Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

2 TIẾU LUẬN THIẾT kế dự án TRUYỀN THÔNG 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.33 KB, 21 trang )

MÔN: THIẾT KẾ DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG
TÊN DỰ ÁN:

MÔN : THIẾT KẾ DỰ ÁN TRUYỀN THÔNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh Phú Thọ”
2. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018)
3. Cấp quản lý: Địa phương (UBND tỉnh Phú Thọ)
4. Tổ chức/Cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:
- Tổ chức thực hiện: Nhóm 1 - Lớp Cao học
- Nhóm tham gia dự án gồm các thành viên:
STT

Trình độ

Họ và tên

chuyên môn

Thời gian
thực hiện

1

Trần Bích Hạnh

Báo chí

24 tháng


2

Trần Quốc Hoàn

Báo chí

24 tháng

3

Trịnh Thủy Châu

Báo chí

24 tháng

4

Nguyễn Thị Hà

Báo chí

24 tháng

5

Bùi Thu Phương

Báo chí


24 tháng

6

Hoàng Thị Thanh Mai

Báo chí

24 tháng

7

Ngô Thùy An

Báo chí

24 tháng

8

Lê Quang Minh

Báo chí

24 tháng

9

Latdavanh Jyly Pepe


Báo chí

24 tháng

Dalavone Vongphibouth

Báo chí

24 tháng

10.

5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 844.968.000 VNĐ
Trong đó:
- Trung ương:

681.840.000 VNĐ (chiếm 82.7%)

- Địa phương:

163.128.000 VNĐ (chiếm 17.3%)

1


Người dân
Phú Thọ
nhận thức và
chấp hành về

SHTT.

CÂY VIỄN CẢNH:

Luật SHTT và
các văn bản
pháp quy về
SHTT phù
hợp.

Luật
SHTT
sửa đổi
phù
hợp với
thực
tiễn
VN và
thế
giới.

Các văn
bản
pháp qui
về
SHTT
hỗ trợ
người
dân thực
thi luật

SHTT
tốt hơn.

Nguồn kinh phí và
các chương trình
hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp trong
việc thực thi
SHTT.

Nguồn hỗ
trợ của
TW:
Chương
trình 68;
các nguồn
vốn hỗ trợ
của các tổ
chức phi
chính phủ;


Nguồn
hỗ trợ
từ ngân
sách
của
tỉnh
Phú
Thọ.


Nguồn
hỗ trợ từ
các tổ
chức, cơ
quan
ban,
ngành:
Bộ Công
thương;
Bộ KH
& CN;…

Đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền trên Đài
phát thanh – Truyền
hình tỉnh bằng mọi
hình thức (đặc biệt
vào khung giờ vàng).

Kinh
phí tự
có của
cá nhân,
tổ chức,
doanh
nghiệp
trên địa
bàn tỉnh
Phú

Thọ. 2

Qua
các
phóng
sự.

Qua
các tọa
đàm
với các
chuyên
gia.

Qua
chuyên
mục
hỏi đáp
pháp
luật.

Các cá nhân, tổ
chức, doanh
nghiệp nhận thức
và thực hiện tốt
các qui định về
SHTT.

Qua
các bản

tin và
các
hình
thức
tuyên
truyền
khác.

Người
dân,
doanh
nghiệp
có kiến
thức về
SHTT.

Người
dân,
doanh
nghiệp
Phú
Thọ
thực thi
đúng
các qui
định về
SHTT.

Người
dân,

doanh
nghiệp
biết các
bảo vệ
quyền
SHTT.


II. CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN
2.1. Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh
nghiệp.
- Quyết định số 36/2006/QĐ-TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 102/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 31/10/2006 của
liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn quản lý tài
chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
- Quyết định số 11/2006/QĐ-BKHCN ngày 01/6/2006 của Bộ Khoa học và
Công nghệ, ban hành Quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự
án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
- Quyết định số 567/QĐ-BKHCN ngày 09/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ về việc “Phê duyệt danh mục các Dự án thuộc Chương trình
hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp để tuyển chọn thực hiện trong
năm 2017”.
- Danh mục các dự án Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn thực hiện trong năm
2017 đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kèm theo Quyết
định số 567/QĐ-BKHCN ngày 09/4/20016, trong đó có dự án tuyên truyền, phổ

