Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích vai trò nhân tố con người trong phát triển kinh tế thị trường việt nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.6 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị
vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Vấn đề con người luôn được
quan tâm hàng đầu, luôn là đề tài được rất nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu và là chủ
đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Trong triết học Mác – Lênin, vấn
đề con người cũng được nghiên cứu, trình bày một cách bao quát, đặc sắc và mang tính
khoa học nhất để từ đó ra được kết luận rằng: Con người không chỉ là chủ thể của hoạt
động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất,
mà con người con là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Đặc biệt, khi xã
hội loài người ngày càng phát triển và đạt đến trình độ văn minh cao cấp như bây giờ.
Trong điều kiện hiện nay, con người đang được các quốc gia trên thế giới coi là nguồn
nội lực quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. Ở Việt Nam, phát triển con người
được coi là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển, là nhiệm vụ lâu dài của Đảng,
Nhà nước và toàn dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, mục tiêu cao cả
của cách mạng là mang lại hạnh phúc, tự do cho nhân dân. Người nói: “Nếu nước độc lâp
mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì.” Hay như mục
tiêu tổng quát mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa
ra là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục… giải quyết tốt
các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.”
Nhưng cần phải thấy rằng, bên cạnh những điểm mạnh, tích cực, con người Việt Nam
hiện vẫn còn một số điểm yếu kém cần được khắc phục. Và để đẩy nhanh sự phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự phát
triển cách mạng lớn lao đó đến thành công ở một nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu
như nước ta, chúng ta không thể không phát triển con người Việt Nam. Nhiệm vụ quan
trọng hiện nay của chúng ta là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, xây dựng con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay và tính cấp thiết
của vấn đề, em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Phân tích vai trò nhân tố con người
trong phát triển kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn hiện nay” với hy vọng tiếp cận
và làm rõ một số vấn đề của đề tài.
1




MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người................................................3
I. Một số quan niệm về con người trong Triết học trước Mác..........................................................3
1. Trong Triết học phương Đông......................................................................................................3
2. Trong Triết học phương Tây.........................................................................................................4
II. Quan niệm về con người trong Triết học Mác-Lênin...................................................................4
1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội......................................5
2. Con người là tổng hòa giữa những mối quan hệ xã hội................................................................6
3. Con người là chủ thể lịch sử.........................................................................................................7
4. Con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất....................................................8
CHƯƠNG 2. Vai trò của nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn
hiện nay............................................................................................................................................9
I. Thực trạng nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
1. Kinh tế thị trường Việt Nam ở trình độ thấp kém.........................................................................9
2. Các loại thị trường được hình thành nhưng chưa phát triển đồng bộ.........................................10
3. Nhiều thành phần kinh tế tham thị trường..................................................................................11
4. Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu .......................................................................11
5. Nền kinh tế mở cửa hội nhập trong tình trạng trình độ phát triển kinh tế thị trường ở nước
ta còn quá thấp so với các nước khác..............................................................................................11
II.Vai trò của nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường giai đoạn hiện nay..........................12
1. Hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người ở nước ta hiện nay....................................12
2. Vai trò của nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường giai đoạn hiện nay........................12
CHƯƠNG 3. Phương hướng và giải pháp.....................................................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................17

2



CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
I.

Một số quan niệm về con người trong triết học trước Mác

Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử tri ết h ọc
nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, b ản ch ất con ng ười? M ối
quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải phóng mình,
đạt tới tự do?.... Đây cũng chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan – m ột n ội
dung cấu thành thế giới quan triết học.
Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi tr ội lên v ấn đ ề này hay v ấn đ ề
kia. Đồng thời, tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các tr ường phái tri ết h ọc,
các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong vi ệc lý
giải về con người. Mặt khác trong khi giải quyết những vấn đề trên, mỗi nhà tri ết
học, mỗi trường phái triết học có thể lại đứng trên lập trường thế gi ới quan,
phương pháp luận khác nhau: Duy vật hoặc duy tâm, biện chứng hoặc siêu
hình,...Chính vì vậy ở chương phần này ta sẽ đề cập đến v ấn đề một s ố quan ni ệm
về con người trong triết học trước Mác.
1. Trong triết học Phương Đông
Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm c ổ - trung
đại, vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Gi ải quy ết v ấn
đề này, các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã ti ếp c ận từ giác đ ộ ho ạt đ ộng
thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thi ện
(Nho gia) và bản tính người là Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà t ư t ưởng c ủa Đ ạo gia,
ngay từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề bản tính người từ giác
độ khác và đi tới kết luận bản tính Tự Nhiên của con người. Sự khác nhau v ề giác
độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con người đã là ti ền đ ề
xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các tr ường phái tri ết h ọc này trong

việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của h ọ.
Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tư tư tưởng của các tr ường phái tri ết
học Ấn Độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác, giác
độ suy tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (Siêu hình
3


học) đối với những vấn đề nhân sinh quan. Con người là sự kết h ợp gi ữa danh và
sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác, hư vô,
chỉ là sống gửi, chỉ là tạm bợ.
Kết luận về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con
đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận độc đáo của tri ết học Đạo
Phật. Có thể nói rằng, với hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông
biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan h ệ
chính trị, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông bi ểu hiện
yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác, ngây th ơ trong m ối quan
hệ với tự nhiên và xã hội.
2. Trong Triết học phương Tây
Thời cổ đại, nhận thức vấn đề về con người trên cơ sở thế giới duy tâm, thần bí.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm kh ởi đầu của tư duy
triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chi ếu lẫn nhau.
Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là s ản phẩm của Th ượng đ ế sáng tạo ra.
Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống nhưng đành bằng lòng v ới cu ộc s ống
tạm bợ trên trần thế, vì hạnh phúc vĩnh cửu là ở thế giới bên kia. Đến tri ết h ọc
thời cân đại, thời kỳ phục hưng lại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý trí của con
người. Tuy vậy, để nhận thức được đầy đủ bản chất con người cả về mặt sinh học
và mặt xã hội thì chưa trường phái nào đạt được.
Thực tế lịch sử đã cho thấy giác độ tiếp cận giải quyết các vấn đ ề tri ết h ọc v ề con
nngười trong nền triết học phương Tây có nhiều điểm khác v ới nền tri ết h ọc
phương Đông. Nhìn chung, các nhà triết học theo lập trường tri ết học duy v ật đã

lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lý giải về bản chất con người và các v ấn đ ề
khác có liên quan. Ngay từ thời Cổ đại, các nhà triết học duy vật đã từng đ ưa ra
quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng nh ư
vạn vật trong giới tự nhiên không có gì thần bí, đều đ ược cấu tạo nên t ừ v ật ch ất.
Tiêu biểu là quan niệm của Đêmôcrit về bản tính vật chất nguyên tử cấu tạo nên
thể xác và linh hồn của con người. Đây cũng là tiền đề phương pháp luận của quan
4


điểm nhân sinh theo đường lối Êpiquya... Những quan niệm duy vật như v ậy đã
được tiếp tục phát triển trong nền triết học thời Phục hưng và Cận đại mà tiêu
biểu là các nhà duy vật nước Anh và Pháp thế kỷ XVIII; Nó cũng là m ột trong nh ững
tiền đề lý luận cho chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi ơbắc. Trong m ột ph ạm vi
nhất định, đó cũng là một trong những tiền đề lý luận của quan ni ệm duy v ật v ề
con người trong triết học Mác.
Đối lập với các nhà triết học duy vật, các nhà tri ết h ọc duy tâm trong l ịch s ử tri ết
học phương Tây lại chú trọng giác độ hoạt động lý tính của con người. Tiêu bi ểu
cho giác độ tiếp cận này là quan điểm của Platôn th ời Cổ đại Hy L ạp, Đêcáct ơ trong
nền triết học Pháp thời Cận đại và Hêghen trong nền tri ết h ọc Cổ đi ển Đ ức. Do
không đứng trên lập trường duy vật, các nhà triết học này đã lý gi ải b ản ch ất lý
tính của con người từ giác độ siêu tự nhiên. Với Platôn, đó là bản chất b ất tử c ủa
linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối, với Đêcáctơ, đó là bản tính phi kinh
nghiệm (apriori) của lý tính, còn đối với Hêghen, thì đó chính là b ản ch ất lý tính
tuyệt đối...
Trong nền triết học phương Tây hiện đại, nhiều trào lưu tri ết học vẫn coi những
vấn đề triết học về con người là vấn đề trung tâm của những suy tư tri ết h ọc mà
tiêu biểu là chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Phơrớt.
Như vậy, nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác và ngoài mácxít còn có m ột
hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý gi ải các vấn đ ề tri ết
học về con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm

trừu tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý gi ải
nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con
người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy v ật
biện chứng của triết học Mác-Lênin về con người.
II.

