Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 109 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Huỳnh Văn Thắng


ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..............................................................................................................................IV


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH
BTXH
BHXH
BHYT
BVCS&GDTE
BVCSTE
CTXH
HĐND


HĐVTE
KT-XH
LĐTBXH
MTTQVN
NSNN
SDD
TECHCĐB
THCS
THPT
UBND

An sinh xã hội
Bảo trợ xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Cứu trợ xã hội
Hội đồng nhân dân
Hành động vì trẻ em
Kinh tế - xã hội
Lao động thương binh xã hội
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Ngân sách nhà nước
Suy dinh dưỡng
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Uỷ ban nhân dân



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Tỷ trọng GDP giữa các ngành giai đoạn 2006-2010

32

2.2

Vốn đầu tư giữa các ngành giai đoạn 2006-2010

32

2.3

Dân số trung bình của Đà Nẵng 1997-2009

40

Số đối tượng được trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng ở Đà


4

Nẵng qua các năm
Kinh phí thực hiện trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng qua

3

2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10

các năm
Số đối tượng được trợ cấp thường xuyên tại các cơ sở xã hội
qua các năm
Các loại hình cơ sở xã hội qua các năm
Kinh phí thực hiện trợ cấp thường xuyên tại các cơ sở bảo
trợ xã hội
Biểu cơ cấu người tàn tật theo dị dạng dị tật và địa giới hành
chính
Tổng hợp người già neo đơn được trợ cấp thường xuyên ở
Đà Nẵng qua các năm

44
48
50
52

52
53

2.11

Tổng hợp về trẻ mồ côi ở Đà Nẵng qua các năm

54

2.12

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng qua các năm

57

2.13

Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch qua các năm

58

2.14

Tình hình thiệt hại do thiên tai

66

3.1

Số liệu để ước lượng các tham số dự báo người tàn tật


80

3.2

Số liệu để ước lượng các tham số dự báo người già neo đơn

82

3.3

Số hiệu

Kết quả dự báo đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên
ở Đà Nẵng đến năm 2020
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu

83

Trang


v

biểu
2.1
2.2

Tổng số đối tượng được trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng

Tổng số đối tượng trợ cấp thường xuyên tại cơ sở bảo trợ xã
hội

44
49

2.3

Tổng số người già neo đơn qua các năm

54

2.4

Trẻ mồ côi từ năm 1997-2009

55

2.5

Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch qua các năm

59

2.6

Tỷ lệ trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang được chăm sóc qua
các năm

64



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống, các cá nhân, gia đình và nhiều khi cả cộng đồng... không
may gặp phải những rủi ro do thiên tai hay những biến động do đời sống kinh tế, xã
hội gây ra hoặc những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ cũng như những
người thân của họ không thể tự khắc phục được; cũng có một số người bị thiệt thòi,
yếu thế bởi nhiều lý do khác nhau như: người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ
côi, người tàn tật, trẻ bị nhiễm HIV/ASD... Những đối tượng này cần sự trợ giúp của
Nhà nước, của xã hội, cộng đồng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, có
điều kiện để tồn tại và có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Do con người là động lực
của sự phát triển xã hội, là mục tiêu của việc xây dựng xã hội vì vậy trên thế giới nói
chung và mỗi quốc gia nói riêng đều có các chính sách với nhiều biện pháp khác
nhau nhằm che chở, bảo vệ các thành viên yếu thế trong xã hội của mình, các công cụ
bảo vệ đấy chính là các chính sách bảo trợ xã hội [14].
Bảo trợ xã hội (BTXH) là một hoạt động mang tính chất từ thiện, tương thân
tương ái, giúp đỡ nhau của con người, đó là các hình thức, biện pháp giúp đỡ của nhà
nước, xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của
xã hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro không đủ khả năng để tự lo cuộc
sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Vì vậy công tác BTXH luôn là một vấn đề
được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, các đối tượng thuộc nhóm trợ
giúp xã hội (TGXH) tồn tại một cách tất yếu và đòi hỏi có sự quan tâm của nhà nước
và toàn xã hội, cộng đồng không chỉ ở các nước Đông Nam á mà còn là nhu cầu của
hầu hết các nước đang phát triển. Tuy vậy, do hạn chế về khả năng kinh tế nên các
nước có nền kinh tế chuyển đổi thì trong thời kỳ đầu thường quan tâm đến các
chương trình phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết việc làm để mọi người có thể

kiếm được thu nhập từ việc làm mà ít quan tâm đến nhóm đối tượng yếu thế như
người tàn tật, người không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập và
không nơi nương tựa... làm cho họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong việc tồn


