Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh nghệ an trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
------------------------

ĐỖ TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤTĐẾN
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN
CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONGBỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
------------------------

ĐỖ TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT ĐẾN
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN
CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Hồng Thái

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Hồng Thái, không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các số liệu, kết quả nêu trong luậnvăn chƣa
từng đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Học viên

Đỗ Tiến Dũng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp
ở các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An trong bối cảnh Biến đổi khí hậu” đã được
hoàn thành tại Khoa Các khoa học liên ngành Đại Học Quốc Gia Hà Nội tháng 07
năm 2017. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần
Hồng Thái đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, bạn bè ở Đài Khí
tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc đã hỗ trợ chuyên môn và tạo điều kiện để học viên

hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Các khoa học liên ngành Đại học
Quốc gia Hà Nội và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nôi, tháng 07năm 2017
Học viên

Đỗ Tiến Dũng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................3
1.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông
nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ...........................................................................3
1.1.1. Các nghiên cứu về ứng dụng mô hình toán để dự báo, tính toán ngập lụt ............3
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của ngập lụt tới sử dụng đất .....................................9
1.2. Tác động của ngập lụt do biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tới sử dụng đất nông
nghiệp ............................................................................................................................10
1.3. Tổng quan các điều kiện tự nhiên...........................................................................12
1.3.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................12
1.3.2. Địa hình ..............................................................................................................13

1.3.3. Thổ nhƣỡng ........................................................................................................13
1.3.4. Đặc điểm chung của khí hậu ...............................................................................14
1.4. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................15
1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế năm 2016 ...............................................................15
1.4.2. Các vấn đề xã hội ................................................................................................19
1.5. Hiện trạng tài nguyên nƣớc ...................................................................................20
1.5.1. Mạng lƣới sông suối ............................................................................................20
1.5.2. Lƣới trạm khí tƣợng thủy văn..............................................................................21
1.5.3. Dòng chảy năm ....................................................................................................22
1.5.4. Dòng chảy lũ ........................................................................................................24
1.5.5. Dòng chảy kiệt .....................................................................................................26
1.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ......................................................................27
1.7. Hiện trạng ngập lụt tại khu vực nghiên cứu ...........................................................28
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................30
2.1. Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu.................................................30
2.2. Phƣơng pháp bản đồ và GIS ...................................................................................30
i


2.3. Phƣơng pháp mô hình toán .....................................................................................31
2.3.1. Giới thiệu mô hình ...............................................................................................31
2.3.2. Thiết lập hệ thống mô hình mô phỏng ngập lụt ..................................................35
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ....................................................................................................40
3.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu cho khu vực nghiên cứu ..............................................40
3.1.1. Nhiê ̣t đô ̣ ...............................................................................................................40
3.1.2. Lƣợng mƣa ..........................................................................................................41
3.2. Đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến
đổi khí hậu .....................................................................................................................44

3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt tỉnh Nghệ An .................................44
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt tại các huyện ven biển Nghệ An ...49
3.2.3. Tác động của ngập lụt đến tình hình sử dụng đất các huyên ven biển Nghệ An .....51
3.3. Đề xuất sơ bộ các giải pháp ứng phó với ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp
trong điều kiện biến đổi khí hậu ....................................................................................68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

Đất bằng chƣa sử dụng

BĐKH Biến đổi khí hậu

NBD

Nƣớc biển dâng

NCS

Núi đá không có rừng cây

BHK

Đất bằng trồng cây hàng năm
khác


NHK

Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng
năm khác

CAN

Đất an ninh

NTD

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

CQP

Đất quốc phòng

ODT

Đất ở tại đô thị

DCH

Đất chợ

ONT

Đất ở tại nông thôn


DCS

Đất đồi núi chƣa sử dụng

RPM

Đất trồng rừng phòng hộ

DDT

Đất có di tích, danh thắng

RPT

Đất có rừng trồng phòng hộ

DGD

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

RSM

Đất trồng rừng sản xuất

DHI

Viện Thủy lực Đan Mạch

RST


Đất có rừng trồng sản xuất

DKH

Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

SDĐ

Sử dụng đất

DNL

Đất công trình năng lƣợng

SKC

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

DTL

Đất thủy lợi

SKK

Đất khu công nghiệp

DTT

Đất cơ sở thể dục - thể thao


SKX

DVH

Đất cơ sở văn hóa

SON

Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối

DYT

Đất cơ sở y tế

TIN

Đất tín ngƣỡng

EDF

Viện Điện lực

TON

Đất tôn giáo

KTTV

Khí tƣợng thủy văn


TP

Thành phố

LMU

Đất làm muối

TSC

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp nhà nƣớc

LNK

Đất trồng cây lâu năm khác

TSL

Đất nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn

LUA

Đất trồng lúa

TSN

Đất nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt

LUC


Đất chuyên trồng lúa nƣớc

TT

Thứ tự

LUK

Đất trồng lúa nƣớc còn lại

TX

Thị xã

LUN

Đất trồng lúa nƣơng

UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp
Quốc

MNC

Đất có mặt nƣớc chuyên dùng

WB


Ngân hàng thế giới

iii

Đất sản xuất vật liệu xây dựng,
gốm sứ


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An ..................................................................12
Hình 1.2. Lƣới trạm KTTV trên lƣu vực sông Cả .........................................................22
Hình 2.1. Sơ đồ tính toán, đánh giá tác động của ngập lụt trong bối cảnh BĐKH .......30
Hình 2.2. Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn ..........................................................33
Hình 2.3. Một ứng dụng trong kết nối bên ....................................................................33
Hình 2.4. Một ví dụ trong kết nối công trình ................................................................34
Hình 2.5. Mạng thủy lực mùa lũ trên các sông trong mô hình Mike 11 .......................38
Hình 2.6. Lƣới địa hình tính toán vùng ngoài khơi .......................................................38
Hình 2.7. Sơ đồ mô phỏng kết nối mô hình 1-2D .........................................................38
Hình 3.1. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ nền với lũ 1% ................45
Hình 3.2. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ nền với lũ 5% ................46
Hình 3.3. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2016-2035 với lũ 1% ....46
Hình 3.4. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2016-2035 với lũ 5% ....47
Hình 3.5. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Nghệ An thời kỳ 2046-2065 với lũ 1% .........47
Hình 3.6. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2046-2065 với lũ 5% ....48
Hình 3.7. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2080-2099 với lũ 1% ....48
Hình 3.8. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2080-2099 với lũ 5% ....49
Hình 3.9. Sự gia tăng tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập lụt của các huyện qua các thời kỳ
tƣơng lai so với thời kỳ nền (trƣờng hợp lũ 1%) ...........................................................49
Hình 3.10. Sự gia tăng tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập lụt của các huyện qua các thời
kỳ tƣơng lai so với thời kỳ nền (trƣờng hợp lũ 5%) ......................................................50

Hình 3.11. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 1% TX. Cửa Lò 52
Hình 3.12. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 5% TX. Cửa Lò ...52
Hình 3.13. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 1% huyện
Diễn Châu ......................................................................................................................54
Hình 3.14. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 5% huyện
Diễn Châu ......................................................................................................................55
Hình 3.15. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 1% tại TP. Vinh 57
Hình 3.16. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 5% tại TP. Vinh 58
Hình 3.17. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 1% huyện
Nghi Lộc ........................................................................................................................61
Hình 3.18. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 5% huyện
Nghi Lộc ........................................................................................................................62
Hình 3.19. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 1% huyện
Quỳnh Lƣu .....................................................................................................................64
Hình 3.20. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trƣờng hợp lũ 5% huyện
Quỳnh Lƣu .....................................................................................................................65

