Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẢM BẢO AN SINH XÃ hội TRÊN địa BÀN THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.77 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ TRAI ANH

ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY

Phản biện 1: GS. TS. Lê Thế Giới
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 21 tháng
8 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội là một trong những vấn đề quan trọng mang
tính chất phát triển hài hòa, bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính
chất cấp bách cho sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực.
Nghiên cứu về an sinh xã hội vì thế cũng thu hút được một lượng lớn
các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu khá lâu. Tuy
nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế
thế giới và những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực,
việc nghiên cứu đảm bảm an sinh xã hội trong điều kiện mới, cụ thể
được các nhà khoa học trên thế giới đề cập và quan tâm nghiên cứu
thời gian gần đây, trong đó đặc biệt là các nước như Mỹ, Anh, Cộng
hòa liên bang Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và một số nước đang phát
triển khác. Trong các viện nghiên cứu, các trường đại học ở các
nước, vấn đề an sinh xã hội đã được xuất bản thành nhiều giáo trình,
nhiều sacsg chuyên khảo, nhiều bài báo công bố trên các tạp chí
chuyên ngành.
Ở Việt Nam, an sinh xã hội trở thành một trong những trụ cột
cơ bản trong hệ thống các chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm xây dựng. An sinh xã hội là nhân tố đảm bảo công bằng
xã hội. Thực tiễn phát triển đã cho thấy an sinh xã hội có vai trò rất
lớn trong việc khắc phục những hệ lụy của phân hóa xã hội, tăng
cường gắn kết xã hội, sự đồng thuận và đảm bảo ổn định chính trị.
Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay chưa phát
triển tương xứng với đà phát triển của xã hội, và so với đổi mới tư
duy về mô hình kinh tế, việc đổi mới tư duy về mô hình đảm bảo an
sinh xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh còn chậm và

thiếu bền vững. Trước yêu cầu nói trên, nghiên cứu xây dựng mô


2
hình và định hướng chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam là hết sức
cấp thiết, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển bền vững,
tiến tới việc hoàn thiện mô hình đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta
trong những điều kiện và thách thức mới của bối cảnh quốc tế.
TP. Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong
vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá,
giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây
Nguyên, đang trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH,HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính.
Đà Nẵng luôn là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm
sáng” trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội ở miền Trung –
Tây Nguyên. Tuy nhiên, đánh giá khách quan phải thấy, việc đảm
bảo an sinh xã hội cho người dân còn khá nhiều hạn chế.
Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố Đà Nẵng đảm bảo
an sinh xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã
hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô văn
minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Đảng đã đề
ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Do
đó, nghiên cứu về “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng” là rất cần thiết sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra các chính
sách để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về đảm bảo an sinh xã hội, bao
gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung và các điều kiện đảm bảo an sinh
xã hội.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã

hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà
hoạch định tiếp tục đảm bảo tốtan sinh xã hội trên địa bàn thành phố


3
Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Luận văn nghiên cứu là đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung của công
tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn
đề đã lựa chọn diễn ra ở thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác đảm bảo an
sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ
năm 2010 đến 2015 và các giải pháp được đề xuất trong luận văn có
ý nghĩa trong thời gian 5 năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân
tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc, phương pháp so sánh, tổng hợp
và khái quát hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tác giả thực hiện đề tài “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng” là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng,
giúp cho các nhà quản lý có những thông tin cần thiết để xây

dựngcác chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.
6. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đảm bảo an sinh xã hội.


4
Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.1. TỔNG QUAN VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO AN
SINH XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội
An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội
bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi
ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập
bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ
cấp cho các gia đình đông con.
1.1.2. Cấu trúc của an sinh xã hội
Thực tế, khi phân tích về cấu trúc của hệ thống ASXH vẫn còn
nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau. Nhưng theo quan điểm
của quốc tế thì một hệ thống ASXH bao giờ cũng phải có tối thiểu ba
hợp phần trong cấu trúc nội dung:
Thứ nhất: Các chính sách, chương trình mang tính chất phòng
ngừa rủi ro.

Thứ hai: Các chính sách, chương trình mang tính chất giảm
thiểu rủi ro.
Thứ ba: Các chính sách, chương trình mang tính chất khắc
phục rủi ro.


