Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lý thuyết OXIT Hóa học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.48 KB, 10 trang )

OXIT
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
1. Các loại oxit
- CTTQ của oxit: RxOy (R có thể là kim loại hoặc phi kim).
Lưu huỳnh ddioxxit SO2-luyenhoahoc
- Có 4 loại:
+ Oxit bazơ: CuO, MgO. FexOy, BaO, Na2O, ZnO…..
+ Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2,…
+ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO.
+ Oxit trung tính: CO, NO.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Oxit của kim loại: Thuộc oxit bazơ là chủ yếu, một số ít thuộc oxit lưỡng tính
(trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit Al2O3, ZnO).
+ Oxit của phi kim: Thuộc oxit axit là chủ yếu, một số ít thuộc oxit trung tính
(trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit CO, NO).
2. Tính chất hóa học của oxit bazơ
a. Tác dụng với nước:
- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4
oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.
- Cách viết: R2On + nH2O à 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R)
R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dd bazơ hay dd kiềm
- Ghi nhớ: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (hay còn
gọi là dung dịch kiềm)


- Ví dụ: BaO + H2O -> Ba(OH)2
Na2O + H2O -> NaOH
b. Tác dụng với axit
- Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
- Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O
-Ví dụ: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O


Canxi oxit + axit clohidric -> muối canxi clorua
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
Sắt(III)oxit + axit sunfuric -> sắt sunfat
c. Tác dụng với oxi axit
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
- Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)
- Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối
( Na2O, CaO, K2O, BaO) + (CO2, SO2)
3. Tính chất hóa học của oxit axit
- Trong chương trình THCS ta hay gặp các oxit axit sau: CO2, SO2, P2O5.
a. Tác dụng với nước
- Các oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng
- Cách viết: oxit axit + H2O-> axit
- Ví dụ: SO2 + H2O <=>H2SO3
CO2 + H2O <=> H2CO3
b. Tác dụng với bazơ


- Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với oxit axit. Cụ thể là 4
bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.
- Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O
- Ví dụ: CO2 + KOH -> K2CO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 -> BaSO3 + H2O
c. Tác dụng với oxit bazơ (xem tính chất của oxit bazơ)
4. So sánh tính chất của oxit bazơ và oxit axit
Oxit Bazơ
- Tác dụng với nước
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với oxi axit
Oxit axit

- Tác dụng với nước
- Tác dụng với bazơ
- Tác dụng với oxit bazơ
Các oxit axit có nhiều trong khí quyển sẽ gây mưa axit.
MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
I. Canxi oxit (CaO)
+ CaO có tên thông thường là vôi sống
CaO-luyenhoahoc
+ CaO là oxit bazơ nên mang đầy đủ tính chất hóa học của 1 oxit bazơ. Đó là:
Tác dụng với nước
Tác dụng với axit


Tác dụng với oxit axit
1. Tác dụng với nước
CaO + H2O -> Ca(OH)2 ( ít tan ).
Đây là phản ứng xảy ra khi tôi vôi.
2. Tác dụng với axit (HCl, H2SO4, HNO3……)
- Nguyên tắc: oxit bazơ + axit -> muối + nước
CaO + 2HCl -> CaCl2 + H2O
CaO + H2SO4 -> CaSO4 + H2O
3. Tác dụng với oxit axit (SO2, CO2, P2O5)
CaO + CO2 -> CaCO3 (1)
CaO + SO2 -> CaSO3
4. Điều chế
CaO trong cuộc sống hàng ngày dung trong xây dựng (vôi, vữa), dung để khử chua
chất, sát trùng, khử độc môi trường….
- Nguyên liệu: Đá vôi CaCO3
- PTPU: CaCO3 (nhiệt phân) -> CaO + CO2 (2)
( Chú ý: Phản ứng 1 và 2 là ngược nhau. Phản ứng 1 xảy ra ở điều kiện thường,

còn phản ứng 2 xảy ra ở nhiệt độ > 900 độ C)
II. Lưu huỳnh đioxit (SO2)
- SO2 là chất khí.
- Tên gọi: lưu huỳnh đioxit hoặc khí sunfurơ.
Lưu huỳnh đioxit-luyenhoahoc


- SO2 là oxit axit nên mang đầy đủ tính chất của 1 oxit axit. Đó là:
Tác dụng với nước
Tác dụng với bazơ
Tác dụng với oxit bazơ
1. Tác dụng với nước
SO2 + H2O -> H2SO3
- Trong không khí bị ô nhiễm có chứa 1 lượng lớn SO2, phản ứng trên giả thích
khí SO2 là 1 trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit (trong nước
mưa có hàm lượng axit cao)
- axit có tính chất làm cho quì tím chuyển sang màu đỏ. Vì vậy khi cho mẩu giấy
quì ẩm vào lọ chứa khí sunfurơ, mẩu giấy quì chuyển sang màu đỏ. Đây là 1 trong
những cách nhận biết khí SO2
2. Tác dụng với bazơ
- Nguyên tắc: oxit axit + bazơ -> muối + H2O
SO2 + Ca(OH)2 -> CaSO3(r) + H2O
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O
3. Tác dụng với oxit bazơ
- Nguyên tắc: SO2 + oxit bazơ (Na2O, CaO, K2O, BaO…) tạo muối sunfit (muối
chứa gốc axit SO3)
SO2 + CaO -> CaSO3 (Canxi sunfit)
SO2 + K2O -> K2SO3 (Kali sunfit)
4. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm



- Nguyên tắc: Cho muối sunfit + axit (dd HCl hoặc H2SO4) -> muối + SO2 + H2O
VD: CaSO3 + 2HCl -> CaCl2 + SO2 + H2O
b. Trong công nghiệp
- Cách 1: Đốt cháy lưu huỳnh (S)
S + O2 (nhiệt độ) -> SO2
- Cách 2: Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2)
4FeS2 + 11O2(nhiệt độ)-> 2Fe2O3 + 8SO2
MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG PHÂN LOẠI OXIT
1. Phân loại các oxit sau: MgO, CuO, K2O, BaO, Fe3O4, CO, P2O5, FeO, Fe2O3,
ZnO, Al2O3, CaO, SO2, SO3.
2. Hoàn thành các phản ứng sau. Đọc tên phản ứng đó.
a) BaO + HCl ->
b) K2O + SO2 ->
c) CO2 + Na2O ->
d) Na2O + H2O-- >
e) CaO + H2O->
f) P2O5 + H2O ->
3.Trong đời sống và công nghiệp hiện nay loại oxit nào được thải ra nhiều nhất ?
a. CO2
b. SO2
c. N2O5
d. P2O5
4. Chọn công thức oxit sai .


a. SO3
b. P2O3
c. FeO3

d. Ag2O
Câu 5.Nước vôi trong để lâu ngoài không khí bị vẫn đục có màng đá vôi phía trên
là do tác dụng với oxit nào ?
a. CO2
b. SO2
c. SO3
d. CaO
ĐÁP ÁN
1. a. Oxit bazơ : MgO, CuO, K2O, BaO, Fe3O4, P2O5, FeO, Fe2O3, CaO
b. Oxit axit : SO2, SO3, P2O5.
c. Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3
d. Oxit trung tính: CO
2. a. BaO + HCl -> BaCl2 + H2O
b. K2O + SO2 -> K2SO3
c. CO2 + Na2O -> Na2CO3
d. Na2O + H2O-- > Na(OH)2
e. CaO + H2O-> Ca(OH)2
f. P2O5 + H2O -> H3PO4
3. a
4.c


5.a
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ OXIT
1. Thành phần chính của vôi sống có công thức hoá học là:
(A) CaO
(B) Ca(OH)2
(C) CaSO4
(D) CaCO3
2. Chất làm giấy quỳ tím ẩm hoá đỏ là:

(A) CaO
(B) Na2O
(C) CO
(D) SO2
3. Chọn dãy chất đều là oxit:
(A) NaCl ; CaCl2 ; MgCl2 ; FeCl2
(B) NaOH ; Ca(OH)2 ; Mg(OH)2 ; Fe(OH)-2
(C) Na2O ; CaO ; MgO ; FeO
(D) Na ; Ca ; Mg ; Fe
4. Chọn dãy chất đều là oxit axit:
(A) CaO ; K2O ; Na2O ; BaO
(B) CO2 ; SO3 ; P2O5 ; N2O5
(C) CO ; CaO ; MgO ; NO
(D) CO ; SO3 ; P2O5 ; NO


5. Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi
là 7: 3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là:
(A) Fe2O3
(B) FeO
(C) Fe3O4
(D) Fe(OH)2
6. Cho 140 kg vôi sống có thành phần chính là CaO tác dụng với nước thu được
Ca(OH)2.Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước.Vậy lượng
Ca(OH)2 thu được là:
(A) 144 kg
(B) 147 kg
(C) 148 kg
(D) 140 kg
7. Các oxit tác dụng được với nước là:

(A) Al2O3, NO, SO2
(B) PbO2, K2O, SO3
(C) CaO, FeO, NO2
(D) BaO, K2O, Na2O
8. BaO tác dụng được với các chất nào sau đây:
(A) P2O5, CuO, CO
(B) H2O, NO, KOH
(C) H2O, H2CO3, CO2
(D) NaOH, SO3, HCl


9. Oxit nào sau đây có thể làm khô khí hidro clorua:
(A) CuO
(B) P2O5
(C) CO2
(D) CO
10. Các cặp chất tác dụng được với nhau là:
(A) Na2O và SO3, CaO và H2CO3
(B) PbO và H2O, BaO và SO2
(C) CuO và N2O5, P2O5 và KOH
(D) MgO và H2O, NaOH và CO2
ĐÁP ÁN
1. A
2. D
3. C
4. B
5. A
6. C
7. D
8. C

9. B
10. A



×