Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.93 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết được hình thành trên cơ sở
truyền thống đoàn kết, nhân ái, tình cảm trong lối sống tự nhiên và triết lý
nhân sinh của người Việt Nam. Đoàn kết dựa vào dân là tư duy chính trị và
là kế sách giữ nước của ông cha ta (biểu hiện trong thơ ca văn học) và Hồ
Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng văn hóa của phương
Đông có giá trị hợp lý như: tư tưởng nhân ái, tinh thần từ bi bác ái và
những trào lưu dân chủ tư sản phương Tây về tư tưởng tự do bình đẳng, bác
ái. Mặt khác, Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết và tập hợp lực lượng. Người
đã thấm nhuần quan điểm cách mạng của Mác: cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cho nên cách mạng
muốn mạnh phải đoàn kết các dân tộc, các giai cấp và các tầng lớp khác
thành lực lượng hùng mạnh để chống thực dân đế quốc và áp bức bất công.
Những quan điểm này được đúc kết thành các khẩu hiệu trong phong trào
cộng sản như "giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn
kết lại".
Đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý
báu, sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Chính tư tưởng đoàn kết, tinh thần yêu nước nồng nàn, đã tạo sức
mạnh to lớn để cha ông ta chiến thắng “thù trong, giặc ngoài”, bảo vệ vững
chắc bờ cõi, non sông, giữ vững sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc,
năm châu. Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư
duy lý luận và thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trở thành
chiến lược, phương pháp cách mạng và là bộ phận quan trọng trong đường
lối của Đảng ta. Đó là tư tưởng về đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh



cao nhất của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu nét đặc sắc trong tư tưởng
của Người về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời vận
dụng tư tưởng đó một cách linh hoạt và sáng tạo là một vấn đề chính trị thực tiễn cấp thiết, có ý nghĩa quyết định thành công của cách mạng nước
ta trong thời kỳ mới.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu của xây dựng, củng cố khối
đại đoàn kết dân tộc là để tạo sức mạnh tổng hợp của toàn thể dân tộc nhằm
giải quyết các nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng con người, cải tạo
xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa trên
đất nước ta; đó còn là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, chống các âm mưu và hành động gây chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động... Đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
không phải ngẫu nhiên hình thành, theo Hồ Chí Minh, các dân tộc trên đất
nước ta đoàn kết chặt chẽ là vì đồng bào các dân tộc Việt Nam không phân
biệt dân tộc, giai cấp, tín ngưỡng, vùng miền...đều có chung một cội nguồn
sâu xa là con Lạc cháu Hồng, đều là con dân nước Việt, gắn với những
truyền thống tốt đẹp lâu đời trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc; mọi người dân và mọi dân tộc ở Việt Nam đều có chung những
lợi ích cơ bản là chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước
và vận mệnh dân tộc; có một Chính phủ chung thống nhất đại diện cho lợi
ích của toàn dân tộc, mang trách nhiệm trước nhân dân trong công cuộc xây
dựng và giữ gìn đất nước. Chính những nét tương đồng về nguồn gốc và lợi
ích đó đã gắn kết mọi người, mọi bộ phận trên đất nước trong khối thống
nhất toàn dân tộc Việt Nam.

2


Thực tiễn cho thấy, nhờ không ngừng xây dựng, củng cố và phát
huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và

Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Trước yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng nước ta và những diễn
biến phức tạp của tình hình trong nước, thế giới hiện nay, việc nghiên cứu,
tìm hiểu nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, củng cố
khối đoàn kết dân tộc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài: “Vận
dụng tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới” làm
tiểu luận kết thúc môn học.

3


NỘI DUNG
Chương 1.
KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1.Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của
cách mạng
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng ,có thể và cần thiết
phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp
với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn
luôn được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
-Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng
đoàn kết là tưtưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam.-Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức
mạnh, là thenchốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải
có lực lượng đủ mạnh, muốncó lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một
mối thống nhất.Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui
mô, mức độ của thành công.-Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề
sống còn của cách mạng.Ví dụ:Tại sao Pháp – một đất nước có ưu thế về
vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua một Việt Nam

nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bàoViệt Nam
đã đoàn kết như chủ tịch Hồ Chí Minh nói:“
Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệChỉ có
một chí: Quyết không chịu mất nướcChỉ có một mục đích: Quyết kháng
chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốcSự đồng tâm của đồng
bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù
địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó,
chúng cũng phải thất bại
4