2

tại và hòa nhập cộng đồng.
Trong những năm qua, quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị
trường… đã thu được những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên,
nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn
hán…) thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.
Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng,
suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối
tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội… Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật
chất và tinh thần của nhà nước và xã hội.
Là nước có bề dày hàng nghìn năm lịch sử với truyền thống tương thân tương
ái “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy, để phát huy truyền thống quý báu
đó, đồng thời nhằm mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) tiến tới công bằng xã
hội, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta ngày
càng quan tâm nhiều hơn tới công tác BTXH nhằm đảm bảo ổn định đời sống của các
đối tượng dễ bị tổn thương. Chính vì vậy có thể thấy BTXH là một chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước ta, nó có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc,
đồng thời là nền tảng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Nhiều năm qua, Đảng và
nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về chính sách BTXH (pháp lệnh,
nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công
tác bảo trợ xã hội), các chính sách theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn nhằm điều
chỉnh mở rộng đối tượng cứu trợ xã hội (CTXH) đột xuất, thường xuyên và hỗ trợ về

giáo dục, y tế… đối với nhóm người yếu thế.
Tuy nhiên, với những tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế, nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh và diễn biến phức tạp. Sự bất bình đẳng
trong thu nhập, tình trạng phân hóa giàu nghèo, nông dân mất đất sản xuất, mất việc
làm, nguy cơ về bệnh tật, đau ốm… đang là vấn đề bức xúc, là mầm mống cho
những bất ổn định xã hội.


3

Đà Nẵng được xem là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên,
với đặc trưng và lợi thế, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội luôn ổn định, hệ thống
chính sách ASXH, nhất là trợ cấp xã hội và xoá đói giảm nghèo không ngừng phát
triển. Bên cạnh mặt tích cực tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội cho Đà Nẵng, đem
lại chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân góp phần kéo dài tuổi thọ
con người... thì cũng nẩy sinh không ít những vấn đề như phân hoá giàu nghèo ngày
càng sâu sắc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội tăng nhanh... làm
cho đối tượng yếu thế trên địa bàn thành phố cũng tăng theo, nhất là người già cô
đơn, các đối tượng mắc các tệ nạn xã hội, trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa...
Chính vì vậy, trong công tác BTXH, Đà Nẵng không chỉ là đối tượng điều
chỉnh những chính sách chung của Đảng và nhà nước mà còn là chủ thể thực hiện các
chính sách, quy định riêng có của thành phố. Những năm qua, Đà Nẵng cũng đã ban
hành những chính sách, quy định riêng nhằm mục tiêu quan tâm, chăm lo và tạo điều
kiện tốt nhất có thể cho các đối tượng đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, chính
trị xã hội đặc thù của địa phương như quy định mức trợ cấp xã hội thường xuyên, chế
độ cứu trợ xã hội... Tuy nhiên, do mục tiêu phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường
nhiều khi cuốn theo sự phát triển kinh tế nên việc thực hiện công tác BTXH, thực thi
các chính sách BTXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn có những hạn chế, có
nơi, có lúc những đối tượng yếu thế trên địa bàn thành phố vẫn chưa được quan tâm
chăm sóc một cách đúng mức, chưa tạo điều kiện để họ có thể tự tin vươn lên và hoà

nhập cộng đồng.
Để công tác BTXH của thành phố tiếp tục đi vào cuộc sống một cách thiết
thực, thực sự trở thành công cụ hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp những thiệt thòi đối với
các đối tượng “yếu thế” góp phần đảm bảo ASXH, tiến tới sự công bằng về mọi mặt
trong đời sống xã hội của địa phương, thành phố Đà Nẵng còn rất nhiều việc phải
làm, cả ngắn hạn và dài hạn. Xuất phát từ thực tế và với ý nghĩa như vậy, tôi lựa
chọn đề tài "Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn
hiện nay" làm luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình.


4

2. Tình hình nghiên cứu
BTXH là một biện pháp cơ bản tác động đến các đối tượng yếu thế trong xã
hội nhằm thực hiện mục tiêu ASXH. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên
cứu, tài liệu, bài viết viết về ASXH trong đó có đề cập đến công tác BTXH ở góc độ
lý luận, chính sách, thực tiễn... cũng có những công trình, bài viết viết riêng về
BTXH nhưng ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu có thể
kể đến như:
- Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Bach,
Robert Leroy (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, NXB
Thế Giới Hà Nội, 2005. Cuốn sách trình bày kết quả khảo sát các nhu cầu và những
vấn đề có liên quan của ba nhóm xã hội thiệt thòi ở Việt Nam đó là các hộ gia đình
nghèo ở nông thôn, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và những người khuyết
tật kể cả người có HIV/AIDS như: Vấn đề nghèo đói ở nông thôn và nhu cầu BTXH
của các hộ nông dân nghèo, nhu cầu BTXH của lao động di cư từ nông thôn ra thành
thị; những vấn đề mà người khuyết tật, người có HIV/AISD đang phải đối mặt từ đó
định hướng BTXH cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
- Nguyễn Thị Kim Phụng, Giáo trình “Luật an sinh xã hội”, NXB Tư pháp,
Hà Nội (2005). Cuốn sách viết về hệ thống các chính sách ASXH bao gồm các nội

