Kế hoạch bài dạy môn tập đọc lớp 5
Bài: Cửa sông
Sinh viên: Ngô Minh Phương
Lớp: k13B tiểu học
I. Mục tiêu dạy học
1. Đọc thành tiếng
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu
tình cảm
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ khó trong bài
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm
thủy chung, uống nước nhớ nguồn
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học
Máy chiếu, bài giảng điện tử
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học
1p I. Ổn định
tổ chức
Cho quản ca bắt nhịp cả lớp hát 1
bài
HS hát tập thể
3-
5p
II. Kiểm tra
bài cũ
Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn
trong bài “ Phong cảnh đền Hùng ”
Và trả lời 3 câu hỏi
1. Tìm những từ ngữ miêu tả của
cảnh đẹp thiên nhiên nơi Đền Hùng.
2. Bài văn gợi cho em nhớ đến một
số truyền thuyết về sự ngiệp dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Hãy
kể tên các truyền thuyết đó
3. Em hiểu câu ca dao sau như thế
nào:
- HS đọc và trả
lời
“ Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày
giỗ tổ mùng mười tháng ba “
- Gọi HS nhận xét
- Gv nhận xét và cho điểm
- Hs nhận xét
2p III. Dạy bài
mới
1. Giới
thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh và trả lời
câu hỏi tranh vẽ cảnh gì?
- Gv giới thiệu: Bức tranh vẽ về
cuộc sống của những con người
vùng sông nước. Bài thơ hôm nay
chúng ta học là bài thơ Cửa sông-
sáng tác của nhà thơ Quang Huy.
Đây là một bài thơ hay, có nhiều
hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Qua
bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm đển
chúng ta một điều. Chúng ta hãy
cùng học bài thơ để biết điều đó là gì
nhé
- GV chiếu cho HS xem ảnh nhà thơ
Quang Huy người đã sáng tác bài
này
Giáo viên giới thiệu: Nhà thơ Quang
Huy tên thật là Nguyễn Quang Huy,
ông sinh năm 1936 ở Cẩm Giảng -
Hải Dương
Một bạn hãy đọc cho cô toàn bài để
xem nhà thơ đã nhắn gửi gì trong đó
- HS quan sát trả
lời: Tranh vẽ cửa
sông
- HS theo dõi GV
giới thiệu
7p 2. Dạy bài
mới
HĐ1:
Luyện đọc
- Gv chiếu bài thơ lên. Yêu cầu 1 HS
đọc toàn bài thơ
- Gọi 1 HS đọc chú giải
- Giáo viên giải nghĩa thêm một số
hình ảnh bãi bồi, sóng bạc đầu, tôm
rảo, cần câu uốn lưỡi sóng - ngọn
sóng uốn cong gióng như chiếc cần
câu bị uốn bằng cách cho HS quan
sát các hình ảnh đó
+ Cá đối: là loại cá sống ở vùng
nước lợ, thân tròn dài dẹt, dài đến
90cm, nặng 6 -7 kg
- 1 HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- Theo dõi GV
giải nghĩa
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau
toàn bài ( mỗi HS đọc 2 khổ, đọc 2
lượt )
- GV chú ý hướng dẫn HS đọc đúng
các từ:
+ Hành trình, nước lợ, lưỡi sóng, núi
non
+ Bãi bồi, tôm rảo, lấp lóa, giã từ
Ngắt giọng 2 – 4 ở các câu:
Là cửa / nhưng không then khóa
Mênh mông / một vùng sóng nước
Riêng câu thơ cuối ngắt giọng theo
dấu chấm lửng
- Hướng dẫn HS đọc toàn bài với
giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- GV chiếu cho HS xem cách ngắt
nghỉ, nhấn giọng.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp lại như
cách đã hướng dẫn ( 2 lượt )
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đọc
bài thơ. Để giúp các con hiểu thêm
về ý nghĩa bài thơ, cô và các con sẽ
cùng nhau tìm hiểu nội dung bài.