biến kiến thức về Sở hữu Trí tuệ trên đài truyền hình của địa phương.
- Công văn số 1253/SHTT-HTTV ngày 10/07/2008 của Cục Sở hữu Trí tuệ
“Hướng dẫn quản lý dự án do Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý”
- Thông tư liên tịch số 44/2007/ TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn định mức
xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài dự án khoa học và công
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
2.2. Căn cứ thực tiễn:
a. Thông tin chung về Phú Thọ:
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô
Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc
3


và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp
tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang.
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.345.498 nhân
khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh
Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba,
Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh); 275 đơn vị hành chính cấp xã.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của
tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp
dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu
hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so
sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất,
phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc,
hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu cho phát
triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố
Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh
Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc

thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.
Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, nhân dân và chính quyền
tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các
nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở
thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ
- Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng./.
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông
Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào
Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng
trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con
người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng,
khu du lịch sinh thái Xuân Sơn…
b. Thực trạng hoạt động Sở hữu trí tuệ của tỉnh Phú Thọ:
Trong những năm gần đây, hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) của tỉnh Phú
Thọ đã được quan tâm và càng được đẩy mạnh hơn khi có Luật Sở hữu trí tuệ.
Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về
sở hữu trí tuệ, đã được chú trọng. Đã tổ chức các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ
cho các cán bộ quản lý, các cơ sở và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
tỉnh và Hội thảo, toạ đàm nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4. Tổng số đã có
4


hơn 400 lượt người đã được đào tạo, tập huấn. Nhìn vào số liệu trên cho thấy
các cấp, các ngành và doanh nghiệp đang quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động
về sở hữu trí tuệ.
Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nhận thức về vai
trò tác dụng và tầm quan trọng của hoạt động Sở hữu trí tuệ đã được nâng lên,
nhất là những người làm công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp, những người
làm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách và các cơ quan

quản lý, thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hoạt động đăng ký, xác lập bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Từ năm 1980 đến năm
2008, có 131 văn bằng bảo hộ được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
thuộc tỉnh Phú Thọ. Từ 2009 đến nay số văn bằng được bảo hộ tăng theo từng
năm. Riêng năm 2015, Phú Thọ đã có 270 văn bằng được bảo hộ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm
quan trọng của hoạt động sở hữu trí tuệ của cán bộ doanh nghiệp, cơ quan quản
lý và cơ quan thực thi chưa thực sự đầy đủ, kiến thức về sở hữu trí tuệ còn hạn
chế. Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng và chủ động trong việc đăng ký, xác
lập và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nói chung (các đối tượng sở
hữu công nghiệp nói riêng). Qua tìm hiểu thực tế, tình hình hoạt động đăng
ký xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc chưa
nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếu sự đầu tư chuyên sâu cũng như
thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác marketting nói chung và xây dựng uy
tín thương hiệu nói riêng. Mặt khác, vấn đề này cũng sẽ dẫn đến tình trạng gia
tăng các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Nhận xét chung, mặc dù đã có sự quan tâm nhất định của tỉnh đến hoạt
động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nhưng có thể thấy nhược điểm lớn nhất
là nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp còn thờ ơ, chưa hiểu rõ vai trò của sở
hữu trí tuệ, chưa tìm hiểu và nắm bắt các thủ tục có liên quan đến việc xác lập
và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, nhận thức của nhiều người lao động,
tiêu dùng trên địa bàn của tỉnh về sở hữu Trí tuệ cũng còn rất nhiều hạn chế,
điều này đã dẫn tới nhiều làng nghề trên địa bàn cũng chưa quan tâm đến việc
xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, do đó không tận dụng được những lợi thế do
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đem lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực trạng và những nhận định nêu trên cho thấy việc xây dựng một dự án
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT tại Phú Thọ trong thời điểm hiện nay là
hết sức cần thiết. Việc xây dựng một chương trình xen kẽ các Bản tin, Phóng
sự/Tọa đàm, các mục Tương tác truyền hình thông qua các tiểu phẩm/phim tình

huống và mục hỏi - đáp pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ là rất thích hợp với
mục tiêu này. Việc thực hiện Chương trình sẽ không những đảm bảo sự tuyên
5