Quan niệm về con người trong Triết học Mác-Lênin

Dựa trên cơ sở duy vật biện chứng, triết học Mác – Lênin đã gi ải thích cặn kẽ về
bản chất của con người. Theo đó, con người là một thực thể th ống nhất gi ữa m ặt

5


sinh vật với mặt xã hội, con người là tổng hóa các mối quan hệ xã h ội và con ng ười
là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng th ời
khẳng định con người vừa là sản phẩm phát tri ển lâu dài của gi ới tự nhiên, v ừa là
sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người. Con người là sự th ống nhất
giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là s ản ph ẩm c ủa gi ới
tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh h ọc, tính loài.
Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định s ự t ồn t ại c ủa con
người. Vậy nên giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Con người là m ột b ộ
phận của tự nhiên. Thực thể sinh vật là tiền đề mà trên ti ền đề đó th ực th ể xã h ội
tồn tại và phát triển.
Tuy vậy, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định v ề bản ch ất con
người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế gi ới loài vật là m ặt
xã hội. Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nh ận th ức vấn đ ề con

người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ hiện th ực xã h ội c ủa nó, mà tr ước
hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người: “Có th ể
phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung b ằng b ất c ứ
cái gì cũng được. Bản thân con người bát đầu bằng sự tự phân bi ệt v ới súc vật ngay
khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là m ột
bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy đinh. Sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống v ật ch ất
của mình”. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đ ổi, c ải
biến toàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con ng ười thì
tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Tính xã hội của con người bi ểu hi ện trong
hoạt động sản xuất vật chất. Thông qua hoạt động lao động sản xu ất, con ng ười
sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời s ống của mình; Hình thành
và phát triển ngôn ngữ tư duy; Xác lập quan hệ xã hội. Bởi v ậy, lao đ ộng là y ếu t ố
6


quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân
cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát tri ển, con
người luôn phải chịu sự tác động của ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng th ống
nhất với nhau, bao gồm: Hệ thống quy luật tự nhiên ch ịu s ự quy đ ịnh c ủa m ặt sinh
học, hệ thống quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên n ền tảng sinh h ọc
của con người, hệ thống quy luật xã hội quy định các quan hệ giữa người v ới ng ười
trong xã hội.
2. Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Mác đã viết: “Trong tính hi ện th ực
của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Luận đi ểm ch ỉ ra rõ
rằng không có con người trừu tượng thoát ly khỏi điều kiện cụ th ể, con người luôn
tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định. Nghĩa là con người cùng v ới xã h ội mình

khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức.
Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan h ệ xã h ội, tức là b ị quy
định bởi mối quan hệ giữa người với người. Đó là các quan hệ giữa người với người
ở một hình thái kinh tế xã hội đã bỏ qua, ở hình thái kinh t ế - xã h ội đương đ ại, ở
một ý nghĩa nào đó là quan hệ giữa người với người theo định tính, theo mục tiêu lý
tưởng. Đó là các mối quan hệ về vật chất, quan hệ về tinh thần gi ữa người với
người. Quan hệ giữa người với người trong xã hội đương đại quy định bản chất của
con người thì suy đến cùng quan hệ vật chất, quan hệ kinh t ế, quan hệ s ản xu ất là
yếu tố quyết định nhất. Vì đời sống vật chất quyết định đời s ống tinh th ần, đ ộng
cơ chi phối hoạt động của con người là lợi ích, trong đó l ợi ích kinh tế là quy ết đ ịnh
nhất.
Bản chất con người phải đặt trong quan hệ cộng đồng với cá nhân. Trong đó, m ặt
cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn. Con người hòa nhập vào c ộng đồng, mang
bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó vào. Hòa nhập vào c ộng đ ồng
không có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược l ại củng cố thêm b ản s ắc cá