- Theo dõi GV
hướng dẫn
- 3 HS đọc lại
- HS đọc
- HS quan sát
7-
10p
HĐ2: Tìm
hiểu bài
- Yêu cầu 1 HS đọc lại khổ đầu của
bài thơ.
- GV trình chiếu các câu hỏi lên để
HS đọc thầm và trả lời
1. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã
dùng những từ ngữ nào để nói nơi
sông chảy ra biển?
(?) Cách nói đó có gì hay?
- Mời 1 HS đọc tiếp các khổ 2,3,4,5
cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, cả
lớp theo dõi
- HS quan sát câu
hỏi và trả lời
1. cửa, không
then khóa, không
khép lại, mở ra
Đó là cách nói ví
von cửa sông
giống như một
cái cửa của dòng
sông mở ra để đi
vào lòng biển lớn
- 1 HS đọc
2. Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm
đặc biệt như thế nào?
- Gọi HS đọc khổ thơ cuối
3. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối
được thể hiện qua những từ ngữ
nào?
4. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối
giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm
lòng” của cửa sông đối với cội
nguồn?
(?) Nội dung của bài là gì?
GV chốt: các con ạ, qua hình ảnh
cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm
- Là nơi để lại
các bãi bồi, nơi
nước ngọt ùa ra
biển
- Là nơi biển và
đất gặp nhau qua
con sóng bạc đầu
tạo ra vùng nước
lợ
- Là nơi sinh sản
của cá đối, tôm
rảo, nơi thuyền
bè qua lại
- Là nơi ghi dấu
các cuộc tiễn đưa
- HS đọc
3. giáp mặt,
chẳng dứt, nhớ
4. Đó là lời
khẳng định: cho
dù ngày đêm giáp
mặt biển, nhưng
cửa sông không
bao giờ quên
rằng, để đến với
biển, dòng sông
phải xuất phát từ
cội nguồn, nơi
rừng sâu, núi cao.
Do đó mỗi khi lá
xanh trôi xuống
cửa sông lại nhớ
về nguồn cội của
mình
- HS nêu
thủy chung, uống nước nhớ nguồn
của nhân dân ta. Đó cũng chính là
nội dung của bài học ngày hôm nay
- Qua bài thơ tác giả muốn ca ngợi
Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc
biệt, có những người dân mến khách
đôn hậu đang gìn giữ biên cương Tổ
quốc. Đó cũng chính là nội dung
chính của bài thơ
Như vậy chúng ta đả hiểu được ý
nghĩa của bài thơ. Vậy các con có
muốn đọc bài thơ thật hây không?
Cô và các con cùng nhau chuyển
sang phần đọc diễn cảm và học
thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS đọc to
5-
7p
HĐ3: Đọc
diễn cảm và
học thuộc
lòng bài
- Bạn nào cho cô biết khi đọc bài thơ
ta phải đọc với giọng như thế nào?
- GV nhắc lại cách đọc: Giọng đọc
nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện suy tư
của tác giả về cửa sông. Chú ý đọc
liền mạch và ngắt nhịp 2/4 ở 1 số
câu thơ trong bài. Riêng câu cuối
ngắt nhịp theo dấu chấm lửng
- Cho HS hoạt động nhóm 2. đọc
trong nhóm ( mỗi HS đọc 3 khổ )
- GV chiếu phần hướng dẫn đọc có
ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Gọi 1 nhóm đọc
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các
nhóm ( 3 nhóm đọc )
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét các nhóm
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng.
+ Đọc thuộc 2 khổ đầu
+ Đọc thuộc 2 khổ sau
+ Đọc thuộc 2 khổ cuối
+ Thuộc toàn bài
- Nhẹ nhàng, tình
cảm
- HS đọc trong
nhóm
- 1 nhóm đọc
- HS nhận xét
- HS nhận xét
- HS đọc thuộc
lòng