5
1.1.3. Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội
Đảm bảo an sinh xã hội là việc đảm bảo các điều kiện để thực
hiện tốt các chính sách an sinh xã hội của nhà nước và xã hội nhằm
hạn chế, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro cho các nhóm dân cư
yếu thế trong xã hội do chịu tác động bởi các nhân tố khách quan và
chủ quan.
1.1.4. Vai trò của đảm bảo an sinh xã hội
Đảm bảo an sinh xã hội có những vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội góp phần ổn định đời sống
của người lao động.
Thứ hai, đảm bảo an sinh xã hội góp phần đảm bảo an toàn, ổn
định cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Thứ ba, hệ thống an sinh xã hội, trong đó có bảo hiểm xã hội
(BHXH) làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động,
người sử dụng lao động và Nhà nước.
Thứ tư, hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội.
1.2. NỘI DUNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.2.1. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm
xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết

tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào Quỹ BHXH do Nhà
nước tổ chức thực hiện.
1.2.2. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột bảo hiểm y
tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia
sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc


6
sức khỏe cho mọi người, không vì lợi ích lợi nhuận, do Nhà nước tổ
chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy
định của pháp luật.
Đối tượng tham gia BHYT: toàn bộ người dân trong xã hội.
Điều kiện và các dịch vụ được hưởng: các đối tượng phải tham
gia đóng bảo hiểm y tế theo quy định và được cấp thẻ bảo hiểm y tế,
BHYT chủ yếu cung cấp thuốc, chi trả các chi phí khám, chữa bệnh
cho người tham gia bảo hiểm.
Mức hưởng BHYT: theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng
trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
1.2.3. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột trợ cấp xã
hội
Trợ cấp xã hội (TCXH) là sự cứu tế và trợ giúp của nhà nước,
cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình khi họ lâm vào
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt vì các nguyên nhân khác nhau nhằm
giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tái hòa nhập đời sống cộng
đồng xã hội.
a. Các đặc trưng của trợ cấp xã hội
b. Nguyên tắc hoạt động của trợ cấp xã hội
c. Nội dung của trợ cấp xã hội
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội: người dân nói chung đang

lâm vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần.
Hình thức trợ cấp: TCXH thường xuyên và TCXH đột xuất.
Nguồn kinh phí trợ cấp xã hội: lấy từ NSNN và đóng góp của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Mức hưởng trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp: căn cứ chủ
yếu vào mức độ khó khăn của người được cứu trợ và nguồn cứu trợ
d. Tiêu chí đánh giá


7
1.2.4. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua trụ cột ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội (ƯĐXH) là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất lẫn
tinh thần của Nhà nước và cộng đồng đối với những người có công
với dân, với nước và một số thành viên trong gia đình họ trong các
lĩnh vực, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
1.2.5. Đảm bảo an sinh xã hội thông qua xóa đói giảm
nghèo
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa
bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
1.3. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.3.1. Nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về ý
nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội
1.3.2. Nguồn lực tài chính để thực hiện đảm bảo an sinh xã hội
1.3.3. Chủ trƣơng, chính sách đảm bảo an sinh xã hội
1.3.4. Đội ngũ cán bộ thực thi việc đảm bảo an sinh xã hội
1.3.5. Năng lực “tự an sinh” của đối tƣợng thụ hƣởng
1.4. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN ĐẢM BẢO AN SINH

XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
1.4.2. Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội


8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và
công nghệ lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam.
Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng
hiện là thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong sáu đô thị
loại một của Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2;
trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện
ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2.
2.1.2. Điều kiện xã hội
a. Về dân số, lao động, việc làm, thu nhập
Dân số: Năm 2015, dân số thành phố Đà Nẵng là 1.006.149
người. Với diện tích tự nhiên 1.283,43 km2, mật độ dân số là
783,9995người/km2.
Lao động: Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng dồi dào
và đều tăng qua các năm.
Việc làm: Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp
tăng thêm 73.500 chỗ làm mới; trên cơ sở đó đã giải quyết việc làm
cho 161.486 lao động, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho

32.300 lao động.
Thu nhập và mức sống: thu nhập của người dân ngày càng
được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống.