”.Để thấy rõ hơn vị trí của sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết
trong thắng lợi củaCách Mạng Tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ
ra:“
Vì sao có cuộc thắng lợi đó?Một phần là vì tình hình quốc tế thuận
lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoànkết. Tất cả các dân tộc,
các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam
để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ
đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”Từ thực tiễn đó, Hồ
Chí Minh đã rút ra kết luận:“Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta
đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc
nàodân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.Và Người khuyên dân
ta rằng:“ Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng
minh” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.
1.2.Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Hồ Chí Minh cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầucủa đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả
dân tộc”. Bởi vì, đại đoàn kết dântộc chính là nhiệm vụ của quần chúng, do
quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnhthức tỉnh, tập hợp, đoàn kết
quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranhvì độc lập cho

dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.
1.3 . Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con
rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người
không tín ngưỡng, không phân biệtgià trẻ , gái, trai, giàu, nghèo. Nói dến
đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọingười dân vào một
khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoàn kết
để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây

5


dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và
phụng sự nhân dân thì ta đoànkết với họ”Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn
dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa-đoàn kết của dân
tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Xác định khối
đại đoàn kết là liên minh công nông, trí thức. Tin vào dân, dựa vào dân,
phấn đấu vì quyềnlợi của dân. Người cho rằng: liên minh công nông- lao
động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được
củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không
e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
1.4.Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức
là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên
tắc:
+ Trên nền tảng liên minh công nông (sau thêm lao động trí óc) dưới
sự lãnh đạo củaĐảng.
+ Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc
thống nhất lợiích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không
ngừng mở rộng.

+ Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà
đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động
khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta,bây giờ chúng ta cũng
thật thà đoàn kết với họ
Bác chỉ rõ: “Đoàn kết là một chính sáchdân tộc, không phải là một
thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất vàđộc lập của tổ

6


quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có
sức,có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
Bác còn nhấn mạnh: Đoàn kết rộng rại, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố.
Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong
chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi
và đoàn kết vô nguyên tắc .Cũng tại đại hội đó, Bác còn phát biểu:“
Tôi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc
của Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt. Lòng sung sướng ấy là
của chung toàn dân, của cả Đại hội, nhưng riêng cho tôi là một sự sung
sướng không thể tả, một người đã cùng các vị tranh đấu trong bấy nhiêu
năm cho khối đại đoàn kết toàn dân. Hôm nay, trông thấy rừng cây đại
đoàn kết ấy đã nở hoakết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp
toàn dân, và nó có một cái tương lai“trường xuân bất lão”. Vì vậy cho nên
lòng tôi sung sướng vô cùng Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn
trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết
phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự phát triển bền
vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điều này được thể hiện

trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, khi Hồ Chí Minh còn sống
cũng như sau khi Người đã mất

7


CHƯƠNG 2.
THỰC TẾ VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ
CHÍ MINH VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
2.1. Khái quát chung
Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua thể hiện sức sống kỳ
diệu và sức mạnh vĩ đại của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết. Từ
chỗ là tư tưởng của lãnh tụ kính yêu trở thành chiến lược Đại đoàn kết của
toàn Đảng và trở thành tình cảm, sức mạnh của cả dân tộc. Sức mạnh đó là
nguồn gốc sâu xa của thắng lợi trong cách mạng Tháng Tám năm 1945,
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc có nghĩa là phát huy
sức mạnh của tất cả các thành tố tổ hợp nên sức mạnh không gì lay chuyển
nổi của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, lãnh đạo toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, các thành tố xã hội trong toàn dân tộc luôn được phát huy cho sự
nghiệp cách mạng. Song mỗi giai đoạn, việc phát huy các nhân tố đó có
những yêu cầu khác nhau với những nội dung, nhiệm vụ, cách thức khác
nhau. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thần thánh đã phát huy cao độ và
hiệu quả sức mạnh, động lực đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nên những kỳ
tích phi thường. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện toàn
cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì ngày nay, việc phát huy
sức mạnh, động lực đại đoàn kết dân tộc được đặt ra với những nội dung và
yêu cầu mới. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hiện nay là phải làm
sao khơi dậy được mọi năng lực, tiềm năng và giải phóng được mọi sự cản

