ hai tại Việt Nam và MEg lý thuyết của các giống bò thịt ở Thái Lan
Chỉ tiêu
Mean±SE
SD
Min
Max
Khối lượng trao đổi (kg)
57,107±0,345
2,890
49,765
61,642
Tăng trọng (kg/con/ngày)
0,658±0,009
0,073
0,518
0,801
MEI (Mj/con/ngày)
47,933±0,638
5,335
37,300
55,899
Tổng MEm 1 (0,486)
27,754±0,168
1,405
24,186
29,958
MEg 1 (Mj ME/kg TT)
30,469±0,736
6,158
17,962

44,207
MEm 2 (0,483)
27,583±0,167
1,396
24,036
29,773
MEg 2 (Mj ME/kgTT)
30,732±0,735
6,150
18,258
44,516
MEm 3 (0,493)
28,154±0,170
1,425
24,534
30,389
MEg 3 (Mj ME/kgTT)
29,855±0,738
6,178
17,270
43,486
Chú thích: xem ghi chú ở bảng 3.6.
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, ME g ít biến động hơn so với ME m và dao động trong
khoảng 29,855 đến 30,732 (Mj ME/kg tăng trọng) và không có sự sai khác thống kê
(P>0,05). Các giá trị tính được trên cơ sở các số liệu từ nghiên cứu của chúng tôi 30,469;
30,732 và 29,855 Mj ME/kg tăng trọng cho bò Brahman, lai Brahman và địa phương
Thái Lan có sai khác với các giá trị được công bố của Thái Lan cho các loại bò trên là
22,67; 31,37; 26,02 Mj ME/kg tăng trọng.
Sự khác biệt này cho thấy do bản chất di truyền khác nhau nên việc áp dụng các nhu
cầu năng lượng cho tăng trọng của các loại bò Thái Lan vào cho bò lai nuôi thịt tại Việt

Nam sẽ là không hợp lý. Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt
Nam cao hơn nhu cầu tương tự cho bò lai Brahman Thái Lan.
3.3.2.4. So sánh nhu cầu MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong
bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với MEg lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan
Trên cơ sở kết quả ở nội dung trên, chúng ta đã thấy rằng, giữa MEI hay tổng nhu cầu
năng lượng trao đổi cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam và các tổng nhu cầu năng lượng trao
đổi lý thuyết tính được, có quan hệ hồi qui tuyến tính bậc nhất. Để tìm hiểu các mối quan
hệ này sâu hơn, chúng tôi đã sử dụng các tổng này để tính tăng trọng lý thuyết bằng kỹ
thuật hồi qui. Chúng tôi đã xây dựng được các quan hệ hồi qui như dưới đây:
ADG (kg/con/ngày) = -0,4040 + 0,02489 MEI lý thuyết (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,681);
Áp dụng cho bò Brahman Thái Lan (3.12)


22

ADG (kg/con/ngày) = -0,3972 + 0,02188 MEI lý thuyết (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,789);
Áp dụng cho bò địa phương Thái Lan (3.13)
ADG (kg/con/ngày) = -0,4066 + 0,02352 MEI lý thuyết (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,724);
Áp dụng cho bò lai Brahman Thái Lan (3.14)
ADG (kg/con/ngày) = -0,4066 + 0,02352 MEI (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,723); Áp dụng
cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam (3.15)
Phân tích phương sai cho thấy: Tất cả 4 phương trình đều đáng tin cậy về mặt thống
kê (P<0,001). Kết quả từ các phương trình cho thấy: Giữa tăng trọng và các tổng ME lý
thuyết, cũng như tổng ME tính được trong nghiên cứu này, có các mối quan hệ đáng tin
cậy (P<0,01), kiểu hồi qui đường thẳng nhưng với hệ số xác định R 2 rất khác nhau
(0,681 – 0,789).
Hệ số R2 cao (>0,7) và độ tin cậy cao (P<0,001) ở các phương trình hồi qui cho thấy
các giá trị trong nghiên cứu này khá tương đồng với các giá trị của bò địa phương Thái
Lan và bò lai Brahman Thái Lan. Điều này chứng tỏ rằng các kết quả của nghiên cứu
này là chấp nhận được và có thể cho áp dụng.