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng năm (0C).............................................14
Bảng 1.2. Tổng lƣợng dòng chảy năm trên lƣu vực sông Cả ........................................23
Bảng 1.3. Lƣu lƣợng đỉnh lũ lớn nhất và nhỏ nhất một số trạm trên lƣu vực sông Cả .26
Bảng 1.4. Đặc trƣng dòng chảy mùa kiệt trên lƣu vực sông Cả ....................................27
Bảng 1.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 tỉnh Nghệ An .....................28
Bảng 2.1. Thống kê các lƣu vực gia nhập vào khu giữa ...............................................36
Bảng 2.2. Các vị trí lấy nƣớc trên lƣu vực ....................................................................36
Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng mặt cắt ngang trên các nhánh sông Cả ...........................37
Bảng 2.4. Kết quả hiệu chỉnh mô hình với trận lũ 1988 ...............................................39

Bảng 2.5. Kết quả kiểm định mô hình với trận lũ 1978 ................................................39
Bảng 3.1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở ..................40
Bảng 3.2. Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa đông (oC) so với thời kỳ cơ sở .........40
Bảng 3.3.Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa xuân (oC) so với thời kỳ cơ sở ...........41
Bảng 3.4.Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa hè (oC) so với thời kỳ cơ sở ...............41
Bảng 3.5.Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa thu (oC) so với thời kỳ cơ sở .............41
Bảng 3.6. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở ................................42
Bảng 3.7. Biến đổi của lƣợng mƣa mùa đông (%) so với thời kỳ cơ sở .......................42
Bảng 3.8. Biến đổi của lƣợng mƣa mùa xuân (%) so với thời kỳ cơ sở .......................43
Bảng 3.9. Biến đổi của lƣợng mƣa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở ...........................43
Bảng 3.10. Biến đổi của lƣợng mƣa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở .........................43
Bảng 3.11. Kết quả gia tăng mực nƣớc theo các thời kỳ tƣơng lai (m) ........................44
Bảng 3.12. Các cấp ngập đƣợc phân bổ cho tỉnh Nghệ An ...........................................45
Bảng 3.13. Tỉ lệ gia tăng diện tích các huyện có nguy cơ ngập lụt theo các thời kỳ (%) .....51
Bảng 3.14. Tỉ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại Thị xã Cửa Lò
qua các thời kỳ (%) ........................................................................................................53
Bảng 3.15. Tỉ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại huyện Diễn
Châu qua các thời kỳ (%) ..............................................................................................55
Bảng 3.16. Tỉ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại Thành phố
Vinh qua các thời kỳ (%) ..............................................................................................59
Bảng 3.17. Tỉ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại huyện Nghi
Lộc qua các thời kỳ (%) ...............................................................................................63
Bảng 3.18. Tỉ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại huyện Quỳnh
Lƣu qua các thời kỳ (%) ................................................................................................66

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH), tiêu biểu là xu thế nóng lên toàn cầu và mực nƣớc
biển dâng, các thiên tai hiện hữu gia tăng với tính chất cực đoan hơn đƣợc minh chứng
từ các số liệu đo đạc thực tế và những kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, ít
nhất là trong thế kỷ 21. Hơn nữa, có nhiều khả năng những xu thế nói trên còn diễn ra
với tốc độ cao hơn so với những gì đã xảy ra trong thế kỷ 20. Ảnh hƣởng của BĐKH
toàn cầu đến khí hậu Việt Nam là rõ rệt, từ nửa cuối thế kỷ 20, đặc biệt từ thập kỷ
1991 - 2000 đến nay với xu thế chung là nhiệt độ tăng lên ở tất cả các vùng, các thiên
tai nhƣ bão, lũ, lụt, hạn hán, tố lốc, sạt lở đất....) tăng lên về cƣờng độ và về tính chất
dị thƣờng, cực đoan, một số tăng lên cả về tần suất xảy ra, mực nƣớc biển trung bình
tăng lên ở các trạm hải văn ven biển [Nguyễn Đức Ngữ, 2008].
Nghệ An là một trong các tỉnh đƣợc đánh giá là chịu nhiều ảnh hƣởng do biến
đổi toàn cầu. BĐKH dẫn đến quy luật hình thành, tần suất xuất hiện và cƣờng độ của
áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, triều cƣờng… đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông
nghiệp, tài nguyên sinh học và hệ sinh thái, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng… Những
ảnh hƣởng này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Nghệ An trƣớc
một thách thức rất nghiêm trọng.
Với chiều dài 82km, vùng ven biển của tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông quốc lộ
1A, kéo dài từ Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò, trong những năm
qua, đã có những biểu hiện của BĐKH, nhƣ: nhiệt độ trung bình có xu hƣớng tăng lên,
lƣợng mƣa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, bão lũ cũng
khắc nghiệt hơn, nhƣ trận lũ lớn năm 1978, 1998, 2002, 2007,… đã làm ảnh hƣởng rất
lớn đế nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Thêm vào đó, tác động của BĐKH do tăng nhiệt
độ trái đất sẽ gây ra các tác động nhất định đến tài nguyên nƣớc và các thiên tai liên
quan đến nƣớc nhƣ lũ lụt và hạn hán.
Để làm tốt công tác ứng phó và giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra, ngoài
việc nghiên cứu, định hƣớng cần phải có các giải pháp, kế hoạch nhằm ứng phó với
BĐKH. Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, luận văn: “Đánh giá tác động của
ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An trong
bối cảnh Biến đổi khí hậu” là một việc làm cần thiếtgóp phần làm sáng tỏ một số các
tác động của ngập lụt đến sử dụng đất ở các huyện ven biển tỉnh Nghệ An trong bối

cảnh BĐKH ngày nay. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:

1


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Chiều sâu ngập lụt tại khu vực ven biển tỉnh Nghệ An
khi có tác động của BĐKH ứng với từng trƣờng hợp lũ.
+ Phạm vi nghiên cứu: Các huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An, bao gồm diện
tích của các phƣờng, xã, thị trấn thuộc các huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc,
thị xã Cửa Lò và Thành phố Vinh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu và lựa chọn đƣợc phƣơng pháp phù hợp để đánh giá tác động của
ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH, áp dụng nghiên cứu thí
điểm tại các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An trên cơ sở các kịch bản BĐKH đã đƣợc
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành;
+ Đề xuất bƣớc đầu một số các giải pháp ứng phó với ngập lụt do BĐKH cho
sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu thí điểm (các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An).
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện 3 nội dung bao gồm:
+ Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất
nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
+ Phƣơng pháp nghiên cứu;
+ Nghiên cứu tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện
ven biển tỉnh Nghệ An trong bối cảnh BĐKH.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số các tác động
của ngập lụt đến sử dụng đất ở các huyện ven biển tỉnh Nghệ An trong bối cảnh
BĐKH ngày nay, trên cơ sở đó sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan, ban
ngành có liên quan phục vụ.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất
nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.1.1. Các nghiên cứu về ứng dụng mô hình toán để dự báo, tính toán ngập lụt
1.1.1.1. Trên thế giới
Đối với nông nghiệp, ngập lụt gây tác động lớn tới sử dụng vốn đất gây tổn thất
đáng kể về kinh tế - xã hội. Do đó, việc mô phỏng và dự báo ngập lụt là rất cần thiết,
đặc biệt trong bối cảnh Biến đổi khí hậu. Công tác quản lý đánh giá tác động của lũ
đến đời sống nhân dân thông qua việc mô phỏng, thành lập bản đồ ngập lụt đang xuất
hiện ngày càng nhiều trong nghiên cứu của các nhà khoa học.Thời gian gần đây, một
trong những phƣơng pháp phổ biến đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập đó là áp dụng các
mô hình thủy lực với ứng dụng mô phỏng dòng chảy vào việc thành lập bản đồ ngập
lụt cũng nhƣ mô phỏng ảnh hƣởng lũ do vỡ đập.
Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) xây dựng mô hình dự báo lũ bao gồm: Mô
hình NAM tính toán và dự báo dòng chảy từ mƣa; Mô hình Mike 11 tính toán thủy
lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh báo ngập lụt. Mô hình này đƣợc áp dụng
rộng rãi và thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong khu vực Châu Á, mô hình đã
đƣợc áp dụng để dự báo lũ lƣu vực sông Mun-Chi và Songkla ở Thái Lan, lƣu vực
sông ở Bangladesh và Indonesia. Tác giả Wallingford kết hợp với Hacrow đã xây
dựng phần mềm ISIS cho tính toán dự báo lũ và ngập lụt. Phần mềm bao gồm các
môđun: Mô hình đƣờng đơn vị tính toán và dự báo dòng chảy từ mƣa; mô hình ISIS
tính toán thủy lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh báo ngập lụt. Phần mềm này
đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới, đã đƣợc áp dụng cho sông
Mê Kông trong chƣơng trình Sử dụng Nƣớc do ủy hội Mê Kông Quốc tế chủ trì thực
hiện. Ở Việt Nam, mô hình ISIS đƣợc sử dụng để tính toán trong dự án phân lũ và phát
triển thủy lợi lƣu vực sông Đáy do Hà Lan tài trợ [29,30].
Viện Điện lực (EDF) của Pháp đã xây dựng phần mềm TELEMAC tính các bài
toán thuỷ lực 1 và 2 chiều. TELEMAC-2D là phần mềm tính toán thủy lực 2 chiều,

nằm trong hệ thống phần mềm TELEMAC. TELEMAC-2D đã đƣợc kiểm nghiệm
theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu về độ tin cậy; mô hình này đã đƣợc áp
dụng tính toán rất nhiều nơi ở Cộng hòa Pháp và trên thế giới. Trung tâm kỹ thuật thủy
văn (Mỹ) đã xây dựng bộ mô hình HEC-1 để tính toán thủy văn, trong đó có HEC-1F
là chƣơng trình dự báo lũ từ mƣa và diễn toán lũ trong sông. Mô hình đã đƣợc áp dụng
rất rộng rãi trên thế giới. ở Châu Á, mô hình HEC-RAS đã đƣợc áp dụng ở Indonesia,
Thái Lan. Ngoài ra, còn nhiều mô hình thủy văn, thủy lực khác nhƣ: mô hình
AFORISM (A comprehensive Focasting system for flood RISK Mitigation and
3


Control, Carloz, 1989), hệ thống dự báo thủy văn tác nghiệp (NWSRFS - National
Weather Service River Forcasting System) và các mô hình đƣợc sử dụng ở nhiều nƣớc
trên thế giới nhƣ ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Các mô hình, hệ thống dự
báo lũ này đã thu đƣợc những thành công đáng kể ở các quốc gia, các lƣu vực sông cụ
thể. Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) cũng đã xây dựng hệ thống dự báo thủy
văn tác nghiệp NWSRFS, trong đó sử dụng mô hình SACRAMENTO và mô hình
SSARR để tính toán dòng chảy từ mƣa (lƣợng mƣa dự báo từ 1-5 ngày đƣợc tính bằng
mô hình MM5), các phƣơng pháp diễn toán thủy văn đƣợc dùng để diễn toán lũ trong
các đoạn sông và mô hình thủy lực FLDWAV đƣợc dùng để tính toán thủy lực trong
các trƣờng hợp khẩn cấp nhƣ phân lũ, tràn vỡ đê vỡ đập. Viện cơ học chất lỏng
Toulouse Pháp đã nghiên cứu và áp dụng cho một số nghiên cứu về mô hình MARINE
và một số nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, mô hình này đang đƣợc nghiên cứu để tính
toán dự báo hạn ngắn dòng chảy lũ sông Đà. Đây là mô hình tham số phân bố, đòi hỏi
có số liệu địa hình chi tiết.
Để phân tích và đánh giá đƣợc diễn biến lũ cũng nhƣ dự báo lũ nhằm giảm
thiểu tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra hiện nay có nhiều phƣơng pháp tính toán và dự
báo ngập lụt cho kết quả tin cậy nhƣ phƣơng pháp đo đạc kết hợp phân tích ảnh vệ
tinh, phƣơng pháp mô hình hóa… mỗi phƣơng pháp đều có ƣu nhƣợc điểm khác nhau
nhƣ phƣơng pháp đo đạc kết hợp thu thập phân tích ảnh vệ tinh cho kết quả ngập lụt

đúng với thực tế nhƣng khá tốn kém và kết quả mới chỉ mô phỏng đƣợc trong quá khứ,
trong một thời điểm hiện tại chứ không thể mô phỏng dự báo đƣợc kết quả cho tƣơng
lai, hơn nữa phƣơng pháp này đòi hỏi các kết quả đo đạc phải chính xác. Đối với
phƣơng pháp mô hình hóa ngoài kết quả mô phỏng tính toán trong quá khứ nó còn dự
báo đƣợc cho tƣơng lai dựa vào đƣờng quá trình trong quá khứ từ đó xác định đƣợc
biên ở một thời điểm nhất định trong tƣơng lai, từ kết quả số liệu biên đó bằng cách
thiết lập các thông số mô hình kết hợp với các điều kiện vật lý mô hình tính toán cho ta
đƣợc diễn biến của quá trình lũ trong tƣơng lai, độ chính xác của kết quả này phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ số liệu khảo sát trong quá khứ, hiệu chỉnh các thông số
mô hình và khoảng thời gian dự báo, khoảng thời gian dự báo càng gần với biến trình
lũ trong quá khứ bao nhiêu thì độ chính xác càng cao bấy nhiêu. Phƣơng pháp mô hình
hóa, hiện nay đƣợc sử dụng rộng rãi trong tính toán và dự báo lũ, một số mô hình
thƣờng đƣợc sử dụng hiện nay nhƣ mô hình Mike Flood, mô hình NAM, Mike 11 kết
hợp với Mike 11-GIS của bộ mô hình Mike của Viện Thủy động lực học Đan Mạch,
mô hình Hec-ras kết hợp với mô hình Geo-Ras của Trung tâm Kỹ thuật Thủy văn
Quânđội Mỹ. Mô hình TOPMODEL (Anh), VIC, IFAS, DIMOSOP,
MARINE,SOBEK đƣợc các nhà khoa học thuộc các quốc gia khác nhau (Anh, Mỹ,
Thụy Điển, Pháp, Ý, Nhật…) nghiên cứu và phát triển nhằm mô phỏng tốt hơn quá
4


trình chuyển động vật lý của các quá trình thủy văn trong lƣu vực một cách đầy đủ và
chi tiết. Do có khả năng mô phỏng tốt tính chất phân bố không gian của các quá trình
chuyển động của nƣớc qua thảm phủ, bề mặt đất nên các lớp mô hình này ngày càng
đƣợc ứng dụng rộng rãi cho việc đánh giá sử dụng đất (P. Thanapakpawin-2006,
Hone-Jay Chu-2010), dự báo dòng chảy lũ nhƣ các nghiên cứu của Kenneth (2000), Q.
Zhao (2009), Yoshitani et al (2009).
Edna Matthew Ruji (2007) đã sử dụng mô hình 2 chiều SOBEK tính toán ngập
cho 1 nhánh sông dài 30km của Sungai Sarawak huyện Sarawak tỉnh Malaysia. Dữ
liệu địa hình sử dụng là bản đồ số hóa DEM của LiDar. Kết quả tính toán thể hiện