truyền rộng rãi các kiến thức pháp lý về SHTT mà còn dễ dàng thu hút sự chú ý,
quan tâm cũng như tham gia của đông đảo doanh nghiệp và các tầng lớp người
tiêu dùng tại Phú Thọ bởi bởi nó giúp truyền tải các kiến thức sở hữu trí tuệ một
cách nhẹ nhàng. Ngoài ra, mục Tương tác truyền hình còn chứa đựng nhiều tình
huống vui nhộn, hài hước làm người xem có cảm giác “học mà chơi, chơi mà
học”; Các kiến thức pháp lý về SHTT khô cứng, trừu tượng sẽ trở nên mềm mại
và dễ hiểu hơn, từ đó giúp các doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung dễ
áp dụng các điều luật này một cách hiệu quả vào trong cuộc sống.
Căn cứ năng lực tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh
truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ đăng ký chủ trì thực hiện dự
án “Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Phú Thọ” thuộc “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí
tuệ” với các nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Triển khai dự án “Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở
hữu trí tuệ trên Đài truyền hình Phú Thọ” nhằm nâng cao nhận thức của
doanh nghiệp và cộng đồng về vấn đề sở hữu trí tuệ.
Nhiệm vụ 2: Thông qua việc triển khai dự án giúp các doanh nghiệp
đánh giá các tài sản sở hữu trí tuệ của mình đồng thời bảo vệ sở hữu trí tuệ
và thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ 3: Giúp người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh hiểu thêm về các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

6


III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

3.1. Mục tiêu chung:
- Tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ trên sóng đài Phát thanh- Truyền
hình Phú Thọ.
- Phổ biến kiến thức về luật và hiểu biết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ tới mọi
tầng lớp cán bộ và nhân dân tại Phú Thọ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhằm
giúp các doanh nhân giảm thiểu những vi phạm và khai thác tốt lợi ích trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ để tận dụng triệt để những lợi thế từ việc bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ đem lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
- Giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách nâng cao kiến thức về sở
hữu trí tuệ phục vụ cho việc xây dựng và hoạch định các chính sách quản lý,
phát triển tài sản trí tuệ góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tuyên truyền phổ biến, nâng cao hiểu biết của người dân Phú Thọ về lĩnh
vực Khoa học Công nghệ, cụ thể là kiến thức về sở hữu trí tuệ để chấp hành và
tôn trọng quyền và nghĩa vụ theo Luật sở hữu trí tuệ.
- Nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giúp cho việc xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển khoa học
và công nghệ nói chung, Sở hữu trí tuệ nói riêng vào phục vụ phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương;
- Giúp cho các cơ quan và cán bộ thực thi quền sở hữu trí tuệ tại địa
phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi Pháp luật về sở hữu trí
tuệ;
- Tạo cơ hội giao lưu giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp tại Phú Thọ với các
chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ về những vấn đề cụ thể liên quan đến đến
việc xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Khai thác kết quả, phát triển Chương trình “Chắp cánh thương hiệu”.
- Thông qua Mục Hỏi - đáp pháp luật, Chương trình sẽ giúp đỡ, hỗ trợ các

doanh nghiệp một cách trực tiếp và thiết thực qua đó nâng cao hiểu biết của các
doanh nghiệp và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với Chương
trình.
7


3.3. Mục tiêu nhân rộng từ dự án:
Xây dựng mô hình mẫu về chương trình tuyên truyền phổ biến kiến thức
Pháp luật sở hữu trí tuệ tại các địa phương khác.
IV. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
4.1. Khung chương trình
4.1.1.Tên chương trình:
Tên của Chương trình phát sóng trên truyền hình sẽ là “Sở hữu trí tuệ và
cuộc sống”.
4.1.2.Thời lượng phát sóng:
Tổng thời lượng phát sóng chương trình tối thiểu là 20 - 30 phút. Riêng các
chương trình có mục “Toạ đàm” (dự kiến vào cuối tháng) thì thời lượng phát
sóng tối thiểu là 30 phút.
4.1.3.Thời điểm phát sóng:
Chương trình dự kiến được phát sóng vào khoảng từ 20h30-21h00, trên
kênh truyền hình Phú Thọ (PT).
Ngày phát sóng dự kiến sẽ là tối thứ 6 với tần suất 2 tuần/1chương trình,
tránh các chương trình văn hóa - văn nghệ đặc biệt cuối tuần có thể có của tỉnh,
nhằm thu hút tối đa sự tham gia và theo dõi của người dân Phú Thọ. Chương
trình được phát lại vào sáng thứ 7 hàng tuần.
4.1.4.Tần xuất phát sóng:
Tần xuất phát sóng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Lịch phát sóng phải ổn định, đều đặn nhằm đảm bảo hiệu quả tuyên
truyền.
- Phát lại ít nhất một lần.