dung như: lý luận chung về pháp luật ASXH, quan hệ pháp luật ASXH, trong đó có
pháp luật về BTXH.
- Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Hệ thống các văn
bản pháp luật về Bảo trợ xã hội, NXB lao động xã hội, 2000: Cuốn sách hệ thống
hóa các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (năm 2000) về BTXH
tại Việt nam .
- GS,TS. Mai Ngọc Cường (chủ biên), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an
sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. Đề tài nghiên cứu cấp
nhà nước đã khái quát về hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam thời gian qua, với
những cấu thành chủ yếu là bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội
và ưu đãi xã hội. Với nhiều số liệu được cập nhật, phân tích cặn kẽ, đặc biệt công


5

trình đã phân tích chỉ rõ những hạn chế yếu kém của hệ thống các chính sách ASXH
cũng như đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ở nước
ta trong giai đoạn 2010-2015. Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định
chính sách trong lĩnh vực ASXH.
- Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng, Lý
thuyết và mô hình An sinh xã hội (Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai), NXB Chính trị
Quốc gia , Hà Nội-2009. Cuốn sách trình bày những bất cập, xu hướng vận động và
kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH đồng thời phân tích
an sinh xã hội nhìn từ đối tượng thụ hưởng và những trụ cột chính trong ASXH thực
tiễn ở Thành phố Đồng Nai.
- Phạm Văn Bích (chủ nhiệm đề tài) Tổng quan một số tài liệu về an sinh xã
hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005). Công trình đi vào nghiên cứu, hệ thống
một cách tổng quan các tài liệu về ASXH trong đó có Bảo trợ xã hội (cứu trợ xã hội).
- Mai Ngọc Cường (chủ nhiệm đề tài) Cơ sở khoa học của việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015, Đề tài

cấp nhà nước, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và
công nghệ, 2009. Công trình nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về ASXH và hệ
thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; Đánh giá thực trạng của hệ
thống ASXH và việc thực hiện chính sách ASXH ; Phân tích xu hướng đổi mới hệ
thống ASXH, hệ thống chính sách ASXH; Đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống
tổng thể quốc gia về ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
- Đặng Cảnh Khanh (1994) Vấn đề cứu trợ xã hội trong chính sách bảo đảm
xã hội ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Hà Nội. Công trình nghiên cứu công tác CTXH
trong hệ thống chính sách đảm bảo xã hội ở Việt nam nói chung.
- Nguyễn Tiệp (2002), Các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác cứu
trợ xã hội, đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công trình nghiên cứu thực trạng về xã
hội hóa công tác CTXH từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hóa công
tác CTXH.
- Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động Thương


6

binh và Xã hội (1990), Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính
sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định
hướng XHCN ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Công trình nghiên cứu
các cơ sở có tính khao học đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện các chính sách đảm bảo
xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng
XHCN ở nước ta.
- Phạm Trọng Nghĩa: Định hướng hoàn thiện khung pháp luật an sinh xã hội ở
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Đình Liêu (2002), Trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở
Việt Nam”, Tạp chí kinh tế - luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1/2002. Bài viết nêu
vai trò của trợ cấp xã hội trong hệ thống ASXH ở Việt Nam.
- Lê Thị Hoài Thu (2004), Thực trạng pháp luật an sinh xã hội ở Việt

Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 6/2004. Bài viết đề cập đến hệ thống pháp luật
ASXH ở Việt Nam từ năm 1945 đến 2004 từ đó đưa ra một số ý kiến để hoàn
thiện hệ thống pháp luật ASXH ở nước ta trong đó có pháp luật về BTXH.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được một cách nhìn tổng
quát về ASXH với các mô hình, chính sách trên thế giới và ở Việt Nam, các giải pháp
hoàn thiện pháp luật ASXH... trong đó có chính sách về BTXH (tại mỗi thời điểm
phù hợp với nghiên cứu) song chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào hệ thống
các chính sách BTXH của Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng,
đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng về BTXH tại thành phố Đà
Nẵng, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp thực thi chính sách BTXH.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở hệ thống hóa các chính sách BTXH của Việt Nam nói chung và của
thành phố Đà Nẵng nói riêng, qua đánh giá thực trạng chính sách BTXH trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm đảm
bảo tốt hơn cho các đối tượng cần được BTXH trên địa bàn thành phố.