7


nhân. Khi đề cập tới yếu tố cộng đồng thì cộng đồng giai cấp là những c ộng đ ồng
cơ bản nhất chi phối con người.
Bản chất của con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính th ời đại. Con ng ười
luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, đi ều ki ện sinh ho ạt tinh th ần c ủa
thời đại. Thời đại nào có con người ấy. Tuy nhiên không được quá nhấn mạnh, đi
đến chỗ tuyệt đối hóa thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ
dẫn tới sai lầm vì không thể giải thích nổi những hi ện tượng phức tạp của đ ời
sống xã hội.
Luận điểm khẳng định bản chất con người của Mác, không có nghĩa là phủ nhận
mặt tự nhiên của con người. Trái lại luận điểm muốn nhấn mạnh sự khác bi ệt gi ữa
con người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con người. Mặt khác, nó

cũng chỉ rõ sự biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân về phong cách, nhu c ầu, l ợi ích
trong cộng đồng xã hội.
3. Con người là chủ thể lịch sử
Trước hết, cần khẳng định rằng: Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã h ội
thì không tồn tại con người. Bởi vậy con người chính là s ản phẩm của l ịch s ử, c ủa
sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh không dừng lại ở đó, con người luôn là chủ th ể
của lịch sử - xã hội. Với tư cách là một thực thể xã hội, con người thông qua ho ạt
động của mình để làm phong phú thêm thế gi ới tự nhiên, tái tạo th ế gi ới t ự nhiên
theo mục đích riêng của mình. Chính con người cũng làm nên lịch sử của mình trong
những điều kiện từ quá khứ. Trong hoàn cảnh mới, con người làm ra những hoạt
động cũ và dựa vào những hoạt động mới để biến đổi hoàn cảnh cũ. Hoạt đ ộng sản
xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức bi ến đổi
đời sống và bộ mặt xã hội, không có hoạt động của con người thì không tồn tại quy
luật xã hội và từ đó sẽ không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.
Bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử luôn luôn vận động,
biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Mỗi sự v ận đ ộng và ti ến lên c ủa l ịch s ử
sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản ch ất con người. Vì v ậy,
để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn c ảnh
8


ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh chính là toàn bộ môi trường tự
nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát tri ển nhằm đ ạt
tới các giá trị có mục đích, tự giác, có ý nghĩa định h ướng giáo dục. T ừ đó, con ng ười
tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động tr ở l ại hoàn c ảnh trên nhi ều
phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con ng ười,
sự phát triển của phẩm chất, trí tuệ, năng lực tư duy, các quy luật nhận th ức h ướng
con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng của mối quan h ệ gi ữa con
người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hôi loài người.
4. Con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ gi ữa con người và tự
nhiên trong quá trình sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất bao g ồm người lao
động và tư liệu sản xuất, trong đó con người đóng vai trò chủ th ể tích cực, sáng tạo
và quyết định nhất. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người
trong quá trình sản xuất vật chất xã hội, nó cũng nói lên trình đ ộ chinh ph ục t ự
nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử. Lưc lượng chủ yếu là nh ững con
người có những thói quen, kinh nghiệm, tri thức và trình độ chuyên môn, năm b ắt
được kỹ thuật. Khi phân tích về lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản, Mác viết
“Trong tất cả những công cụ sản xuất thì lực lượng sản xuất hùng m ạnh nh ất là
bản thân giai cấp cách mạng”. Như vậy, Mác đã khẳng định con người là y ếu t ố có
vai trò to lớn nhất, quyết định trong lực lượng sản xuất.
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Thực trạng nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
1. Kinh tế thị trường ở Việt Nam ở trình độ thấp kém
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp kém. Một phần do chúng ta trải qua
một thời kỳ dài kháng chiến do đó cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá bởi chiến
tranh. Mặt khác chúng ta xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu cộng thêm
9


những khó khăn trong thời gian qua đã làm cho việc xây dựng còn gặp nhi ều khó
khăn. Hiện nay bên cạnh một số lĩnh vực một số cơ sở đã được trang bị kỹ thu ật và
công nghệ hiện đại trong nhiều ngành kinh tế máy móc cũ kỹ công nghệ lạc hậu.
Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó
năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực
và thế giới.
Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thôn tin liên lạc, hê
thống các công trình xây dựng … còn rất lạc hậu, kém phát tri ển. M ật đ ộ đường
giao thông km bằng 1% so với mức trung bình của th ế gi ới;t ốc đ ộ truy ền thông