Trên cơ sở các yêu cầu nói trên, Chương trình sẽ được phát sóng trên kênh
truyền hình Phú Thọ (PT), dự kiến vào tối thứ 6 hàng tuần và được phát lại vào
sáng thứ 7 hàng tuần.
Ngoài ra, Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học & Công nghệ (thuộc
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ) - là đơn vị phối hợp thực hiện - sẽ thực
hiện việc Phát sóng trực tuyến chương trình trên Website
. Việc phát sóng trực tuyến này sẽ cho phép khán
8


giả truyền hình không chỉ ở Phú Thọ hay Việt Nam mà tất cả các khán giả truyền
hình hiện đang sống, làm việc ở các nước khác trên thế giới, nếu có quan tâm,
cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với Chương trình tuyên truyền.
Việc Phát sóng trực tuyến chương trình trên Website
sẽ bao gồm cả việc phát chủ động (phát sóng
vào một thời điểm cụ thể trong ngày để khán giả có thể vào Website là có thể
theo dõi được) và phát bị động (các khán giả quan tâm có thể vào Website, lựa
chọn và download (tải về) để xem lại bất kỳ một Chương trình nào đã phát trên
Đài truyền hình).
4.1.5.Về kết cấu chương trình:
Chương trình sẽ được sắp xếp để bảo đảm yêu cầu về thời lượng phát
sóng quy định tại Mục 3.2 ở trên. Kết cấu của chương trình tuyên truyền dự kiến
sẽ bao gồm các phần sau:
-

Hình hiệu, logo, băng tên Chương trình:

-

Bản tin: Thời gian từ 4 - 8 phút.


-

Phóng sự/Tọa đàm:
Phóng sự: Thời gian từ 8 - 15 phút.
Toạ đàm: Thời gian từ 15 - 25 phút. Dự kiến mỗi tháng sẽ có 1

tọa đàm.
-

Tương tác truyền hình thông qua các tình huống: Thời gian từ 3 - 5

-

Hỏi - đáp pháp luật: Thời gian từ 3 - 8 phút.

phút.

4.2. Nội dung Chương trình:
Nội dung chính của dự án là xây dựng và phát sóng các chương trình tuyên
truyền nhằm tăng cường nhận thức của người dân và doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ
về lĩnh vực Sở hữu Trí tuệ. Từ đó, tiến tới nâng cao nhận thức và hiệu lực của
các cơ quan thực thi nhằm làm giảm thiểu tình trạng vi phạm quyền Sở hữu Trí
tuệ, thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp hạn chế được những thiệt hại do các hành
vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ gây ra.
Phù hợp với Mục tiêu nêu trong mục 2 ở trên, nội dung của Chương trình
sẽ tránh sa đà vào quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu của doanh nghiệp mà sẽ tập
trung vào việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ.
Do đặc thù của Phú Thọ là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà
máy của các tập đoàn lớn trên thế giới, xen kẽ là các làng nghề truyền thống của

địa phương, vì vậy, kết cấu của chương trình tuyên truyền sẽ phù hợp với tính
9


chất của địa phương. Cụ thể, Chương trình sẽ tập trung vào các đối tượng nhãn
hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp,
sáng chế. Ngoài ra, Chương trình cũng sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến:
xử lý vi phạm, chuyển giao tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ...
Chương trình sẽ bao gồm các nội dung sau:
4.2.1. Hình hiệu, logo, băng tên Chương trình:
Sẽ do Cục sở hữu trí tuệ cung cấp. Tên chương trình sẽ là “Sở hữu trí
tuệ và cuộc sống”.
4.2.2.Bản tin:
Phát thanh viên điểm tin về sở hữu trí tuệ và tình hình thực thi quyền
sở hữu trí tuệ ở địa phương, trong nước và quốc tế (nếu có).
4.2.3.Phóng sự/Tọa đàm:
a. Phóng sự:
Nội dung các Phóng sự sẽ tập trung vào những vẫn đề thực tiễn về việc
nhận thức và thực thi Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Nội dung đó sẽ được dẫn
chứng bằng hình ảnh thực tế tại các doanh nghiệp, làng nghề, khu du lịch của
tỉnh, các nét đặc trưng riêng của Phú Thọ. Hình thức này, phù hợp với tình hình
thực tế ở địa phương do bên cạnh việc tuyên truyền về sở hữu trí tuệ (tình hình
thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương, quá trình xây dựng và phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp,...) các nội dung này còn chứa đựng các thông tin
thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khán giả.
b. Toạ đàm:
Chương trình Tọa đàm sẽ mời các chuyên gia về sở hữu trí tuệ cùng trao
đổi, giải đáp, phân tích về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, có thể dưới
các hình thức sau:
- Trao đổi, bình luận về một chủ đề cụ thể; hoặc