7

* Nhiệm vụ của luận văn:
- Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận về BTXH, các chính sách
BTXH của Trung ương, địa phương.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng BTXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
trên các mặt: Thực thi chính sách, ban hành các quy định có liên quan, tổ chức thực
hiện (bao gồm nội dung thực hiện và bộ máy thực hiện)... Qua đó, rút ra những kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp phù hợp cho việc thực hiện tốt
hơn công tác BTXH tại Đà Nẵng đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm: Hệ thống chính
sách về BTXH của Nhà nước áp dụng tại Đà Nẵng; Các quy định của chính quyền
địa phương; các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu được xác định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với giới
hạn thời gian từ 1997 đến nay (từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu.
- Phương pháp cụ thể: Để đạt mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, dự báo, lấy ý
kiến chuyên gia..., trong đó chú trọng hai phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê: để thống kê thực trạng các nhóm đối tượng yếu thế,
thống kê các nguồn lực thực hiện chính sách BTXH.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân chia đối tượng nghiên cứu thành
từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực
trạng chính sách BTXH từ đó khái quát, tổng hợp những mặt được, chưa được của
chính sách BTXH.


8

+ Phương pháp hồi quy: phương pháp bình phương bé nhất để dự báo đối
tượng BTXH.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa các chính sách, quy định liên quan đến BTXH ở Trung ương
và Đà Nẵng.

- Chỉ rõ những tồn tại và nguyên nhân của công tác BTXH trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác BTXH ở
Đà Nẵng đến năm 2020; Kiến nghị với Trung ương về những nội dung cụ thể của
chính sách BTXH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến
kết cấu thành 3 chương và 12 tiết.


9

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm bảo trợ xã hội
Tính phổ biến của thuật ngữ “Bảo trợ xã hội” có thể thấy qua các tài liệu thảo
luận chính sách gần đây. Tuy vậy, chỉ mới gần đây BTXH mới được nhắc đến rộng
rãi ở các nước đang phát triển. Khái niệm này vẫn còn mơ hồ, chưa có một khái niệm
thống nhất và phân định rõ ràng đối với “Bảo trợ xã hội” chủ yếu là do cách định
nghĩa, cách giải thích và tiếp cận khác nhau.
BTXH là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực ASXH. Theo nghĩa thông
thường, BTXH được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong
cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài
trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền
bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá
trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng.
BTXH còn được hiểu là trợ giúp các đối tượng xã hội hay cứu trợ xã hội, là
nhu cầu khách quan của mọi xã hội. Khi mà một bộ phận thành viên trong xã hội

không đủ khả năng tự bảo đảm cuộc sống; Nhà nước, cộng đồng và gia đình có
trách nhiệm bảo đảm an toàn cuộc sống cho họ, tạo cơ hội cho họ phát triển và hoà
nhập cộng đồng [14].
Theo Ngân hàng thế giới: “Bảo trợ xã hội là tập hợp các can thiệp của Nhà
nước nhằm mục đích hỗ trợ những thành viên nghèo hơn và dễ tổn thương hơn
trong xã hội, cũng như giúp đỡ những cá nhân, gia đình và cộng đồng quản lý rủi
ro” [16, tr.550].
Qua các cuộc thảo luận về chủ đề BTXH cũng như về các hoạt động của
Chính phủ trong lĩnh vực này, Ngân hàng thế giới đã đưa ra định nghĩa BTXH là (i)
sự hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo và dễ bị tổ thương, (ii) BHXH và (iii)


10

các hoạt động khác nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương gây ra bởi những nguy cơ
như thất nghiệp, tuổi già và khuyết tật. đây có thể được xem là định nghĩa bao quát,
được các chuyên gia nghiên cứu và các cán bộ công tác trong lĩnh vực BTXH không
phản đối.
Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân
dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức
và biện pháp khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh,
nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả
năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình[15,Tr.62].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền
hoặc hiện vật, có tính chất khẩn thiết, “cấp cứu” ở mức độ cần thiết cho những
người bị lâm vào cảnh bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường
ngày của bản thân và gia đình[15,Tr.61].
BTXH được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ
ASXH. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân
văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt.

Tuy nhiên, hoạt động BTXH không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ trong
xã hội mà trách nhiệm chính là của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm cao nhất
trong việc tổ chức các hoạt động BTXH, với tư cách là đại diện của xã hội. Các
chính sách, pháp luật về BTXH do Nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan
trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động BTXH, đồng thời là
tiêu chuẩn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và tính hợp pháp của
BTXH.
An sinh xã hội: Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đang sử dụng: ASXH là
sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp
công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc
giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương
tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia
đình đông con [3].