Nhằm làm rõ sự tương đồng này chúng tôi đã sử dụng các phương trình trên để tính
ADG theo phương trình và so sánh giữa chúng cũng như so sánh với ADG thực trong
nghiên cứu. Kết quả được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tăng trọng giữa bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai tại Việt Nam và tăng trọng
lý thuyết của các giống bò thịt ở Thái Lan
Chỉ tiêu
Mean ± SE
SD
Min
Max
ADG thực (kg/con/ngày)
0,658±0,009
0,073
0,518
0,801
MEI (Mj/con/ngày)
47,93±0,638
0,335
37,300
55,899
ADG tính theo PT 4 (kg/con/ngày)
0,658±0,007
0,060
0,522
0,754
ADG tính theo PT 5 (kg/con/ngày)
0,658±0,008
0,065
0,523
0,766

ADG tính theo PT 6 (kg/con/ngày)
0,656±0,007
0,062
0,522
0,757
ADG tính theo PT 7 (kg/con/ngày)
0,659±0,007
0,062
0,522
0,756
Chú thích: xem ghi chú ở bảng 3.6.
Kết quả ở bảng cho thấy, mặc dù có sự khác biệt về ME m và MEg, nhưng khi sử
dụng 70 số liệu trong nghiên cứu của chúng tôi, thì tăng trọng tính theo các phương trình
hồi qui giữa ADG và MEI là khá tốt, trừ trường hợp với bò Brahman Thái Lan.
Vì lý do này nên ADG theo các phương trình hồi qui cho bò Brahman Thái Lan, bò
địa phương Thái Lan, bò lai Brahman Thái Lan và bò lai nuôi thịt tại Việt Nam không có
sai khác về thống kê (P>0,05) và giữa các giá trị này với ADG thực trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng không có sai khác thống kê (P>0,05) (0,658 so với 0,658; 0,658; 0,656 và
0,659 kg/con/ngày). Như vậy một lần nữa khẳng định có thể sử dụng phương trình sau
đây để ước tính tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam:
ADG (kg/con/ngày) = -0,4066 + 0,02352 x MEI (Mj) (P<0,001; R 2 = 0,723)
Trên cơ sở kết quả nhu cầu MEm (0,52 Mj ME kg-1 W0,75 và 27,5 Mj ME kg-1), chúng
tôi đã tính ra nhu cầu ME cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam (không mang thai, không nuôi
con với con cái) như sau:
Bảng 3.13. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
KL (kg) W0,75 MEm ADG MEg Tổng ME KL (kg) W0,75 MEm ADG MEg Tổng ME
100
31,6 16,4 0,0 0,0
16,4
150

42,9 22,3 0,0 0,0
22,3
0,5 13,8
30,2
0,5 13,8
36,0
200
53,2 27,7 0,0 0,0
27,7
250
62,9 32,7 0,0 0,0
32,7
0,5 13,8
41,4
0,5 13,8
46,4
1,0 27,5
55,2
1,0 27,5
60,2


23
KL (kg) W0,75
300
72,1

MEm ADG MEg Tổng ME KL (kg) W0,75 MEm ADG MEg Tổng ME
37,5 0,0
0,0

37,5
350
80,9 42,1 0,0 0,0
42,1
0,5 13,8
51,2
0,5 13,8
55,8
1,0 27,5
65,0
1,0 27,5
69,6
1,5 41,3
78,7
1,5 41,3
83,3
400
89,4 46,5 0,0
0,0
46,5
450
97,7 50,8 0,0 0,0
50,8
0,5 13,8
60,3
0,5 13,8
64,6
1,0 27,5
74,0
1,0 27,5

