Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VA CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.33 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận chung
1. Một số khái niệm
2. Quan điểm của Mác Ăngghen và Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội
Chương II: Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về CNXH và con
đương đi lên CNXH ở Việt Nam
1. Nhận thức chung về chủ nghĩa xã hội
2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3. Chủ nghĩa xã hội là con đường đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc
4. Về các mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội
5. Đặc trưng cơ bản về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: đồng thời xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam
Chương III: Ý nghĩa những tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Ý nghĩa dân tộc
2. Ý nghĩa thời đại
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


Lời mở đầu
Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự là ngọn cờ, trong
khối óc và trái tim của mỗi con người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam. Giương cao
ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh để quy tụ và vẫy gọi mọi tấm lòng Việt Nam vốn nặng
lòng vì quê hương, đất nước đã và đang là một vấn đề cần thiết và cấp bách trong xã
hội ngày nay. Dù là ai, cán bộ đảng viên, tầng lớp trí thức hay là một người nông dân


bình thường với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau họ đã gửi gắm tình yêu
nước thương nòi, tạo nên sự đồng thuận sâu sắc trong xã hội, có sức vẫy gọi và hội
được khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng hướng về mục tiêu mà Bác Hồ kính yêu đã
lựa chọn: Xây dựng thành công đất nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đối với cả dân tộc ta, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, học thuyết của
Lênin đã đến với nhân dân ta như tia sáng của bình minh. Và người Việt Nam đầu tiên
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh. Từ đó dân tộc Việt
Nam bắt đầu bước ra khỏi đêm dài nô lệ, hoà vào dòng thác cách mạng của thời đại.
Đã từ lâu, Bác chỉ rõ: “chủ nghĩa Lênin đến với chúng ta, những người cách mạng và
nhân dân Việt Nam, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con
đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng”. Đến với Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy
con đường giải phóng dân tộc: tiến lên chủ nghĩa xã hội. Là học trò trung thành của
Lênin, Người đã vận dụng một cách sáng tạo và thành công học thuyết của Lênin vào
những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành đã và đang chứng minh sự đúng đắn trong tư
duy sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin
vào cách mạng Việt Nam. Nó đã mở đường cho những luận điểm mới về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ chúng ta đã vận dụng và phát
triển. Chính những luận điểm sáng tạo này của Hồ Chí Minh đã mở đường cho cả dân
tộc Việt Nam đi đến thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới, tiến dần lên chủ nghĩa
xã hội - một xã hội với mục tiêu cao cả do dân và vì nhân dân mà phục vụ.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm chung
1.1. Chủ nghĩa xã hội
Là chế độ xã hội tới thay thế tư bản chủ nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa
cộng sản. Trong chủ nghĩa xã hội không có các giai cấp bóc lột và nạn người bóc lột
người, sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất được thay thế bằng sở hữu xã hội, nền

kinh tế được tổ chức có kế hoạch vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao độn, chính quyền
thuộc về nhân dân lao độn, lòng hiềm thù dân tộc bị thủ tiêu, phụ nữ có quyền bình
đảng với nam giới, tình hữu nghị và sự hợp tác với anh em giữa các dân tộc được thiết
lập. Chủ nghĩa xã hội đã chấm dứt các cuộc khủng hoảng, nạn thất nghiệp và nghềo
khổ bị xoá bỏ.ngyên tắc : “Mỗi người làm việc theo năng lực, hưởng theo lao động
được thực hiện. chế độ sở hữu bảo đảm cho nhân dân được chăm sóc y tế không mất
tiền, được bảo trợ xã hội khi về già trong trường hợp mất sức lao động, học tập ở các
loại trường không phải trả tiền, giá tiền nhà ấn định thấp, giá cả ổn định, tiền lương
tăng thường xuyên,…
1.2. Thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ cải tạo xã hội tư bản bằng cách mạng thành xã hội xã hội chủ nghĩa,
thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp công nhân liên minh với nông dân lao động và các
tầng lớp xã hội khacnsm được quyền lực chính trị và kết thúc khi hoàn thành xây dựng
chủ nghĩa xã hội tức là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong thời kỳ
quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
được thay thế bằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩ, sản xuất hàng hoá được cải tạo
dần thành nền sản xuất tậo thể lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được
xây dựng bằng con đường công nghiệp hoá và tái trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, tính chất nhiền hình thái của kinh tế được khắc phục, các giai cấp
bọc lột và những nguyên nhấnản sinh ra nạn bóc lột bị thủ tiêu, cách mạng văn hoá
được tiến hành.
3.1. Thời lỳ quá độ


Trong xã hội đó là thời kỳ chuyển tiếp từ xã hội này sang xã hội kia, đặc trưng
nổi bật nhất của thời kỳ này là sự tồn tại đan xen, tác động lớn lao giữa nhân tố vừa
của xã hội mới vừa của xã hội cũ.
2. Quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội
2.1.Quan điểm của Mác và Ăngghen

Khái niệm chủ nghĩa xã hội xuất hiện vào thế kỷ XIX. Lúc bấy giờ những
người xã hội chủ nghĩa không tưởng đã vạch trần và phê phán sâu sắc những hiện
tượng xấu xa của chế độ tư bản chủ nghĩa như cách biệt giàu nghèo, đạo đức đôì bại,
đảo ngượchủ nghĩa xã hội trắng đen, lẫn lộn phải trái…đồng thời họ cũng đưa ra
những mô hình xã hội lý tưởng của họ - mô hình chủ nghĩ xã hội không tưởng.
Mác và Ăngghen đã đưa Chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến hiện thực.
Nhận thức của hai ông đối với Chủ nghĩ xã hội là bát nguồn từ các tác phẩm của Chủ
nghĩa xã hội không tưởng. Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 là cột mốc quan trong
nói lên sự chuyển biến tư tưởng của hai ông. Trong bản thảo đó, Mác đã cố gắng đi từ
góc độ kinh tế học để luận chứng chủ nghĩa cộng sản, thay đổi quan điểm về Chủ
nghĩa xã hội của những người xã hội chủ nghĩa không tưởng chỉ đơn thuần dùng tiêu
chuẩn đạo đức, nguyên tắc lý tính trừu tượng để phê phán chế độ cũ và thiết kế xã hội
mới; nhờ vậy mở ra một phương hướng mới trong lịch sử tư tưỏng xã hội chủ nghĩa.
Song song với quá trình đi sâu nghiên cứu thực tiễn và lí luận, Mác và Ăngghen đã
hoàn thành bước chuyển đổi thế giớ quan; từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy
vật, từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, đã sáng lập lý luận duy vật lịch sử
và học thuyết giá trị thặng dư. Đó là hai phát hiện lớn đã đặt cơ sở khoa học và hiện
thực cho Chủ nghĩa xã hội khoa học, khiến cho chủ nghía xã hội tiến lên một bước
nhảy vọt trong lịch sử phát triển của minh. Quan niệm về Chủ nghĩa xã hội của Mác
và Ăngghen có thể quy thành những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản phải được xây dựng trên cơ
sở sức sản xuất phát triển cao. Theo nguyên lý duy vật lịch sử,, trình độ phát triển của