9
b. Về giáo dục
c. Về nhà ở cho người dân
d. Về y tế
2.1.3. Điều kiện kinh tế
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố
Đà Nẵng qua các năm đều cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của
cả nước khoảng 3%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015 có
sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành thủy sản - nông lâm, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
b. Cơ sở hạ tầng
2.2. THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội
a. Công tác thu bảo hiểm xã hội
Số người tham gia bảo hiểm xã hội: Trong giai đoạn từ năm
2010 - 2015 thì số người tham gia BHXH trên địa bàn thành phố liên
tục tăng, điều đó được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Số người tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
BHXH bắt
buộc

BHXH tự
nguyện
Tổng cộng

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

159.495

173.246

180.989

188.024


193.813

197.256

286

434

473

623

776

1099

159.781

173.680 181.462 188.647 194.589 198.355
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng)


10
Năm 2010 toàn thành phố có khoảng 159.495 người tham gia
BHXH bắt buộc và 286 người tham gia BHXH tự nguyện. Đến hết
năm 2015 con số tham gia BHXH bắt buộc là 197.256 người và tham
gia BHXH tự nguyện là 1099 người, tăng bình quân 1,24 lần.
Mức độ bao phủ của BHXH: Tính đến hết năm 2015, trong
tổng số 556.371 người trong độ tuổi lao động thuộc diện tham gia
BHXH thì mới chỉ có 198.355 người tham gia, chiếm 35,65% hay nói

cách khác tỷ lệ bao phủ đạt 35,65%.
Thu bảo hiểm xã hội: Số tiền thu BHXH trên toàn địa bàn
thành phố Đà Nẵng hàng năm tăng lên khá nhanh và vững. Năm
2010, tiền thu BHXH chỉ đạt mức 1.109.963 triệu đồng nhưng đến
năm 2015 con số này lên đến 1.940.163 triệu đồng, tăng 1,75 lần so
với năm 2010.
b. Công tác chi trả bảo hiểm xã hội
Mức chi trả BHXH: Tình hình chi trả BHXH tăng dần qua các
năm từ 943.491 triệu đồng năm 2010 lên 2.608.290 triệu đồng năm
2015, tốc độ tăng bình quân 22,55%/năm. Trong đó, số tiền chi trả
BHXH hàng tháng chiếm 74,16% tổng số tiền chi trả BHXH trên địa
bàn thành phố.
Mức độ bền vững về tài chính: Cân đối thu – chi quỹ BHXH
luôn trong tình trạng âm từ năm 2012 đến nay. Tỷ lệ chi/thu cũng có
xu hướng biến động tăng dần từ năm 2010 đến năm 2015. Cụ thể,
năm 2010 tỷ lệ chi/thu là 85% năm 2010 nhưng đến năm 2015 con số
này lên đến 134,44%.
2.2.2. Thực trạng công tác bảo hiểm y tế
a. Công tác thu BHYT
Số người tham gia BHYT: Năm 2010, tổng số người tham gia
BHYT chỉ có 691.816 người nhưng đến năm 2015 con số này lên đến
925.321 người, tăng lên 233.505 người gấp 1,34 lần.


11
Mức độ bao phủ BHYT: Nếu như năm 2010 mới chỉ có
691.816 người, chiếm 74,70% trong tổng dân số trên toàn địa bàn
thành phố thì đến năm 2015 đã là 925.321 người, chiếm 91,96%.
Thu BHYT: Số thu của quỹ bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các
năm trong thời gian gần đây. Cụ thể, năm 2010 số tiền bảo hiểm y tế

