Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cổ phẩn tổng công ty may Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.26 KB, 35 trang )

Quản trị sản xuất 2
DANH SÁCH NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

NGUYỄN LÂM THU HÀ
PHẠM XUÂN HẢI
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
HUỲNH ĐỨC HÒA
NGUYỄN TRUNG KIÊN
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
NGUYỄN THỊ MINH TÂM
NGUYỄN THIỆN THÀNH
PHAN THỊ NHƯ

Trang 1

- 14124018
- 14124020
- 14124025
- 14124028
-14119026


-14124037
- 14124038
-14124068
- 14124071
-14124102


Quản trị sản xuất 2
Mục lục

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển đều phải có những phương án sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Để
làm được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc hoạch định
nhu cầu và khả năng cung ứng nguyên vật liệu được coi là nhiệm vụ quan trọng
của mỗi doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất nhiều loại sản phẩm khác nhau và
có xu thế ngày càng đa dạng hóa sản phẩm của mình. Để sản xuất mỗi loại sản
phẩm lại đòi hỏi một số lượng các chi tiết, bộ phận và nguyên vật liệu rất đa dạng,
nhiều chủng loại khác nhau. Hơn nữa lượng nguyên vật liệu sử dụng vào những
thời điểm khác nhau thường xuyên thay đổi. Vì thế phải quản lí tốt nguồn vật tư
đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng trong mọi thời điểm.
Tổ chức hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp kịp thời, chính
xác cho các nhà quản lí và các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp để từ đó đưa
ra phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nội dung của quá trình hoạch định
nhu cầu vật liệu là vấn đề có tính chiến lược, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực
hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai là một công ty chuyên sản xuất

và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chủng loại đa dạng,
Trang 2


Quản trị sản xuất 2
chính vì vậy mà việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty rất được chú
trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong toàn thể công tác quản lí của doanh
nghiệp.
Hoạch định tốt chiến lược sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả
năng hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Sau thời gian học và tìm hiểu về môn quản trị sản xuất nhóm xin chọn đề tài
“Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty cổ phẩn tổng công ty may Đồng
Nai”, với mục đích khẳng định rõ vai trò quan trọng của công tác hoach định nhu
cầu nguyên vật liệu đối với một công ty, doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
-

Chương 1 : Tổng quan về Công ty Cổ phần may Đồng Nai
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng và đề xuất giải pháp cho hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại
Công ty Cổ phần may Đồng Nai
Tuy nhiên do thời gian, trình độ và quá trình tìm hiểu thị sát của nhóm chưa đi vào
chuyên sâu, chưa hoàn chỉnh, cụ thể nên những sai sót là điều không thể tránh
khỏi. Do đó nhóm mong cô có thể bỏ qua một số lỗi nhỏ trong bài và nếu có cơ hội
nhóm mong sẽ được cô giúp đỡ tận tình.

Trang 3


Quản trị sản xuất 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỒNG NAI
1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần may Đồng Nai trước đây là QUỐC TẾ SẢN XUẤT Y
TRANG (Internation Garment Manufacture) do 14 cổ đông là các chủ nghĩa tư bản
người Đài Loan thành lập ngày 17/12/1974.
Nhà xưởng sản xuất của công ty đặt tại Khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là khu công
nghiệp Biên Hòa 1), với số vốn ban đầu 300 triệu (tiền chế độ cũ), 367 máy móc
thiết bị và khoảng 300 công nhân; văn phòng công ty đặt tại số 2 đường Công LýSài Gòn. Dự định của IGM là sản xuất áo chemise và các loại Jean để xuất khẩu
sang thị trường Đông Nam Á và một số nước châu Mỹ.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, vào tháng 5/1975 QUỐC TẾ
SẢN XUẤT Y TRANG được tiếp quản và đổi tên là NHÀ MÁY QUỐC TẾ Y
TRANG. Sau đó căn cứ vào quyết chuyển sở hữu số: 673/CNn-TSQL ngày
5/9/1977 Quốc tế y trang được chuyển thành XÍ NGHIỆP MAY ĐỒNG NAI là
một đơn vị quốc doanh, trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp May. Trong quá trình
hình thành và phát triển, đến tháng 6/1992: Xí nghiệp được nâng cấp thành CÔNG
TY MAY ĐỒNG NAI- Theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ số 491/CNnTCLĐ ngày 22/6/1992 và năm 1993 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số:
415/CNn-TCLĐ ngày 24/4/1993 thành lập công ty May Đồng Nai thuộc lien hiệp
các Xí nghiệp May. Năm 1995 Công ty May Đồng Nai trở thành thành viên hoach
toán độc lập của tổng Công ty Dệt-May Việt Nam (VINATEX).