11

Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security và khi dịch ra
tiếng Việt, ngoài ASXH thì thuật ngữ này còn được dịch là bảo đảm xã hội,
BTXH, an ninh xã hội, an toàn xã hội… với những ý nghĩa không hoàn toàn tương
đồng nhau. Theo nghĩa chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các
quyền của con người được sống trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di
chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng
trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập
để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già…
Theo nghĩa này thì tầm “bao” của Social Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang
tiếng Việt có nhiều nghĩa như trên cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social
Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu
khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm
hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn,

trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai,
dịch hoạ… ASXH mà chúng ta đang nói tới, nên được hiểu theo nghĩa hẹp của
khái niệm Social Security này. Bên cạnh khái niệm này, từ những cách tiếp cận
khác nhau, một số nhà khoa học đưa ra những khái niệm rộng - hẹp khác nhau về
ASXH [9],[10].
Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống
cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp
công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì
vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
khácc nội
dung
khác
ưu đãi
người CCCM côngcông

Cứu trợ xã hội

Bảo hiểm xã hội


12

BTXH là một nội dung thiết yếu trong chính sách xã hội, đặc biệt trong điều
kiện Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, nơi chịu những hậu quả
nặng nề của chiến tranh. Ngoài ra những rủi ro của thiên nhiên và của sự chuyển đổi
sang cơ chế kinh tế thị trường, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền,
giữa các nhóm dân cư... đã nâng tầm ý nghĩa quan trọng của lĩnh vực bảo trợ xã hội
trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố. Việc dành các nguồn lực cho BTXH và những thành tựu đạt được đã chứng tỏ
sự nỗ lực lớn của các ngành, các cấp quản lý và của cộng đồng. Tuy nhiên trước mắt

và lâu dài cũng vẫn còn những khó khăn và vấn đề cần phải giải quyết [2].
Một số khái niệm liên quan:
Người cao tuổi: Người cao tuổi theo Luật Người cao tuổi Việt Nam là những
người đủ từ 60 tuổi đối với Nam, đủ từ 55 tuổi đối với Nữ.
Người tàn tật là người bị khuyết tật một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức
năng biểu hiện dưới dạng những tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động,
kiến cho hoạt động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn (theo điều 1, Pháp lệnh
người cao tuổi).
1.1.2. Nội dung bảo trợ xã hội
BTXH hay trợ giúp xã hội có những nội dung và hình thức ở các mức độ khác
nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng nguy kịch nhiều hay ít, có tính tạm thời hay lâu dài,
hoàn cảnh của bản thân và gia đình họ trong quan hệ của cứu trợ xã hội. Do vậy tuỳ
theo tính chất và mức độ mà người ta phân biệt trợ giúp thường xuyên hay trợ giúp
đột xuất.
- Bảo trợ thường xuyên là hình thức trợ giúp xã hội bằng tiền hoặc bằng hiện
vật mà Nhà nước định ra để trợ cấp đối với những người hoàn toàn không thể tự lo
được cuộc sống trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả
cuuộc đời của đối tượng được trợ giúp.
- Trợ giúp đột xuất (một lần) là hình thức trợ giúp do Nhà nước và cộng đồng
giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc những biến cố khác mà
đời sống ccủa họ bị đe doạ về lương thực, nhà ở, chưa bệnh, chôn chất và phục hồi


13

sản xuất nếu không có sự giúp đỡ khẩn cấp [8].
Với cách thức phân loại BTXH như trên, đối tượng BTXH cũng chia thành 2
loại:
- Đối tượng bảo trợ thường xuyên là những người không may gặp rủi ro, bất
hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống, mà người ta thường nói là nhóm người thiệt

thòi, yếu thế như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người bị tâm thần
mãn tính, người lang thang xin ăn... cần có sự trợ giúp vật chất và tinh thần để đảm
bảo cuộc sống, không phân biệt vị thế và thành phần xã hội của họ.
- Đối tượng trợ giúp đột xuất là những người hoặc hộ gia đình gặp khó khăn do
hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác, như hộ gia đình có người
chết, mất tích; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, hộ gia đình mất
phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh bị thiếu đói, người bị thương nặng, người thiếu
đói do giáp hạt, người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú mà bị thương nặng hoặc bị chết,
gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng, người lang thang xin ăn trong thời
gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
1.1.3. Sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa của bảo trợ xã hội
1.1.3.1 Sự cần thiết phải thực hiện Bảo trợ xã hội ở Việt Nam
Xuất phát từ tính tất yếu và sự cần thiết của hệ thống ASXH để giải quyết tốt
nhất 2 lý do:
Một là, nhu cầu tự nhiên của con người: Con người sinh ra có quyền tự do,
quyền được mưu cầu hạnh phúc, trong đó có quyền được bảo vệ. Hệ thống ASXH với
hàng loạt các chính sách trong đó có BTXH có chức năng hạn chế tính tổn thương và
khắc phục hậu quả của rủi ro thông qua các chính sách nhằm giúp các thành viên
trong xã hội ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng hoặc đảm bảo cho họ có mức
sống tối thiểu, không rơi vào cảnh bần cùng hoá hoặc loại trừ xã hội.
Hai là, từ những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường: Cùng với sự phát
triển của xã hội, những quan điểm về ASXH, cứu trợ xã hội cũng có sự thay đổi. Từ
trước thế kỷ XV, vấn đề ASXH nói chung, BTXH nói riêng còn rất phôi thai, chỉ
mang tính truyền thống tình làng nghĩa xóm, việc đảm bảo xã hội cho các tầng lớp