trung bình cả nước chậm hơn thế giới 30 lần. Hiện nay hệ th ống giao thông c ủa
chúng ta chủ yếu phát triển ở những vùng đồng bằng còn những vùng núi và trung
du thì còn rất hạn chế. Chính điều này đã làm cho các đ ịa ph ương các vùng b ị chIa
cắt tách biệt nhau do đó đã làm cho việc khai thác các ti ềm năng ở các đ ịa ph ương
chưa đạt hiệu quả cao nhiều tiềm năng bị bỏ phí.
Do sự phân công lao động thấp kém kết hợp với cơ s ở v ật ch ất và k ết c ấu h ạ t ầng
chưa phát triển đã làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm. Trong công
nghiệp thì các nghành công nghiệp hiện đại, công nghi ệp công ngh ệ cao còn chi ếm
tỷ lệ nhỏ. Các ngành công nghiệp truyền thống do công nghệ l ạc h ậu cũng không
đáp ứng được nhu cầu trong nước nhiều mặt hàng quan trọng vẫn phải nh ập khẩu
hoạc sản xuất trong nước thì cũng là những đơn vị liên doanh hoặc doanh nghi ệp
nước ngoài.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN một bộ phận không nhỏ các
doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bỡ ngỡ, hoạt động không hiệu quả. Các doanh
nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhưng quy mô nhỏ do đó đã làm cho kh ả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như thị trường
nước ngoài còn rất yếu. Hiện nay các mặt hàng có sức cạnh tranh được và xu ất
khẩu thì chủ yếu trang ngành dệt may, hàng thủ công, lương thực th ực ph ẩm …

10


hiện nay chất lượng hàng hóa của VN còn thấp giá cả cao vì th ế kh ả năng c ạnh
tranh còn yếu.
2. Các loại thị trường đã được hình thành phát triển nhưng chưa đ ồng bộ
Chúng ta có thể kể đến một số thị trường lớn như:
 Thị trường hàng hóa dịch vụ: Đây là thị trường phát triển khá mạnh. cùng
với sự phát triển KTTT thì thị trường hàng hóa dịch v ụ ngày càng phát tri ển.
Với số lượng hàng hóa ngày càng nhiều, chủng loại phong phú, ch ất lượng đa
dạng. Nó lôi cuốn sự tham gia của nhiều thành phàn kinh tế nhi ều loại hình

doanh nghiệp. Tuy nhiên thị trường này còn nhiều hiện tượng tiêu cực gây
rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và phát tri ển lành m ạnh c ủa th ị
trường này. Các hiện tượng như hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn
hiệu gây sự rối loạn thị trường.


Thị trường hàng hóa sức lao động: Thị trường mới manh nha và mang
nhiều tính tự phát. Đă có sự hình thành một s ố trung tâm gi ới thi ệu vi ệc làm
và xuất khẩu lao động nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng. nét nổi
bật của thị trường này là cung về lao động ngành nghề nhỏ hơn cầu r ất
nhiều, trong khi đó cung về sức lao động gIản đơn lại vượt xa cầu. Nhiều
người có sức lao động không tìm được vIệc làm.

 Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ. Chúng ta đã có
nhiều chính sách thông thoáng ưu đãi để phát tri ển th ị tr ường này tuy nhiên
vẫn còn nhiều điũu trắc trở như nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp
tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục trong khi
nhiều ngân hàng thương mại huy động được vôn nhưng lại không thể cho
vay để ứ đọng vốn. Thị trường chứng khoán đã được hình thanh nhưng hoạt
động của thị trường này còn chưa mạnh số lượng hàng hóa giao dịch trên th ị
trường còn ít mức huy động vốn chưa cao và số lượng doanh nghi ệp đủ đi ều
kiện tham gia thị trường này còn rất ít.
 Ngoài các thị trường trên còn một số thị trường mới được hình thành song sự
phát triển còn nhiều bất cập như là thị trường bất động sản. Đây là th ị
11


trường mới ra nhưng hoạt động của nó còn rất khiêm tốn. Các hoạt đ ộng
giao dịch chủ yếu diễn ra ngầm không kiểm soát được dẫn đến những cơn
sốt giá đát ở các đô thị lớn như Hà Nội , TP Hồ Chí Minh.