đƣợc khu vực ngập [31].
P.Vanderkimpen (2008) đã tiến hành nghiên cứu mô phỏng lũ bằng ứng dụng
mô hình MIKE FLOOD để kịp thời cho công tác di tản dân cƣ ở khu vực đồng bằng
ven biển của Bỉ. Bằng mô hình thủy lực MIKE FLOOD, các chuyên gia đã tìm ra đƣợc
khả năng ảnh hƣởng của lũ, diện ngập có thể xảy ra qua đó ƣớc tính thiệt hại nhằm đƣa
ra công tác di tản 1 cách kịp thời nhất [33].
Daniel Jilles và Matthew Moore (2010) đã sử dụng mô hình thủy lực MIKE 11
và HEC-RAS để mô phỏng lũ tại Hà Lan, Bỉ and Anh Quốc. Nghiên cứu đã ứng dụng
các mô hình thủy lực để quản lý dòng chảy, duy trì mạng lƣới cảnh báo và tiến hành
thành lập hệ thống dự báo lũ cấp quốc gia. Nghiên cứu đã đƣa ra kết luận cho thấy hệ
thống dự báo lũ có thể sử dụng dựa trên các mô hình thủy lực đơn giản, các mô hình
thủy lực 1 chiều (1D-1 Demension) là mô hình đƣợc khai thác chi tiết nhất trong công
tác dự báo lũ theo thời gian thật [28].
Kwasi Appeaning Addo & nkk (2011) đã sử dụng phƣơng pháp mô hình hóa
kết hợp với phần mềm GIS để xây dựng bản đồ ngập lụt theo các kịch bản nƣớc biển
dâng cho vực đô thị tại vùng vịnh Guinea của Ghana, từ đó đánh giá khả năng ảnh
hƣởng của nƣớc biển dâng đến các loại đất khác nhau, trong đó có đất nông nghiệp
theo các kịch bản nƣớc biển dâng [32].
Nghiên cứu lũ gây ra do vỡ đập ứng dụng mô hình HEC-RAS và công cụ
HECGeoRAS (Cameron T.Ackerman và Gary W.Brunner, 2011) đã cho thấy khả năng
kết hợp tuyệt vời của mô hình HEC-RAS và công cụ HEC-GeoRAS để xây dựng 1 mô
hình vỡ đập và các ảnh hƣởng từ lũ gây ra bởi nó. HEC-GeoRAS sẽ truy xuất các dữ
liệu địa lý từ hệ thống bản đồ địa hình số và rồi chuyển các dữ liệu đó vào mô hình
HEC-RAS. HEC-RAS sẽ mô phỏng dòng chảy không ổn định từ quá trình vỡ đập, từ
đó kết hợp với công nghệ GIS để thành lập bản đồ mô phỏng ngập lụt để có các công
tác chuẩn bị, phòng tránh [27].
Các nghiên cứu trong trƣờng hợp này có thể kể đến: Nicola Ranger (2011) sử
5



dụng mƣa dự tính từ mô hình PRECIS hạ quy mô từ mô hình toàn cầu HadCM3 kết
hợp với SWMN (Storm Water Management Model) để đánh giá tác động của BĐKH
đến rủi ro ngập lụt ở Mumbail. Với bản đồ diện và độ sâu ngập lụt thể hiện theo tần
suất lũ cực đoan, nghiên cứu đã ƣớc lƣợng đƣợc tổn thất kinh tế, cũng nhƣ những dân
số bị ảnh hƣởng bởi BĐKH dƣới kịch bản phát thải A2. Hsiao-Wen Wang, Pin-Han
Kuo và Jenq-Tzong Shiau thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến tính dễ bị tổn
thƣơng do lũ lụt cho mục đích quản lý vùng đất thấp ở Tây Nam Đài Loan. Các tác giả
sử dụng số liệu mƣa thiết kế ứng với trƣờng hợp không có BĐKH và có BĐKH theo
kịch bản A1B. Sử dụng mô hình ngập lụt địa hình hai chiều và phát triển bởi Chen và
cộng sự để mô phỏng ngập lụt theo kịch bản BĐKH và các kịch bản biến đổi sử dụng
đất. Nghiên cứu đã đánh giá đƣợc mức độ biến đổi của độ sâu và diện tích ngập lụt
cũng nhƣ tính dễ bị tổn thƣơng với các tình huống chịu tác động của BĐKH và không
có BĐKH. Sangam Shrestha sử dụng dự tính khí hậu từ PRECIS kết hợp với mô hình
thủy văn và mô hình thủy lực (HEC-RAS) để đánh giá tác động của BĐKH dƣới kịch
bản A2 đến tai biến lũ lƣu vực sông Yang ở Thái Lan. Kết quả của nghiên cứu này chỉ
ra rằng diện tích đất sản xuất bị ảnh hƣởng nặng nề nhất. Nigel.W Amell và Simon.N
Gosling sử dụng dự tính khí hậu từ 21 mô hình khí hậu khác nhau kết hợp với mô hình
thủy văn toàn cầu để xem xét những thay đổi của các đặc trƣng lũ lụt trên phạm vi toàn
cầu. Nghiên cứu này đã chỉ ra đƣợc tác động của BĐKH đến độ lớn và tần suất dòng
chảy lũ, số ngƣời bị ảnh hƣởng ngập lụt, diện tích đất sản xuất bị ảnh hƣởng và tổn
thất do lũ lụt.
Một số các nghiên cứu kể trên đã cho thấy sự tiến bộ của các nhà khoa học
trong việc ứng dụng các mô hình toán trong tính toán thủy văn trong việc phân tích và
đánh giá đƣợc diễn biến lũ cũng nhƣ dự báo lũ nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do lũ
lụt gây ra. Đặc biệt, trong bối cảnh BĐKH hiện nay đang diễn ra một cách rõ nét và
ngày càng khó dự báo thì đây là một trong những thành tựu khoa học của ngành thủy
văn nói chung và đối với ngành nông nghiệp nói riêng vì các tác động của ngập lụt gây
ra là rất lớn đối với sử dụng đất nông nghiệp.
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thủy

văn để tính toán và dự báo ngập lụt. Một số mô hình đƣợc sử dụng phổ biến ở các cơ quan
khác nhau nhƣ Viện Khí tƣợng Thủy văn, Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia, Viện
Khoa học thủy lợi, Viện Cơ học... có thể kể đến các mô hình: MIKE 11,SSARR, TANK,
NAM, SACRAMENTO, ANN, HEC-HMS, HEC-RAS, NLRRM...
Hoàng Thái Bình (2010) tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ tỉnh Quảng
Bình sử dụng mô hình MIKE FLOOD. Các tài liệu lƣu lƣợng đầu vào đƣợc mô phỏng
6