14

dân cư từ phía Nhà nước là rất hạn hữu. Nhưng sau chiến tranh thế gới thứ nhất đến
nay, vấn đề này đã được các quốc gia quan tâm và phát triển.

Kinh tế thị trường, ngoài những ưu việt vối có của nó như thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận với những hàng hoá và dịch vụ
một cách tốt nhất cũng còn những hạn chế, khuyết tật vốn có mà người ta chỉ có thể
tìm kiếm những biện pháp để giảm thiểu chứ không thể xoá bỏ được như là tình trạng
phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, lạm phát...
Yếu tố chu kỳ kinh tế của nền kinh tế thị trường làm cho người lao động không có
việc làm, thất nghiệp, mất nguồn thu nhập làm cho bản thân người lao động và gia
đình của họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt đối với nước ta, có đến 56,8% lực lượng lao động làm việc trong khu
vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện
thiên nhiên, ít chịu tác động của khoa học công nghệ so với những khu vực khác, thu
nhập không cao nếu không nói là thấp và không ổn định, tỷ lệ nghèo và tái nghèo
cao, thường xuyên đối mặt với rủi ro về ốm đau, thiên tai, bão lụt...
Bên cạnh đó, nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh vệ
quốc, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đến nay vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Các
đối tượng yếu thế ngày càng có chiều hướng gia tăng như người già, người tàn tật, trẻ
mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...
Những khó khăn về kinh tế luôn tiềm ẩn những rủi ro về văn hoá, chính trị và
nếu không giải quyết một cách hợp lý thì rất dễ gặp khó khăn trong phát triển kinh tế
và ổn định xã hội.
Ngoài ra, xuất phát từ truyền thống của dân tộc, cộng đồng người Việt luôn thể
hiện tính nhân đạo sâu sắc, có giá trị truyền thống như “thương người như thể thương
thân”, “lá lành đùm lá rách ”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “có nhau khi tối lửa tắt
đèn”... đây là cơ sở cho việc hình thành và phát triển cho chính sách BTXH ở Việt
Nam. Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này khá rõ và xuyên suốt trong thời kỳ bao
cấp và thời kỳ đổi mới.


15


Trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, từ những năm đầu khi đất nước mới
độc lập 1945 đến năm 1986. Sự cần thiết của cứu trợ xã hội được thể hiện qua 3 giai
đoạn. Giai đoạn 1945-1954, trong giai đoạn này, sau khi ra đời Nhà nước Việt nam
dân chủ Cộng hoà, Nhà nước phải đối mặt với muôn vàng khó khăn, chính phủ đã tập
trung vào 2 lĩnh vực là cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội, song chỉ tập trung vào gải
quyết những vấn đề cấp bách. Sự ra đời của Hiến pháp năm 1946, Điều 14 đã ghi
nhận các quyền hưởng bảo hiểm xã hội của công viên chức nhà nước, việc chăm sóc,
giúp đỡ những người già cả, tàn tật, trẻ em mồ côi... Sự thành công của cứu trợ xã hội
giai đoạn này thể hiện thông qua các biện pháp tương trợ cộng đồng truyền thống mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”,
“Quyên góp cứu giúp những người nghèo khổ”, “giúp thương binh”... Giai đoạn
1954-1975 công tác cứu trợ xã hội được thực hiện thông qua nhiều văn bản như:
Thông tư 123/1959/TT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1959 về thành lập quỹ “Nghĩa
thương”; Thông tư 157/1966/TT-CP ngày 25 tháng 8 năm 1966 về chính sách đối với
nhân dân bị tai nạn chiến tranh; Thông tư 202/1966/TT-CP ngày 26 tháng 11 năm
1966 về chính sách đối với người già, trẻ em mồ côi không nơi nương tự và những
người tàn tật… Giai đoạn 1975-1986, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng
lợi, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu khắc phục hậu quả chiến
tranh, giải quyết hậu quả xã hội của chế độ cũ đã đặt ra nhiều vấn đề, Bộ Thương
binh và xã hội đã ban hành Thông tư số 06/TT/TBXH ngày 18 tháng 3 năm 1978 quy
định chế độ đối với người mắc bệnh tâm thần mãn tính nặng được nuôi dưỡng tập
trung, Nhà nước đã từng bước ban hành các Quyết định 354/QĐ-CP ngày 27 tháng 9
năm 1979 về trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công nhân viên chức nhà nước… nhờ vậy
đối tượng cứu trợ đã được mở rộng hơn trước [1].
Trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật về trợ giúp xã hội như: Nghị định 05/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm
1994 quy định điều chỉnh chế độ trợ cấp lương hưu đối với đối tượng chính sách xã
hội; Pháp lệnh về Người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH10 ngày 30 tháng 7 năm
1998; Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của chính phủ quy định