- Phát tình huống vi phạm/không vi phạm và nhờ chuyên gia giải đáp, phân
tích các vấn đề liên quan; hoặc
- Phát phóng sự (hoặc sử dụng chính phóng sự phía trên) và cùng chuyên
gia phân tích các vấn đề liên quan; hoặc
- Phổ biến pháp luật thông qua kịch bản tình huống người hỏi, người trả lời.
10


4.2.4. Tương tác truyền hình thông qua các tình huống:
Mục Tương tác truyền hình sẽ phát các tiểu phẩm/tình huống, nêu câu hỏi
hoặc nêu câu hỏi ngay trong tình huống được phát; Công bố giải thưởng; Giải
đáp kỳ trước và công bố người trúng giải kỳ trước.
Dự kiến mỗi Chương trình sẽ phát từ 1 - 3 tiểu phẩm/tình huống (độ dài
trung bình của mỗi tiểu phẩm/tình huống là từ 1,5 - 2 phút.
Để tiết kiệm chi phí cho Chương trình, dự kiến toàn bộ tiểu phẩm/phim tình
huống sẽ được lấy trong các đĩa phim tình huống - sản phẩm của chương trình
”Chắp cánh thương hiệu” do Cục sở hữu trí tuệ cung cấp.
Chương trình này sẽ:
- Nêu câu hỏi ngay trong tình huống được phát (sẽ có từ 1 đến 2 câu hỏi
cho mỗi tiểu phẩm/phim tình huống).
- Người tham gia được cung cấp số điện thoại dễ nhớ, miễn phí.
- Nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo khán giả xem truyền hình,
Chương trình sẽ có những phần quà và giải thưởng hấp dẫn để giành tặng cho
người chơi. Để đảm bảo tính khả thi của dự án, mức thưởng dự kiến được đưa ra
trong phần dự toán (500.000 đồng/Chương trình) chỉ là mức tối thiểu. Trong quá
trình thực hiện Công ty INVESTIP sẽ cùng với các đơn vị phối hợp sẽ mời sự
tham gia tài trợ của các doanh nghiệp để tăng giá trị giải thưởng của Chương
trình.

11



4.2.5. Hỏi - đáp pháp luật:
Mục Hỏi - đáp pháp luật sẽ tiếp nhận các câu hỏi của người dân và các
doanh nghiệp thông qua số điện thoại do Chương trình cung cấp và trả lời của
các chuyên gia tư vấn.
Các chuyên gia tham gia chương trình đều là những người có uy tín, đã và
đang công tác trong các cơ quan chuyên môn về sở hữu trí tuệ, cụ thể bao gồm:

Stt

Họ và tên

Chức danh

Đơn vị
công tác

1

Ông Lê Văn Kiều

Nguyên Chánh
thanh tra

Bộ Khoa học &
Công nghệ

2


Ông Võ Đình Thắng

Luật sư SHTT

Công ty
INVESTIP

3

Ông Nguyễn Anh Ngọc

Luật sư SHTT

Công ty
INVESTIP

4

Bà Đoàn Thị Hải Ninh

Luật sư SHTT

Công ty
INVESTIP

5

Ông Nguyễn Trọng Tú

Luật sư SHTT


Công ty
INVESTIP

6

Bà Bùi Thị Ngọc Hiền

Luật sư SHTT

Công ty
INVESTIP

7

Bà Vũ Thị Yến

Luật sư SHTT

Công ty
INVESTIP

Ngoài ra, còn có sự hợp tác thường xuyên của các chuyên gia và luật sư tư
vấn nhiều kinh nghiệm là Cộng tác viên của Công ty Cổ phần Sở hữu Công
nghiệp INVESTIP.

