Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Câu hỏi ôn tập luật hiến pháp nước ngoài kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.66 KB, 40 trang )

Hiến pháp tư sản
Câu 1: Phân tích mô hình chính quyền địa phương 1 số nước trên thế giới.So
sánh với chính quyền địa phương ở Việt Nam.Rút ra nhận xét.
Mô hình chính quyền ĐP 1 số nước trên TG
*Mô hình hội đồng-thị trưởng
- Mô hình HĐ-TT mạnh
+ ND trực tiếp bầu ra thị trưởng
+ Thị trưởng là người lãnh đạo hành pháp
+ Thị trưởng chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động hàng ngày của Đp
+ Thị trưởng thuế,bổ nhiệm công chức ĐP
+ Thị trưởng dự toán ngân sách và có quyền phủ quyết nghị quyết của hội đồng
+ Hội đồng là cơ quan đại diện cử tri địa phương
+ HĐ ban hành nghị quyết ,xây dựng chính sách ,giám sát thị trưởng và bộ máy
hành pháp
- Mô hình HĐ mạnh- Thị trưởng yếu
+HĐ do cử tri bầu ,có chức năng lập pháp,lập quy và hành pháp
+ HĐ xác đinh cơ cấu tổ chức của CQĐP,bổ nhiệm Công chức
+ TT đóng vai trò danh dự lãnh đạo quản lí
+ Mô hình này là mô hình lãnh địa tập thể,vai trò thị trưởng rất hạn chế
* MÔ hình Hội đồng- giám đốc/người quản trị


- HĐ do cử tri trực tiếp bầu ra
- HĐ thuê nhà quản lí chuyên nghiệp để quản lí ĐP theo hợp đồng
- HĐ ban hành chính sách,các nhà quản lí chấp hành,thực thi
-Gia tăng tính chuyên nghiệp của HĐ quản lí
- Nhà quản Nhà quản lí có quyền lựa chọn đội ngũ công chức dưới quyền của mình
* MÔ hình ủy ban
- MÔ hình ủy ban thường được áp dụng ở Mỹ ,ở các hạt có mật độ dân số ko cao
- Cử tri trong hạt bầu ra 1 ủy ban vừa thực hiện chức năng lập pháp và hafh pháp
có nhiệm kì từ 4 đến 7 năm.


- Ủy ban lập ra văn phòng thư kí phụ trách hướng dẫn hành chính trong hạt
( khoảng 60% các hạt của Hoa kì áp dụng mô hình ủy ban)
* Mô hình ủy ban- hạt trưởng
Mô hình này được áp dụng ở các hạt có mật độ dân số cao,tăng nhanh,đặcbiệt là
các khu vực của đô thị. Theo mô hình này,cử tri trực tiếp bầu ra bầu ra ủy ban vừa
lập pháp vừa hành pháp.Ủy ban bầu ra 1 hạt trưởng- là coonh cụ chấp hành của ủy
ban.
* Mô hình tổ chức chính quyền địa phương một số nước
a. Mô hình CQĐP nước Anh
Đặc điểm rõ rệt của mô hình là trung ương không phải là cơ quan quản lý cấp trên
đối với địa phương, không điều khiển địa phương. Các cấp CQĐP được độc lập,
không có sự trực thuộc lẫn nhau. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các chính
quyền đều có quyền tổ chức hoạt động chỉ phụ thuộc vào pháp luật mà không phụ


thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào của cấp trên. Trong trường hợp có mâu thuẫn,
tranh chấp hoặc có hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ chịu sự phân giải của toà án.
=> Đây là mô hình dân chủ hơn cả, CQĐP có khả năng và điều kiện phát huy được
quyền chủ động của mình, không có sự bảo trợ nào của chính quyền cấp trên, cũng
như của cả chính quyền trung ương. Trong trường hợp hãn hữu gặp khó khăn về tài
chính, CQĐP được sự trợ giúp của chính quyền trung ương. Một khi đã nhận sự trợ
giúp về mặt kinh tế của trung ương, ít nhiều CQĐP phải chịu sự chỉ đạo của chính
quyền trung ương. Trong trường hợp không chịu sự chỉ đạo của trung ương, thì lẽ
đương nhiên các khoản viện trợ kinh phí sẽ bị giảm bớt, thậm chí là cắt hẳn.
Điều đặc biệt ở CQĐP Anh quốc là có nơi chỉ có các cơ quan đại diện, mà không
có cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định do cơ quan đại diện ban hành
kiểu như Ủy ban nhân dân của Việt Nam hiện nay. Hội đồng địa phương vừa làm
cả chức năng của Hội đồng nhân dân lẫn chức năng của Uỷ ban nhân dân. Các hội
đồng địa phương ở Anh thường thành lập rất nhiều các ban của mình để quản lý và
điều hành công việc. Chính vì vậy mà có học giả gọi CQĐP ở nước này là “Nhà

nước của các ban” hay “điều hành bằng các ban”.
b. Mô hình CQĐP Mỹ
Mô hình hành chính địa phương của Nhà nước Mỹ áp dụng nguyên tắc phân quyền
một cách đậm đặc nhất. Địa phương ở Mỹ quốc được toàn quyền giải quyết các
công việc của mình mà không cần thiết có sự bảo trợ từ trung ương. Sự phục tùng
trung ương, cũng như việc giám sát trung ương đối với địa phương chủ yếu bằng
pháp luật và thông qua hoạt động xét xử của toà án. Việc phân quyền tuyệt đối
được thể hiện trước hết bằng việc các địa phương thoải mái trong việc lựa chọn các
mô hình tổ chức và hoạt động của mình.