lực lượng sản xuất là tiêu chí quan trọng để phân biệt các phươg thức sản xuất khác
nha. Hai ông cho ràng: “Phải có sự tăng cường cao của lực lượng sản xuất .. . là tiền
đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết để xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. “ Nếu không có nó
thì tất cả sẽ chỉ là một sự nghèo nàn đã trở thành phổ biến, mà với sự thiếu thốn thì
cũng bát đầu trở lại một cuộc đấu tranh để giành lại những cái cần thiết, thế là người
ta lại không tránh khỏi rơi vào cùng sự ‘ti tiện trước đây”.

Ở đây, Mác, Ăngghen đã dùng lời lẽ rất ràng để chứng minh rằng, chủ nghĩa
cộng sản phải được xây dựng trên cơ sở sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất,
nhằm thoả mãn nhu cấu phát triển toàn diện của con người; chủ nghĩa cộng sản không
phải là chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩ khổ hạnh; nghèo khổ không phải là chủ nghĩa
cộng sản.
Thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ tư hữ tư nhân về tư liệu sản
xuất, xây dựng chế độ công hữu, không còn kinh tế hàng hoá. Mác và Ăng ghen đã
mổ xẻ mâu thuẩn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: Mâu thuẩn giữa sản xuất lớn xã hội
hoá và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản – vì vậy xoá bỏ chế độ tư hữu và xây dựng
chế độ công hữu là tiêu chí đầu tiên của chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ thực tế của chế độ tư bản chủ nghĩa: khủng hoảng kinh tế tư bản
chủ nghĩa phá hoại nghiêm tọng của cải xã hội, Mác cho rằng tình trạng vô chính phủ
trong sản xuất và kinh tế là hậu quả tai hại của kinh tế hành hoá. Vì vậy trong điều
kiện của chủ nghĩa xã hội “ cùng với việc xã hội nắm lấy tư liệu sản xuất thì sản xuất
hàng hoá cũng bị loại trừ. Tình trạng vô chính phủ trong nôội bộ nền sản xuất xã hội
được thay thế bằng một số tổ chức có kế hoạch, có ý thức:.
Thứ ba, xã hội chủ nghĩ được chia thành hai giai đoạn phát triển, từ thấp đến
cao, từ phân phối đến phân phối theo nhu cầu. Mác cho rằng, sau khi giai cấp vô sản
giành được chính quyền, xã ôịi được phát triển cao theo ba thời kỳ lịch sử: Thòi kỳ
quá độ “giữa xã hội tư bản chủ nghĩa, là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ
sang xã hội kia” “và nhà nước của thời kỳ ấy phải là cái gì khác hơn là nền chuyên
chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Giai đoạn thứ nhất của củ nghĩa công sản là
giai đoạn mới thoát thai từ xã hội cũ, vì vậy còn tồn tại những tư tưởng hẹp hòi của


quyền lợi tư sản, không tránh khỏi còn rớt lại những tàn dư của xã hội cũ, xã hội chỉ
có thể phân phối theo lao động. Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, những tàn của
xã hội chủ nghĩa xã hội đã bị xoá bỏ, cách phân côing cũ không còn nữa, lao động trở
thành nhu cầu đầu tiên của cuộc sống, của lực lượng sản xuất phát triển cao độ của xã
hội rất dồi dào, xã hội cuối cùng thực hiện “ Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Theo Mác, từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản, phải trải qua quá trình phát
triển như thế: từ không phát triển đến phát triển, từ thấp đến cao.
Thứ tư, chủ nghĩa cộng sản là liên hợp những người tự do. Mác và Ăngghen
nhiều lần nêu lên như sau: Trong xã hội tương lai, con người được phát triển tự do
toàn diện trên cơ sở sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất “Sự phát triển tự do
của mọi người là sự phát tự do của mọi người”; “ Liên hợp của những người tự do” sẽ
thay thế xã hội cũ đối lập giai cấp.
Khi sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, Mác và Ăngghen chưa hề
tận mắt thấy cách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi ở bất cứ lúc nào; lại càng
chưa được sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa để kiểm tra và hoàn thiện học thuyết
của mình. Hai ông có thể mổ xẻ sâu sắc xã hội tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ, nhưng rất
khó có thể dự kiến chính xác xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực sẽ có bộ mặt như thế
nào được xây dựng và phát triển ra sau, chủ nghĩa tư bản sẽ có những biến đổi gì. Về
những vấn đề đó, hai ông không thể để lại những đáp án cho hậu thế. Hai ông đã vạch
ra con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng hai ông chưa đi hết
con đường đó.
2.2. Quan niệm của Lênin về chủ nghĩa xã hội –chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn
nước Nga
Cách mạng xã hội chủ nghĩa không nổ ra đầu tiên ở các nước tư bản phát triển
như Các Mác, Ăng ghen giả thuyết. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đã giành thắng lợi
đầu tiên tại các nước kinh tế văn hoá lạc hậu hơn. Trong điều kiện mới, Lênin chú
trọng nghiên cứu lí luận về chủ nghĩa đế quốc, nghiên cứu biện pháp tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Người đã thay đổi kết luận trước đây cho
rằng có thể giành “ thắng lợi đồng loạt”. Người đưa ra luận điểm mới cho rằng, cách


mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành “thắng lới đầu tiên tại một nước”. Lênin đa giải
quyết một loạt vấn đeef về tiến hành cách mạng tại các nước kinh tế văn hoá tương
đối lạc hậu. Đảng lãnh đạo cách mạng vô sản Nga và tiến hành cách mạng tháng Mười
giành thắng lợi vĩ đại, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, đưa