3. Nhiều thành phần kinh tế tham thị trường
Như đã trình bày ở phần trên một đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở
VIệt Nam có nhiều thành phần kinh tế tham gia trong đó kinh t ế nhà n ước gi ữ vai
trò chủ đạo do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hóa
cùng tồn tại đan xen với nhau, trong đó sản xuất hàng hóa nhỏ phân tán còn ph ổ
biến.
4. Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta nhận định v ề v ấn đ ề
này như sau: “Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách ch ưa đồng b ộ và nh ất quán,
thực hiện chưa nghiêm, công tác tài chính, ngân hàng giá c ả, k ế ho ạch hóa, quy
hoạch xây dựng quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, thủ tục hành chính…đổi m ới
chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng, ch ưa phát
huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất nhập khẩu còn nhi ều s ơ h ở,
tiêu cực, một số trường hợp gây tác động xấu tới sản xuất. Chế độ phân ph ối còn
bất hợp lý. Bội chi ngân sách và nhập siêu còn l ớn. Lạm phát tuy đ ược ki ềm ch ế
nhưng chưa vững chắc”.
5. Nền kinh tế mở cửa hội nhập trong tình trạng trình đọ phát triển kinh
tế thị trường ở nước ta còn quá thấp so với các nước khác
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh t ế đang di ễn ra m ạnh mẽ nó
đặt ra cho mỗi nước những thuận lợi nhưng đồng th ời là những khó khăn thách
thức hết sức gay gắt. chúng ta cũng đang chủ động từng bước h ội nhập n ền kinh t ế
vào khu vực và vào thế giới. Tuy nhiên với thực trạng nền kinh tế của chúng ta nh ư
hiện nay vấn đề hội nhập đang đặt ra cho nhà nước và các doanh nghi ệp phát huy
nỗ lực để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập. Phải đẩy mạnh CNH-HĐH n ền kinh
12


tế để khi chúng ta chủ động hội nhập sẽ không bị b ỡ ng ỡ và h ội nh ập m ột cách có
hiệu quả.


II. Vai trò của nhân tố con người trong nền kinh tế thị tr ường giai đo ạn
hiện nay
1. Hạn chế trong việc phát triển nguồn lực con người ở nước ta hiện nay
Cho đến nay Việt Nam vẫn thuộc trong nhóm có mức thu nh ập trung bình
dưới trên thế giới. Nền kinh tế vẫn ở tình trạng lạc hậu, còn mang tính chất tự
cung tự cấp, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất chưa ổn định, lao đ ộng th ất nghi ệp
ngày càng tăng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh những truy ền
thống tốt đẹp mà chúng ta kế thừa cũng vẫn còn có những truy ền th ống l ạc hậu,
thói quen, tác phong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, tâm lý s ợ s ệt trong
đầu tư sản xuất – kinh doanh, cách thức làm việc tùy ti ện, không khoa h ọc...đã ăn
sâu vào nếp nghĩ của con người Việt Nam hiện nay đang là một s ự c ản tr ở l ớn đ ối
với sự phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế.
Từ những điều trên, chúng ta càng cần phải đưa ra những giải pháp đ ể xây
dựng “con người mới” ở Việt Nam hiện nay để thúc đẩy n ền kinh tế phát tri ển thì
nên tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại như tạo vi ệc làm cho ng ười lao
động, nâng cao mức sống, đảm bảo an ninh, phúc l ợi xã h ội... đ ể con người có th ể
yên tâm phát triển kinh tế, xúc tiến cải cách trong giáo dục...
2. Vai trò của nhân tố con người trong nền kinh tế thị tr ường giai đo ạn
hiện nay
2.1.

Con người là động lực của sự phát triển xã hội

Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuy ển quan tr ọng của
mình, “tách” khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa c ủa t ừ
này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hi ện th ực” nh ư
C.Mác đã khẳng định. V.I. Lênin cũng chỉ rõ rằng, con người là nhân t ố quy ết đ ịnh,
làm biến đổi thế giới bằng chính những hành động thực ti ễn của mình. Chính con
người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính, bản chất, quy luật, s ức
13



mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng chúng để cải bi ến tự nhiên theo m ục
đích của mình. Nhờ con người mà tự nhiên hoang s ơ đã trở thành tự nhiên nhân
tạo, thành thế giới tự nhiên mang tính người với những đặc tính hoàn toàn m ới.
Đến lượt nó, giới tự nhiên đã hoà nhập vào đời sống xã hội của con ng ười nh ư m ột
thành tố không thể thiếu. Đồng thời, trong quá trình tác động vào gi ới tự nhiên, con
người có thể hoàn thiện mọi tố chất: thể chất, trí tuệ, tình cảm, tâm lý của mình đ ể
ngày càng thể hiện đầy đủ tư cách một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên - sinh
học với cái xã hội - văn hoá.
2.2.