Hiện nay, nước Mỹ có tới 4 mô hình tổ chức: Hội đồng và Thị trưởng mạnh;
Hội đồng và thị trưởng yếu; Ban quản đốc cùng với Hội đồng do dân bầu ra; và Uỷ
ban và Hội đồng cùng do dân bầu ra.
Khi soạn thảo Hiến pháp năm 1787, các nhà lập hiến Mỹ đã không đả động đến hệ
thống chính quyền đa cấp và đa dạng này. Trong khi vẫn coi cơ cấu quốc gia là
quan trọng nhất, họ đã khôn khéo thừa nhận sự cần thiết của một loạt các cấp chính
quyền có quan hệ trực tiếp hơn đến dân chủ và thích ứng một cách nhạy bén hơn
với các nhu cầu của họ. Do vậy, các chức năng như quốc phòng, quản lý tiền tệ và
các quan hệ đối ngoại, chỉ có thể kiểm soát bằng một chính quyền mạnh. Nhưng
những vấn đề khác, như hệ thống vệ sinh, giáo dục và giao thông vận tải địa
phương, thì chủ yếu thuộc phạm vi quyền hạn của địa phương
c. Mô hình chính quyền địa phương Pháp
Mô hình này có đặc điểm là CQĐP bị song trùng giám sát của đại diện chính quyền
trung ương và của chính quyền cấp trên. Mô hình này được hình thành, phát triển
từ chế độ quân chủ chuyên chế.
-Thuở ban đầu của chế độ phong kiến, CQĐP chỉ là các quan cai trị do Nhà Vua cử
về địa phương nhằm mục đích thực hiện hay giám sát sự thực hiện các quyết định
của Nhà Vua, mà không tính đến các điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hoặc
thậm chí cai trị theo cách riêng của quan chức được cử về.

-Về sau, với sự đấu tranh dân chủ, các lãnh đạo địa phương có được một số thẩm
quyền nhất định cho việc giải quyết các công việc của địa phương, trong đó có cả
các việc có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương, và cuối cùng, các
quan chức được cử về chỉ làm mỗi một chức năng giám sát việc thực hiện các
quyết định của cấp trên và các văn bản luật của trung ương, mà không còn có
quyền hành như trước đây nữa. Tại tất cả các tỉnh ở Pháp đều có Thị trưởng do Hội
đồng thành phố bầu cử và ở dưới quyền kiểm soát của các tỉnh trưởng. Thị trưởng


vừa chăm nom đến những quyền lợi địa phương vừa quan tâm đến những quyền lợi
của trung ương.

d. Mô hình CQĐP Cộng hoà Liên bang Đức.
Mô hình CQĐP Đức có đặc điểm giống của nước Pháp nhưng không có cơ quan
đại diện của chính quyền cấp trên xuống giám sát chính quyền cấp dưới. Đây là
một mô hình mà chính quyền liên bang phụ thuộc vào chính quyền bang, chính
quyền bang phụ thuộc vào CQĐP trong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ cho
dân.
Điểm đặc trưng nhất của mô hình tổ chức chính quyền Đức là tính phân quyền.
Đây là hệ thống quyền lực được phân theo nguyên tắc: cái gì địa phương làm tốt
thì địa phương làm, trung ương chỉ làm những gì mà địa phương làm không tốt
hơn. Vấn đề quan trọng trong hệ thống của Đức là ở đây phân rất rõ trách nhiệm
của từng cấp, cấp này làm thì cấp kia không làm. Và như vậy thì quyền của mỗi
cấp mang tính chủ động và được phân cấp; đồng thời được phân nhiệm vụ thì cũng
được phân ngân sách, tức là cấp đó sẽ có nguồn thu bảo đảm cho việc thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Đức là nước có mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo kiểu liên bang,
gồm có chính quyền liên bang, 16 chính quyền bang (trong đó có ba bang là thành
phố là Berlin, Hamburg, Bremen) và CQĐP (có hai cấp CQĐP cấp cơ sở và CQĐP
cấp hạt). Ba cấp hành chính này độc lập với nhau. Theo Hiến pháp Đức, CQĐP các

cấp là một thực thể rất quan trọng trong hệ thống chính trị


*So sánh với Việt Nam
Tiêu chí
Vị trí,Tính
Chất
Hình thái,cấu

CQĐP Việt Nam
CQĐP các nước tư sản trên thế giới
Chính quyền NN ở ĐP Chính quyền NN của địa phương
(Đại diện cho NN ở Địa ( Đại diện cho Nhân dân ở ĐP)
phương)
Cấu
trúc

NN

đơn -

trúc nhà nước nhất,thống nhất từ TW-ĐP
trong việc tổ
chức CQĐP
Lãnh thổ tự
trị

Cấu

trúc


NN

đơn

nhất

(Anh,Pháp,Ý..)
-Cấu

trúc

NN

Liên

Bang

( Đức,Canada,Hoa Kì..)
Không tồn tại lãnh thổ tự Một số QG tồn tại những vùng lãnh
trị

thổ tự trị ( Nga,Phần Lan,Ý,Tây ban

Giám hộ địa

Không tồn tại GHĐP

nha,..)
Một số QG tồn tại cơ chế giám hộ tại


phương
Tự quản ĐP

ĐP ( Cộng hòa pháp,..)
Không tồn tại chế độ tự Một số QG tồn tại chế độ tự quản địa

Cơ quan đại

quản địa phương
phương ( Hoa kì,Pháp,...)
Ở cả 3 cấp (Tỉnh-Huyện- -Không phải mọi cấp cq đều tổ chức ra

diện của ND

Xã) đều có cơ quan đại CQ đại diện
diện do nhân dân bầu ra Ví dụ cấp quận,huyện vùng Pháp,Đức

Quan hệ với

(HĐND,)
không tổ chức ra CQDd của nhân dân
Có sự phân cấp về thẩm Có sự phân quyền rạch ròi giữa TW và

CQ TW

quyền giữa TW và ĐP trên ĐP,Giữa các cấp,đặc biệt là trong các
cơ sở QL là thống nhất NN Liên Bang
,thông suốt