thu về chỉ có 510.359 triệu đồng nhưng đến năm 2015 đã đạt mức
811.902 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010.
b. Công tác chi trả BHYT
Mức chi trả BHYT: Nếu như năm 2010 tổng số kinh phí mà chi
trả BHYT là 375.967 triệu đồng thì năm 2015 đã lên đến 938.362
triệu đồng, tăng lên gấp 2,5 lần so với năm 2010.
Mức độ bền vững về tài chính: giảm dần qua các năm. Nếu
như năm 2010, thu – chi quỹ BHYT còn thừa 134.392 triệu đồng thì
năm 2011 số dư này giảm xuống còn 45.446 triệu đồng và đến năm
2012 thì đã bội chi 68.286 triệu đồng. Những năm tiếp theo vẫn tiếp
tục tình trạng bội chi.
2.2.3. Thực trạng công tác trợ cấp xã hội
a. Trợ cấp thường xuyên
Đối tượng trợ cấp thường xuyên: số người thuộc diện trợ cấp
xã hội thường xuyên của thành phố khá đông và tăng dần qua các
năm. Cụ thể: năm 2010, số người được trợ cấp thường xuyên là
45.661 người thì đến năm 2015 lên đến 56.632 người, tập trung chủ
yếu vào các đối tượng là người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có
lương hưu, hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng và người tàn tật không có
khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ.
Mức trợ cấp thường xuyên: Trong giai đoạn 2010-2015, kinh
phí thực hiện trợ cấp chung cho cả giai đoạn là 765.055 triệu đồng,
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,86%/năm.


12
b. Trợ cấp đột xuất
Đối tượng trợ cấp đột xuất: số đối tượng được nhân trợ cấp đột
xuất ngày càng giảm dần, năm 2010 là 89.887 đối tượng nhưng đến
năm 2015 chỉ còn 30.653 đối tượng.

Mức trợ cấp đột xuất: hàng năm thành phố chi một khoản kinh
phí bảo trợ xã hội để trợ cấp đột xuất cho các đối tượng. Năm 2010 là
15.415 triệu đồng, đến năm 2015 là 5.097 triệu đồng.
2.2.4. Thực trạng công tác ƣu đãi xã hội
a. Số đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công
Số người hưởng chính sách ưu đãi người có công năm 2010 là
62.799 người đến năm 2015 tăng lên là 65.320 người.
b. Kinh phí thực hiện chi trả ưu đãi người có công
2.2.5. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo
2.3. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về
ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh xã hội
Kết quả nhận định của người dân về ý nghĩa của việc đảm bảo an sinh
xã hội: Người dân chỉ nhận thức được tầm quan trọng của an sinh xã hội trong
mối quan hệ với phát triển kinh tế là có ý nghĩa cao nhất. Đối với vấn đề an
sinh xã hội và công bằng xã hội, an sinh xã hội với ổn định chính trị người dân
cũng nhận thức được ý nghĩa của nó ở mức độ trung bình. Việc cho rằng đảm
bảo an sinh xã hội phát huy tinh thần nhân đạo, giá trị nhân văn của dân tộc
được người dân đánh giá ở mức độ thấp nhất.
Kết quả nhận định của đội ngũ cán bộ về ý nghĩa của việc đảm bảo
an sinh xã hội: hầu hết cán bộ trong Đảng, chính quyền các cấp của thành
phố Đà Nẵng đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh
xã hội và phát triển kinh tế của địa phương có mối quan hệ chặt chẽ cũng
như đảm bảo an sinh xã hội là góp phần ổn định chính trị trên địa bàn TP.


13
Vấn đề đảm bảo ASXH với đảm bảo công bằng xã hội và phát huy tinh
thần nhân đạo, giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc được các cán bộ

đánh giá là đồng ý nhưng ở mức độ thấp hơn.
2.3.2. Nguồn lực tài chính đảm bảo an sinh xã hội
a. Nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện chính sách bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Nguồn tài chính để thực thi các chính sách bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế được hình thành từ hai nguồn: nguồn đóng góp của các
đối tượng thuộc diện bắt buộc (nguồn bắt buộc) và nguồn đóng góp
của các đối tượng tự nguyện (nguồn tự nguyện). Từ năm 2010 đến
đến 2015, hoạt động thu BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện ngày
càng tăng. Chính vì thế, nguồn lực tài chính của lĩnh vực này cũng
tăng theo hàng năm.
ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 2.3. Nguồn lực tài chính thu, chi trong lĩnh vực BHXH và
BHYT trên địa bàn Tp. Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2015
(Nguồn: BHXH thành phố Đà Nẵng)
b. Nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện chính sách trợ
cấp xã hội
Từ năm 2010-2015, nguồn ngân sách đầu tư thực hiện chính
sách trợ giúp xã hội của TP Đà Nẵng có xu hướng tăng, đạt tốc độ