từ mƣa bằng mô hình NAM. Bộ thông số mô hình kết nối 1-2 chiều đƣợc hiệu chỉnh
và kiểm định bằng tài liệu thực đo mực nƣớc hai trận lũ lớn năm 1999 và 2000 tại trạm
Lệ Thủy nằm giữa khu vực nghiên cứu kết hợp với các tài liệu đo đạc diện ngập lụt
của trận lũ lịch sử 1999. Kết quả tính toán bằng mô hình tƣơng đối phù hợp với thực
đo chứng tỏ khả năng ứng dụng của mô hình trong công tác xây dựng bản đồ ngập lụt
và cảnh báo thiên tai lũ lụt cho khu vực hạ lƣu [2Error! Reference source not
found.].
Vũ Thị Thu Lan nghiên cứu biến động của thiên tai ngập lụt và hạn hán tỉnh Quảng
Nam trong bối cảnh Biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng mô hình Mike 11 - GIS. Kết
quả tính toán cho thấy việc áp dụng mô hình Mike 11 – GIS là phù hợp với điều kiện
tự nhiên, số liệu, tài liệu hiện có. Mô hình đƣợc áp dụng trong quá trình dự báo, cảnh
báo thiên tai nhằm quản lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra [10].
Trần Ngọc Anh và nnk (2012) đã giới thiệu kết quả tính toán mức độ ngập lụt
tỉnh Hƣng Yên từ các kết quả mô phỏng bằng mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều
MIKE FLOOD. Bộ mô hình đƣợc hiệu chỉnh và kiểm định với các đợt ngập lụt do
mƣa gây ra năm 2004 và 2008; sau đó tiến hành mô phỏng ngập lụt với các kịch bản
mƣa tần suất 1%, 5%, 10%. Từ đó đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng trên
địa bàn tỉnh, sản phẩm đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ ngập lụt, thuận tiện cho các cơ
quan quản lý có kế hoạch phòng chống lũ, ngập úng cũng nhƣ có kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội cho từng vùng[1].
Nguyễn Hồng Quân (2013) đã nghiên cứu tổng quan về một số phƣơng pháp

xây dựng bản đồ ngập cho tỉnh Long An trong điều kiện Biến đổi khí hậu và nƣớc biển
dâng. Phƣơng pháp đƣợc tác giả đề cập bao gồm các phƣơng pháp GIS, mô hình 1
chiều ISIS, mô hình 1-2 chiều Mike Flood. Phƣơng pháp GIS: Cho kết quả tƣơng đối
nhanh, sau khi chuẩn bị cơ sở dữ liệu tốt. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế khi áp dụng đối
với những vùng có chế độ thủy lực phức tạp, những vùng có nhiều tƣơng tác của con
ngƣời (đê bao, cống, đập …). Mô hình thủy lực 1 chiều kết hợp GIS: đƣợc sử dụng
phổ biến. Tuy nhiên, vai trò của các khu chứa, đê bao trong vùng ngập lũvẫn chƣa
đƣợc thể hiện trong mô hình. Ngoải ra, khi nghiên cứu chi tiết tác động của các công
trình thủy lợi đối với một khu vực cụ thể, phƣơng pháp này cũng có những hạn chế
nhất định. Mô hình thủy lực 1, 2 chiều cho kết quả tính toán chi tiết. Tuy nhiên, đối
với các mô hình này đòi hỏi phải chuẩn bị dữ liệu chi tiết, thời gian tính toán lâu. Cải
thiện tốc độ máy tính khi sử dụng mô hình này bằng các kỹ thuật tính toán bậc cao
(high performance computing) hay tính toán song song (parallel computing) để nâng
cao hiệu quả mô hình [16].
Phạm Văn Song và nnk (2013) đã sử dụng mô hình Mike Flood để nghiên cứu
ảnh hƣởng của việc xả lũ hồ chứa Dầu Tiếng lên hạ du sông Sài Gòn. Các tài liệu lƣu
7


lƣợng đầu vào đƣợc mô phỏng từ mƣa bằng mô hình NAM. Bộ thông số mô hình kết
nối 1-2 chiều đƣợc hiệu chỉnh và kiểm định với các chuỗi số liệu thực đo vào tháng 9,
10 các năm 2000 đến 2007.Ngoài ra mô hình cũng đƣợc kiểm định với các số liệu đo
tăng cƣờng vào các tháng 6 năm 2009 và tháng 4 năm 2013. Dựa trên các kết quả tính
toán thủy lực ứng với các tổ hợp xả lũ hồ Dầu Tiếng với các điều kiện mƣa và triều ở
hạ du, bài báo sẽ xác định khu vực ảnh hƣởng chính của xả lũ, triều hoặc vùng ảnh
hƣởng triều và lũ kết hợp trên sông Sài Gòn. Việc phân vùng ảnh hƣởng là cơ sở cho
việc xây dựng quy trình vận hành đảm bảo an toàn hạ du công trình của hồ Dầu Tiếng,
cũng nhƣ hỗ trợ các cơ quan hữu quan đƣa ra các giải pháp chống ngập thích hợp với
từng vùng [17].
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Lan Hƣơng về “Nghiên cứu đánh giá tác động của

biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi” đã sử dụng mô hình MKIE
11 để tính toán khả năng ngập lụt vùng hạ lƣu lƣu vực sông Trà Khúc và sông Vệ do
tác động của BĐKH. Kết quả cho thấy, trong bối cảnh BĐKH, nƣớc biển có khả năng
dâng cao, gây ngập lụt vùng đồng bằng ven biển. Theo tính toán, BĐKH sẽ diễn ra ở
Quảng Ngãi chủ yếu theo hƣớng tăng nhiệt độ trong các tháng mùa đông và thay đổi
quy luật phân bố của nhiệt độ và mƣa; các tác động của BĐKH đến sản xuất nông
nghiệp của thể hiện chủ yếu qua sự suy giảm năng suất cây lúa và diện tích đất nông
nghiệp có nguy cơ bị ngập do BĐKH và NBD lớn nhất theo kịch bản A2 giai đoạn
2080-2099 chiếm 6,21% tổng diện tích toàn tỉnh và 23,5% tổng diện tích đất nông
nghiệp [8].
Trần Duy Kiều và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trong đề tài: “Nghiên
cứu nhận dạng lũ lớn, phân vùng nguy cơ lũ lớn và xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ
cảnh báo lũ lớn lƣu vực sông Lam”. Kết quả cho thấy, nhóm tác giả đã áp dụng thành
công một số phƣơng pháp, mô hình nhận dạng lũ nhƣ HEC, SSARR, SCS cho lƣu vực
sông Lam một cách toàn diện cả về hình thế thời tiết gây mƣa lũ lớn và lũ thƣợng
nguồn với một số tiêu chí chủ yếu. Kết quả nghiên cứu giữ một vai trò hết sức qua
trọng trong việc nhận dạng lũ, phân vùng nguy cơ lũ lớn, góp phần vào công tác kiểm
soát, cảnh báo lũ cũng nhƣ công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Đồng thời ứng
dụng tốt các mô hình tính toán thủy văn, thủy lực phục vụ công tác hỗ trợ ra quyết
định tính toán truyền lũ, đánh giá vai trò của các công trình nghiên cứu kết nối giữa
quản lý lƣu vực sông với kiểm soát lũ lớn [9].
Nhìn chung, các nghiên cứu về ứng dụng mô hình toán thủy văn để tính toán và
dự báo ngập lụt ở Việt Nam cũng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần
quan trọng trong việc cảnh báo thiên tai lũ lụt, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Hầu
hết các nghiên cứu đều hƣớng đến việc sử dụng các mô hình toán để áp dụng trong quá
trình dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm quản lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra,
8