* Nhận xét,Đánh giá


- Việc PQ rạch ròi giữa TW và Đp trong mô hifnhTCCQ ĐP ở cac nước TS điển
hình là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên tắc phân chia quyền lực NN.CQĐP có sự
độc lập rất lớn với CQTW tạo điều kiện cho Đp có sự tự chủ ,năng động,sáng tạo
trong việc hoạch định chính sách phát triển của đp,phát huy vai trò của ĐP.
-Tuy nhiên ,việc phân quyền này cũng dẫn đến sự kết nối lỏng lẻo rời rạc của
CQTW với Đp dễ dẫn đến xu thế lợi ích ,cục bộ ,địa phương ,cản trở sự phát triển
của QG.
- CQĐP VN được tổ chức theo 3 cấp Tỉnh –huyện-xã ,ưu điểm lớn nhất của mô
hình này là không bỏ lọt vấn đề cần quản lí .Việc tổ chức HĐND ở 3 cấp đã đảm
bảo sự đại diện QL Nhân dân ở 3 cấp ,đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
- Mô hình CQĐP 3 cấp ở VN vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế như
+ Việc tc chính quyền 3 cấp dẫn đến sự trùng lặp trong quản lí XH cùng 1 vấn đề
cả 3 cấp chính quyền cùng phải đưa ra giải quyết
+ Mặc dù luật TCCQĐP 2015 đã có sự PB chính quyền Đô thị và CQ nông thôn
nhưng vẫn dùng từ mô hình 3 cấp ở mọi nơi.Cơ cấu TC hoạt động của cấp dưới là
bản sao của CQ cấp trên
+ Việc tổ chức và hoạt động các cấp CQ không tạo điều kiện cho sự chủ động,sáng
tạo của CQ Cấp dưới,nặng về cấp dưới phải xin ý kiến chỉ đạo hoặc phê duyệt của
cấp trên ,theo cơ chế “ Xin-cho”
*Bài học : Cần đảm bảo quyền lực NN là thống nhất,gắn kết thông suốt từ TW đến
Đp đó,đảm bảo ổn định chính trị,XH,sự phát triển chung của đất nước


Câu 2 : Phân tích nguyên tắc bầu cử theo QĐPL của 1 số nước trên TG. So
sánh với VN Rút ra nhận xét,đánh giá góp phần hoàn thiện chế độ bầu cử ở
nước ta hiện nay.
1.Phân tích nguyên tắc bầu cử theo PL các nước

- Bầu cử được hiểu là thủ tục thành lập các cơ quan nhà nước hay các chức danh
nhà nước, thủ tục này được thể hiện sự ủng hộ của cử tri, đại cử tri
- Các nguyên tắc bầu cử là các nguyên tắc được áp dụng cho quyền bầu cử chủ
thể(quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động ).Nguyên tắc bầu cử là điều
kiện được quy định bởi PL bầu cử của mỗi nước,mà việc thực hiện và tuấn thủ quy
định đó trong quá trình bầu cử quyết định tính hợp pháp của cuộc bầu cử.
- Các nước thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử sau :
* Nguyên tắc phổ thông
- Hiến pháp các nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là nguyên tắc cơ bản
trong chế độ bầu cử với nội dung là mọi công dân đến độ tuổi trưởng thành đều có
quyền tham gia bầu cử trừ những người mà pháp luật tước quyền bầu cử., Để có
quyền bầu cử pháp luật đa số các quốc gia đều quy định là công dân của nước sở
tại.
- Ngoài ra,phạm vi những công dân có quyền bầu cử còn bị hạn chế bởi các điều
kiện sau :
+ Điều kiện về độ tuổi: Đa số các nước quy định là 18 tuổi trở lên. 1 số nước như
Brazin,CUBa,Iran quy định đk tuổi là 16; Indonexia là 17 tuổi; NB,Thái lan là 20
tuổi...


+ Đối với quyền ứng cử : 21 tuổi đối với ứng cử viên đại biểu Đuma QGLBN,
HDDT Áo,QH Bunggari; 30 tuổi đối với Thượng nghị sĩ Mỹ,Nhận bản;35 tuổi –
Thượng nghị sĩ Philippin,...
+Điều kiện cư trú : theo đó,công dân phải sống tại 1 nơi trong 1 thời gian nhất
định mới có quyền bầu cử. Ở Mehico,Pháp ( 6 tháng);Ở canada (12 tháng)
+ Điều kiện về văn hóa : chỉ những công dân có trình độ văn hóa nhất định mới có
quyền bầu cử.Ở cô oét,Cộng hòa Tôgô, Thái Lan không trao quyền bầu cử cho
Công dân không biết chữ
+ Điều kiện vật chất : Ở Pháp, cử viên vào Hạ nghị viện phải đóng 1000 phrang
tiền cược. Ở Anh,số tiền cược là 500 bảng đối với ứng cử viên Hạ nghị viện.

+ Điều kiện đạo đức : Điều 75 HP Urugoay QĐ công dân phải có đạo đức tốt mới
có quyền bầu cử,...
* Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc bình đẳng tạo cho mọi cử tri khả năng như nhau tác động lên kết quả
cuối cùng vủa cuộc bầu cử . Nội dung của nguyên tắc thể hiện ở việc mỗi người 1
phiếu , giá trị phiếu như nhau đối với 1 cuộc bầu cử, không phân biệt dân tộc, giới
tính, địa vị xã hội.
Khác với nguyên tắc này là nguyên tắc đa phiếu ( ở Anh) và nguyên tắc bầu cử
phân loại: như việc chia thành các nhóm bầu cử thành sắc tộc,màu da, tín
ngưỡng…(Baawngladet,Pháp..)
*Nguyên tắc bầu cử tự do,bỏ phiếu bắt buộc