14
tăng bình quân 2,94%/năm. Trong đó, chủ yếu là từ ngân sách TP Đà
Nẵng (chiếm hơn 90% trong tổng ngân sách đầu tư), đạt tốc độ tăng
bình quân 3,14%/năm và ngân sách xã hội hóa huy động từ các
nguồn khác đạt tốc độ tăng bình quân 0,60%/năm.
c. Nguồn lực tài chính thực hiện chính sách ưu đãi xã hội
Năm 2010, nguồn lực tài chính dành riêng ưu đãi xã hội là
667.337 triệu đồng, năm 2011 là 663.449 triệu đồng, và đến năm

2015 là 656.341 triệu đồng. Ngoài nguồn lực tài chính từ địa phương,
thành phố còn huy động từ nguồn xã hội hóa.
d. Nguồn lực tài chính cho lĩnh vực xóa đói giảm nghèo
Ngân sách chủ lực cho các chương trình xóa đói giảm nghèo
của thành phố vẫn là ngân sách địa phương, chiếm hơn một nửa ngân
sách thực hiện. Nguồn ngân sách thương được chi thực hiện hỗ trợ
giáo dục - đào tạo, y tế, xây dựng nhà tình thương, hướng dẫn cách
làm ăn cho hộ nghèo, Ủy thác vốn qua Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách Xã hội thành phố Đà Nẵng và cấp bù chênh lệch lãi suất (huy
động nguồn vốn ngân hàng thương mại), trợ cấp cho cán bộ chuyên
trách Xóa đói, giảm nghèo phường/xã và hoạt động của Ban Chỉ đạo
chương trình Xóa đói, giảm nghèo thành phố.
2.3.3. Chủ trƣơng, chính sách về đảm bảo an sinh xã hội
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Đảng
bộ, chính quyền TP Đà Nẵng đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể trên địa bàn TP, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 nhấn mạnh: “Kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo
dục nhằm đảm bảo không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng
cao dân trí. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
ninh”. Với phương hướng và mục tiêu cụ thể nêu trên cho thấy, TP


15
Đà Nẵng hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững thành phố,
đặc biệt là việc đảm bảo ASXH. Trong thời gian qua, TP Đà Nẵng đã
cụ thể hóa ra hàng loạt những chủ trương, chính sách, kế hoạch đúng
đắn, phù hợp với “ý Đảng, lòng dân”.
2.3.4. Đội ngũ cán bộ thực thi việc đảm bảo an sinh xã hội

a. Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế
Về tổ chức bộ máy hoạt động: Bảo hiểm xã hội Thành phố Đà
Nẵng hiện nay được sắp xếp gồm: ban lãnh đạo, 11 phòng nghiệp vụ
và 07 phòng BHXH quận/huyện.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Năm 2010, tổng số công
chức, viên của BHXH TP Đà Nẵng là 175 người. Đến năm 2015, số
lượng công chức, viên chức tăng lên đến 238 người, trong đó có 213
cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học (chiếm 89,5%), trình độ
Trung cấp và Cao đẳng có 11 người (chiếm 4,6% ) và trình độ khác
có 14 người (chiếm 5,9%).
b. Đội ngũ cán bộ thực thi chính sách trợ cấp xã hội, ưu đãi
xã hội và xóa đói giảm nghèo
Sở Lao động - Thương binh & Xã hội TP Đà Nẵng là cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân TP Đà Nẵng; tham mưu, giúp
Uỷ ban nhân dân TP Đà Nẵng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Bộ máy
quản lý nhà nước về thực thi chính sách TCXH, ƯĐXH và XĐGN
của TP Đà Nẵng hiện tại được bố trí theo 3 cấp (TP; Quận/Huyện;
Xã/phường).
c. Về chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực an
sinh xã hội
Với kết quả điều tra, ta thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà


16
Nẵng chỉ được đánh giá ở mức độ bình thường ở tất cả các tiêu chí.
Điều này đặt ra yêu cầu TP Đà Nẵng phải có biện pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này trong thời gian tới để