ứng dụng trong quản lý lƣu vực sông với kiểm soát lũ lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu

này chƣa đi sâu vào việc đánh giá các tác động của ngập lụt đến sự biến động của sử
dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của ngập lụt tới sử dụng đất
Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tƣợng triều cƣờng xảy ra liên tiếp đã
làm cho vấn đề ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại miền Trung, bình
quân mỗi năm có khoảng 12 vạn ha lúa bị úng ngập (trong đó có khoảng 4 vạn ha bị
mất trắng, trên 7 vạn ha bị ảnh hƣởng) và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị úng ngập [13].
Do đó, các nghiên cứu đánh giá về tác động của ngập lụt tới sử dụng đất là cần thiết để
làm cơ sở đƣa ra các giải pháp ứng phó với tác động ngập lụt tới sử dụng đất nói
chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng trong bối cảnh BĐKH tại Việt Nam.
Nghiên cứu “Giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ứng phó với biến đổi
khí hậu, nƣớc biển dâng cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” của tác giả Mai Hạnh
Nguyên và nnk đã kết hợp các dữ liệu điều tra thực địa, với sự hỗ trợ của phần mềm
ArcGIS và tích hợp bằng công cụ của hệ thống thông tin địa lý để đƣa ra số liệu và
phân bố không gian của các đơn vị đất bị tác động bởi BĐKH và NBD, sự thay đổi các
loại hình sử dụng đất, từ đó xây dựng các giải pháp thích ứng để sử dụng hiệu quả và
bền vững nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của khu vực [14Error! Reference source
not found.].
Nghiên cứu “Ứng dụng GIS trong đánh giá tổn thƣơng do tác động của BĐKH và
nƣớc biển dâng lên nông nghiệp và thủy sản thành phố Cần Thơ” đã thực hiện đánh giá tác
động của BĐKH và nƣớc biển dâng theo các kịch bản khác nhau lên hai ngành sản xuất
chính của thành phố Cần Thơ là nông nghiệp và thủy sản. Các kịch bản ngập do nƣớc biển
dâng 30cm, 50cmvà 100cm kết hợp với lũ lớn ở thƣợng nguồn đƣợc đƣa vào mô hình
MIKE 11 để xác định các vùng bị ngập lụt. GIS kết hợp với kiến thức chuyên gia đã đƣợc
sử dụng để tìm ra các khu vực có các mức độ tổn thƣơng khác nhau về nông nghiệp và thủy
sản dựa theo kịch bản qui hoạch chiến lƣợc kinh tế xã hội đến năm 2025. Nghiên cứu đã
đƣa ra các bản đồ độ sâu ngập lụt, bản đồ ảnh hƣởng của ngập lụt và chỉ ra rằng diện tích
sản xuất nông nghiệp giảm đáng kể do bị ngập sâu [19].
Nghiên cứu của Phạm Hồng, Nguyễn Cẩm Vân [7] về “Đánh giá ảnh hƣởng của
nƣớc biển dâng do BĐKH ở tỉnh Nghệ An bằng công nghệ GIS”. Trong báo cáo này,

nhóm tác giả đã đánh giá những tác động do mực nƣớc biển dâng tại các huyện ven biển
tỉnh Nghệ An đối với các loại hình sử dụng đất, hệ thống đê ven biển, xâm nhập mặn và
môi trƣờng sinh thái. Từ kết quả của các kịch bản cho thấy, việc phải chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất do các loại đất bị ngập nƣớc là một bài toán cần giải quyết và cũng là một giải
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, để đáp ứng việc xây dựng các kịch bản đánh
9


giá tác động ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng thì việc thành lập các bản độ địa hình tỷ lệ lớn
cho dải ven biển là hết sức cần thiết và cấp bách.
Trongnghiên cứu “Đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến canh tác lúa tỉnh An Giang
trên cơ sở các kịch bản BĐKH khác nhau” đã đƣa ra kết quả sự tổn thƣơng về ngập lụt
thể hiện trên bản đồ với những mức độ khác nhau về tính tổn thƣơng theo từng kịch
BĐKH. Từ kết quả chồng lắp kịch bản cho thấy An Giang là vùng có nguy cơ ngập
cao với vùng dễ bị ảnh hƣởng là vùng có độ sâu ngập ≥1.5 m [12].
Nghiên cứu “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ bị tổn thƣơng do nƣớc biển dâng
gây ra đối với diện tích đất trồng lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên” chỉ ra các huyện,
thành phố ven biển là nơi bị ảnh hƣởng lớn nhất và các huyện Tây Hòa, Phú Hòa nằm
sâu trong đất liền, có địa hình cao nên không bị ảnh hƣởng bởi các kịch bản nƣớc biển
dâng. Kết quả tính toán diện tích đất trồng lúa bị ngập ứng với mực NBD lần lƣợt 8
cm; 13 cm; 26 cm vào năm 2020; 2030; 2050 cho thấy diện tích đất trồng lúa bị ngập
hoàn toàn là khá lớn. Trong đó thành phố Tuy Hòa có diện tích ngập lớn nhất với
129,41 ha và chiếm 6,17% tổng diện tích đất trồng lúa vào năm 2050 [5].
Nghiên cứu “Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất
nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” đã xác định đƣợc những ảnh hƣởng của BĐKH đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và dự báo đƣợc những
tác động tiềm tàng của BĐKH và thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra BĐKH có khả năng làm ngập
diện tích đất nông nghiệp cho tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa chỉ ra
đƣợc tình hình biến động của đất nông nghiệp cho vùng nghiên cứu trong điều kiện

ngập lụt do BĐKH [11].
Nhìn chung, đã có khá nhiều các nghiên cứu về biểu hiện và tác động của
BĐKH đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên đối với riêng vấn đề biến động sử
dụng đất trong nông nghiệp do các tác động của ngập lụt trong bối cảnh BĐKH thì
hiện nay còn khá ít. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến ngành
nông nghiệp nói chung về mặt định tính khá phổ biến, còn mặt định lƣợng thì chƣa
thực sự có nhiều. Đặc biệt, hiện chƣa có nghiên cứu tiến hành đánh giá đầy đủ các tác
động của ngập lụt do BĐKH đến sử dụng đất cụ thể là chi tiết đến độ sâu và diện ngập
lụt của khu vực ven biển của tỉnh Nghệ An. Chính vì thế, việc thực hiện “Đánh giá tác
động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh
Nghệ An trong bối cảnh Biến đổi khí hậu” là cần thiết, nhằm góp phần giải quyết
một vấn đề mang tính thời sự hiện nay.
1.2. Tác động của ngập lụt do biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tới sử dụng đất
nông nghiệp
10


Nông nghiệp Việt Nam là một trong 5 nƣớc sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của
BĐKH và NBD. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu BĐKH, đến năm 2100,
nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nƣớc biển có thể dâng
1m. Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự
đoán của Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây
thiệthại rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu ngƣời không có nhà. Theo nghiên
cứu của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng
lớn, khi mực nƣớc biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000ha đất bị
ngập và làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nƣớc biển dâng lên 1m sẽ làm
ngập khoảng 0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng
90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng. Việt Nam sẽ mất
đi khoảng 2 triệu ha/4 triệu ha đất trồng lúa, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lƣơng
thực Quốc gia và ảnh hƣởng đến hàng chục triệu ngƣời dân. Biến đổi khí hậu làm thay

đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số
loài và ngƣợc lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “thiên địch” [37].
Với bờ biển dài 82km, dải ven biển Nghệ An bị ảnh hƣởng mạnh của biến đổi khí
hậu và nƣớc biển dâng. Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng gây tổn hại nhiều đến diện
tích đất canh tác, mùa vụ nông ngƣ nghiệp, xói lở, bồi tụ khu vực ven biển và cửa
sông, rừng ngập mặn, đất ngập nƣớc và các hệ sinh thái ven biển quan trọng khác. Mối
nguy lớn nhất khi mực nƣớc biển dâng lên là gia tăng tình trạng ngập lụt trong mùa
mƣa bão do hệ thống đê biển, hồ chứa nƣớc bị phá vỡ, có nguy cơ nhấn chìm những
cánh đồng lúa khu vực đồng bằng ven biển, gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế - xã hội môi trƣờng và an ninh lƣơng thực.
Theo dự báo, Nghệ An là một trong những địa phƣơng nằm trong vùng đặc thù
chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH và NBD. Do nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng cao
hơn, nhất là khi triều cƣờng hoặc có giông bão. Điều này đang đe dọa đến sản xuất
nông nghiệp và đời sống của ngƣời dân. Báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng chỉ
ra rằng, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực
nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm, nhanh hơn so với dự báo đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
trái đất có thể tăng từ 2,5 - 3,70C, nƣớc biển dâng khoảng 1m, trong đó có tình trạng
NBD đối với Nghệ An là rất lớn. Ngƣời dân ven biểnNghệ An luôn đối mặt với tình
trạng xâm thực của sóng biển, nhất là vào mỗi mùa mƣa bão làm các đê, kè bị phá vỡ,
xói lở dẫn đến nhà cửa, đất đai và nhiều tài sản khác của ngƣời dân đã bị sóng cuốn ra
biển;đặc biệt, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hƣởng nhiều từmất diện tích đất do mực
nƣớc biển dâng, xâm lấn những cánh đồng thấp trũng ven biển,… [34].
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và các địa phƣơng của Nghệ An cũng đã chủ
động chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi theo mùa vụ, nghiên cứu và phát triển, ứng
11


dụng công nghệ mới trong nông nghiệp. Từ những thay đổi của thời tiết buộc phải thay
đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng để thích ứng. Mấy năm gần đây, do lƣợng mƣa ít, nắng
gay gắt, cho nên nhiều diện tích trồng vừng và rau màu hè thu trƣớc đây nay chuyển
sang trồng ngô và đậu đỗ các loại. Lúa hè thu cũng giảm diện tích và tăng vào vụ mùa;

đồng thời tổ chức làm sớm vụ đông và đƣa các loại cây trồng ngắn ngày vào trồng để
chạy lũ. Cũng liên quan đến ngành Nông nghiệp, công tác trồng rừng đƣợc đẩy mạnh,
bao gồm cả rừng ngập mặn để chắn sóng, chắn gió, ngăn nƣớc biển xâm thực. Trong
vòng 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm tỉnh trồng mới đƣợc 15.000 ha rừng, góp
phần nâng che phủ rừng cuối năm 2014 của tỉnh đạt 54,6% [34].
1.3. Tổng quan các điều kiện tự nhiên
1.3.1. Vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở trong trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, với diện tích hơn
16.490 km2, lớn nhất cả nƣớc, có tọa độ địa lý: 18°33′ đến 20°01′ vĩ độ bắc, 103°52′
đến 105°48′ kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà
Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Khu vực nghiên cứu thuộc đồng bằng ven biển và hải đảo của tỉnh Nghệ An, với
tổng diện tích hơn 64.382 ha, bao gồm diện tích của các phƣờng, xã, thị trấn thuộc các
12


huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và Thành phố Vinh (Hình 1.).

1.3.2. Địa hình [23]
Nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị
chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối.Về tổng thể, địa hình nghiêng
theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du và
đồng bằng ven biển. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng
đồng bằng các huyện Diễn – Yên – Quỳnh và Nam – Hƣng – Nghi, với bờ biển thoải
chạy dài không liên tục và bị chia cắt thành nhiều đoạn độc lập do có 6 cửa sông và 2
dãy núi nhô ra sát biển.
Vùng ven biển vừa chịu ảnh hƣởng lũ lại vừa chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều.
Khi có mƣa lớn ở hạ du gặp lũ ngoài sông chính lớn khả năng tiêu tự chảy kém. Mặt

khác do tác động của thuỷ triều, nhất là thời kỳ triều cƣờng gặp lũ lớn thời gian tiêu rút
ngắn lại gây ngập úng lâu. Về mùa khô do lƣợng nƣớc thƣợng nguồn về ít và mặn xâm
nhập vào khá sâu, những năm kiệt độ mặn xâm nhập tới trên Chợ Tràng 1  2km. Độ
mặn đạt tới 2  3‰ tại cống Đức Xá vào những năm kiệt gây trở ngại cho các cống lấy
nƣớc và các trạm bơm ở hạ du sông Cả.
1.3.3. Thổ nhưỡng[23Error! Reference source not found.]
Đất đai vùng ven biển có các loại đất nhƣ sau:
- Cồn cát và đụn cát: diện tích 5.467 ha, chiếm 18,3% diện tích toàn vùng, phân
bố dọc theo bờ biển 4 huyện và thị xã Cửa Lò, chủ yếu là Nghi Lộc, cát rời rạc, không
có kết cấu, chủ yếu trồng phi lao ven biển.
- Đất cát biển: diện tích 5.396 ha, chiếm 17,4% diện tích toàn vùng, phân bổ ở
cả 4 huyện và Thị xã, nhƣng tập trung nhiều ở Nghi Lộc, Diễn Châu. Thành phần cơ
giới thô, không có kết cấu, độ thẩm thấu cao nên dễ gây hạn, thích hợp cho cây màu và
cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không đƣợc bồi: diện tích 4.850 ha, chiếm 15,7% diện tích toàn
vùng, phân bổ chủ yếu ở Quỳnh Lƣu, đây là loại đất trung bình và đất thịt nhẹ, có chất
lƣợng khá thích hợp cho trồng lúa nƣớc.
- Đất mặn, sú vẹt, lầy hoang hóa: diện tích 762 ha, chiếm 2,63% diện tích toàn
vùng, phân bổ ở bờ biển Quỳnh Lƣu, Diễn Châu và Nghi Lộc.
- Đất mặn chua và chua mặn: diện tích có 669 ha, chiếm 2,2% diện tích toàn
vùng, phân bổ chủ yếu ở Quỳnh Lƣu.
- Đất feralits xói mòn trở thành sỏi đá: có diện tích lớn nhất so với các loại trên,
loại này có diện tích 7.105 ha chiếm 23% diện tích toàn vùng, phân bổ chủ yếu ở Bắc
13


Quỳnh Lƣu và Bắc Nghi lộc.

1.3.4. Đặc điểm chung của khí hậu[23]
Khí hậu Nghệ An nói chung và vùng ven biển hải đảo nói riêng mang tính chất

khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Song, do là nơi chuyển tiếp từ miền Bắc đến miền
Trung, nên khí hậu trong vùng mang đặc điểm khí hậu Bắc Trung Bộ vừa chịu ảnh
hƣởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa
Tây Nam (gió Lào) khô cứng.
1.3.4.1. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ dƣới 1500 giờ ở vùng núi
cao (Quỳ Châu 1462 giờ) đến trên 1600 giờ ở vùng đồng bằng ven biển (Quỳnh Lƣu
1649 giờ, Cửa Rào 1642 giờ). Số giờ nắng tập trung chủ yếu vào mùa hè, cao nhất
xuất hiện vào các tháng V - VIII, trong các tháng mùa đông xuân, số giờ nắng ít,
thƣờng dƣới 100 giờ trong các tháng I – III.
1.3.4.2. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ dƣới 220C ở vùng
núi cao đến 24,00C ở vùng đồng bằng ven biển. Nhiệt độ không khí trung bình tháng
dƣới 200C (17 - 190C) trong các tháng XII, I, II, tăng lên 19 - 250C trong các tháng III,
IV, X, XI và trên 250C trong các tháng V - IX, cao nhất vào tháng VI – VII (Bảng 1.).
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đã xuất hiện vào khoảng 40 - 42,70C (42,70C tại
Tƣơng Dƣơng vào ngày 12 -/V/1966) và thƣờng xảy ra vào các tháng V - VII, là thời
kỳ thƣờng xuất hiện gió mùa tây nam mạnh - "gió Lào", do tác dụng "phơn" của dãy
Trƣờng Sơn Bắc.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thƣờng vào tháng XII hay tháng I với giá trị 5 - 70C
ở đồng bằng và dƣới 30C ở đồi núi (-0,20C tại Tây Hiếu vào ngày 30/XI/1975, 0,30C
tại Quỳ Hợp ngày 2/I/1974). Nhƣ vậy, biên độ nhiệt độ lớn nhất có thể tới 30 - 400C.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng năm (0C)
Trạm