Nguyên tắc bầu cử tự do nghĩa là các cử tri tự quyết định có tham gia vào quá trình
bầu cử hay không, nếu tgia thì ở mức độ như thế nào.Tuy nhiên,nguyên tắc này đôi
khi bị cái gọi là sự tẩy chay bầu cử làm tổn hại
-Nhằm hạn chế cử tri tẩy chay bầu cử nên 1 số nước quy định bỏ phiếu bắt
buộc,tức là quy định nghĩa vụ pháp lí của cử tri phải tham gia bỏ phiếu.Ai vi phạm
nghĩa vụ này tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt theo PL. Ví dụ Hiến pháp Ý quy định:
Bỏ phiếu là nghĩa vụ của công dân.
*Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, gián tiếp
Bầu cử trực tiếp là cử tri thể hiện ý chí của mình, trực tiếp bỏ lá phiếu vào thùng
phiếu để bầu nên người đại diện vào cơ quan dân cử hay bầu cử lên chức danh
trong bộ máy nhà nước.Nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong các cuộc bầu cử
vào quốc hội, nghị viện các nước, một số nước bầu đại diện vào thượng nghị viện (
Mỹ, Ý, Ba Lan…).NT bầu cử trực tiếp còn được áp dụng cho cuộc bầu cử vào cơ
quan chính quyền địa phương.
Nguyên tắc bầu cử gián tiếp là cử tri không bầu ra người đại diện cho mình mà bầu
ra thành viên đại diện sau đó thành viên này mới đi bầu các cơ quan đại diện hay
các chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua 2 cấp như bầu tổng thống

mỹ,thượng nghị viện Pháp,hoặc bầu thông qua 3 cấp như bầu QH TQ
*Nguyên tắc bỏ phiếu kín
-Thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự thể hiện ý chí(sự
bỏ phiếu) của cử tri.
-Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được đảm bảo bí mật. Khi cử
tri viết phiếu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách
bầu cử, không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu của cử tri


- Các nước thường quy định bỏ phiếu kín.Ở Pháp QĐ từ năm 1789, Ở Anh năm
1872.
2. So sánh với nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam
* Giống nhau:
- Nguyên tắc bầu cử của các nước trên thế giới đều khẳng định nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử
- Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử đảm bảo để mọi công dân không
phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn
hóa, nghề nghiệp, thười hạn cư trú,.. đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền
bầu cử.
-Quyền bầu cử đòi hỏi cá nhân phải là công dan nước sỏ tại đáp ứng đủ các điều
kiện của ứng cử viên.
* Khác nhau:
Tiêu chí

Việt nam

Các nước trên thế giới

Nguyên


Việt Nam quy định các điều kiện

Các nước quy định khác nhau về

tắc bầu

bầu cử:

điều kiện bầu cử:

cử phổ

+tư cách công dân

thông

+ điều kiện độ tuổi:16 tuổi (Brazin,
+điều kiện độ tuổi:18 tuổi

CuBa), 20 tuổi( Nhật Bản, Thái
Lan), 21 tuổi (malaixia, Marod)
+ điều kiện ứng cử:21 tuổi

+điều kiện về ứng cử:lớn hơn 21

(Nga,Áo,Hunggari), 25 tuổi

tuổi

(Mỹ,Nhật Bản)



+ điều kiện cư trú:cư trú từ 6 tháng
+điều kiện cư trú:có hộ khẩu

trở lên (Mehico,Pháp),

thường trú tại địa phương

12 tháng (Canada), 5 năm trở
lên(Mỹ)
+ điều kiện văn hóa:Thái lan,

+điều kiện văn hóa:có trình độ

Cooet, Togo yêu cầu biết chữ

văn hóa nhất định

+ điều kiện vật chất:ở Pháp ứng cử
viên vào Hạ nghị viện có 1000

+điều kiện vật chất:đối với cử tri

prang, ở Anh là 500 bảng

không quy định
+ điều kiện về đạo đức, tôn
giáo:Iran công dân theo đạo hồi


Nguyên

+điều kiện đạo đức,tôn

không được bầu cử

giáo:không quy định
Công dân tự do bầu cử

+ ở Ý:quy định bầu cử là bắt buộc

tắc bầu

+ ở Bỉ:quy định phạt tiền

cử tự do,

+ ở Achentina:phạt tiền và cấm bầu

bỏ phiếu

cử

bắt buộc
Nguyên

Được áp dụng trong các cuộc bầu

Được áp dụng ở một số nước bầu


tắc bầu

cử vào Quốc Hội

đại diện vào Thượng Nghị Viện

cử trực
tiếp

*Nhận xét,đánh giá,góp phần hoàn thiện chế độ bầu cử ở Việt nam


Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức và thành lập theo
nguyên tắc phân chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng bầu cử trong nhà nước tư sản
được áp dụng rộng rãi hơn. Không những chỉ trực tiếp bầu ra các nghị sĩ như trong
nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của nhà nước tư bản còn bầu ra các quan chức
cao cấp khác như tổng thống, các thị trưởng. Như vậy có thể suy ra rằng, số lần
bầu cử được tỷ lệ thuận với mức độ phân quyền của mỗi quốc gia. Càng phân
quyền bao nhiêu, càng có bầu cử nhiều bấy nhiêu và sự hạn chế quyền lực nhà
nước càng được gia tăng bấy nhiêu.

Ở chế độ nhà nước Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Cũng như những
hiện tượng khác, quyền lực xã hội thuộc về nhân dân phải có hình thức thực hiện.
Có hai hình thức mà nhân dân dùng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình:
trực tiếp và gián tiếp, tạo nên hai hình thức dân chủ cơ bản của xã hội đương đại:
Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định
những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là hình thức dân chủ trực
tiếp. Hình thức thứ hai được thể hiện bằng việc nhân dân bỏ phiếu bầu ra những
người đại diện, thay mặt nhân dân giải quyết các công việc của Nhà nước, được gọi
là dân chủ đại diện.