đáp ứng được sự đòi hỏi ngày càng cao của công việc hiện nay.
2.3.5. Năng lực “tự an sinh” của đối tƣợng thụ hƣởng
Về khả năng tham gia thị trường lao động của người dân: Giai
đoạn 2010-2015, thành phố đã đào tạo nghề cho 195,5 ngàn người,
trong đó: 100% cao đẳng nghề, 28% trung cấp nghề. Đến năm 2015,
tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
đạt 55%. Khoảng 95% số người học nghề có việc làm.
Về năng lực tham gia bảo hiểm xã hội của người dân: Theo
kết quả khảo sát 140 cá nhân/hộ gia đình thì có 107 cá nhân/ hộ gia
đình tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 76,43%. Kết quả khảo sát cũng cho
thấy 100% người dân không tham gia mua BHYT là vì họ không có
đủ khả năng tài chính đề mua.
Về khả năng tiết kiệm của người dân: Kết quả khảo sát cho
thấy, số hộ gia đình không có tiết kiệm chỉ chiếm số ít với 11,43%.
Những cá nhân/hộ gia đình này thuộc nhóm lao động chân tay, thu
nhập còn thấp. Thu nhập của họ chỉ đủ để trang trải cuộc sống hàng
ngày. Phần lớn hộ gia đình dành khoản thu nhập còn dư để đầu tư
cho sản xuất kinh doanh (37,14%). Có 30,71% hộ gia đình có thói
quen tiết kiệm dưới hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Chỉ có
19,29% hộ gia đình lựa chọn mua bảo hiểm để đề phòng những
trường hợp rủi ro mất thu nhập. Và 1,43% hộ gia đình tiết kiệm bằng
cách cho vay.


17
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4.1. Những thành công và hạn chế
a. Thành công
Thứ nhất, phạm vi bao phủ bảo hiểm tăng, chất lượng thụ

hưởng ngày càng nâng cao dần, mức độ tác động đến đời sống người
dân ngày càng nhiều theo hướng tích cực.
Thứ hai, nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các chương
trình an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, kể cả phía Nhà nước
cũng như cộng đồng, các địa phương, các cá nhân và sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế.
Thứ ba, an sinh xã hội ngày càng phát triển theo hướng đa
dạng hóa, các chính sách an sinh xã hội được kết hợp chặt chẽ với
các chính sách xã hội khác.
Thứ tư, chất lượng cung cấp các dịch vụ đảm bảo an sinh xã
hội ngày càng được cải thiện, nâng cao, mức hỗ trợ cho các nhóm đối
tượng được điều chỉnh kịp thời theo sự biến đổi của tình hình kinh tế
- xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo đời sống cho người lao
động.
Thứ năm, công tác tuyên truyền về việc đảm bảo ASXH cho
người dân trên địa bàn TP được đẩy mạnh, đa dạng với nhiều phương
thức và biện pháp khác nhau.
Thứ sáu, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao tạo sự
công bằng, ổn định trong đời sống nhân dân và xã hội.
b. Những hạn chế
Một là, trong công tác BHXH ở địa phương hiện nay, mức độ
bao phủ BHXH còn thấp, mức độ chuyển dịch qua các năm còn
chậm. Tình trạng nợ đọng, dây dưa và trốn đóng BHXH ở các doanh
nghiệp vẫn diễn ra.


18
Hai là, trong công tác BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT chưa phản
ánh đúng thực tế do còn nhiều đối tượng được cấp trùng thẻ. Thủ tục
thanh toán khi khám chữa bệnh bằng BHYT còn phức tạp, rườm rà.

Ba là, công tác trợ cấp xã hội tuy đã có chuyển biến lớn nhưng
nhìn chung vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Bốn là, trong công tác ưu đãi xã hội đối với người có công
cũng bộc lộ một số hạn chế như: hồ sơ thủ tục thực hiện công nhận
còn phức tạp, tiến độ xác nhận người có công còn chậm. Nhiều gia
đình chính sách còn năm trong diện nghèo hoặc cận nghèo …
Năm là, chất lượng thực sự của công tác xóa đói giảm nghèo
chưa cao, mặc dù tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng khi đối
tượng đã ra khỏi diện nghèo sẽ không được trực tiếp hưởng phúc lợi,
do đó nguy cơ tái nghèo cao.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, nhận thức của người dân. Có một số người lao động
nhận thức chưa được đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi và lợi ích
của họ khi họ tham gia BHXH.
Thứ hai, xuất phát từ người sử dụng lao động. Có rất nhiều cơ
quan đơn vị, doanh nghiệp không muốn đóng BHXH cho người lao
động nhằm tận dụng nguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng
thời làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Thứ ba, công tác quản lí còn hạn chế, bất cập. Đó chính là việc
đề ra cơ chế, chính sách, các chế độ ban hành chưa đồng bộ, chưa sát
với thực tế, quá trình triển khai chậm chạp, và còn tồn tại sự bất bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế.
b. Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế
Nhóm nguyên nhân từ cơ quan quản lý: Công tác thống kê đối