12


V. KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

Tương ứng với các nội dung dự án trên đây, kết quả, sản phẩm của dự án
bao gồm:
- Xây dựng được Chương trình tuyên truyền có tên gọi “Sở hữu trí tuệ và
cuộc sống” được phát sóng định kỳ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Phú
Thọ, giúp truyền tải một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu các nội dung pháp luật sở hữu
trí tuệ tới các tầng lớp cán bộ, nhân dân và các doanh nghiệp tại Phú Thọ;
- Kịch bản và hệ thống ngân hàng câu hỏi, tình huống và dữ liệu Chương
trình ”Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” được phát sóng trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Phú Thọ;
- Bộ đĩa DVD, VCD, DVCam, file điện tử của 24 Chương trình được phát
sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ.
Không những vậy, với hình thức tuyên truyền thiết thực và hữu ích, các tiểu
phẩm/phim tình huống hấp dẫn, thú vị, có chú trọng đến sự tương tác trực tiếp
với khán giả truyền hình với các giải thưởng hấp dẫn, chương trình chắc chắn sẽ
thu hút sự quan tâm tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp Phú Thọ,
từ đó sẽ khuấy động phong trào tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ, làm cho
nhận thức về sở hữu trí tuệ ngày càng cao, đóng vai trò tạo ra môi trường kinh
doanh lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ.

13


* Yêu cầu đối với sản phẩm, kết quả của dự án

Stt

1

2


2

Kết quả,
sản phẩm
và các tiêu
chí đánh
giá chủ yếu

Bản tin

Phóng sự

Toạ đàm

Đơn vị
đo

Mức phải đạt

24

Truyền tải những thông tin
liên quan đến sở hữu trí tuệ
mang tính thời sự, gắn gọn,
hữu ích tới người xem.

22

Phóng sự sẽ tập trung vào
các vấn đề mang tính thời

sự: tình hình đăng ký bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ,
tình hình thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, quá trình xây
dựng và phát triển thương
hiệu của doanh nghiệp tại
Phú Thọ và các tỉnh, thành
phố khác.... Phóng sự phải
có khả năng tuyên truyền
kiến thức về sở hữu trí tuệ
một cách nhẹ nhàng, dễ
hiểu tới người xem.

02

Nội dung có tính thời sự,
bổ ích, thiết thực với các
doanh nghiệp và người dân
Phú Thọ.

14

Ghi
chú


3

4


Tương tác
truyền hình

Hỏi - đáp
pháp luật

24

Hài hước, hấp dẫn người
xem. Các tiểu phẩm/phim
tình huống và câu hỏi được
lựa chọn đảm bảo sự phù
hợp với trình độ nhận thức
về SHTT của người dân và
doanh nghiệp tại Phú Thọ
trong từng thời kỳ, bắt đầu
từ dễ, sau đó khó dần.

24

Trả lời các câu hỏi của các
doanh nghiệp và người
xem nhanh chóng và chính
xác

15


VI. CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠN ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
6.1. Phương án tổng thể triển khai dự án:

- Đài phát thanh truyền hình Phú Thọ sẽ thành lập Ban tổ chức chương
trình để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, phối hợp với các chuyên gia
về lĩnh vực SHTT, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Sở Khoa học và
Công nghệ Phú Thọ và Công ty cổ phần Sở hữu Công nghiệp INVESTIP để
thực hiện triển khai dự án;
- Ban tổ chức sẽ cắt cử cán bộ phụ trách, giám sát để tư vấn, phối hợp việc
triển khai các nội dung của dự án, cũng như tổ chức các nhóm chuyên môn triển
khai kế hoạch của nhóm mình để đảm bảo nội dung phát sóng hàng tuần.
- Thực hiện việc phát triển kho ngân hàng câu hỏi, kịch bản về SHTT nhằm
cung cấp cho chương trình.
- Tổ chức các buổi rút kinh nghiệm định kỳ nhằm nâng cao chất lượng
chương trình.
6.2. Kế hoạch chi tiết, biện pháp, tiến độ thực hiện các nội dung dự án:
24 chương trình phổ biến kiến thức về Sở hữu trí tuệ (Sở hữu trí tuệ và cuộc
sống) được phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Phú Thọ trong 2 năm
(1số/tháng).
Số
chuyên
mục