chủ nghĩa xã hội tư lí luận trở thành hiện thực, thực hiện bước nhảy vọt thứ hai trong
lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào tại Nga, một nước kinh tế,
văn hoá tương đối lạc hậu, lúc đầu Lênin chủ trương “quá độ trực tiếp”, sau chuyển
sang chủ trương “quá độ gián tiếp”. Kể từ mùa hè năm 1918, nước Nga Xô Viết bước
vào thời kỳ nội chiến rất gian khổ. Để thích ứng với tình hình hình đó, nước Nga đã
thực hiện một loạt chính sách bất bình thường trong hoạt động kinh tế. Lịch sử gọi đó
là “chính sách cộng sản thời chiến”. Để đối phó với hoàn cảnh chiến tranh cực ký khó
khăn, lương thực và các loại vật tư rất thiếu thốn, nhà nước Xô Viết đã thực hiện chế
độ trưng thu lương thực rất chặt chẽ. Giải pháp đó rất thích hợp với một số quan niệm
truyền thống về chủ nghĩa xã hội trong đầu óc nhiều người. Những người đó, kể cả
Lênin cho rằng như vậy đã tìm được “con đường tắt” để trực tiếp tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Tưởng rằng tại một nước tiểu nông có thể dùng pháp lệnh nhà nước để trực tiếp
quá độ lên chế độ sản xuất và phân phối cộng sản chủ nghĩa. Nhưng thực tiễn đã
chứng minh đó đã chứng minh quan niệm đó là sai lầm.


CHƯƠNG 2: NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CHỦ NGHĨâ XẪ HỘi VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘi Ở
VIỆT NAM
1. Nhận thức chung về chủ nghĩa xã hội
- Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phưng thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ những
mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà được. Tự khốn cùng của người dân đã đi đến
những đòi hỏi bức thiết về cuộc sống thường ngày nhưng giai cấp tư sản đã không đáp
ứng được. Chính thời điểm rối ren của xã hội đó Mác và Ăng ghen đứng ra thức tỉnh,
tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giành lại quyền lợi cho những con người đang sống
trong bất công và đói rét. Nhưng ở thời kì Mác và Ăngghen chủ nghĩa xã hội ở đây
chính là sự nghiệp đấu tranh để giải phóng con người. “Làm theo năng lực, hưởng
theo nhu cầu” – chính là phản ánh khát vọng sâu xa của bao nhiêu thế hệ con người.

Khác với các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, Mác và Ăngghen không chỉ
đặt vấn đề giải phóng giai cấp vô sản chỉ vì họ là những người đau khổ nhất trong xã
hội tư bản mà chúng ta thấy ở một khía cạnh sâu xa hơn thì đây là là cách mạng giải
phóng giai cấp đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ nhất trong lịch sử:
“Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công
nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”, Tính
khoa học của lí luận Mác xít về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân bắt nguồn từ chỗ xem xét lịch sử xã hội loài người như một quá
trình phát triển tự nhiên tuân theo những qy luật khách quan Mác đã từng viết: “tôii
coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
hoạt động của con người trên cơ sở nắm bắt những qy luật khách quan chính là hoạt
động thể hiện tính tất yếu của lịch sử. Cũng như các cuộc cách mạng khác đã diễn ra
trong lịch sử, bắt nguồn từ mâu thuẫn quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuấtcm xã
hội chủ nghĩa phát sinh từ nhu cầu giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản, đó
là giải phóng lực lượng sản xuất đã mang tính xã hội hoá cao ra khỏi sự kiềm hãm của


quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư ban chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất.
Mác và Ăngghen chỉ rõ ràng vấn đề cốt yếu của mọi cuộc cách mạng là lật đổ
chính quyền của giai cấp thống trị cũ, giành lấy chính quyền nhà nước, bảo đảm việc
thành lập và bảo vệ chế độ xã hộ, chống lại mưu toan phục hồi của các thế lực phản
cách mạn. Với Mác và Ăngghen chủ nghĩa xã hội ở đây chính là giải quyết những
mâu thuẫn cơ bản để mở đường cho xã hội phát triển, thủ tiêu cơ sở kinh tế dẫn đến
phân cực, đối kháng xã hội, giai cấp, là hợp điểm của các mục tiêu giải phóng giai
cấp, dân tộc, con người. Về điểm này, Mác và Ăngghen đã từng viết “ lịch sử của cuộc
đấu tranh giai cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc lột
và áp bức tức là giai cấp vô sản không còn có thể tự giải phóng khỏi giai cấp áp bức
mình chính là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viên giải phóng toàn xã hội
khỏi ách áp bức bóc lột, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp”.

Như vậy, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin thì xây dựng chủ nghĩa
xã hội chính là xây dựng một xã hội không có áp bức, bóc lột, không có giai cấp. Nói
cách khác, cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, nguyên nhâ của sự phân chia giai cấp và làm tha hoá con người.
Đến thời Lênin, vào giữa thế kỷ XIX và thế kỷ XX, tư bản chủ nghĩa đã bước
vào giai đoạn phát triển cao là chủ nghĩa đế quốc, bắt đầu những cơn bão táp cách
mạng và chấn động xã hội mới. Nứoc Nga đã hình thành những tiền đề cho cuộc đấu
tranh thắng lợi của giai cấp côgn nhân. Trogn những điều kiện mới lúc bấy giờ, Lênin
tiếp tục nghiên cứu và phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học. Hiện thực xã hội
Nga đã xuất hiện hàng loạt trào lưu đấu tranh vì tự do, dân sinh, dân chủ. Chính vì lẽ
đó, trong cương lĩnh cách mạng do Lênin vạch ra – cương lĩnh nhằm hoàn thành triệt
để cách mạng dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hội nhập các trào lưu đó
thành sức mạnh to lớn, hướng vào đánh tan chế độ chuyên chế phong kiến, mở đường
đánh vào nền thống trị của giai cấp tư sản. Lênin đã khái quát thực tiễn của toàn bộ
phong trào công nhân sau thời kỳ Mác và Ăngghen, của sự vận động của tư bản chủ
nghĩa thế giới khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đã phân tích tình hình của


