Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích chiến lược marketing thành công của viettel so với 2 đối thủ mobifone và vinaphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.84 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING THÀNH CÔNG CỦA
VIETTEL SO VỚI 2 ĐỐI THỦ MOBIFONE VÀ VINAPHONE
Trong bài này tôi chọn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Telecom, tập
đoàn kinh doanh chính trong các lĩnh vực viễn thông. Các đối thủ cạnh
tranh chính của Viettel Telecom trên thị trường hiện này là VIETTEL
TELECOM (với Mobifone & Vinaphone).
1.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL:

1.1. Thông tin cơ bản:
- Tên đầy đủ

: Công ty viễn thông di động Viettel

- Tên giao dịch quốc tế

: Viettel Telecom

- Tên viết tắt

: Viettel Telecom

- Trụ sở

: Số 1 - Giang Văn Minh - Hà Nội

- Website

: www.vietteltelecom.com.vn


- E-mail

:

- Thành lập:
 Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định
2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009,
là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều


lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều
lệ tổ chức riêng.
 Viettel Telecom là công ty con của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, phụ
trách việc phát triển kinh doanh các lĩnh vực về viễn thông bao gồm viễn
thông có dây và viễn thông không dây. Mảng chính là viễn thông không
dây hay viễn thông di động.
1.2. Các dịch vụ:
2. Hoạt động kinh doanh:
2.1. Dịch vụ viễn thông không dây: Di động (2G, 3G)
2.2. Dịch vụ viễn thông có dây: Internet có dây, Điện thoại cố định, thuê kênh
riêng…
2.3. Đầu tư nước ngoài: Nhân rộng mô hình phát triển thành công của Viettel
Telecom tại Việt Nam ra các thị trường mới, tiềm năng và tương đồng với
thị trường Việt Nam.

2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel Telecom trong thời gian qua đã được
đạt kết quả khá toàn diện, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Cụ thể đến
hết năm 2010, Viettel Telecom đạt doanh thu 75.000 tỷ VNĐ, lợi nhuận trung
bình đạt ~24%, dẫn đầu thị trường với 40 triệu thuê bao di động.



3.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA VIETTEL TELECOM
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM:

3.1. Cơ sở hạ tầng, thiết bị và đội ngũ
- VIETTEL TELECOM là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc
Phòng, là một tập đoàn kinh tế chủ đạo trong lĩnh vực Bưu chính,Viễn thông
và Công nghệ thông tin. Dẫn đầu trong các doanh nghiệp cùng ngành về
vốn, doanh thu và đóng góp ngân sách.
- Với chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”, đến nay VIETTEL
TELECOM đang sở hữu một hạ tầng công nghệ và mạng lưới hiện đại, tiên
tiến và rộng khắp từ thành phố đến vùng sâu, vùng xa. Về lĩnh vực Di động
VIETTEL TELECOM đã có ~ 35.000 trạm BTS (cả 2G và 3G) lớn hơn tổng
số trạm BTS của cả 2 nhà mạng Vinafone & Mobifone cộng lại.
- Viettel Telecom là đơn vị đầu tư mạnh nhất cho việc phát triển và hiện đại
hóa mạng lưới. Hàng năm Viettel Telecom đầu tư khoảng 300 - 400 triệu
USD cho việc nâng cấp và thêm mới mạng lưới, gấp 2 lần mức đầu tư của
hai mạng Vinaphone & Mobifone.
- Đội ngũ kỹ thuật hùng hậu, có năng lực chuyên môn tốt giúp VIETTEL
TELECOM đảm đương dễ dàng và hiệu quả mạng lưới của họ. Cùng với đó
là việc đầu tư đúng mức cho Nghiên cứu phát triển giúp Viettel Telecom
ngày càng chủ động hơn với các thiết bị công nghệ.