Thực trạng bầu cử ở Việt Nam hiện nay
- Trong các cuộc bầu cử, các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập đúng trình
tự, thủ tục, thời gian, số lượng và thành phần góp phần triển khai các công tác bầu
cử kịp thời, bảo đảm tiến độ.
- Tuy nhiên, tổ chức, hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử theo quy định
hiện này còn tồn tại một số hạn chế như:


+Thành phần của các tổ chức phụ trách bầu cử chưa có sự tham gia của đại diện
khối cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Bên cạnh đó, việc các thành
viên của Hội đồng bầu cử quốc gia đều hoạt động kiêm nhiệm được cho là chưa
thực sự phù hợp với yêu cầu của cuộc bầu cử khách quan, công bằng và bình đẳng.
+ Việc phân chia đơn vị bầu cử còn một số hạn chế như số lượng dân cư (cử tri)
trong nhiều đơn vị bầu cử không đồng đều, số lượng đại biểu được ấn định cho một
đơn vị bầu cử cũng khác nhau, số người ứng cử trong đơn vị bầu cử cũng chênh
lệch nhau về điều kiện, dẫn đến tình trạng thiếu công bằng, bình đẳng trong bầu cử.
Những khác biệt đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử công bằng giữa các ứng viên.
Như đơn vị bầu cử được bầu 2, số người ứng cử là 4 thì cơ hội trúng cử sẽ khó
khăn hơn đơn vị được bầu 3, số người ứng cử là 5.
+ Ngoài ra, tình trạng bố trí người ứng cử về ứng cử ở đơn vị bầu cử còn do cảm
tính, thiếu khách quan, hoặc bố trí những người ứng cử trong cùng một đơn vị bầu
cử có sự chênh lệch về các tiêu chí… cũng ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Những
vấn đề này cần được nghiên cứu, khắc phục.

Giải pháp hoàn thiện về pháp luật bầu cử:
- Nên quy định nguyên tắc chọn ứng cử viên theo quê quán (sinh quán ở đâu thì
ứng cử ở đó) hoặc theo nơi ở, nơi làm việc (sinh sống ở đâu hoặc làm việc ở đâu
thì ứng cử ở đó). Quy định này sẽ giúp ứng cử viên và cử tri có được sự gắn bó,
liên kết nhất định với nhau, tạo điều kiện để cử tri nắm bắt về thân thế, sự nghiệp,
tư cách, năng lực của ứng cử viên tốt hơn.

- Số lượng ứng viên phải tăng lên ở mỗi đơn vị bầu cử, tỷ lệ có thể là 2 chọn 1 (ví
dụ, nếu cần chọn 3 đại biểu thì danh sách phải có 6 ứng cử viên) thì cử tri mới có
cơ hội để lựa chọn. Trình độ các ứng cử viên phải tương đối ngang nhau để tránh
hiện tượng “quân xanh”. Làm tốt công tác hiệp thương để có danh sách ứng cử


viên ngang tài, ngang sức. Hiện nay, trình độ dân trí ở nước ta ngày càng cao, mọi
người đều biết chữ, những người thực sự có tài, có đức sẽ không sợ cử tri chọn
nhầm.
- Để đỡ tốn kém trong việc tổ chức các cuộc bầu cử bổ sung đại biểu các cơ quan
dân cử, kinh nghiệm của một số nước là khi tiến hành bầu cử đại biểu chính thức
thì bầu luôn đại biểu dự bị, “dự khuyết” để khi đại biểu chính thức vì lý do nào đó
không thể thực hiện được nhiệm vụ đại biểu của mình thì đại biểu dự bị sẽ được
thay thế đương nhiên, mà không cần phải tổ chức cuộc bầu cử bổ sung.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục cho công dân ý thức, trách nhiệm trong việc lựa
chọn người đại biểu cho mình. Và để nhân dân không chọn nhầm thì vấn đề quan
trọng nhất là chế độ thông tin hai chiều giữa cử tri và ứng cử viên phải được xác
lập
- Nên hạn chế chế độ kiêm chức của các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
trong bộ máy nhà nước. Pháp luật nên quy định một số chức vụ của bộ máy nhà
nước bắt buộc phải do đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND đảm nhiệm, còn lại
các chức vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND không được kiêm chức (nếu họ
đảm nhiệm những chức vụ khác trong bộ máy nhà nước thì phải thôi làm đại biểu
Quốc hội, đại biểu HĐND). Quy định như vậy sẽ tránh được tình trạng nhiều đại
biểu dân cử phải đảm nhiệm quá nhiều chức vụ trong bộ máy nhà nước, phải thực
hiện quá nhiều công việc. Vì người có quá nhiều chức vụ trong bộ máy nhà nước
thì sẽ không thể làm tốt mọi việc được.
- Nhà nước nên có chính sách phù hợp đối với đội ngũ đại biểu dân cử để họ có đủ
điều kiện hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đối với nhân dân.
- Nâng cao chất lượng của ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cả về

năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức


- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Những
đại biểu dân cử, nếu vì một lý do nào đó không còn được nhân dân tín nhiệm, thì
phải cương quyết bãi nhiệm. Do vậy, cần quy định trong Luật Bầu cử về trách
nhiệm của cơ quan nhà nước, các thủ tục tiến hành việc bãi nhiệm đại biểu Quốc
hội, đại biểu HĐND khi có yêu cầu của cử tri.
Câu 3 : Phân tích các mô hình bảo hiến trên TG. TỪ đó lựa chọn mô hình bảo
hiến ở Việt Nam
1.Các mô hình bảo hiến trên thế giới
Bất kì quốc gia nào xây dựng NNPQ cũng phải bảo vệ HP vì đó là đạo luật cơ bản
của NN,được xây dựng với một thủ tục đặc biệt ,quy định những vấn đề cơ bản
nhất mang tính nguyên tắc của toàn bộ HTPL của 1 quốc gia.Trên thế giới có nhiều
mô hình CQBH,tuy nhiên chúng ta có thể sắp xếp chúng thành các mô hình cơ bản
sau :
* Mô hình TATC và tòa án các cấp có chức năng bảo hiến- Mô hình Hoa Kì
Hiến pháp năm 1787 của Mỹ được xem là bản Hiến pháp lâu đời nhất, nổi tiếng
nhất với hơn 200 năm tồn tại. Và Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên xác lập quyền giám
sát Hiến pháp của Tòa án tư pháp và xây dựng một mô hình cơ quan bảo hiến
riêng. Theo mô hình ở Mỹ thì thẩm quyền giám sát được trao cho các tòa án có
thẩm quyền chung thực hiện, theo đó, bất kỳ tòa án nào cũng có thể ra phán quyết
về tính hợp hiến của các đạo luật. Và sau này mô hình bảo hiến Mỹ được nhiều
nước áp dụng như: Canada, Mê hi cô, Thủy điển, Hy lạp…
* Đặc điểm mô hình bảo hiến Mỹ:


- Tất cả các tòa án đều có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Tòa
án xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi quy định của đạo luật đó được áp
dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại tòa án.

- Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết một vụ việc cụ thể, theo đó việc kiện
tụng chính là tiền đề để tòa án xem xét tính hợp hiến của đạo luật.
- Quyền bảo hiến chỉ được các tòa án sử dụng khi có sự liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật.
- Một đạo luật chỉ bị tuyên bố là vi hiến khi Tòa án có đủ căn cứ rõ ràng rằng đạo
luật có mâu thuẫn hoặc không phù hợp với Hiến pháp.
- Khi một đạo luật bị tuyên là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng. Tuy
nhiên về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực nhưng thực tế không được áp dụng
nữa vi tòa án tư pháp không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố một đạo luật vô
hiệu mà tòa án chỉ không áp dụng đạo luật đó trên thực tế.
- Phán quyết về tính hợp hiến của đạo luật không có hiệu lực chung thẩm như trong
mô hình Hội đồng bảo hiến hay Tòa án bảo hiến mà có thể bị xem xét lại bởi một
tòa án cấp trên.
* Mô hình Tòa án HP – Mô hình bảo hiến kiểu Châu âu.
Khác với mô hình bảo hiến kiểu Mỹ, các nước châu âu lục địa không trao choTòa
án tư pháp thẩm quyền giám sát Hiến pháp mà thành lập cơ quan chuyên trách để
thực hiện chức năng này – được gọi là Tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến. Các
cơ quan này không phải là cơ quan tư pháp mà là một thiết chế đặc biệt, tồn tại
tương đối độc lập với các cơ quan nhà nước. Mô hình này được gọi là giám sát tập
trung.


* Mô hình bảo hiến châu âu có một số đặc điểm sau:
- Hoạt động bảo hiến được thực hiện chủ yếu thông qua cơ quan bảo hiến chuyên
trách như: Hội đồng bảo hiến, Tòa án Hiến pháp… cơ quan này có vị trí độc lập
với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Giám sát Hiến pháp theo mô hình châu âu vừa giám sát cụ thể, vừa giám sát trừu
tượng, thực hiện vừa giám sát trước vừa giám sát sau.
- Thẩm quyền giám sát Hiến pháp được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt, khác
với thủ tục giải quyết các vụ việc thông thường khác.

- Phán quyết của cơ quan bảo hiến là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với
các chủ thể khi một quy phạm, một chế định hoặc một văn bản nào đó bị tuyên là
vi hiến.
* Mô hình bảo hiến hỗn hợp Mỹ – Âu
Mô hình này kết hợp hai mô hình kiểu Châu âu và kiểu Mỹ. Ví dụ như một số
nước như Bồ đào nha, Cô lôm bi a, Ê cu a đo, Hy lạp… thẩm quyền bảo hiến được
trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách và các tòa án thuộc hệ thống tư pháp.
Cơ quan chuyên trách có chức năng bảo hiến và Tòa án tối cao có thẩm quyền đối
với những vụ việc cụ thể được quy định tại Hiến pháp, đồng thời các Tòa án khác
khi giải quyết các vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật
và được quyền không áp dụng các đạo luật bị cho là vi phạm Hiến pháp.
* Mô hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến
Ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Phần Lan, Lào, Triều Tiên… Ở các nước này
không có cơ quan bảo hiến chuyên biệt. Các nước này có đặc điểm chung là cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp là Quốc hội, Nghị


viện, Hội đồng nhà nước… đồng thời là cơ quan có thẩm quyền quyết định tính
hợp hiến của một đạo luật. Nếu trao quyền này cho một cơ quan khác thực hiện
phán quyết thì Quốc hội không còn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nữa.
Quan điểm này có những điểm hợp lý của nó, nhưng cũng phải thừa nhận rằng nếu
một cơ quan vừa lập hiến vừa tự mình phán quyết một đạo luật do mình ban hành
có vi hiến hay không thì chẳng khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Vì vậy, cần
phải thiết lập một cơ quan bảo hiến độc lập với Quốc hội để xem xét tính hợp hiến
của các đạo luật là rất cấn thiết trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân.
Như vậy, hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình bảo hiến khác nhau, nhưng được
thừa nhận rộng rãi là mô hình kiểu Mỹ và kiểu Châu âu. Mô hình kiểu Châu âu có
nhiều ưu thế mô hình kiểu Mỹ vì nguyên nhân chính trị, lịch sử, pháp lý khác nhau,
bên cạnh đó mô hình kiểu Mỹ bộc lộ hạn chế như thời gian xét xử kéo dài, phán

quyết chỉ có tính rằng buộc đối với các bên tham gia vụ việc cụ thể…
2. Lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam
Hiện nay, có 3 ý kiến chủ yếu về mô hình bảo hiến để có thể tham khảo đó là:
thành lập Ủy ban giám sát thi hành Hiến pháp thuộc Quốc hội; Thành lập Hội đồng
bảo hiến hoặc Tòa án Hiến pháp như một cơ quan độc lập và chuyên trách; trao
quyền phán quyết về Hiến pháp cho Tòa án nhân dân tối cao.
+ Nếu thành lập Ủy ban giám sát thuộc Quốc Hội thì chẳng khác nào anh tự giám
sát chính chính mình.
+ Nếu thành lập Hội đồng bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp độc lập và chuyên trách
có quyền giám sát tính hợp hiến của Quốc hội thì lại mâu thuẫn với quy định của
Hiến pháp: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động