Trang 4


Quản trị sản xuất 2
Đến năm 2001, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước của Đảng và Nhà nước, Công ty May Đồng Nai được tiến hành cổ phần hóa
– Theo quyết định số: 640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/5/2001
Công ty đã chuyển thành CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỒNG NAI. Sau đó các đại
biểu cổ đông của Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập vào ngày

13/8/2001. Hiện nay, Donagamex là thành viên lien kết của Tập đoàn Dệt May Việ
Nam- VINATEX, theo hợp đồng số: 1405/HĐ-TĐDMVN, ngày 29/6/2006.
Ngày 29/6/2007 Công ty chính thức là Công ty đại chúng thứ 455 được đăng
ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với mức vốn điều lệ là 13 tỷ đồng, đến nay
là 39,84 tỷ đồng.
Năm 2010, đánh dấu 35 năm hình thành và phát triển, kể từ 1/7/2010 Công
ty CP May Đồng Nai đã chuyển đổi mô hình hoạt động lên thành Tổng Công ty
May Đồng Nai theo quyết định số 278/QĐ-ĐHCĐ ngày 29/6/2010 và giấy
CN.ĐKKD sửa đỏi lần 6, số 3600506058, hoạt động theo loại hình công ty cổ phần
và sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong các lĩnh vực: may mặc, bất động sản;
cho thuê nhà xưởng; nhựa bao bì; vải không dệt; đầu tư, xây dựng và kinh doanh
hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, mua bán, đâị lý mua bán
máy móc, thiết bị y tế,…
1.2 . Giới thiệu tổng quan về công ty.
Tên công ty: CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
Thương hiệu:

Tên viết tắt: DONAGAMEX
Tên giao dịch: DONGNAI GARMENT CORPORATION
Ngành hàng: Dệt may
Địa chỉ: Đường 2, phường Bình An, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 061 3836141
Email:
Website:
Trang 5


Quản trị sản xuất 2
1.3


. Ngành nghề kinh doanh.
− Sản xuất, mua bán hàng may mặc các loại.
− Mua bán các mặt hàng: thiết bị phụ tùng dệt may, các sản phẩm của ngành dệt may,
giấy, bao bì giấy, bao bì nhựa; nguyên liệu sản xuất giấy và sản xuất bao bì giấy; hạt

nhựa và nguyên liệu sản xuất bao bì nhựa.
− Xuất nhập khẩu trực tiếp.
− Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất, kinh doanh nhà.
− Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thong, thủy lợi.
− Cho thuê nhà xưởng, kho bãi, nhà ở.
− Mua bán mỹ phẩm, nước giải khát, rượu, bia.
− Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
− Vận tải hành khách đường bộ theo hợp đồng, vận tải hàng hóa đường bộ.
− Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng.
− Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.
1.4 . Quy mô hoạt động.
Hiện Tổng Công Ty May Đồng Nai có trên 4000 cán bộ công nhân viên làm
việc tại Tổng công ty và 4 Công ty con thành viên, 1 Công ty thành viên liên kết,
11 Xí nghiệp trực thuộc và đang tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng sản xuất ra các
vùng xa trung tâm thành phố lớn.
-

Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực:
• Tổng số lao động: Trên 4000 cán bộ, công nhân viên, trong đó trên 3000 công nhân




may lành nghề.
Tổng số máy móc, thiết bị: Trên 4.000 máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng


được sản xuất từ Nhật, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan.
• Số nhà máy sản xuất:
 9 xí nghiệp may khép kín từ khâu cắt đến hoàn thành.
 1 xưởng thêu vi tính và chần gòn.
 1 xưởng ép keo.
Diện tích đất đai công ty: 80.000 m2.
Trong đó:
 Diện tích nhà xưởng : 45.000 m 2. Trong đó gồm một khu công nghệ cao với tòa nhà
4 tầng diện tích sử dụng: 8.000 m2.
Trang 6


Quản trị sản xuất 2

-

Đường nội bộ, sân bãi : 15.000 m2
Diện tích cây xanh, đất trống: 12.000 m2
Sản phẩm chính của công ty gồm: Áo Jacket và áo khoác nam nữ các loại, bộ Vest nữ, bộ

-

thể thao, bộ bảo hộ lao động, áo sơ mi và quần nam nữ các loại, đầm, váy…
Khả năng sản xuất hàng năm khoảng: 2.000.000 áo sơ mi, 1.500.000 áo jacket, 1.200.000




quần, 1.000.000 bộ thể thao và bộ bảo hộ lao động, 800.000 chiếc quần áo thời trang

khác.

Trang 7


Quản trị sản xuất 2
1.5

. Sơ đồ tổ chức.

Trang 8


Quản trị sản xuất 2

1.6

. Những thành tích đạt được.
Trang 9


Quản trị sản xuất 2


Các danh hiệu khên thưởng cấp Nhà nước:
• Trong lịch sử hình thành và phát triển, Tổng Công ty đã được Nhà nước tặng
thưởng: Huân chương Độc lập hạng ba (2007), Huân chương Lao động Hạng
nhất (1999), Huân chương Lao động hạng nhì (1986, 1991), Huân chương Lao
động hạng ba (1981), Cờ thi đua suất sắc của Chình phủ năm 2008-2009 và
nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dệt



May Việt Nam.
Với thành tích và bề dày kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm Tổng
Công ty đã đạt được các giải thưởng và danh hiệu quý giá như: Sao vàng đât
Việt (2004,2006,2009); Cúp vàng thương hiệu và Huy chương vàng hàng công
nghiệp Việt Nam (2005, 2006); 6 năm liền là doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện
ngành Dệt May Việt Nam (2005-2010); top 100 nhà cung cấp đáng tin cậy Việt
Nam năm 2010 và nhiều giải thưởng, danh hiệu, cúp, chứng nhận có giá trị



khác…
Các Chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng, trách nhiệm xà hội được cấp: Ngay
từ những năm 2000 đén nay, Tổng Công ty đã xây dựng, đạt chứng nhận và duy trì
vận hành hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm xã hội theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9000 và SA 8000, cũng như đáp ứng các yêu cầu đánh giá của




khách hàng trước khi đặt hàng sản xuất tại các thành viên trong Tổng Công ty.
Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 - Số: HT 791.04.04, ngày 27/9/2004.
Giấy chứng nhận TNXH – SA 8000:2001 – Số: 0605-2003-ASA-RGC-SAI, ngày
27/7/2003

Trang 10


Quản trị sản xuất 2

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm, phân loại nguyên vật liệu
2.1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu(NVL) là đối tượng lao động chủ yếu, được thể hiện dưới dạng vật
hóa . Nguyên vật liệu là bất cứ loại hàng hóa nào được sử dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp trong sản xuất nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ.
2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại nhiều thứ
khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý hóa rất khác nhau và biến
động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tùy theo nội dung
kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật
kiệu trong doanh nghiệp có sự phân chia thành các loại khác nhau:











Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất
chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu
hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính,
tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho sản xuất, cho việc
bảo quản như dầu , mỡ bôi trơn máy móc trong sản xuất, thuốc nhuộm, dầu sơn…
Bán thành phẩm mua ngoài: cũng phản ánh vào nguyên vật liệu chính như bàn đạp, khung

xe đạp,… trong công nghệ lắp ráp xe đạp, vật liệu kết cấu xây dựng cơ bản
Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như xăng,
dầu, hơi đốt, than củi,…
Phụ tùng thay thế sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ cho việc
sửa chữa, thay thế những bộ phận hoặc chi tiết máy móc thiết bị như vòng bi, săm lốp, đèn
pha,…
Thiết bị xây dựng cơ bản: các thiết bị, phương tiện lắp ráp vafoc ác công trình xây dựng cơ
bản của doanh nghiệp gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ và vật kết cấu dùng
để lắp đặt các công trình xây dựng cơ bản
Nguyên vật liệu khác: là những nguyên vật liệu loại ra khỏi quá trình sản xuất, chế tạo sản
phẩm hoặc phế liệu thu thập thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định và các loại
nguyên vật liệu khác chưa đề cập đến trong các loại kể trên.