3.2. Khách hàng:
- Việt Nam được coi là thị trường viễn thông tiềm năng và phát triển nhanh
nhất khu vực, với dân số 85 triệu người trong đó tỷ lệ dân số trẻ rất lớn. Cho

đến thời điểm hiện tại cả nước đã có khoảng 100 triệu thuê bao di động điều
đó khẳng định phần nào sự cạnh tranh khốc liệt của 07 nhà cung cấp dịch vụ
trên thị trường.
- Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Bởi khách hàng có quyền lựa
chọn dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất đối với mình. Trong khi đó thị trường đã
phân khúc, cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ khác: Vinaphone,
Mobifone, S phone, EVN telecom… chính vì thế đáp ứng nhu cầu của khách
hàng làm sự sống còn của VIETTEL TELECOM.
3.3. Đối thủ tiềm ẩn:
- Sức hấp dẫn của ngành viễn thông cùng với một thị trường vô cùng tiềm
năng như Viet Nam luôn là mảng đầu tư mầu mỡ của các nhà đầu tư khác.
- Mạng di động đã phát triển công nghệ 3G và triển khai rộng rãi từ năm 2010
- Ngoài các đối thủ đã được cấp phép trong nước, việc xuất hiện thêm nhà
khai thác mới đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông quốc tế (hiện đã có
Beeline tham gia thị trường).
3.4. Sản phẩm thay thế:


- VIETTEL TELECOM đang cung cấp dịch vụ điện thoại di động sử dụng
công nghệ GSM (tần số 900Mhz). Những dịch vụ thay thế cho dịch vụ đang
cung cấp là dịch vụ cùng loại, song sử dụng công nghệ khác với những tính
năng ưu việt hơn hoặc với mức giá thấp hơn, cạnh tranh hơn như di động
CDMA, PHS.
- Sản phẩm thay thế của dịch vụ viễn thông tới đây sẽ là VOIP. Tính bất ngờ,
khó dự đoán của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát
triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình.
VOIP là sản phẩm thay thế điện thoại di động. Chi phí chuyển đổi: Chúng ta
biết các sản phẩm của VOIP hiện đại, chất lượng dịch vụ cao, giá thành rất
rẻ thậm chí là miễn phí nhưng đầu tư ban đầu lại rất lớn.

4.

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETINH CỦA 2 ĐỐI THỦ LỚN
NHẤT TRONG NGÀNH

4.1. Chiến lược Marketing của Mobifone:
4.1.1. Giới thiệu về Mobifone:
Mobifone là doanh nghiệp trực thuộc VNPT, doanh nghiệp thứ 2 trên thị
trường kinh doanh viễn thông di động. Mobifone là thương hiệu mạnh nhất trên
thị trường trước khi Viettel gia nhập thị trường di động năm 2002. Năm 2010,
doanh thu của Mobifone là 37.000 tỷ VNĐ, đứng thứ 2 trên thị trường.
4.1.2. Chiến lược marketing:


- Hình ảnh:
 Mobifone đã xây dựng hình ảnh của mình bằng sự đa dạng trong các gói
sản phẩm (hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau có những
gói cước phù hợp) và ưu thế nổi trội trong các dịch vụ chăm sóc khách
hàng.
 Trong nhiều năm liền Mobifone luôn đạt giải thưởng danh giá là mạng di
động có chất lượng phục vụ tốt nhất.
- Thị Trường:
 Công tác Marketing được quan tâm đặc biệt với các chiến dịch quảng
cáo, khuyến mãi rầm rộ và chuyên nghiệp, nhiều chương trình khuyến
mại lớn và hàng loạt chính sách khuyếch trương dịch vụ, tiếp thị trực tiếp
đã đưa hình ảnh của Mobifone trở nên gần gũi và sang trọng với khách
hàng.
 Tập trung khai thác thị trường mạnh tập khách hàng truyền thống của
Mobifone, đấy là tập khách hàng trung thành, có thu nhập cao, tập trung
chính tại các thành phố và tỉnh thành trong cả nước. Hiện mobifone là

doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất tại TP.HCM với khoảng 60% thị
phần.
- Sản phẩm, nghiên cứu và phát triển:


 Liên tục đổi mới, sáng tạo, luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như
những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày
càng hoàn hảo;
 Là một trong 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G kèm nhiều các sản phẩm
về nội dung phù hợp, chứng tỏ Mobifone đã sẵn sàng cho một cuộc chiến
Internet không dây màu mỡ.
 Liên tục đưa ra các chương trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
(cộng điểm, tặng quà sinh nhật…), thỏa mản ngày một tốt hơn nhu cầu
của khách hàng.
4.2. Chiến lược Marketing của Vinaphone
4.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp:
Vinaphone cũng là doanh nghiệp thuộc VNPT, là doanh nghiệp đầu tiên trên thị
trường triển khai kinh doanh các dịch vụ di động. Với ưu thế là doanh nghiệp
đầu tiên, cộng với việc tận dụng được các lợi thế của VNPT, Vinaphone đã từng
là một ông lớn không thể đánh bại. Năm 2010, doanh thu của Vinaphone
khoảng 32.000 tỷ VNĐ, đừng thứ 3 thị trường.
4.2.2. Chiến lược marketing:
- Hình ảnh:
 Vinaphone xây dựng hình ảnh theo hướng tiếp cận tập khách hàng có thu
nhập cao, mức độ trung thành với sản phẩm dịch vụ lớn.