của các cơ quan nhà nước”, nếu thành lập cơ quan này thì phải sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp, thay đổi cách tư duy về thẩm quyền Quốc hội.
+ Nếu trao quyền bảo hiến cho Tòa án nhân dân tối cao thì lại không đảm bảo tính
quyền lực và khách quan, Quốc hội thành lập nên Tòa án, giám sát hoạt động của
Tòa án, giờ Tòa án lại có thể phán xử chính Quốc hội và các cơ quan cùng bình
đẳng với mình về vị trí.
=>Tôi đồng ý với ý kiến nên thành lập Tòa án Hiến pháp độc lập, không phụ thuộc
vào Quốc hội, thực hiện quyền bảo hiến tất cả hoạt động của các cơ quan nhà
nước,kể cả Quốc hội bởi vì các lý do :
- Thành lập Tòa án Hiến Pháp là mô hình phổ biến ở các nhà nước pháp quyền
trên thế giới. Tính độc lập của cơ quan bảo vệ Hiến pháp được đảm bảo bởi tính
cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Mô hình Tòa án Hiến pháp tồn tại trong các chính thể nghị viện, ghi nhận luật
thành văn ở Châu âu lục địa, nó có nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật
Việt nam. Vì vậy, chính thể Quốc hội và hệ thống pháp luật thành văn ở Việt Nam

thích hợp với sự hình thành một Tòa án Hiến pháp.
- Tòa án Hiến pháp được thành lập sẽ đảm bảo tính khách quan, độc lập, hoạt động
chuyên trách, theo thủ tục tố tụng Hiến pháp. Chỉ có những cơ quan độc lập này
mới có quyền phán quyết về những vi phạm Hiến pháp cả trong hoạt động lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
- Hoạt động bảo hiến là một hoạt động nghiệp vụ pháp lý cao, đòi hỏi có kinh
nghiệm thực hiện, có trình độ pháp lý cao, do đó sẽ hợp lý hơn để cho Tòa án Hiến
pháp chuyên trách thực hiện.


- Nếu Tòa án Hiến pháp được thành lập thì thẩm quyền Tòa án Hiến pháp sẽ là:
xem xét tính hợp hiến của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản quy phạm
pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao…; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền hiến định
giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương, giữa chính quyền trung ương với địa
phương; giải thích Hiến pháp; thẩm quyền liên quan đến việc bảo vệ các quyền
hiến định của công dân; …
- Để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, trên thế giới hiện có 3/4 số quốc gia có Toà
án hiến pháp. Ở nước ta, việc giám sát và phán quyết vi phạm Hiến pháp không
được giao cho một cơ quan chuyên trách nào. Do vậy, thẩm quyền bảo vệ Hiến
pháp không được phân định trách nhiệm rõ ràng, dẫn tới, hiệu lực và hiệu quả bảo
vệ Hiến pháp không cao. Đã đến lúc, Hiến pháp mới cần xây dựng một cơ chế bảo
hiến theo đúng nghĩa của nó - Đó là Toà án Hiến pháp.
KL : Có thể khẳng định rằng, yêu cầu bảo hiến đã trở thành một yêu cầu cấp bách
trong đời sống chính trị và pháp lý của chúng ta. Vì vậy, quá trình xây dựng mô
hình bảo hiến phải có cách nhìn đổi mới về nhận thức, đặt trong mối quan hệ trên
cơ sở vận dụng sáng tạo mô hình các nước trên thế giới, phù hợp với xu thế thời
đại và nhu cầu thực tiễn đặt ra. Có như vậy mới đem lại cơ chế bảo hiến mới, có
hiệu quả, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
Câu 4: Phân tích mô hình TA ở Mỹ. So sánh với mô hình TA ở VIệt Nam

1.Mô hình TA Mỹ
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang vì vậy ở Hoa Kỳ có hai hệ thống tòa án hoạt
động song song:
+ Tòa án liên bang
+ Tòa an của các bang.


a.Hệ thống tòa án liên bang gồm có
Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm, tòa án quận.
* Tòa án tối cao:
-Về Thẩm quyền
+ Có thẩm quyền giải quyết các khán nghị về quyết định của tất cả các tòa án liên
bang.
+Tòa án tối cao của Hoa Kỳ còn có thẩm quyền đặc biệt quan trọng. Nó có quyền
phan xét tính hợp hiến hay không họp hiến các đạo luật do quốc hội Mỹ ban hành.
Nó có quyền tuyên bố một luật do nghị viện ban hành là không hợp hiến,làm vô
hiệu hóa văn bản pháp luật đó. Tòa án tối cao còn có quyền giải thích các đạo luật
của Liên bang và sự giải thích này có hiệu lực pháp luật như một văn bản quy
phạm pháp luật
-Thành phần của tòa án này gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm với sự
đồng ý của thượng nghị viện. 1 trong 9 thẩm phán đó được bổ nhiện làm chủ tịch
tòa án tối cao. Tòa án tối cao không phan chia thành các tòa chuyên biệt như hình
sự, dân sự các thẩm phán đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật và
chuyên môn xét xử cao. quyết định của tòa án lấy theo đa số (trên 50%) và ít nhất
phải có 6 thẩm phán tham gia xét xử.
*Tòa phúc thẩm : Được tổ chức theo vùng. Mỗi vùng gồm 3 bang hoặc nhiều
hơn.Toàn nước Mỹ có 11 tòa phúc thẩm Liên bang. Mỗi tòa phúc thẩm gồm 13 đến
15 thẩm phán, phụ thuộc vào khối lượng công việc của vùng. Các thẩm phán do
Tổng thống bổ nhiệm suốt đời. Các phiên tòa xét xử bao gồm 3 thẩm phán có thẩm
quyền ngang nhau. Quyết định của tòa phúc thẩm có thể bị khiếu nại lên tòa án tối

cao
* Tòa án thấp nhất của Liên bang là tòa án quân sự .
Toàn nước Mỹ có 94 tòa án quận.Mỗi bang có từ 1 đến 4 tòa phụ thuộc vào công
việc nhiều hay ít. Số lượng thẩm phán các quận có trong toàn Liên bang có khoảng
1300 người và mỗi bang có từ 1 đến 27 thẩm phán. Các tòa án quận có quyền xét
xử hầu hết các vụ tranh tụng. Bản án hoặc quyết định của tòa án quận có thể bị