19
tượng tham gia BHYT chưa thường xuyên; chưa có biện pháp tốt để

huy động đối tượng tham gia BHYT tự nguyện; chưa kiểm soát tốt
đối tượng miễn, giảm phí khi cấp thẻ BHYT.
Nhóm nguyên nhân từ chủ thể cung cấp dịch vụ: Đạo đức,
trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt; dịch vụ y
tế cho các bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT chưa cao; do sự phân bố
không đều các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố; do không có ràng
buộc đối với cán bộ y tế trong khám và điều trị dẫn đến tình trạng
lạm dụng quỹ.
Nhóm nguyên nhân từ chủ thể tham gia, thụ hưởng: Vẫn còn
tồn đọng một số bộ phận chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng,
quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT. Nguyên nhân do công tác
tuyên truyền phổ biến chưa hiệu quả và quy định của cơ quan BHXH
còn chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại của một số người dân
khi sử dụng BHYT trong khám chữa bệnh làm cho mức độ bao phủ
trên địa bàn
c. Trong lĩnh vực trợ cấp xã hội, ưu đãi xã hội và công tác
xóa đói giảm nghèo
Trong công tác trợ cấp xã hội: Nguyên nhân đầu tiên là do
năng lực cán bộ thực thi còn yếu, tiêu chí xác định đối tượng chính
sách cứu trợ quá chặt; mức trợ cấp còn quá thấp, quy trình quyết định
chính sách phức tạp. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các sở, ban,
ngành, hội và đoàn thể,... chưa tốt.
Trong công tác ưu đãi xã hội: Do các thành viên trong gia đình
chính sách thường có sức khỏe yếu và có ít kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh... nên việc lao động sản xuất gặp nhiều khó khăn; một số
cán bộ làm công tác ưu đãi xã hội đối với người có công thiếu năng
lực nên việc thực hiện chưa tốt.
Trong công tác XĐGN



20
Một là, sự điều chỉnh về chuẩn nghèo chậm từ trung ương còn
chậm.
Hai là, sự tự chủ về hoạt động XĐGN của thành phố bị giới
hạn trong các chính sách chung của Trung ương.
Ba là, do tiềm lực kinh tế thấp, ngân sách thành phố chưa đáp
ứng đủ cho mọi nội dung liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo.
Bốn là, sự không công tâm khách quan của một bộ phận cán bộ
làm công tác XĐGN.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1.1. Quan điểm phát triển hệ thống an sinh xã hội trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
Thứ nhất, đảm bảo ASXH phải gắn với tăng trưởng, phát triển
kinh tế của TP Đà Nẵng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch
mạng lưới cơ sở đào tạo nghề và các công trình hạ tầng xã hội như
nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao..., nhằm tạo điều kiện
cải thiện đời sống cho người lao động, nhất là lao động khu vực nông
thôn, lao động thuộc diện di dời, giải toả.
Thứ hai, đảm bảo ASXH phải bao phủ cho mọi đối tượng được
thụ hưởng trên toàn TP.
Thứ ba, chính sách và đảm bảo ASXH cho người dân trên địa
bàn TP phải phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế. Thành phố
khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực giảm