nước Nga trong mối quan hệ các nước, đồng thời lại trực tiếp tắm mình trong thực
tiễn hoạt động cách mạng của giai cấp vô sản Nga. Lênin đã luận giải tính tất yếu của
cách mạng vô sản và khả năng thắng lợi của cuộc cách mạng đó; dựa trên sự phân tích
lí luận về về các hình thái kinh tế xã hội, luận giải về vai trò lịch sử thế giới của giai
cấp vô sản với tư cách là một giai cấp cách mạng có khả năng hiện thực hoá trong đời
sống xã hội loài người. Mặt khác, Lênin đưa ra những dự đoán khoa học về một xã hội
tương lai hợp thành lý luận về thời kỳ quá độ như bước chuyển tiếp lịch sử từ tư bản
chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản, lí luận về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã
hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội …trong giai đoạn
thấp từ hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, lí luận về nhà nước chuyên chính
vô sản và quản lí xã hội trong điều kiện giai cấp vô sản và đảng của nó đã trở thành
lực lượng lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Nhận thức chung về chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam - một nước nông nghiệp lạc hậu,
thuộc địa, nửa phong kiến bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên con đường
chủ nghĩa xã hội bằng con đường cách mạng không ngừng: Tiến hành cách mạng giải
phong dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vận
dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí
Minh đã có những sáng tạo về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam
Đề cập những nội dung cơ bản, những mục tiêu lâu dài của chủ nghĩa xã hội,
của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người viết “xây dựng chủ nghĩa
xã hội là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, là cho xã hội không còn người
bóc lột người không còn đói rét, mọi người đều ấm no, hạnh phúc”. Chủ nghĩa xã hội
là “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là
nhân dân lao động” và “cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó
khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay
chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta”


Xét tình hình thực tế đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ nước ta là nền kinh tế
còn lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, do đó theo Người xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam “ không thể làm mau được mà phải làm dần dần” .Tháng 8/1944, trước khi
rời khỏi Liễu Châu, Nguyễn Ái Quốc đã từng nói với Trương Phát Khuê rằng: “Chủ
nghĩa cộng sản sẽ chưa được thực hiện trong vòng 50 năm tới”. Từ thực tiễn lịch sử,
từ cơ sở lý luận mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin thì với Người
CNXH không chỉ là ước mơ, lý tưởng mà cần phải được thực hiện cụ thể từng bước
ngay ở nhiệm ụ trước mắt. Vấn đề sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh là xuất phát từ thực
tiễn đất nước, Người đã đề ra mục tiêu trước mắt của chủ nghĩa xã hội một cách thiết
thực cụ thể, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Bác đã giải
thích về chủ nghĩa xã hội một cách cụ thể, dễ hiểu “chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm

làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
làm, được ấm no và có cuộc đời hạnh phúc”.
“ chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”
“ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, càng ngày sung
sướng, ai nấy cũng được đi học, ôm đau có thuốc, già không lao động được thì nghĩ,
những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá bỏ”
“ Chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm, cơm no nhà ở tử tế, được
học hành”.
“ Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc càng ấm no, con cháu chúng
ta ngày càng sung sướng”.
“ Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân
và do dân tự xây dựng lấy…”.
Tất cả các quan điểm, tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội đều gắn với tự
do, hạnh phúc của nhân dân. Người luôn tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội cốt yếu dựa vào nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy. Những quan niệm
chung và nhận thức về chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh nêu lên vẫn phù hợp với
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội, phù hợp với nguyện


vọng, yêu cầu bức xúc và cơ bản từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam, phù hợp với quy
luật về con đường cách mạng của Việt Nam . Những quan niệm về chủ nghĩa xã hội
của Bác rõ ràng rất dễ đi vào lòng người, được mọi người dân chấp nhận, phù hợp với
tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin do đó nhân dân tự nguyện phấn đấu cho thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội.
2.Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, trong khi nhấn mạnh tính khách
quan của sự vận lịch sử từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản, đã đề cập đến tính tất yếu cảu thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm phê phán cương
lĩnh Gôta, Mác viết: “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là

một thời kỳ, thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy
không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Đây
chính là quan điểm của Mác nói đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ
điều kiện của các nước tư bản phát triển ở Tâu Âu, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ
nghĩa xã hội đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ.
Trong quá trình nghiên cứu và hoạt động chính trị của mình, Mác cũng đã tìm
hiểu về lịch sử phát triển cảu nược Nga và ông cũng đã tỏ ra tán thành ý kiến của
Trecnưsecxky – một nhà dân chủ cách mạng Nga - rằng “nước Nga ….có thể không
cần phải trải qua những đau khổ của chế độ đó - tức là chế độ tư bản chủ nghĩa, mà
vẫn chiếm đoạt mọi thành quả của chế độ ấy”.Lịch sử trôi qua với thắng lợi của cách
mạng Tháng Mười Nga 1917 đã làm cho lý luận về thời kỳ quá độ đã có một sự phát
triển mới. Cái mới là ở chổ cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra trước tiên ở Nga, một
nước tư bản phát triển trung bình. Nước Nga bước vào thời kỳ quá độ tư điểm xuất
phát thấp hơn các nước tư bản Tây Âu về kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân chiếm tỷ
lệ còn thấp trong dân cư và nước Nga cách mạng còn đang vận động trong một biển
những người tiểu nông. Từ trong thất bại của “chính sách cộng sản thời chiến”, muốn
quá độ thẳng, quá độ nhanh chóng, trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, Lênin đã nhận ra


rằng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Nga là một thời kỳ lịch sử tương đối dài, nó
cần thiết phải thực hiện những bước quá độ nhỏ, những nhịp cầu nhỏ, những hình thức
kinh tế trung gian để dần dần lôi cuốn nhân dân Nga, mà đa số là tiểu nông, đi lên chủ
nghĩa xã hội, tức là phải thực hiện bước quá độ gián tiếp.
Lênin đã từng viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô: “nếu
phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở vào
thời kỳ qúa độ trong thời kỳ quá độ”, “phải tiến cực kỳ chậm, vô cùng chậm hơn mức
mà trước kia chúng ta đã mơ tưởng, phải tiến làm sao cho tất cả quần chúng nhân dân
đều thật sự tiến lên cùng chúng ta”.
Bên cạnh đó Lênin cũng đã nêu lên tư tưởng về sự phát triển bỏ qua giai đoạn
tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội (xuất phát từ đặc thù của nước Nga, đối với

những nước mà đa số dân cư là nông dân với nền sản xuất nhỏ tiền tư bản). Theo
Lênin: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể
tiến tới chế độ Xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa
cộng sản không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu không thể là con đường quá độ trực
tiếp mà là quá độ gián tiếp qua nhiều bước trung gian, đồng thời cũng vạch ra khả
năng các nước đó có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Ở
trường hợp các nước bỏ qua tư bản chủ nghĩa quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội, các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin vạch rõ: Nó chỉ có thể thực hiện được với điều
kiện có sự giúp đỡ của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cho cách mạng xã hội
chủ nghĩa thành công và phải có sự lãnh đạo của một chính đảng vô sản kiên trì đưa
đất nước đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử dân tộc Việt Nam diễn ra theo tiến trình không hoàn toàn giống như các
nước phương Tây. Vận dụng lý luận về cách mạng vô sản, về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa của Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ tình hình thực tiễn của xã hộiViệt
Nam, một nước thuộc địa nữa phong kiến, nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỉ là