Nội dung chuyên mục

Lịch phát sóng

1

Nhìn lại 8 năm thực hiện công tác quản lý và phát
triển chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng cho sản phẩm bưởi
quả của tỉnh Phú Thọ


1/2017

2

Hiệu quả từ việc đăng ký bảo hộ SHTT đối với một
số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

2/2017

3

Bảo hộ SHTT đối với các doanh nghiệp Dược trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ

3/2017

4

Bảo hộ SHTT đối với các doanh nghiệp Chè trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ

4/2017

5

Bảo hộ SHTT đối với thương hiệu làng nghề trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ

5/2017


6

SHTT và nhận thức của cộng đồng

6/2017

7

Bảo hộ SHTT trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

7/2017

16


đồ uống và nước giải khát
8

Bảo hộ SHTT trong lĩnh vực vật liệu xây dựng

8/2017

9

Đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế và giải pháp
hữu ích

9/2017

10


Bảo hộ SHTT trong lĩnh vực hoá chất, vật liệu nổ
công nghiệp

10/2017

11

Xây dựng thương hiệu thịt chua Thanh Sơn

11/2017

12

Xây dựng thương hiệu Sơn đỏ Tam Nông

12/2017

13

Điển hình xây dựng thương hiệu mạnh (Công ty CP
supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao)

1/2018

14

Tọa đàm ”Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương
hiệu cho các sản phẩm nông sản của tỉnh Phú Thọ”.


2/2018

15

Tình hình đăng ký bảo hộ SHTT trên địa bản tỉnh –
những yêu cầu trình tự và tư vấn kinh nghiệm triển
khai

3/2018

16

Kết quả bước đầu Xây dựng thương hiệu chè xanh
Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ

4/2018

17

Hoạt động bảo hộ SHTT tại các doanh nghiệp sản
xuất giấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

5/2018

18

Tọa đàm ”Tầm quan trọng của SHTT đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”


6/2018

19

Đưa nội dung SHTT vào các chương trình giảng
dạy cho sinh viên tại các trường Đại học trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ

7/2018

20

Đăng ký bảo hộ SHTT về nhãn hiệu sản phẩm trên
địa bàn tỉnh.

8/2018

21

Đăng ký bảo hộ SHTT về thương hiệu sản phẩm
trên địa bàn tỉnh.

9/2018

22

Phú Thọ đẩy mạnh hoạt động Thanh tra về Sở hữu
trí tuệ

10/2018


23

Bảo hộ SHTT đối với các hộ kinh doanh cá thể

11/2018

24

Nhìn lại kết quả tuyên truyền Sở hữu trí tuệ của tỉnh
Phú Thọ trên truyền hình tỉnh

12/2018

17


Kịch Bản
Triển khai viết khung kịch bản của chương trình sân chơi hoàn thành trước
tháng 12 năm 2016 và trình duyệt kịch bản các chương trình trước tháng 01 năm
2017.
Biện pháp thực hiện: Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ phối hợp với
các chuyên gia trong lĩnh vực viết kịch bản.
Sân khấu
Thuê thiết kế sân khấu, mua mới một số dụng cụ, thiết bị để tổ chức
Chương trình, thuê hội trường triển khai Chương trình.
Thời gian hoàn thành: trước tháng 12 năm 2016
Biện pháp triển khai: Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ phối hợp với
các công ty mỹ thuật quảng cáo.
Chuẩn bị nội dung:

Ký hợp tác với các chuyên gia về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong các chương
trình. Hoàn thành trước tháng 12 năm 2009.
Đài PT-TH Phú Thọ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ và
Công ty INVESTIP để chuẩn bị ngân hàng câu hỏi.
Dẫn chương trình: Thuê một MC dẫn chương trình nổi tiếng để thu hút
khán giả.
Triển khai ghi hình và phát sóng:
Đài PT-TH Phú Thọ triển khai ghi hình và phát sóng các chương trình từ
tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018.