trở, kìm hãm năng lực, tiềm năng vốn có của các thành tố trong xã hội,

8


trước hết là trong hệ thống chính trị, đổi mới nhận thức, tạo điều kiện để
phá bỏ những kìm hãm, cản trở sức mạnh vốn có của tất cả các thành tố xã
hội; xây dựng cơ chế và điều kiện thực tế, bảo đảm khơi dậy một cách tối
đa mọi tiềm năng, nguồn lực, sức sống của cả dân tộc. Để làm được như
vậy, một quan điểm có tính phương pháp luận do Đảng đề ra là: “lấy mục
tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm
tương đồng”.
Tinh thần đoàn kết được nhân lên sức mạnh phi thường trên nền tảng
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - tất cả vì sự trường tồn, phồn vinh đất
nước, hạnh phúc nhân dân, phát triển con người... đã thực sự là điểm hội tụ
vững chắc các thành tố xã hội Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tinh thần cốt lõi
đó, Đảng ta sáng tạo con đường và cách thức phát huy sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc trong đòi hỏi và yêu cầu mới, trên một điểm quy tụ mới: "dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Đây là một lực quy tụ
đúng đắn, mạnh mẽ và hiệu quả của Đảng ta, vì nó phù hợp với truyền
thống dân tộc, mục đích nhân dân, lý tưởng xã hội và con người, nó sẽ là
điểm quy tụ mọi lực lượng trong Đảng, trong nhân dân, phát huy cao độ
sức mạnh toàn dân tộc cho mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc tất yếu để lại những vết thương sâu đậm trong
các thành phần dân tộc có những vết thương thuộc cộng đồng, giai cấp, có
những vết thương thuộc gia đình, cá nhân. Tinh thần nhân ái, khoan dung,
độ lượng, đặc biệt là tinh thần dân tộc trên hết sẽ hóa giải những hận thù,
làm lành những vết thương đó. Mỗi cộng đồng, gia đình, cá nhân phải tự
hóa giải mình, giải phóng chính mình, “xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá

khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với
lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân

9


nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung”.
Tư tưởng đó thể hiện bản chất và tầm nhìn của đảng cộng sản chân chính vì
một xã hội xã hội chủ nghĩa đích thực, vì sự tiến bộ chung, đồng thời thể
hiện một trình độ cao về phương thức hợp lý trong phát huy hiệu quả sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam hiện nay.
Việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc – sức mạnh của tất cả
các thành viên trong xã hội – cũng phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, chủ
trương đúng đắn đối với mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc: coi các
thành viên trong cộng đồng dân tộc bình đẳng, có vị trí, vai trò, nghĩa vụ,
quyền lợi xây dựng đất nước như nhau tùy theo chức năng và vị trí, vai trò
của mình. Phải điều hòa một cách khoa học, hài hòa địa vị, lợi ích của tất
cả các thành viên; làm cho giai cấp công nhân đúng tầm giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân đúng tầm giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức đúng
tầm trí thức; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồng thuận,
cùng đóng góp, cùng hưởng lợi ích quốc gia dân tộc. Đó là cách từng bước
để thỏa mãn nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích, khả năng cống hiến và hưởng
thụ... của mọi tộc người, phát huy cao độ sức mạnh riêng của các tộc người
cho sự phát triển chung của đất nước. Để có thể hòa mình vào tổ hợp sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc, mỗi thành viên xã hội không chỉ phải tự giác,
đặt trách nhiệm tự ghép mình vào khối đại đoàn kết toàn dân, mà mỗi thành
viên còn phải tự xây dựng, phấn đấu lớn mạnh, xứng đáng với vị trí, vai trò
và tầm vóc của mình.
2.2. Đại đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp khác nhau
Đối với giai cấp công nhân, phải làm sao cho giai cấp công nhân

thực sự là giai cấp tiên tiến, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, để có
thể đi tiên phong trong phong trào cách mạng, công nghiệp hóa, hiện đại
10