Con người là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá tr ị
tinh thần của xã hội

Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát tri ển xã hội và sáng tạo ra lịch s ử
của chính mình. Họ là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá tr ị tinh
thần của xã hội. Trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, con người không ch ỉ là m ột
bộ phận cấu thành cơ bản mà hơn thế, còn đóng vai trò đặc bi ệt quan tr ọng - kết
nối các yếu tố khác với nhau để chúng phát huy tác dụng. V ới tính cách m ột thành
tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo và “tiêu dùng” s ản
phẩm của sản xuất, vừa là một nguồn lực đặc biệt của quá trình s ản xu ất. Con
người sử dụng sức lao động của mình (cả cơ bắp l ẫn trí tu ệ) k ết h ợp v ới các công
cụ, phương tiện sản xuất khác để tác động vào tự nhiên, cải bi ến tự nhiên nh ằm
thoả mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình đó, con ng ười còn
không ngừng sáng tạo nên những công cụ lao động mới, thay đổi cách th ức s ản
xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất phát tri ển đòi hỏi
phải thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời và lúc đó, chính con người - v ới tư cách ch ủ
thể các quan hệ sản xuất - bằng hoạt động thực ti ễn cách m ạng c ủa mình t ạo l ập
nên quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của l ực lượng s ản xu ất; theo đó,

tạo nên bước phát triển mới của phương thức sản xuất và của xã hội.
Trong thời đại hiện nay, khi trình độ khoa học đang phát tri ển như vũ bão d ẫn đ ến
các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động theo h ướng trí th ức.
Ở các nước này, nguồn lợi thu được từ tri thức (chất xám) có thể chi ếm một nửa
14


tổng giá trị tài sản quốc gia, ở các nước đang phát triển như Vi ệt Nam, ngu ồn l ợi từ
chất xám không nhiều mà hầu hết bắt nguồn từ vi ệc sản xuất th ủ công. Ngày càng
có nhiều nhân tài bỏ nước sang các nước phát triển, mất đi một lượng nhân tài lớn.
Ở nước ta, hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra không quá nhiều nh ưng nó đang
âm thầm mang đi rất nhiều những con người tài gi ỏi đến những nước khác. Dó đó,
việc nâng cao chất lượng con người cần đi đôi với việc tránh tình tr ạng ch ảy máu
chất xám để chúng ta có thể xây dựng một nguồn lực chất lượng nh ất, toàn tâm
toàn ý phục vụ cho đất nước.

2.3.

Mục tiêu con người trong nền kinh tế thị trường Việt Nam giai đoạn
hiện nay

Để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay, đ ể hòa nh ập v ới th ế gi ới,
chúng ta cần rất nhiều nguồn lực như nguồn lực khoa học công nghệ, ngu ồn lực tài
chính, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động,… Trong các nguồn l ực trên đều
có vai trò của con người, con người với tư cách là nhân tố liên k ết tích h ợp, t ổng
hợp các nguồn lực thành động lực thú đẩy sự phát tri ển kinh tế - xã h ội. Hay có th ể
nói đó chính là nguồn lực con người tham gia vào quá trình phát tri ển và đóng vai
trò chủ đạo trong quá trình đó.
Yếu tố đầu tiên của nguồn lực con người là tri thức, chuyên môn, kỹ năng ngh ề
nghiệp. Người lao động có tri thức nghề nghiệp, có kỹ năng lao động, có năng l ực

thích ứng với sự phát triển của khoa học, sự thay đổi liên tục của n ền kinh t ế th ị
trường, của thế giới thì mới đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khoa học trở thành l ực lượng s ản xu ất chính.
Nó sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quy ết định nh ất đ ối v ới tăng
trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng s ống. Kinh t ế tri
thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xu ất của loài người, t ừ ch ỗ ch ủ
yếu sử dụng nguồn lực vật chất sang nguồn lực trí tuệ. Tri thức là yếu t ố quy ết
định đối với sự tăng trưởng kinh tế.
15