18


VII. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
7.1. Cơ quan giám sát:
Trong quá trình triển khai dự án, dự án chịu sự giám sát của cơ quan quản lý
địa phương là Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ mà trực tiếp là Sở Khoa học và
Công nghệ Phú Thọ. Bên cạnh đó là sự giám sát của Ban chỉ đạo Chương trình
68 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
7.2. Nội dung giám sát:
Từ nội dung dự án và các bước triển khai dự án đều chịu sự giám sát của
các cơ quan giám sát. Từ đó tránh được những sai lầm trong quá trình thực hiện
dự án, đặc biệt là kinh phí.
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Bảng : Dự toán và phân chia kinh phí thực hiện dự án
Đơn vị: triệu đồng
Trong đó:

Stt


Nguồn kinh phí

Tổng Tiền

Tổng số Chi phí
kinh phí lao động
trực tiếp

Thuê
khoán
chuyên
môn

Nguyên
vật liệu,
năng
lượng

Máy
móc,
thiết
bị

Chi
quản lý
dự án
và chi
khác

844.968


587.440

62.628

65

115.7

14

Trong đó:
1

Ngân sách Trung
ương

681.840

2

Ngân sách địa
phương

163.128

3

Đóng góp của các
doanh nghiệp


0

4

Nguồn khác

0

IX. HIỆU QUẢ DỰ ÁN
9.1. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội:
19


- Việc xây dựng thành công chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” sẽ
góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ của người dân
và các doanh nghiệp tại Phú Thọ, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
và góp phần phát triển tỉnh Phú Thọ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho vùng đất giàu tiềm
năng kinh tế này;
- Dự án được thực hiện thành công sẽ là mô hình điểm để nhân rộng về xây
dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ tại các địa
phương khác, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội địa phương và phát triển
nền kinh tế chung của toàn xã hội.
9.2. Dự báo rủi ro và giải pháp phòng ngừa:
Đơn vị chủ trì thực hiện dự án là một đơn vị có kinh nghiệm trong việc sản
xuất các chương trình truyền hình, đơn vị phối hợp là một trong các trong các
Công ty hàng đầu về cung cấp các dịch vụ SHTT, lại được sự giúp đỡ, hỗ trợ về
kinh phí và chuyên môn của các cơ quan chuyên ngành về quản lý sở hữu trí tuệ
ở cả trung ương lẫn địa phương nên những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

là không nhiều và có thể khắc phục được.
* Rủi ro 1: Một số nội dung pháp luật có thể khó với người dân dẫn đến
việc người dân ít tham gia hưởng ứng mục Tương tác truyền hình ảnh hưởng
đến chất lượng Chương trình.
Giải pháp: Đài PTTH Phú Thọ, Công ty INVESTIP và các đơn vị phối
hợp sẽ lựa chọn các tiểu phẩm/tình huống và câu hỏi phù hợp với trình độ nhận
thức về sở hữu trí tuệ của người dân và doanh nghiệp tại Phú Thọ trong từng
thời kỳ, bắt đầu từ dễ đến khó.
*
Rủi ro 2: Các chương trình phổ biến kiến thức thường khô khan khó
thu hút người xem.
Giải pháp: Đài PTTH Phú Thọ sẽ cùng với Công ty INVESTIP và các
đối tác phối hợp thực hiện xây dựng chương trình với các nội dung mang tính
thời sự, thiết thực và hữu ích cho người xem. Ngoài ra, Chương trình còn bao
gồm các tiểu phẩm/tình huống mang tính hài hước, nhẹ nhàng. Đặc biệt, người
viết kịch bản, đạo diễn sẽ đều là những chuyên gia có uy tín và nhiều kinh
nghiệm, MC sẽ là gương mặt nổi tiếng, có khả năng, quà tặng hấp dẫn, cùng với
sự quảng bá tích cực của 2 đối tác là Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ,
Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ... đảm bảo sự hấp
dẫn của chương trình đối với người dân và doanh nghiệp.
X. KIẾN NGHỊ
20


Việc xây dựng thương hiệu không chỉ là việc của riêng các doanh nghiệp
trong tỉnh mà còn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này.
Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong tỉnh, đề
nghi các ngành các địa phương hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng
bá thương hiệu và sản phẩm của mình.
Với các nội dung và kinh phí tương ứng như đã phân tích trên đây, Cơ quan

chủ trì dự án kính đề nghị hội đồng chuyên môn, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Phú Thọ xem xét, phê duyệt dự án để triển khai
thực hiện đồng thời hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện dự án.
Ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tổ chức, cá nhân đăng ký
chủ trì thực hiện dự án
(Ký tên)

21



×