Trang 11


Quản trị sản xuất 2
2.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng tiêu hao nguyên vật liệu lớn nhất
cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công
việc nào đó trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định.
Để sản xuất ra một sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:




Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm
Hao hụt cho phép
Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng
Đối với công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu thì định mức tiêu hao nguyên

vật liệu là căn cứ để tính nhu cầu nguyên vật liệu, tiến hành kế hoạch cung ứng
nguyên vật liệu cho các bộ phận liên quan khác tránh tình trạng thiếu hụt dẫn đến
sản xuất gián đoạn .
Không có một cách tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu nào là chính xác 100% .
Tùy từng đặc điểm và điều kiện sản xuất của doanh mà ta lự chọn cách tính tối ưu
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một số phương pháp tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu:
• Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm
Là phương pháp dựa vào hai yếu tố: số liệu thống kê về tiêu hao nguyên vật liệu
của kỳ báo cáo kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ quản lý dùng phương pháp
bình quân gia truyền để xác định định mức. Ưu điểm của phương pháp là tính toán
đơn giản, dễ vận dụng, tiến hành nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho sản xuất. Tuy
nhiên, còn thiếu chính xác vì phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ quản lý.


Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp dựa vào kết quả của phòng thí nghiệm, sản xuất thử trong điều
kiện sản xuất để tiến hành điều chỉnh định mức cho sát với thực tế. Ưu điểm có
tính chính xác và khoa học hơn phương pháp thống kê nhưng tính định mức theo
phương pháp này trong điều kiện thực nghiệm nên chưa sát với điều kiện thực tế,
còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm và chi phí tồn kho.



Phương pháp phân tích

Trang 12



Quản trị sản xuất 2
Là phương pháp kết hợp việc tính toán về kinh tế kỹ thuật hay các kết quả đo việc
chế tạo thử nghiệm với việc phân tích nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên
vật liệu.
Phương pháp này tiến hành theo hai bước:
-

B1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về thiết kế sản phẩm, đặc tính nguyên vật
liệu, chất lượng máy móc thiết bị, tay nghề công nhân,…
B2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng và đề ra
biện pháp gairm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kì kế hoạch.
Ưu điểm rất chính xác vùa kết hợp được việc sản xuất thử nghiệm và điều kiện sản
xuất thực tế.
2.3 Phương pháp MRP ( Material Requirement Planning )
2.3.1
Khái niệm
MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu,
linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu
cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế
nhằm trả lời các câu hỏi:
-

Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?
Cần bao nhiêu?
Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?
Khi nào nhận được hàng?

Trang 13



Quản trị sản xuất 2

Sơ đồ khối của hệ thống MRP
Trang 14


Quản trị sản xuất 2
-

Mục tiêu của MRP
Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu.
Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý,

-

đúng thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
Tạo sự thỏa mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng.
Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ thống nhất với nhau, phát huy

2.3.2

tổng hợp khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.3
Các yêu cầu trong ứng dụng MRP
Để việc ứng dụng MRP có hiệu quả cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông
-


tin.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và

-

những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP.
Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới về:
+ Lịch trình sản xuất
+ Hóa đơn nguyên vật liệu
+ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
+ Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết



2.4 Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Những yếu tố cơ bản của MRP
Toàn bộ quá trình hoạch định nhu cầu NVL được thể hiện trong sơ đồ dưới
đây:

Trang 15


Quản trị sản xuất 2

Sơ đồ 2.2: Hệ thống hoạch nhu cầu NVL
Muốn thực hiện tốt quá trình hoạch định nhu cầu NVL thì ta cần phải nắm vững
một số yếu tố đầu vào như: số lượng nhu cầu sản phẩm dự báo, số lượng sản phẩm
theo đơn đặt hàng, mức sản xuất, mức dự trữ, thời điểm sản xuất, cấu trúc sản
phẩm, danh mục NVL và các mặt hàng phụ thuộc, thời hạn cung ứng, dự trữ kế
hoạch và hiện có, mức phế phẩm cho phép. Những dữ liệu này được thu thập từ:

lịch trình sản xuất hàng tháng, bảng danh mục NVL, hồ sơ dự trữ NVL sau đó sẽ
được xử lý và phân loại bằng chương trình máy tính.
Lịch trình sản xuất ghi rõ doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất sản phẩm loại
nào, số lượng bao nhiêu, thời gian cần. Số lượng sản phẩm cần thiết được xác định
từ các tài liệu dự báo hoặc đơn hàng của khách hàng, thời gian hoàn thành thường
Trang 16


Quản trị sản xuất 2
tính bằng tuần, hay hợp lý hơn là thời gian sản xuất bằng tổg thời gian sản xuất ra
sản phẩm cuối cùng.
Bảng danh mục NVL và các mặt hàng phụ thuộc cung cấp thông tin về các
loại chi tiết, bộ phận hợp thành cần thiết cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm cuối
cùng. Do đó, mỗi đơn vị sản phẩm đều có hồ sơ danh mục NVL, chi tiết riêng biệt.
Ngoài ra, danh mục NVL còn cho biết thông tin về vị trí và mối liên hệ giữa các
hạng mục linh kiện nằm ở đâu đó trong quá trình sản xuất. Các dữ liệu về NVL,
chi tiết, bộ phận được ghi chú theo các thứ tự bậc cao xuống thấp trong sơ đồ cấu
trúc sản phẩm thông qua việc hệ thống hóa phân tích cấu trúc đó.
Người ta thường thiết kế các loại hóa đơn khi xác định bảng danh mục NVL
của loại sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng ba loại hóa đơn NVL: hóa đơn theo
nhóm bộ phận, chi tiết của sản phẩm, hóa đơn theo sản phẩm điển hình và hóa đơn
NVL bổ sung.
Hồ sơ NVL dự trữ cho lượng dữ trữ NVL, bộ phận hiện có. Nó được sử
dụng để ghi chép, báo cáo hiện trạng của mỗi loại chi tiết, bộ phận, NVL trong
từng thời gian cụ thể. Đồng thời, hồ sơ NVL dự trữ còn cho biết tổng nhu cầu, đơn
hàng và số lượng hàng hóa sẽ tiếp nhận, người cung ứng, độ dài thời gian cung
ứng, độ lớn lô cung ứng…
Kết quả của MRP là những báo cáo đầu ra, phải trả lời các câu hỏi như cần
đặt hàng hay sản xuất những loại chi tiết, bộ phận nào? Số lượng? Thời gian thực
hiện? Những thông tin này được thể hiện trong lệnh sản xuất (nếu tự gia công),

lệnh phát đơn hàng kế hoạch, báo cáo dự trữ.


Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Xây dựng MRP bắt đầu từ lịch trình sản xuất sản phẩm cuối cùng sau đó
chuyển thành nhu cầu về các bộ phận chi tiết và NVL cần trong các giai đoạn khác
Trang 17


Quản trị sản xuất 2
nhau. Từ sản phẩm cuối cùng có thể xác định nhu cầu dự kiến về các chi tiết, bộ
phận, số lượng NVL của mỗi loại sản phẩm cho từng giai đoạn trong mối liên hệ
chặt chẽ với dự trữ hiện có và xác định chính xác thời điểm cần phát đơn hàng
hoặc lệnh sản xuất cho từng loại sản phẩm.
MRP xác định mối quan hệ giữa lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng tiếp
nhận với nhu cầu thực được phân tích trong suốt thời gian từ khi đưa sản phẩm vào
phân xưởng cho tới lúc chuyển nó sang các bộ phận gia công khác. Muốn xuất
xưởng đúng thời hạn đã ấn định thì phải sản xuất các chi tiết, bộ phận, NVL hoặc
đặt mua từ bên ngoài trước một thời hạn nhất định. Qúa trình MRP được tiến hành
theo các bước sau:
-

Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm
Phương pháp hoạch định nhu cầu NVL được thực hiện dựa trên việc phân chia
nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết, bộ phận
khách hàng đặt hay dùng để thay thế. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua dự
báo hoặc đơn hàng. Cần lưu ý rằng, tính chính xác của dự báo và kết quả của công
tác dự báo ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của MRP.
Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu thứ sinh bao gồm những chi tiết, bộ phận, các

loại NVL cấu trúc thành nhu cầu độc lập. Nhu cầu phụ thuộc được xác định thông
qua phân tích cấu trúc sản phẩm cuối cùng, đơn đặt hàng, nhu cầu dự báo, kết quả
công tác điều độ, kế hoạch tồn kho.
Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc của sản phẩm.
Cách phân tích dùng trong MRP là sử dụng kết cấu hình cây của sản phẩm. Mỗi
hạng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết, bộ phận cấu thành
sản phẩm. Chúng ta được biểu hiện dưới dạng cấp bậc từ trên xuống dưới theo
Trang 18


Quản trị sản xuất 2
trình tự sản xuất và lắp ráp sản phẩm, sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm
sau:
+ Cấp trong sơ đồ kết cấu: nguyên tắc chung cấp 0 là cấp ứng với sản phẩm cuối
cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo của bộ phận ta lại chuyển sang một
cấp.
+ Mỗi liên hệ trong sơ đồ kết cấu: đó là những đường liên hệ giữa 2 bộ phận trong
sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận dưới là
bộ phận thành phần. Mỗi liên hệ có ghi kèm theo khoảng thời gian (chu kỳ sản
xuất, mua sắm…) và hệ số nhân. Số lượng các loại chi tiết và mối liên hệ trong sơ
đồ thể hiện tính phức tạp của cấu trúc sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì số chi
tiết bộ phận càng nhiều và mối quan hệ giữa chúng càng lớn. Để quản lý theo dõi
và tính toán chính xác từng loại NVL, cần phải sử dụng máy tính để hệ thống hóa,
mã hóa chúng theo sơ đồ cấu trúc thiết kế sản phẩm.
+ Kết quả của phân tích sơ đồ kết cấu sản phẩm cần phản ánh được số lượng các
chi tiết và thời gian thực hiện.
-

Bước 2: Tính tổng nhu cầu
Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dự kiến của từng loại chi tiết, NVL cho

từng giai đoạn không tính đến lượng tồn kho hiện có hoặc lượng hàng sẽ tiếp nhận.
Tổng nhu cầu ở cấp 0 được lấy ở lịch trình sản xuất, tổng nhu cầu các cấp thấp
hơn được tính toán trực tiếp từ số lượng đơn hàng của các hạng mục cấp cao ngay
trước nó. Đó là nhu cầu phát sinh do sự đòi hỏi của nhu cầu thực tế với một bộ
phận hợp thành nào đó.
Tổng nhu cầu các bộ phận chi tiết bằng số lượng đặt hàng theo kế hoạch của
các bộ phận trung gian trước nó nhân với hệ số nhân ( nếu có).
Trang 19


Quản trị sản xuất 2
-

Bước 3: Tính nhu cầu thực
Nhu cầu thực là tổng số lượng nguyên liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong từng
giai đoạn. Đại lượng này được tính như sau:
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu – Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn
Trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ hao hụt nhất định theo kế
hoạch thì có thể cộng thêm vào nhu cầu thực lượng hao hụt đó.
Dự trữ an toàn là lượng hàng dự trữ tăng thêm trong hệ thống dự trữ để đáp
ứng kịp thời nhu cầu có thể tăng lên trong tương lai.
Lượng dự trữ ở thời điểm đầu tiên của một thời kỳ gọi là dự trữ sẵn có. Đó là
tổng dự trữ dự kiến (bao gồm hàng dự trữ còn lại từ giai đoạn trước chuyển sang
và lượng hàng sẽ tiếp nhận) được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong kỳ.
Lượng tiếp nhận là tổng số bộ phận, chi tiết đủ đưa vào sản xuất nhưng chưa
hoàn thành hoặc là số lượng đặt hàng mong đợi sẽ nhận được tại điểm bắt đầu của
mỗi giai đoạn.
Đơn hàng phát ra theo kế hoạch là tổng khối lượng dự kiến kế hoạch đặt
hàng trong từng giai đoạn. Lệnh đề nghị phản ánh số lượng cần cung cấp hay sản
xuất để thỏa mãn nhu cấu thực. Lệnh đê nghị có thể là đơn đặt hàng đối với các chi