 Với ưu thế lớn là đa phần các thuê bao di động đầu tiên sử dụng
Vinaphone, Vinaphone tăng cường việc xây dựng hình ảnh và chăm sóc
đối tượng khách hàng này nên hình ảnh rất lâu nay của Vinaphone không

đáp ứng được sự mong mỏi của giới trẻ hoặc các lớp khách hàng mới.
- Thị trường:
 Vinaphone tận dụng được lợi thế lới từ hệ thống và mạng lưới của VNPT,
với lợi thể đó việc Vinaphone chiếm lĩnh thị trường trong 10 năm đầu tiên
là rất dễ hiểu. Tuy nhiên tình thế đã thay đổi, và việc phát triển thị trường
của Vinaphone đang gặp khó khăn với sự cạnh tranh tự Viettel Telecom
và người anh em Mobifone.
 Vinaphone đã và đang thay đổi để thích nghi với thị trường hơn, việc ra
đời nhiều gói cước và dịch vụ mới (như bộ cước Alo kèm máy) đã phần
nào củng cố được vị trí thứ 3 của họ trên thị trường.
- Sản phẩm, nghiên cứu và phát triển
 Vinaphone cũng là doanh nghiệp đầu tiên đưa dịch vụ 3G vào khai thác
kinh doanh với mức đầu tư ~ 2000 tỷ VNĐ, điều đó cho thấy rằng
Vinaphone sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để đưa ra các sản phẩm và dịch vụ
mới.
 Vinaphone cũng đã đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển
các dịch vụ chăm sóc khách hàng thay vì tận dụng các tài nguyên sẵn có


của VNPT (có thể thấy nhiều hơn các điểm cung cấp dịch vụ lớn của
Vinaphone tại các tỉnh thành phố lớn).
4.3. Tổng kết
- Các đối thủ cạnh tranh với VIETTEL TELECOM sẽ cạnh tranh mạnh mẽ
trong lĩnh vực di động đặc biệt là sau khi Viettel trở thành mạng di động số
1, những thách thức cho Viettel ngày một lớn hơn.
- Thị trường di động trong vài năm tới sẽ vô cùng sôi động. Trong giai đoạn
tới, Mobifone sẽ là đối thủ mạnh nhất của VIETTEL TELECOM trên thị
trường này bởi đây là nhà mạng chuyên nghiệp nhất trong số các đối thủ
cạnh tranh còn lại.
- Các doanh nghiệp đã được cấp phép đều đã có kế hoạch phát triển trong giai

đoạn 5 năm tới và sẽ gây nhiều khó khăn đối với VIETTEL TELECOM. Đặc
biệt đáng chú ý là việc tất cả các đối thủ đều định hướng phát triển mạng di
động 3G nhằm cung cấp hàng loạt các dịch vụ tương tự VIETTEL
TELECOM. Trong số đó có thể kể đế một đối thủ tiềm ẩn là FPT Telecom,
đơn vị đang tính phương án khi tham gia thị trường cùng EVN Telecom.
- Các công ty nước ngoài nếu có tham gia vào thị trường Việt Nam có lẽ trước
hết sẽ tham gia thị trường di động và Internet.
- Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều công ty khác ngoài lĩnh vực viễn thông
tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông.


5.

KẾT LUẬN

Phân tích môi trường ngành, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp
tìm ra những đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp, đó là những đối thủ
tìm cách thỏa mãn cùng những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản
xuất ra những sản phẩm tương tự. Trên cơ sở thu thập thông tin về những chiến
lược, mục tiêu, các mặt mạnh/ yếu và các cách phản ứng của các đối thủ cạnh
tranh, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các chiến lược của từng đối thủ để dự
đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Biết được những mặt mạnh
và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể hoàn thiện chiến lược
của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời
tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Marketing- Philip Kotler

- Giáo trình MBA trong tầm tay chủ đề Marketing
- Slide bài giảng môn học marketing.
- www.VIETTEL TELECOM.com.vn



×