78,3
1,5 41,3
87,8
1,5 41,3
92,1
500
105,74 54,98 0,0
0,0
54,98
550 113,6 59,1 0,0 0,0
59,1
0,50 13,75 68,73
0,5 13,8
72,8
1,00 27,50 82,48
1,0 27,5
86,6
1,50 41,25 96,23
1,5 41,3 100,3
Chú thích: KL: Khối lượng (kg); W0,75: Khối lượng trao đổi; MEm: Nhu cầu năng lượng trao đổi
cho duy trì (Mj ME/con/ngày) = (W 0,75x 0,52Mj ME); ADG: Tăng trọng (kg/con/ngày); ME g:
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng (Mj/con/ngày) = (Tăng trọng (kg) x 27,5 Mj ME/kg); Tổng
ME = MEm: (Nhu cầunăng lượng trao đổi cho duy trì (Mj ME/con/ngày) + ME g: Nhu cầu năng
lượng cho tăng trọng (Mj/con/ngày).
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4: KIỂM CHỨNG CÁC KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH
NHU CẦU NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CHO DUY TRÌ, TĂNG TRỌNG CỦA BÒ
LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM BẰNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG THỰC TẾ
3.4.1. Kết quả của thí nghiệm bổ sung keo dậu nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết
quả về nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
Để kiểm chứng, chúng tôi lấy kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ở

nội dung 1: MEm là 0,52 Mj ME/kg W0,75 và nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng
của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam ở nội dung 2: ME g là 27,5 Mj ME/kg tăng trọng để tính
toán và so sánh.
Kết quả tính toán và so sánh hai nhu cầu này của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam với kết
quả tính toán từ thí nghiệm của Phạm Quang Ngọc và cs. (2015) (số liệu chưa công bố)
được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả tính nhu cầu duy trì theo nhu cầu tăng trọng của bò lai nuôi thịt
tại Việt Nam
NT0
NT20
NT25
NT30
Chỉ tiêu
M ±SE
Khối lượng ban đầu (kg)
157,1
157,7
157,2
158,9
157,72±0,41
Khối lượng kết thúc (kg)
219,4
226,2
208,9
210,5
216,25±4,04
Tăng trọng (kg/con/ngày)
0,693
0,761
0,574

0,573
650,3±46,40
MEI (Mj/con/ngày)
39,14
40,887
42,521
42,333
41,220±0,78
KL trao đổi (kg)
50,822
51,569
49,765
50,101
50,564±0,40
Tổng MEm (0,52 x KLTĐ)
26,427
26,816
25,878
26,053
26,293±0,208
MEg (Mj/con/ngày)
12,713
14,071
16,643
16,281
14,927±0,932
MEg (Mj/kg tăng trọng)
18,344
18,49
28,995

28,413
24,53±2,97
Tổng MEg (27,5 x TT)
19,058
20,928
15,785
15,758
17,46±1,08
MEm (Mj/con/ngày)
20,083
19,960
26,736
26,576
23,34±1,92
0,75
MEm (Mj/kg W )
0,395
0,387
0,537
0,530
0,462±0,041
MEm tăng 10%
0,4345
0,4257
0,5907
0,583
0,509±0,045
Chú thích: NT: Nghiệm thức; NT0, NT20, NT25 và NT30 là các nghiệm thức không bổ sung, có
bổ sung 20, 25 và 30% lá keo dậu; TT: Tăng trọng; MEI: Năng lượng trao đổi ăn vào; KLTĐ:
Khối lượng trao đổi; Tổng ME m: Tổng năng lượng trao đổi cho duy trì; ME: Năng lượng trao

đổi; MEg: Năng lượng trao đổi cho tăng trọng; Tổng ME g: Tổng năng lượng trao đổi cho tăng


24
trọng; MEm: Năng lượng trao đổi cho duy trì.