Nước ta hiện nay đang trong quá trình CNH –HĐH gắn v ới vi ệc chuy ển đ ổi c ơ c ấu
kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất thì vấn đề vai trò của tri th ức, kỹ năng c ủa
người lao động được đặt ra. Chẳng hạn, trong nông nghiệp ta cần phải dùng đến
kiến thức nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật để có nâng cao năng su ất và
chất lượng nông sản. Vai trò con người trong quá trình sản xu ất được bi ểu hi ện ở
lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật.
Nguồn lực con người trong phát triển kinh tế xã hội còn được th ể hiện qua ý chí,
tình cảm, đạo đức. Việt Nam đã gia nhập vào WTO, hợp tác và hòa nhập với khu vực
và vươn ra thế giới, có rất nhiều cơ hội nhưng cũng xu ất hi ện nhi ều khó khăn nên
đòi hỏi con người Việt Nam phải quyết tâm vượt qua khó khan thử thách, chi ến
thắng nghèo nàn, lạc hậu để xây dựng đất nước thành công.
Do vậy khi đề cập quan điểm về vai trò của con người trong quá trình phát tri ển
kinh tế xã hội hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “L ấy vi ệc phát huy
nguồn lực con người làm nhân tố cho sự phát triển nhanh và bền vững” ở nước ta.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
Làm thế nào để nhanh chóng tạo ra sự thay đổi căn bản về ch ất trong ngu ồn
lực con người? Để giải quyết vấn đề này phải có hàng loạt các gi ải pháp thích ứng
về giáo dục – đào tạo, phân công lao động, phân phối l ợi ích và về môi tr ường xã
hội. Chúng ta cần phải phát huy những thành tựu đã đ ạt đ ược c ủa cu ộc cách m ạng

đang phát triển như vũ bão. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực có trình đ ộ cao h ơn,
đa dạng hơn, khắt khe hơn để có thể áp dụng những công ngh ệ m ới vào trong s ản
xuất.
Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ tri thức, cần có những c ơ s ở đào t ạo
cho những người lao động chưa có trình độ, cần có bi ện pháp đào t ạo thích h ợp v ới
xu thế phát triển của xã hội.
Nhà nước cần có chính sách sử dụng lao động trí óc đã được đào tạo m ột
cách hợp lý, tránh tình trạng có rất nhiều người khi đ ược đào t ạo ở các tr ường
nhưng sau khi ra trường không có việc làm hoặc làm vi ệc mà không s ử dụng đ ược
đến bằng của mình, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

16


Bố trí lực lượng lao động một cách hợp lý trên phạm vi toàn qu ốc theo
hướng đổi mới công nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra những ngành kinh t ế
mũi nhọn ở các vùng miền trên đất nước.
Học hỏi những nét đẹp, mặt mạnh của các nước và có bi ện pháp ngăn ch ặn
các luồng văn hóa tư tưởng không phù hợp ở nước ta. Ngăn chặn và tri ệt phá các t ệ
nạn xã hội, nâng cao nhận thức của người dân để họ tránh xa những thói h ư t ật
xấu, tệ nạn xã hội.
Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc để mọi người tham gia, nâng cao tình
đoàn kết trong mỗi con người. Cần có sự trân tr ọng các giá tr ị văn hóa dân t ộc qua
các hoạt động vui chơi giải trí.

17


KẾT LUẬN
Những vấn đề triết học về con người là một nội dung l ớn trong l ịch s ử tri ết

học nhân loại con người cũng là đề tài qua mọi thời đại. Nó được quan tâm r ất
nhiều khi nghiên cứu vấn đề con người về các mặt truyền thống nhân cách, ngu ồn
lực trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế mới. Ta thấy được những mặt mạnh, những
thuận lợi, khó khăn của con người mới, của nền kinh tế thị trường v ới h ội nhập
kinh tế quốc tế.
Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải dựa trên quan di ểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề con người đ ể từ đó làm c ơ s ở, ph ương pháp lu ận
cho việc định hướng, nghiên cứu con người trong xã hội hiện nay. Có thực hiện và
quán triệt tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin thì sự nghi ệp gi ải phóng con ng ười, xây
dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh m ới
có thể thành công tốt đẹp.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin”, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Thành Trung, (2008), “Vai trò của con người và vấn đề phát huy nguồn lực con
người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”, />Nguyễn Thị Hồng Vân, “Vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin”,
/>BT, “Phát huy nhân tố con người trong tình hình mới”. />
19



×