chủ yếu nên khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là: tiến hành giải phóng dân
tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội chứ
không thể làm ngay cách mạng vô sản, thiết lập chuyên chính vô sản và bước ngay lên
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tư bản đã phát triển.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc điểm của việc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là: Sau khi hoàn thành cách dân tộcdân chủ nhân dân dưới sự
lãnh đạo của giai cấp vô sản trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và lao động
trí thức được củng cố vững chắc; Nhà nước của dân, do dân, vì dân vững mạnh vì có
kinh nghiệm điều hành đất nước thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc” thắng
lợi, những tiền đề chủ yếu cho việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được tạo ra. Do đó,

cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới – quá độ lên chủ nghĩa xã hội –
không bắt đầu bằng một cuộc đảo lộn chính trị, một cuộc cách mạng chính trị với đầy
đủ ý nghĩa của nó, như ở nước Nga hay các nước tư bản phát triển. Theo Hồ Chí Minh
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: “bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế
quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa với công ngiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
Chính sach kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng phát triển
sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Người vạch rõ: “chúng ta đã đáng thắng thục dân, phong kiến. Hiện nay,
chúng ta đang làm cách mạng chủ nghĩa xã hội., một cuộc cách mạng tuy trường kỳ
gian khổ, song nhất định thắng lợi, chí phải đổ mồ hôi mà không đổ máu một cuộc
cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời
cho nhân dân ta, con cháu ta”.
Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản mà Lênin đã nêu ra về đặc
điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở “những nước tiểu nông” của Hồ Chí Minh
vào trong nước ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ
những phân tích sâu sắc và xã hội Việt Nam: Người cho rằng về phía người lao động
Việt Nam đó là sự không giác ngộ, sự nhẫn nhục và có tổ chức; còn về phía bọn địa
chủ thì không có máy móc, ruộng đồng thuộc sở hữu của những địa chủ hạn trung,


hạn nhỏ và những kẻ ở đó được coi là địa chủ thì là những tên lùn tịt bên cạnh những
người trùng tên với họ ở Châu Âu và Châu Mỹ, không có tỷ phú người An Nam.
Những tên trọc như ở đó thì ở đây là những kẻ thực lợi khá giả thôi. Cho nên, nếu
công dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống địa chủ cũng chẳng có gì xa
hoa, nếu .thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không biết công
cụ để bóc lột họ lại là máy móc; người thì chẳng có công đoàn kẻ chẳng có Tơrớt;
người thì nhẫn chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình, sự
xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cải được. Do
đó Người đã kết luận: “ xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc

kinh tế, không giống các xã hợi phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và
đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây.( Hồ Chí Minh toàn tập T1 trang
465). Với những đặc thù chính xác đó, Hồ Chí Minh đã đặc vấn đề hoàn toàn chính
xác khi cho rằng Cac Mác cho ta biết sự tiến triển của các xã hội trãi qua 3 giai đoạn:
“ Chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản, và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh
giai cấp có khác nhau, chúng ta phải coi chừng: các dân tộc Viễn Đông có trại qua hai
giai đoạn đầu không?”. Bởi lẽ, ở phương Đông do ảnh hưởng của cái gọi là phương
thức sản xuất châu Á kéo dài dai dẳng từ sau khi tan rã của xã hội nguyên thuỷ cho
đến tận những năm đầu thế kỷ XIX, nên xã hội ở phương Đông và Việt Nam không
thật điển hình như ở phương Tây.
Từ đó Hồ Chí Minh cho rằng tuỳ hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con
đường khác nhau “ta không giống Liên Xô …ta có thể đi con đường khác để tiến lên
chủ nghĩa xã hội” Hồ Chí Minh cho rằng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác và Ăngghen
ở thời mình không có được. Nhưng để tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội là hai việc khác nhau. Cái thứ nhất suy cho cung là nghiên về
tiền đề, cái thứ hai mới là mục đích. Bác từng cho rằng thắng đế quốc và phong kiến
là tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu là khó hơn nhiều, răng cách mạng xã hội chủ
nghĩa xã hội là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhất nhưng cũng là cuộc cách mạng
gay go nhất, phức tạp nhát và khó khăn nhất; là cuộc chiến khổng lồ chống lại những


gì chủ nghĩa xã hội kỹ, lạc hậu, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Con
đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là gian khổ, lâu dài và phức tạp.
Thời kỳ xây dựng nền tảng cơ bản, chủ yếu cho một xã hội xã hội chủ nghĩa vũng
chắc sau này. Qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm
qua, chúng ta càng thấm thía tư tưởng sáng suốt, sâu sắc và sáng tạo của Hồ Chủ tịch.
Trong quá trình vận dụng tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin.
3. Chủ nghĩa xã hội là con đường đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc
Gần 100 năm qua, chủ nghĩa xã hội từ chổ chỉ là ước mơ tốt đẹp của loài người,

rồi một lý luận khoa học đã trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng
to lớn lôi cuốn hàng nghìn triệu người. Nó đã trở thành một hệ thống thế giới từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai, đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, xã
hội, khoa học, kỹ thuật, …nâng cao mức sống của nhân dân.
Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác được thực tế kiểm nghiệm đã có
những điểm tỏ ra không thích hợp trong điều kiện mới, cần sửa đổi, bổ sung, sáng tạo
như Lênin đã làm.Mác và Ăngghen đã đưa ra chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến
khoa học. Nhận thức của của hai ông đối với chủ nghĩa xã hội là bắt nguồn từ các của
chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Trong quan niệm Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ,
chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu tiếp theo của độc lập dân tộc; trong chủ
nghĩa xã hội đã hàm chứa nội dung độc lập, tự do của con đường vận động lịch sử.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được Người thể hiện tập trung
nhất vào những năm 1954, khi miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ, tiến hành
nhiệm vụ khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng
chủ nghĩa xã hội song sơng với nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ “cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ phải đồng thời tiến hành: nhiệm
vụ xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ tiếp tục cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ ấy đều nằm trong mục tiêu
chung là củng cố hoà bình, thực hiện thôngd nhất nước nhà trên nền tảng độc lập và
dân chủ”.Theo quan điểm của Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp,