21
nghèo bền vững, giảm bớt chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân
cư. Xem công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
giải quyết việc làm là nhiệm vụ then chốt của ngành để giải quyết tốt
các vấn đề xã hội.
Thứ tư, thành phố cần phát huy tối đa các nguồn lực để đảm
bảo ASXH cho người dân thông qua công tác “xã hội hóa”.
Thứ năm, để đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn TP
Đà Nẵng phải chú trọng vào công tác xây dựng, hoàn thiện đội ngũ
cán bộ chính sách xã hội. Đội ngũ cán bộ phải có tính chuyên nghiệp,
hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối
với các hoạt động quản lý nhà nước về an sinh xã hội trên địa bàn.
3.1.2. Phƣơng hƣớng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
Thứ nhất, ưu tiên phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của thành phố.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu “có việc làm”
trong Chương trình “3 có” của thành phố, nhằm nâng cao chất lượng
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ ba, tiếp tục duy trì mục tiêu “không có hộ đói”, “không có
hộ đặc biệt nghèo” theo nội dung Chương trình “thành phố 5 không”
mới trên địa bàn.
Thứ tư, phát triển mạnh các hoạt động an sinh xã hội; thực
hiện tốt các chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt
động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công với đất nước,
đảm bảo đời sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình nơi
cư trú; đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo để hỗ trợ những
người yếu thế, nghèo khó trong xã hội, tạo thuận lợi cho họ tự vươn
lên hoà nhập cộng đồng.



22
Thứ năm, thực hiện các quyền trẻ em, đảm bảo cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được bảo vệ, chăm sóc; tạo môi trường an toàn,
lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi các
nguy cơ xâm hại trẻ em.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất
là tệ nạn ma tuý; đảm bảo người nghiện ma tuý được cai nghiện, gái
mại dâm được giáo dục, chữa trị phục hồi sức khoẻ và hành vi nhân
cách; chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm sau cai nghiện, chữa trị,
giáo dục đối với các đối tượng này.
3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ
chức chính trị, đoàn thể xã hội và ngƣời dân
3.2.2. Đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế gắn với công bằng xã
hội, đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời dân
3.2.3.Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính
đảm bảo an sinh xã hội
3.2.4. Tăng cƣờng khả năng tự “an sinh” của đối tƣợng thụ
hƣởng
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo an sinh xã hội
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Thứ nhất, TP Đà Nẵng cần nghiên cứu mang tính chiến lược
bền vững cho việc đảm bảo ASXH, thường xuyên kiểm tra, giám sát,
đánh giá hiệu quả các điều kiện thực hiện đảm bảo ASXH cho người
dân để tránh lãng phí, tham nhũng.
Thứ hai, TP cần có chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử dụng hợp
lý nguồn nhân lực của ngành lao động - xã hội, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao. Tiến hành hợp tác đầu tư đào tạo về nguồn nhân

lực chất lượng cao với các nước có nền ASXH tốt.


23
Thứ ba, thông qua nhiều biện pháp khác nhau, TP cần có nhiều
biện pháp cụ thể nhằm huy động vốn cho việc đảm bảo ASXH. TP
nên xem xét trong mối tương quan chung về tài chính để tạo điều
kiện có thể, hợp lý cho lĩnh vực ASXH. Yêu cầu các doanh nghiệp
phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ về các quy định thuộc về lĩnh
vực xã hội.
Thứ tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế ở vùng
nông thôn, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn,
giữa nội thành và ngoại thành. Ưu tiên hơn trong chiến lược phát
triển kinh tế cho một số địa phương thuộc huyện Hòa Vang.
Thứ năm, TP cần đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững;
chăm lo tốt hơn đến hoạt động người có công và gia đình chính sách;
tăng cường công tác BTXH cho người dân, nhất là những vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn TP.
Thứ sáu, TP cần xây dựng chính sách đặc biệt nhằm huy động
mọi nguồn lực trừ Trung ương, TP và địa phương trong việc đảm bảo
ASXH cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn ở một số địa phương
thuộc huyện Hòa Vang.
KẾT LUẬN
Đảm bảo ASXH trên địa bàn TP là đảm bảo các điều kiện
cần thiết để thực hiện tốt chính sách ASXH của Nhà nước và xã hội
nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục những rủi ro do những tác
động khách quan đến cộng đồng dân cư trên địa bàn TP, đảm bảo sự
đổn định và phát triển của TP. ASXH trên địa bàn TP có vai trò quan
trọng trong việc: Góp phần ổn định chính trị, công bằng xã hội; đối
với việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho TP trong quá

trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Thể hiện tính nhân văn và xã


×