16

chi tiết một số điều của pháp lệnh về Người tàn tật; Pháp lệnh số 23/2000/PLUBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 về Người Cao tuổi; Nghị định số
07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã
hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm
2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày
26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm
2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày
26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh Người cao tuổi; Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm
2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân
nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia
đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học
của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày
02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người
nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước; Nghị định số 67/2007/NĐCP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp các đối
tượng BTXH; Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4
năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH. Giai đoạn này
phạm vi và đối tượng của chính sách BTXH được mở rộng, tạo nên một hệ thống
tương đối đầy đủ so với thông lệ quốc tế [1].
Thực hiện công tác BTXH không chỉ là mục tiêu mà còn là tiền đề để phát triển
nhanh và bền vững về kinh tế, nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới công bằng xã
hội, giúp xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Do vậy, xây dựng một hệ thống các chính sách đồng bộ, các giải pháp kinh tế -



17

xã hội, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BTXH là sự cần thiết và cấp
bách để can thiệp, giúp đỡ các đối tượng yếu thế thiệt thòi.
1.1.3.2. Vai trò
Chính sách BTXH là trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH, nó tạo nên tấm
lưới cuối cùng của hệ thống lưới ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho mọi thành viên
trong xã hội khi họ rơi vào tình trạng rủi ro; nếu không có tầng lưới cuối cùng vững
chắc này những người bị rủi ro có thể lâm vào tình trạng bần cùng hoá và gây nên bất
ổn xã hội.
BTXH thể hiện đầy đủ và sâu sắc tính nhân đạo, tương ái cộng đồng của dân tộc
Việt Nam, của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm lo đời sống của mọi thành
viên trong xã hội. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn thực hiện chủ trương phát
triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội, có như thế mới có thể tạo được sự
bền vững trong quá trình phát triển kinh tế. Giải quyết tốt công tác BTXH là tạo nền
tảng vững chắc cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Vì thế công tác bảo trợ
không phải đơn thuần là việc bố thí, cứu tế mà là một hình thức đầu tư cho việc phát
triển nguồn lực con người, mặc dù hiệu quả mang lại có thể không cao.
Thực hiện tốt công tác BTXH tức là góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị,
thúc đẩy tiến bộ xã hội… là nhân tố quan trọng làm cơ sở và tạo môi trường cho sự
phát triển kinh doanh và dịch vụ.
Các chính sách ASXH nói chung, chính sách bảo trợ nói riêng còn có tác dụng
nâng cao năng lực của đối tượng trong quá trình thụ hưởng. Bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ
của các chính sách BTXH của Nhà nước và cộng đồng sẽ tác động đến nhận thức,
hành vi và năng lực của các đối tượng trong sinh hoạt và hoạt động kinh tế - xã hội.
Làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.1.3.3. Ý nghĩa
- Là một biện pháp của chính sách xã hội và là một trong những chỉ báo quan

trọng về định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường.
- BTXH vừa mang ý nghĩa về kinh tế, xã hội, đặc biệt thể hiện giá trị đạo đức


18

cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- Thực hiện các chính sách BTXH có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là truyền thống
tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách’’ của dân tộc ta
1.2. CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.2.1. Chính sách bảo trợ xã hội ở nước ta
Thông thường, khi nói đến ASXH người ta nói đến 04 yếu tố hợp thành:
BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội.
Trợ giúp xã hội bao gồm trợ cấp đột xuất, trợ cấp thường xuyên và ưu đãi
xã hội.
-

Trợ cấp đột xuất

Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu toàn
cầu nên những tổn thất trên là rất đáng kể. Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, mức thiệt
hại do những nguyên nhân trên ngày càng tăng. Năm thiệt hại thấp nhất là năm 2002
cũng lên tới 1.752 tỷ đồng, năm cao nhất là năm 2009 thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng.
Mỗi khi thiên tai xảy ra, người dân ở các địa phương bị tổn thất đều được cứu trợ
khẩn cấp. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, công tác cứu trợ khẩn cấp cũng đã
được đông đảo nhân dân, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
-