xoá bỏ mọi áp bức bóc lôt,; một xã hội công bằng, hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm
ít hưởng ít, không lamg không được hưởng ; một xã hội tất cả vì cong người, vì sự
phát triển toàn diện của con người, một xã hội o nhân dân lao đông làm chủ dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Như vậy, theo Hồ Chí Minh chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải
quyết được triệt để vấn đề độc lập dân tộc và chỉ có độc lập dân tộc thực sự trên cơ sở
của chủ nghĩa xã hội. Xét trên mặt nào đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo quan điểm
Hồ Chí Minh chính là xây dựng các điều kiện phát triển cảu dân tộc, Từ nền tảng

chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội …chủ nghĩa xã hội có khả năng loại bỏ được khả
năng chiến tranh của các dân tộc, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với hoà bình. Mặt khác,
theo Hồ Chí Minh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đất nước có một tiềm lực
mạnh về kinh tế, quốc phòng, địa vị chính trị của dân tộc trên trường quốc tế đựơc
nâng cao. Chính sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội trong phạm vi quốc tế sẽ là sức hấp
dẫn trên con đường phát triển của các dân tộc lạc hậu, là lá chắn và bệ đỡ của hoà bình
thế giới, ngăn chặn và hạn chế các cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh xâm lược.
Chính việc không ngừng củng cố các nhân tố xã hội chủ nghĩa, giải quyết các nhu cầu
bức bách của quần chúng lao động đã có tác dụng làm tăng nhanh chòng các nguồn
lực sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh nhân dân, giành lại độc lập, tự do cho
dân tộc, thống nhất tổ quốc và sau này là công cuộc bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Ở đây độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đồng nhất với nhiệm
vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thể hiện rõ nét nhất
ở đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc và đường lối đồng thời vừa thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo độc lập tự do
cho dân tộc, nó thể hiện ham muốn tột cùng của Hồ Chí Minh là “nước ta độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành. Theo một cách nhìn biện chứng và phát triển liên tục, công cuộc đổi mới nói
chung, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay nói riêng là một
trình độ kết hợp mới cao hơn về chất lượng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều


này khẳng định sức sáng chiếu rọi và tính hấp dẫn trường tồn của con đường cách
mạng Hồ Chí Minh.
4. Mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “là mọi người
được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”, “là không ngừng nâng cao đời sống vật
châtvà tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao đông”. Bao giờ Người cũng
chỉ rõ mục tiêu đó, vắn tắt, mộc mạc nhưng chính xác, gãy gọn: “Chủ nghĩa xã hội là

mọi người được áo ấm, cơm no, nhà ở tử tế, được học hành”, “là nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, lạc hậu”. Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vì con
người, vì nhu cầu và lợi ích không phải của một hay của một số ít người mà là của tất
cả mọi người dân, trước hết là người lao động được sống xứng đáng trong một xã hội
mới không không có người bóc lột, áp bức người.
Lấy gì bảo đảm cho mục tiêu đó được thực hiện? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
muốn hoàn toàn “vì dân” thì phải là “của dân” là dân tự xây dựng”
Đối với vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh cho rằng xác định
động lực chủ nghĩa xã hội là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm hình thành những
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Ở đây điều quan trọng đối với Hồ Chí Minh là phải
nhận thức, vận dụng và phát huy tất cả các động lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ
Chí Minh, động lực của chủ nghĩa xã hội phải được hiểu một cạc tóm tắt là tất cả các
nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động của con
người. Xét đến cùng, theo Hồ Chí Minh, các động lực muốn phát huy đều phải thông
qua con người, do vậy, bao trùm lên tất cả các động lực chính là động lực con người –
xét cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân.
Theo Hồ Chí Minh, con người xét trên bình diện cộng đồng bao gồm tất cả
các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản,…các tổ chức và
đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước và kiều bào ngoài nước…
Khác với quan điểm kinh diỉen của các nhà kinh điển, Hồ Chí Minh cho rằng giai cấp


tư sản dân tộc cũng là một lực lượng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người phân
tích rằng vì giai cấp tư sản dân ntộc ta “có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu
nước”. Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội điều cần thiết và
cốt yếu là phải ra sức phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
Xét ở bình diện cá nhân, Hồ Chí Minh cho rằng sức mạnh cộng đồng được
hình thành từ sức mạnh của cá nhân, thông qua sức mạnh của cá nhân. Muốn phát huy
sức mạnh cộng đồng phải tìm ra những biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi
cá nhân. Hồ Chí Minh đã đề cập một cách hệ thống nội dung biện pháp, vật chất và

tinh thần nhằm tác động vò đóạo ra sức mạnh tác động vào hoạt động của con người
nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng cần phải tác động vào nhu
cầu và lợi ích của con người, vì rõ ràng hành động của con người luôn luôn gắn liền
với nhu cầu và lợi ích của họ. Người xác định đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là một
trận tuyến vô cùng gay go, phức tạp, đó là một trận tuyên hết sức mới mẽ do đó theo
Hồ Chí Minh cũng phải biết kích thích những động lực mới, đó là lợi ích cá nhân
chính đáng của người lao động. Bên cạnh đó, Người cho rằng nên tác động vào động
lực chính trị, tinh thần. Hồ Chí Minh đã từng nói có nhnwgx lĩnh vực hoạt động xã hội
tinh thần đòi hỏi phải hy sinh, thiệt thòi mà không lợi ích vật chất nào có thể bù đắp
được. Trong hoàn cảnh khó khăn của cách mạng và kháng chiếnm, khi các điều kiện
vật chất còn thiếu, Hồ Chí Minh đề lên hàng đầu phát huy động lực chính trị - tinh
thần của nhân dân ta bằng những biện pháp hết sức cụ thể như: phát huy quyền làm
chủ và ý thức làm chủ của người lao động; thực hiện công bằng xã hội; sử dụng vai trò
điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác (chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật,…)
Nhưng Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ đối lập với động lực chính là sự kiềm
hãm. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy các động lực thì còn phải biết triệt tiêu những trở
lực. Bước vào xây dựng xã hội mới, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh
có thể dẫn đến nguy cơ thoái hoá biến chất của một đảng cầm quyền, đến an nguy của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Người yêu cầu cần phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
Người nhấn mạnh “chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người
cách mạng phải tiêu diệt nó”. Mặt khác phải đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực


như tham ô, lãng phí, quan liêu, chia rẽ bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ quan
bảo thủ giáo điều chuyên quyền vì nó là “bạn đồng minh của thực dân, phong kiến,
nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức
cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”.
Trong hệ thống các động lực của chủ nghĩa xã hội, ngoài những nội dung trên
Hồ Chí Minh còn nói nhiều đến vai trò chủ đạo của Đảng, hiệu lực của cơ chế, chính
sách của nhà nước cùng vai trò của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính

trị.
5.Về đặc trưng cơ bản về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: đồng thời xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đặc trưng chủ nghĩa xã hội
Lênin cho rằng đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là tôn trọng thực tiễn,
cố gắn thông qua thực tiễn để tìm kiếm chủ nghĩa xã hội quan niệm chủ nghĩa xã hội
của Lênin chủ yếu có mấy điểm như sau:
Thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ trở thành một “công xưởng lớn lớn”.
Trong cuốn “Nhà nước và ácch mạng” lênin đã mô tả xã hội chủ nghĩa trong tương lai
là nhà nước vô sản chiếm hữu tư liệu sản xuất một cách trực tiếp và duy nhất; nhà
nước đó chịu trách nhiệm tổ chức việc sản xuất trong phạm vi cả nước, chịu trách
nhiệm thực hiện việc thống kê và kiểm soát của toàn dân đối với tiêu dùng và phân
phối. Ở đây, hết thảy mọi công dân đều trở thành nhân viên và công nhân của một
xađicanh nhà nước duy nhất của toàn dân, toàn thể xã hội sẽ chỉ còn là một phòng làm
việc, một xưỏng máy với chế độ lao động ngang nhau thì lĩnh lương ngang nhau”.
Rõ ràng suy nghĩ của Lênin là phù hợp với những giả thuyết mà Mác,
Ăngghen về xã hội tương lai. Quan điểm của Lênin là cơ sở tư tưởng của chính sách
cộng sản thời chiến.
Thứ hai, một nước tiểu nông phải thực hiện một loạt khâu trung gian, như phát
triển sản xuất hành hoá, …để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế mới cho
phép người dân được tự do sử dụng lương thực dư của mình và các nông sản. Trong


tình hình đó, quan hệ hành hoá, tiền tệ và quy luật giá trị được phục hồi và phát huy
tác dụng một cách không gì ngăn cản nổi, thị trường sôi động trở lại. Thực tiễn đó đã
khiến Lênin thấy rằng, thương nghiệp là khâu trung tâm để chấn hưng nền kinh tế,
phỉa sử dung thị trường và quan hệ kinh tế hàng hoá - tiền tệ, phải thực hiện việc thực
hiên trao đổi sản phảm công, nông nghiệp, đảng viên cộng sản phải biết học để biết
buôn bán, nhà nươcứ phải làm “nhà buôn bán thành thạo”. Mặc dù lúc đó Lênin chưa

nêu lên một cấch rõ ràngnhwngx khía niệm như kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa,
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nhưng ông đã thấy rằng việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở các nước lạc hậu, phải áp dụng một loạt các giải pháp trung gian như; hành
hoá, thị trường, tiền tệ, chủ nghĩa tư bản nhà nước,… để khia thông việc giao lưu giữa
thành thị và nông thôn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cách làm đó đã phù hợp với quy
luật phát triển của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đó là những kkết luận hoàn toàn mới
được đúc rút ra từ thực tiễn. Đó là sự đột phá quan trọng nhất về lý luận và là cống
hiến lý luận quan trọng nhất của Lênin trong quá trình tìm tòi con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở nước Nga.
Thứ ba, hợp tác xã là mắc xích nối liền nhà nước xã hội chủ nghĩa và hành
chục triệu hộ tiểu nông, là giải pháp chủ yếu để hướng dẫn nông dân tiến lên conn
đường xã hội chủ nghĩa. Lênin cho rằng, việc thiết lập các hợp tác xã với nhiều hình
thức khác nhau là biện pháp thích hợp để nông dân dễ tiếp nhận và qua đó hướng dẫn
nông dân tiến lên con đường xã hội chjủ nghĩa. Bởi vì, hợp tác xã có thể tìm ra cách
kết hợp tốt nhất giữa lợi ích riêng của nông dân với lợi ích chung của nhà nước. Do
vậy, có sự phát triển hợp tác xã là có “tất cả những điều cần thiết để xây dựng một xã
hội xã hội chủ nghĩa toàn vẹn”.
Thứ tư, phải biết lới dụng chủ nghĩâ tư bản để phát triển kinh tế xã hội chủ
nghĩa. Lênin cho răng, nhà nước nnhà nước có thể và phải cần mạnh dạn học tâp,
tham khảo kỹ thuật và kinh nghiệm quản lí của các nước tư bản phương tây để khôi
phục phát triển kinh tế. Tư tưởng của ông về chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như hình
thức cụ thể của nóp là sự phát triển quan trọng đối với chủ nghĩa Mác.


Thứ năm, cọi trọng xây dựng văn hoá, nâng cao đời sống văn hoá của toàn
dân, coi đó là điều kiện càn phải có để xây dụng chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu.
Lênin nhận thấy rằng nếu không nắm vững các tri thức và khoa học, văn hoá hiện đại,
sẽ rất khó nâng cao tố chất của người lao độn, rất khó quản lý nền kinh tế hiện đại và
nâng cao năng xuất lao động. Lênin coi việc thực hiện điện khí hoá toàn quốc và việc
nắm vững khoa học kỹ thuật hiện đại là điều kiện cần thiết để cải tạo tiểu nông và

khắc phục tình trạng quan liêu.
Nghiên cứu của Lênin về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tại các nước
lạc hậu bao gồm rát nhiều lĩnh vực và cũng rất có giá trị. Điều đáng triếc là ông chưa
hoàn thành việc tìm tòi của mình, và đã mất quá sớm. Vào cuối đời, ông có thể nhình
thẳng vào thực tế của nền kinh tế nước Nga lạc hậu. Đứng trước tình hình mới và
những vấn đề mới xuất hiện trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin không
hề bị ràng buộc bởi sách vở và những quan niệm truyền thống. Ông đã căn cứ vào
thực tế thời đại thay đổi, cxăn cứ vào thực tiễn hoạt động của hàng triệu quần chúng,
để luôn thay đổi và điều chỉnh quan niệm của mình. Ông dám đi vào thực tiễn, mạnh
dạn sáng táo đổi mới, cố gắng tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp
với thực tế nược Nga. Đó là đặc điểm lớn nhất trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội
của Lênin.