đương sự đề nghị xem xét lại ở tòa phúc thẩm. Nếu quyết định của tòa phúc thẩm
vẫn chưa thỏa mãn đương sự, đương sự có quyền kháng cáo lên tòa tối cao
Ngoài ra trong hệ thống tòa án Liên bang còn có các tòa án quân sự. Các tòa này
không hoạt động thường xuyên.thông thường nó được thành lập để xem xét sự
việc.Ở Hoa kỳ tất cả các thẩm phán tòa án Liên bang đều do Tổng thống bổ nhiệm.
b.Hệ thống tòa án các bang gồm có:
Tòa án hòa giải, tòa án vi cảnh
Toà án sơ thẩm của các quận
Tòa phúc thẩm
Tòa tối cao
Ngoài ra còn có các tòa án thiếu nhi và một số tòa án chuyên môn khác
1. Các tòa hòa giải, tòa vi cảnh có thẩm quyền xét xử các vụ án nhỏ: Về dân sự là
các vụ tranh chấp có giá trị một vài trăm Dola, về hình sự như lái xe vượt quá tốc
độ, lái xe trong tình trạng say rượu (chưa xảy ra tai nạn). Ở các tòa án này thông
thường do 1 thẩm phán xét xử và thẩm phán có thể do 1 người không chuyên
nghiệp
2. Các tòa sơ thẩm các quận là các tòa án tổ chức theo quận hoặc theo vùng. Đây
là cấp xét xử chủ yếu các vụ việc hình sự cũng như dân sự
3. Tòa phúc thẩm của các bang có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án do
tòa án các huyện xét xử. Quyết định của tòa phúc thẩm có thể bị kháng án lên tòa
án tối cao
4. Tòa án cấp cao nhất của các bang là tòa án tối cao của bang. Đây là cấp

kháng án cuối cùng ở các bang. Tòa án tối cao của bang cũng bao gồm 9 thẩm
phán do thống đốc bang bổ nhiệm. Tòa án tối cao của bang có quyền xem xét tất cả
các bản án bị kháng cáo của các tòa án trực thuộc. Các tòa án tối cao của các bang
còn có quyền xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ án mức phức tạp và quan trọng
trong bang của mình.Quyết định của tòa án tối cao của bang.
2.So sánh với Việt Nam
*Giống nhau
- Hệ thống TA đều phân cấp xét xử


- Áp dụng chế độ bổ nhiệm đối với Thẩm phán
- Đều nhằm mục đích đảm bảo pháp luật trên thực tế và có vai trò răn đe giáo dục
mọi người trong xã hội thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
- Đều có tòa án chuyên trách
- Trong quá trình xét xử đều có sự tham gia của đại diện nhân dân tuân thủ các
nguyên tắc xét xử.
* Khác nhau
Tiêu chí
Hệ thống

Tòa án Mỹ
Hệ thống TA kép gồm hệ

Tòa án Việt Nam
Chỉ có 1 hệ thống Tòa án tồn tại

Tòa án

thống tòa án Liên bang và


Nguyên tắc

hệ thống tòa án các bang
Được thiết lập theo Bang Được xây dựng theo đơn vị hành

thiết lập hệ

gồm TA liêng bang và tòa chính lãnh thổ từ trung ương tới địa

thống TA

án các bang

phương với :
+2 cấp xét xử: sơ thẩm – Phúc thẩm
+3 cấp tòa : TW_ Tỉnh _Huyện.
Ngoài ra còn có thủ tục đặc biệt là tái
thẩm và Giám đốc thẩm

Chức năng

-Chức năng xét xử

-Chỉ có chức năng xét xử

của Tòa án

-Chức năng phán xét tính Tòa án (đại diện là các thẩm phán )
hợp hiến hay không hợp chỉ có chức năng xét xử. Căn cứ vào
hiến các đạo luật do Quốc các quy định của luật sẵn có để giải

hội Mỹ ban hành

quyết vụ án


-Chức năng giải thích đạo
luật của các liên bang và sự
giải thích này có hiệu lực
pháp luật như một văn bản
quy phậm pháp luật.
Tính độc

Do áp dụng mô hình TQPL

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có

lập của TA

nên TA là cơ quan độc lập

sự phân công và phối hợp giữa các cơ

với hành pháp và lập pháp.

quan nhà nước trong việc thực hiện

TATC là cấp xét xử cuối

các quyền lập pháp, hành pháp và tư


cùng,những phán quyết của

pháp.

TA tối cao chỉ có thể bị sửa
đổi bằng thủ tục sửa đổi HP.

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan
xét xử cao nhất trong lĩnh vực tư pháp

Chế độ bổ

Thường bổ nhiệm TP suốt

Bổ nhiệm với nhiệm kì 5 năm. Nếu

nhiệm TP

đời hoặc theo nhiệm kì dài

được bổ nhiệm lại thì nhiệm kì là 10

Mô hình tố

hạn
Mô hình tố tụng tranh tụng

năm.
Áp dụng mô hình hỗn hợp thiên về


tụng

thẩm vấn

Câu 5 : Phân tích vai trò đảng phái chính trị đến sự hình thành bộ máy nhà
nước
Hiện nay, trong đời sống chính trị xã hội của các quốc gia trên thế giới và các đảng
phái chính trị đóng vai trò hết sức quan trong. Có thể nói một cách chắc chắn rằng,
trong xã hội hiện đại không thể thiếu sự hoạt động của các đảng phái chính trị.
* Khái niệm Đảng phái chính trị :


×