Kết quả ở bảng cho thấy, ADG trung bình 0,65 kg/con ngày (0,573 - 0,761) và MEI
41,22 Mj/con/ngày (39,14 - 42,52). Khi sử dụng MEm = 0,52 Mj ME/kg W0,75 để tính toán
cho thí nghiệm này, chúng tôi tính được ME g = 24,53Mj ME/kg tăng trọng. Ngược lại, khi
sử dụng MEg = 27,5 Mj ME/kg tăng trọng thì giá trị MEm = 0,462 Mj ME/kg W0,75.
Giá trị MEm tính từ TN thấp hơn 11,5% so với TN duy trì (0,462 so với 0,52 Mj
ME/kg W0,75). Nếu tăng MEm lên 10% thì giá trị MEm mới là 0,509 Mj ME/kg W0,75, giá
trị mới này so với giá trị MEm = 0,52 Mj ME/kg W0,75 chỉ thấp hơn 7,88%. Tương tự, giá
trị MEg trong thí nghiệm này thấp hơn 10,8% so với kết quả tính của chúng tôi (24,53 so
với 27,5 Mj ME/kg tăng trọng)
Như vậy, kết quả về nhu cầu năng lượng (ME m = 0,52 Mj ME/kg W0,75 và MEg =
27,5 Mj ME/kg tăng trọng) trong các nội dung nghiên cứu 3.1 và 3.2 là có thể chấp nhận
được để sử dụng làm nhu cầu ME m và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam, vì sai khác
trong khoảng 10%.
3.4.2. Kết quả thí nghiệm bổ sung lá dâu tằm nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả
về nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
Khi sử dụng kết quả nghiên cứu về duy trì và tăng trọng ở nội dung nghiên cứu 1 và
2 (MEm = 0,52 Mj ME/kg W0,75 và MEg= 27,5 Mj ME/kg tăng trọng) của bò lai nuôi thịt
tại Việt Nam để kiểm chứng kết quả từ nghiên cứu sử dụng lá dâu tằm (Cương và cs.,
2009), kết quả ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kết quả kiểm chứng nhu cầu ME cho duy trì và tăng trọng theo nhu cầu
của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong thí nghiệm sử dụng lá dâu tằm*
Chỉ tiêu
NT0**
NT5

NT10
NT15
M±SE
KL đầu TN (kg)
183,8
184,8
183,8
183,5
183,98±0,284
KL kiểm tra (kg)
230,3
233,8
231,3
231,3
231,68±0,747
TT (kg/con/ngày)
0,554
0,583
0,565
0,568
0,568±0,006
MEI (Mj/con/ngày)
48,3
45,5
43,9
41,8
44,88±1,37
KLTĐ (kg)
54,58
55,03

54,68
54,65
54,736±0,099
Tổng MEm (0,52 x KLTĐ)
28,38
28,61
28,43
28,42
28,463±0,052
ME còn lại cho TT
19,92
16,89
15,47
13,38
16,41±1,37
MEg (Mj/kg TT)
35,95
28,96
27,37
23,56
28,96±2,59
Tổng MEg (27,5 x TT)
15,235
16,033
15,538
15,620
15,606±0,164
ME còn lại cho duy trì
33,065
9,469

8,363
26,180
29,27±1,44
0,75
MEm Mj/kg W
0,606
0,536
0,519
0,479
0,535±0,026
MEm tăng 10%
0,666
0,590
0,571
0,527
0,589±0,029
*Xem chú thích ở bảng 3.14
**NT0, NT5, NT10 và NT15 là các nghiệm thức không bổ sung, có bổ sung 5, 10 và 15% lá dâu tằm
Số liệu ở bảng cho thấy, so với các kết quả xác định nhu cầu (ME m = 0,52 Mj ME/kg
0,75
W và MEg = 27,5 Mj ME/kg tăng trọng) thì các kết quả tính được trong thí nghiệm
này là tương đương. Giá trị MEm trong thí nghiệm này cao hơn 2,9% so với đề xuất
(0,535 so với 0,52 Mj ME/kg W0,75). Giá trị MEg trong thí nghiệm này cao hơn 5,31% so
đề xuất (28,96 và 27,5 Mj ME/kg tăng trọng).
Như vậy, kết quả về nhu cầu năng lượng (ME m = 0,52 Mj ME/kg W0,75 và MEg =
27,5 Mj ME/kg tăng trọng) trong các nội dung nghiên cứu 3.1 và 3.2 là có thể chấp nhận
được để sử dụng làm nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam.
3.4.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bột củ sắn có
hoặc không bổ sung khô dầu lạc đến năng suất vỗ béo của bò Lai Sind để kiểm
chứng kết quả về nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam



25

Số liệu ở bảng cho thấy, so với các kết quả xác định nhu cầu (ME m = 0,52 Mj
ME/kg W0,75 và MEg = 27,5 Mj ME/kg tăng trọng) thì các kết quả tính được trong
thí nghiệm này là khá tương đồng. Giá trị ME m trong thí nghiệm này là 0,460 Mj
ME/kg W0,75 chỉ thấp hơn giá trị 0,52 Mj ME/kg W 0,75 là 11,45%. Giá trị trong thí
nghiệm này MEg = 24,81Mj ME/kg tăng trọng cũng chỉ thấp hơn giá trị 27,5 Mj
ME/kg tăng trọng khoảng 9,77%. Nếu tăng ME m lên 10% thì giá trị ME m mới là
0,506 Mj ME/kg W0,75, giá trị mới này so với giá trị ME m = 0,52 Mj ME/kg W0,75 chỉ
thấp hơn 9,77%.
Bảng 3.16. Kết quả kiểm chứng nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng
trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
Khẩu phần giai đoạn sinh trưởng
M±SE
Khô dầu lạc (g/ngày)
0
0
700
700
Bột củ sắn (g/ngày)
300
1000
300
1000
KL đầu TN (kg)
197
202
198

221
204,50±5,61
KLKT (kg)
309
304
303
315
307,75±2,75
KLTĐ (kg)
63,44
63,44
62,97
66,24
64,02±0,75
MEI (Mj/con/ngày)
57,9
57,3
56,1
59
57,58±0,61
TT (kg/con/ngày)
1,08
1,00
0,95
0,90
0,98±0,04
Tổng MEm (0,52 x KLTĐ)
32,987
32,987 32,742 34,443
33,290±0,389

MEg (Mj)
24,913
24,312 23,358 24,557
24,285±0,333
MEg (Mj/kg TT)
23,068
24,313 24,587 27,285
24,813±0,888
Tổng MEg (27,5 x TT)
25,463
27,500 28,947 30,556
28,120±1,080
MEm (Mj)
32,437
29,800 27,153 28,444
29,460±1,13
0,75
MEm (Mj/kg W )
0,511
0,470
0,431
0,429
0,460±0,019
MEm tăng 10%
0,562
0,517
0,474
0,472
0,506±0,021
Chú thích: KL: khối lượng; TN: Thí nghiệm; KLKT: Khối lượng kết thúc; KLTĐ: Khối lượng

trao đổi; MEI: Năng lượng trao đổi ăn vào; TT: Tăng trọng; ME m: Năng lượng trao đổi cho
duy trì; ME: Năng lượng trao đổi; MEg: Năng lượng trao đổi cho tăng trọng; DT: Duy trì.
Như vậy, kết quả về nhu cầu năng lượng (ME m = 0,52 Mj ME/kg W0,75 và MEg =
27,5 Mj ME/kg tăng trọng) trong các nội dung nghiên cứu 3.1 và 3.2 là có thể chấp nhận
được để sử dụng làm nhu cầu MEm và MEg của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
Nhiệt tạo ra khi trao đổi đói hay nhu cầu duy trì của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam là
0,333 Mj NE/kg W0,75 hay 0,470 Mj ME/kg W0,75. Giá trị hiệu chỉnh về nhu cầu năng
lượng cho duy trì của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam là 0,37 Mj NE/kg W 0,75 hay 0,52 Mj
ME/kg W0,75.
Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (ME g) của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam
là 27,49 Mj ME/kg tăng trọng (làm tròn thành 27,5 Mj ME/kg tăng trọng).
Quan hệ giữa tăng trọng (ADG, kg/ngày) và năng lượng trao đổi ăn vào (MEI,
Mj/ngày) có quan hệ tuyến tính bậc nhất có dạng: ADG (kg/ngày) = -0,4066 + 0,02232
MEI (Mj/ngày) (R2 = 0,723; P<0,01).
4.2. ĐỀ NGHỊ
Sử dụng giá trị MEm = 0,52 Mj ME/kg W0,75 và MEg = 27,5 Mj ME/kg tăng trọng trong
tính toán nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng cho nhóm bò lai nuôi thịt tại
Việt Nam trong sản xuất chăn nuôi bò thịt.


×