So với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội khác trên thế giới, Hồ Chí Minh đã
vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể và hết sức đặc
thù ở Việt Nam: tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
đó là tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam – đii đến
thống nhất nước nhà. Do vây, quan niệm của Người về thời kỳ quá độ ở Việt Nam
cũng mang tính sáng tạo, kế thừa những quan điểm đã hình thành trong tư tưởng của
Người thời kỳ trước đây.
- Về chính trị:


+ Luận điểm về Đảng: Điểm nổi bật trong thời kỳ quá độ là ở một nước, Đảng
cùng một lúc thực hiện lãnh đạo hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng, vừa xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam cùng một mục tiêu
chung là thống nhất đất nước. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ mới với tư cách là
Đảng cầm quyền, mà thành phần trong Đảng gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, do đó
Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ

Đảng viên mối quan hệ giữa Đảng và dân để đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của
Đảng.
+ Về nhà nước: Dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước thời kỳ quá độ mang tên
là dân chủ nhân dân, đây không phải chỉ là một nhà nước riêng của công nông mà nhà
nước này là nhà nước chung của nhân dân lao động, Hồ Chí Minh luôn nêu cao quan
điểm huy động sức mạnh mọi tầng lớp của nhân dân và xây dựng bộ máy chính quyền
thực sự dân chủ, đòi hỏi người cán bộ phải có tri thức. Do đó, trong bộ máy Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà không chỉ riêng có nông dân công nhân mà đại đa số là tri
thức yêu nước. Quản lý Nhà nước dựa vào pháp luật nhằm mục đích hướng đến xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Các đoàn thể: Mặt trận tổ quốc đoàn thanh niên, hội phụ nữ là những tổ chức
đoàn kết tập hợp gắn bó giữa Đảng và dân. Hồ Chí Minh luôn quan tâm xem trọng
việc đưa nhân dân vào các đoàn thể, đây là sự vận dụng quan điểm về vai trò của quần
chúng nhân dân lao động trong lịch sử, Hồ Chí Minh nhận thức rõ để phát huy sức
manh được quần chúng thì phải tập hợp họ vào các tổ chức chính trị xã hội từ đó lãnh
đạo họ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
- Về kinh tế:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là sự lãnh đạo đúng đắn trong xây dựng nền
tảng vật chất kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, những quan điểm đó xuất phát từ một đặc
điểm một nước nông nghiệp lạc hậu. Người quy định bước đi phù hợp là phát triển
nông nghiệp rồi đến công nghiệp, Người đưa ra khái niệm công nghiệp hoá xã hội chủ


nghĩa và chính sách khoán, đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẽ từ điều kiện Việt
Nam lúc bấy giờ.
Người cũng nêu cao tầm quan trọng của hợp tác kinh tế quốc tế: Hợp tác trong
khối xã hội chủ nghĩa là đương nhiên nhất đối với Liên Xô, Trung Quốc nhằm học hỏi
kinh nghiệm để xây dựng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn đối với
các nước tư bản tiên tiến Người cũng đặt vấn đề hợp tác để "thu lấy tất cả kinh
nghiệm, văn hoá và khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ".

- Về văn hoá - xã hội:
Đây là quan điểm nổi bật của Hồ Chí Minh, quan niệm về xây dựng con người
mới xã hội chủ nghĩa, nền vắn hoá mới tiên tiến.
Người chú trọng đến vấn đề con người, tất cả vì con người, do con người.
Thương yêu tôn trọng, tin tưởng bồi dưỡng và phát triển con người mới, chế độ mới
"muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ
nghĩa, đó là chủ nghĩa nhân văn hiện thực và cao cả của Hồ Chí Minh".
Người coi trọng vấn đề đạo đức văn hoá, xem văn hoá là một mặt trận và là mục
tiêu động lực của chế độ mới, là bản sắc tâm hồn của dân tộc, còn đạo đức là gốc của
cách mạng, là nguồn gốc mọi tiến bộ và công bằng mà xã hội mời cần vươn tới: xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với những con người mới xã hội
chủ nghĩa.
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ
CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Ý nghĩa dân tộc
Có thể nói một cách tổng quát tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sản phẩm của cả cuộc dời và
sự nghiệp của Người, là tấm lòng của Người đối với dân với nước. Trong tư tưởng và
lý luận đó có hơi thở sống động của thực tiễn, có cái tinh tuý của chủ nghĩa MácLênin, có cốt lõi tinh hoa văn hoá và truyền thống dân tộc, có điểm tương đồng của


văn hoá Đông –Tây… vì vậy, sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi với
dân tộc, với thời đại.
Hiện nay loài người đã bước sang thiên niên kỉ mới, ánh sáng của tư tưởng Hồ
Chí Minh vẫn đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành thắng
lợi trong sự nfhiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì độc lập tự do của
dân tộc, vì cơm no, áo ấm, vì công bằng hạnh phúc cho mọi người. Sự hấp dẫn của tư
tưởng Hồ Chí Minh chính là ở đặc điểm đó.
Với quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội đẫ để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho dân tộc. chủ
nghĩa xã hội ngày nay trên thế giới không còn tồn tại như một hệ thống từ khi mô hình
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ. Nhưng Đnảg và nhân dân ta vẫn
từng bước đi theo con đương mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chon xây dựng chủ
nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc. Ngày nay, mỗi chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước không hề tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiều năm tháng trôi qua
những tư tưởng, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng được chứng thực với sức sống
bền bỉ của dân tộc. Công cuộc đổi mới do Đảng và nhân dân ta khởi xướng đang được
đảng ta lãnh đạo thực hiện thực sự đã trở thành một cuộc cách mạng có một tầm vóc
to lớn nhưng lại hết sức dung dị với cuộc sống con người. Vì rõ ràng chính cuộc cách
mạng đó đã trở về với cội nguồn, tư tưởng, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và điều đó đã khơi dậy trong mỗi con
người bản chất say mê, sáng tạo. Hơn lúc nào hết, tư tưởng Hồ Chí Minh vì sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh đã và đang được thể hiện một cách mạnh mẽ thhông qua các
chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nó chứng thực cho sự trở về bản chất đích thực
của chủ nghĩa xã hội mà hơn gần một thế kỷ qua học thuyết cách mạng của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã đề cập tới.
Như vậy rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội phương hướng phát triển lâu dài cho dân tộc ta. Muốn


×