hóa đất nước, không để tình trạng hiểu nhầm: lực lượng sản xuất chủ yếu
hiện nay, lực lượng lãnh đạo xã hội trong xã hội trí tuệ hiện nay là đội ngũ
trí thức!? Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra giải pháp đúng đắn là: “Quan
tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số
lượng và chất lượng; nâng cao bản chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn
kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; bảo
vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân”.
Giai cấp nông dân là giai cấp rộng lớn nhất trong cơ cấu xã hội Việt
Nam. Phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ, công
bằng, văn minh thực sự phải đến với 70% nông dân đang sinh sống. Có
phát huy được sức mạnh của giai cấp nông dân hay không thể hiện ở chỗ,
nông nghiệp - nông thôn phát triển, nông dân có cuộc sống tốt hơn, có đời
sống văn hoá cao hơn. Để từng bước đạt được mục tiêu đó, Đảng ta đã đi
trúng vấn đề trên: “Xây dựng và phát triển vai trò của giai cấp nông dân;
nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích
nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng cuộc sống để giai cấp nông
dân thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và
xây dựng nông thôn mới”.
Trong xã hội công nghiệp, xã hội thông tin, xã hội trí tuệ hiện đại...
đội ngũ trí thức cũng tỏ rõ vai trò, vị trí đặc thù của mình trong hệ thống
cấu trúc xã hội: trong kinh tế tri thức, tỷ trọng chất xám ngày càng cao
trong từng sản phẩm lao động; trong xã hội công nghiệp, thông tin, trí tuệ
nhiều khi đóng vai trò quyết định trong chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước. Trong lịch sử Việt Nam, trí thức luôn đồng hành cùng dân tộc.

11


Mặt khác, do đặc thù của trí thức là tìm tòi, khám phá cái mới mà nhiều khi
vượt qua những quy định thông thường. Để phát huy sức mạnh đội ngũ trí
thức, một mặt đội ngũ này phải gắn với truyền thống trí thức dân tộc, ghép
mình vào vận mệnh phát triển chung của đất nước; mặt khác, Đảng và Nhà
nước cần đề ra các chính sách thích hợp với đặc điểm của nó. Đại hội XI
chỉ rõ: "... tôn trọng, phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu,
sáng tạo; coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các cơ quan khoa học trong
việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước". Nhưng để
thực sự phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức, nhà nước cần phải nhanh
chóng cụ thể hóa quan điểm, tinh thần nêu trên của Đảng, nhằm tạo chuyển
biến thực sự trong thực tế. Trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa
nhanh đất nước giàu mạnh hiện nay, đội ngũ doanh nhân là những người đi
đầu trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Là đầu tàu trong
sản xuất của cải vật chất, đội ngũ này có điều kiện làm giàu cho mình
nhanh chóng, song điều đó cũng tạo ra sự phân hoá giàu - nghèo trong xã
hội. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đối với đội ngũ này, một mặt
phải xây dựng các doanh nhân có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, mặt
khác có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội cao. Đảng ta vạch rõ:
“Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có đạo
đức và trách nhiệm xã hội cao, phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của
đội ngũ này trong phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập
cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng và giữ gìn
thương hiệu hàng hoá”.
Để phát huy thực sự sức mạnh của tầng lớp thanh niên trong quá
trình phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cần giáo dục chính trị, tư

tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống cho họ; tạo điều kiện
học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ; khuyến

12


khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng
tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú
trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phụ nữ là giới đặc biệt trong kết cấu dân tộc, do đó cũng có vai trò
đặc biệt trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao trình độ
mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; bổ sung, hoàn thiện hệ
thống luật và chính sách đối với lao động nữ; tạo điều kiện để phụ nữ thực
hiện tốt vai trò của mình. Cần khuyến khích và có cơ chế để tăng tỷ lệ nữ
tham gia cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Bảo vệ và phát huy vai trò
của phụ nữ bằng cách chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn
bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Cựu chiến binh và người cao tuổi là lớp người đã có nhiều đóng góp
cho đất nước, cho xã hội, có nhiều kinh nghiệm xây dựng và phát triển, bảo
vệ tổ quốc. Đây là những con người trung thành với Đảng, nhà nước, chế
độ, có trí tuệ và tâm huyết đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước,
kiên quyết chống tệ nạn xã hội, quan liêu, tham nhũng. Tạo điều kiện thuận
lợi cho đội ngũ này phát huy tài năng, tâm huyết, kinh nghiệm của mình là
phát huy sức mạnh quý giá cho sự nghiệp phát triển chung.
Đoàn kết các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cách mạng nước ta. Để phát huy được sức mạnh các tộc người, phải làm
cho các tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng, thương
yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; chung sức thực hiện công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cần xây dựng cơ chế, chính
sách, tạo chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng
13


sắc tộc. Quan tâm kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ
trương, chính sách dân tộc ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc. Nghiêm trị
những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Phát
huy sức mạnh đồng bào tôn giáo trên cơ sở tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo cùng với đạo pháp vì chủ nghĩa xã hội của đồng bào tôn giáo. Tôn
trọng và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo,
góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc; tạo điều kiện cho các tổ chức tôn
giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà
nước công nhận, đúng quy định của pháp luật; động viên các tổ chức tôn
giáo chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

14



×