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

Con Cuông

17,1 18,0 20,4 24,5 27,0 28,1 27,7

Cửa Rào

XII

Năm

27,2

25,9 23,2 20,2 18,4

23,1

16,9 18,9 21,7 25,0 26,8 27,5 27,1

26,7


25,7 23,6 20,0 17,7

23,1

Đô Lƣơng

17,8 18,5 20,9 24,5 27,5 29,1 29,1

28,1

26,7 24,5 21,6 18,8

23,9

Quỳ Châu

15,2 17,2 19,7 23,9 26,0 26,9 27,0

26,2

25,1 23,1 19,2 15,4

22,1

Quỳ Hợp

17,9 19,1 21,6 25,2 27,4 28,5 28,9

27,9


26,4 24,6 21,6 18,6

24,0

Quỳnh Lƣu 17,1 18,0 19,9 23,4 26,7 28,1 28,4

27,4

26,2 23,3 19,8 18,4

23,1

14

IX

X

XI


Trạm

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

Tây Hiếu

17,0 18,1 20,7 24,5 27,2 28,6 28,7

Vinh

17,6 18,2 20,6 24,2 27,8 29,6 29,7

IX

X

XI

XII

Năm

27,6


26,3 24,0 21,0 17,9

23,5

28,7

26,9 24,6 21,8 18,8

24,0

1.3.4.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tƣơng đối không khí dao động khoảng 83 - 86%, có nơi nhƣ ở Cửa Rào
chỉ đạt 82%. Độ ẩm không khí tƣơng đối cao trong các tháng mùa mƣa (IX - XII),
tƣơng đối thấp trong các tháng mùa hè thu, thấp nhất thƣờng vào tháng VII và cao nhất
vào tháng II.
1.3.4.4. Gió
Tốc độ gió trung bình năm từ khoảng 1-2m/s, riêng ở Quỳ Châu chỉ đạt 0,1 m/s
có thể là do ảnh hƣởng của địa hình. Ở vùng đồng bằng ven biển, do chịu ảnh hƣởng
trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, nên tốc độ gió tƣơng đối lớn. Tốc độ gió lớn
nhất đã quan trắc đƣợc thƣờng lớn hơn 20m/s ở vùng đồi núi khuất gió, gần 40m/s ở
vùng đồng bằng ven biển. Hƣớng có tốc độ gió lớn nhất không ổn định, nhƣng thƣờng
là hƣớng bắc (N), đông bắc (NE), tây bắc (NW), đông nam (SE) và tây nam (SW), do
bão, áp thấp nhiệt đới gây nên.
1.3.4.5. Bốc hơi
Lƣợng bốc hơi trung bình năm biến đổi trong phạm vi từ trên 700 mm ở vùng
núi (777 mm tại Quỳ Hợp) đến gần 1000 mm ở vùng đồng bằng ven biển (982 mm tại
Vinh), có xu thế giảm theo độ cao địa hình từ đồng bằng lên vùng đồi núi. Lƣợng bốc
hơi thấp, thƣờng dƣới 50 mm/tháng trong mùa đông xuân; lƣợng bốc hơi tƣơng đối
cao trong mùa hè, đặc biệt là vào các tháng V - VII với lƣợng bốc hơi trên 100 mm,
cao nhất vào tháng VII do chịu ảnh hƣởng của gió tây nam.

1.4. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế năm 2016[26]
1.4.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 62.655,5
tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2015, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt
15.096,9 tỷ đồng, tăng 3,53%; khu vực công nghiệp – xây dựng 18.523,1 tỷ đồng, tăng
11,58%; khu vực dịch vụ 25.155,7 tỷ đồng, tăng 6,71% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm 3.879,8 tỷ đồng tăng 10,09%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2016 cao hơn
tốc độ tăng của năm 2015 (6,81%). Khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng
cao hơn năm 2015 nhƣng Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ có
15


tốc độ tăng thấp hơn.
1.4.1.2. Tài chính, ngân hàng
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 10.310 tỷ đồng, bằng 100,3%
dự toán cả năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó thu nội địa đạt
9.283 tỷ đồng, bằng 103,2% dự toán và tăng 20,6%. Trong thu nội địa thu từ doanh
nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ 5.108,9 tỷ đồng, tăng 11,51%
(thuế giá trị gia tăng 2.640,7 tỷ đồng, tăng 12,3%; thuế tiêu thu đặc biệt 1.400,4 tỷ
đồng, tăng 10,67%); các khoản thu khác 4.174,2 tỷ đồng, tăng 34,08%. Thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu đạt 1.010 tỷ đồng, bằng 79,5% dự toán và tăng 0,3%; thu xổ số
kiến thiết 17 tỷ đồng, bằng 100% dự toán và tăng 12,1%.
Hoạt động tài chính, ngân hàng năm 2016 ổn định, có tốc độ tăng trƣởng cao.
Các tổ chức tín dụng thƣờng xuyên bám sát các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế
của tỉnh để đầu tƣ vốn tín dụng. Tính đến 31/12/2016 nguồn vốn huy động trên địa bàn
đạt 91.804 tỷ đồng, tăng 19% (+14.659 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trƣớc; tổng dƣ nợ
của các tổ chức tín dụng đạt 148.344 tỷ đồng, tăng 16,5% (+22.104 tỷ đồng), trong đó
dƣ nợ trung và dài hạn chiếm 64,55%. Tính đến 2016 nợ xấu tại các tổ chức tín dụng
là 1.177 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dƣ nợ.

1.4.1.3. Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2016 tăng 3,4% so với tháng trƣớc,
tăng 6,96% so với tháng 12/2015. Có 7/11 nhóm hàng hóa dịch vụ so với tháng trƣớc
có chỉ số giá tăng, trong đó tăng nhiều nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức
tăng 74,34% do điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tƣ liên tịch số
37/TTLT-BTC-BYT của Bộ Y tế, Bộ Tài chính; còn các nhóm khác tăng từ 0,020,36%; hai nhóm đứng giá là bƣu chính viễn thông và giáo dục; hai nhóm giảm giá là
hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14% và nhóm giao thông giảm 0,81%.
Tính bình quân năm 2016 chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,10% so với năm 2015, chỉ
số giá tăng cao ở các nhóm thuốc và dịch vụ y tế với mức tăng 36,98%; nhóm văn hóa,
giải trí và du lịch tăng 5,62%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,06%; nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 2,98%;…
1.4.1.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a. Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt:
Năm 2016, mặc dù có những khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, lƣợng nƣớc
hồ đập giảm gây hạn hán thiếu nƣớc sản xuất nhƣng đƣợc sự chỉ đạo, điều hành của
16


×