Trợ giúp thường xuyên


Từ năm 2000 đến nay số lượng được hưởng trợ cấp xã hội ở Việt Nam tăng
lên nhanh chóng. Năm 2000 có 175.000 người được hưởng, năm 2007 sau khi Chính
phủ ban hành Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/07/2007 số người được hưởng
khoảng 560.000 người. Năm 2009 có gần 1,3 triệu người (chiếm 1,5 % dân số cả
nước) được hưởng trợ cấp thường xuyên.
-

Ưu đãi xã hội

Có thể khẳng định rằng, tuy tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế,
trong khi đó số lượng người được hưởng ưu đãi xã hội rất đông nhưng người có công
với cách mạng đã được toàn xã hội quan tâm, chăm lo về vật chất và tinh thần, tôn
vinh, biết ơn, đền ơn đáp nghĩa. Gắn liền với lộ trình cái cách tiền lương, mức trợ cấp
ưu đãi xã hội đã điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội.


19

Nguồn tài chính dành riêng cho ưu đãi xã hội tăng lên đáng kể; năm 2007 là 13.000
tỷ đồng, năm 2008 là 15.000 tỷ đồng và năm 2009 cùng với các nguồn tài chính của
địa phương, nguồn huy động từ xã hội hoá, chỉ ưu đãi xã hội đối với người có công
lên tới 20.000 tỷ [37, tr.53].
Có thể hiểu, cứu trợ xã hội (CTXH) là sự cứu tế và trợ giúp của nhà nước,
cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình khi họ lâm vào hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt vì các nguyên nhân khác nhau nhằm giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó
khăn, tái hòa nhập đời sống cộng đồng xã hội.
Chính sách, pháp luật về CTXH là một bộ phận quan trọng của chính sách,
pháp luật ASXH nói chung. Trong đó xác định rõ đối đượng và điều kiện hưởng cứu
trợ, các chế độ cứu trợ, nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ...

Việc quy định chính sách CTXH ở nước ta thể hiện ở nhiều văn bản luật hay
dưới luật. Qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về CTXH ngày
càng được hoàn thiện hơn. Từ năm 1997 đến nay đã có nhiều văn bản quy định về đối
tượng, chính sách đối với đối tượng BTXH. Hiện nay, điều chỉnh các hoạt động
CTXH có các văn bản pháp luật chủ yếu sau:
- Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách
trợ giúp các đối tượng BTXH;
- Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;
- Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 09/2007/TTBLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;
- Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 26/2008/TTBLĐTBXH ngày 10/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
09/2007/TT-BLĐTBXH;
- Thông tư liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ
số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở BTXH công lập.
- Nghị định của Chính phủ số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều


20

kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở BTXH;
- Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 07/2009/TTBLĐTBXH ngày 30/3/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
68/2008/NĐ-CP;
- Nghị định của Chính phủ số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức,
hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư của Bộ Nội vụ số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản pháp luật khác khác của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác CTXH.
Đến nay, mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng BTXH đã được điều chỉnh 5

lần: trong giai đoạn 1994 đến 2005 từ số tiền 24.000đồng/tháng, lên
45.000đồng/tháng, lên 65.000đồng/tháng; năm 2007, mức trợ cấp được tăng lên
120.000đồng/tháng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP; và năm 2010 tăng lên
180.000đồng/tháng theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP. Sự điều chỉnh của mức trợ cấp
xã hội là hết sức cần thiết, nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng BTXH.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, nhiều người vẫn không khỏi băng khăn: với
tốc độ lạm phát như thời gian qua, mức trợ cấp xã hội mới quá thấp. Năm 2007 khi
Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ vừa có hiêu lực, nhiều chuyên gia trong
ngành đã đánh giá là quá lạc hậu, không theo được tốc độ trượt giá của thị trường.
Từ đó cho đến nay, cũng phải mất 3 năm các cơ quan chức năng mới cho ra được
Nghị định 13/2010/NĐ-CP sủa đổi, bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Trong
khoản thời gian chờ đợi nghị định mới, các trung tâm BTXH hết sức lao đao trong
việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các đối tượng bảo trợ.
Việc xác định chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp khác phải tính đến khả năng chi
trả của ngân sách nhà nước, theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chủ trương
của nước ta là xã hội hoá công tác BTXH. Đây là việc cần thiết, tuy nhiên xã hội
hoá chỉ là phần phụ thêm, bởi lẽ không phải lúc nào địa phương cũng kêu gọi được
các “Mạnh thường quân” hỗ trợ. Vai trò nhà nước thể hiện ở việc chăm lo phúc lợi


×