tiết bộ phận mua ngoài và lệnh sản xuất nếu chúng được sản xuất tại doanh nghiệp.
Khối lượng hàng hóa và thời gian của lệnh đề nghị được xác định trong đơn hàng
kế hoạch. Tùy theo chính sách đặt hàng có thể đặt theo lô hoặc theo kích cỡ.

-

Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
Để cung cấp hoặc sản xuất chi tiết NVL cần tốn thời gian chờ đợi chuẩn bị bôc
dỡ, vận chuyển, sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay thời gian cung cấp sản
xuất của mỗi bộ phận.
Trang 20


Quản trị sản xuất 2
Thời gian đặt hàng = Thời điểm cần có – Khoảng thời gian cung ứng
Kết quả của quá trình hoạch định nhu cầu NVL được thể hiện trong bảng kế
hoạch
có dạng sau:
Bảng 2.1: Bảng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Trang 21


Quản trị sản xuất 2

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY ĐỒNG NAI
3.1 Cấu trúc sản phẩm áo “WINTER BLOUSON”.
Đa số các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất đơn hàng đều được các khách

hàng chỉ định và công ty phải nhập khẩu từ các nhà cung ứng này để tạo thành một
sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, ta sẽ dựa vào cấu trúc của sản phẩm để xác đinh thời
điểm đặt mua các loại nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra ổn
định và liên lục.
Đối với đơn hàng áo “WINTER BLOUSON” bao gồm các nguyên vật liệu như
sau: vải chính, keo, dây kéo, chỉ, băng gai, nút bấm, thun, nhãn size, nhãn giặt là,
nhãn xuất xứ, túi nylon,…
-

Vải: là nguyên liệu chính dùng để may thân trước, thân sau của áo, tay áo. Vải có đặc tính

-

phù hợp với thời tiết mùa đông, giữ ấm cho người mặc.
Dây kéo: dung để định hình áo và kết nối hai phần thân trước khi mặc.
Keo: dùng để định hình khi may cổ áo, lót túi,..
Chỉ: gồm các loại chỉ to, nhỏ và màu sắc khác nhau cho từng màu áo khác nhau.
Băng gai: bao gồm hai phần mặt cứng và mềm. Dùng để đóng nắp túi áo hoặc cổ áo.
Nút bấm: bằng nhựa dùng để cố định tay áo và cổ áo.
Thun: bao gồm thun lai áo và tay áo được làm bằng chất liệu vải có độ co giãn tạo sự thoải

-

mái cho người mặc. Ngoài ra, chất liệu thun không bị co giãn sau nhiều lần sử dụng.
Nhãn size, nhãn giặt là, nhãn ghi xuất xứ: được đính kèm theo áo để cung cấp thông tin đến

-

người sử dụng.
Túi nylon: dùng để gói sản phẩm hoàn chỉnh và giao cho khách hàng.

Trang 22


Quản trị sản xuất 2
Nhằm tạo sự thuận tiện trong quá trình vẽ sơ đồ cấu trúc của sản phẩm ta sẽ dùng
các ký hiệu cho các chi tiết, nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm.
Bảng 3.1: Bảng ký hiệu

Vì đơn hàng gồm một sản phẩm với nhiều kích cỡ size khác nhau nhưng tất cả đều
sử dụng cùng nguyên vật liệu và quy trình may như nhau. Do đó, ta hình thành cấu
trức sản phẩm cho một size mẫu, các size còn lại đều tương tự.

Trang 23


Quản trị sản xuất 2

Khi nhận được đơn hàng áo “WINTER BLOUSON”, công ty sẽ xây dựng sơ đồ
cấu trúc sản phẩm để giúp cho việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được thuận
tiện và chính xác.
Như sơ đồ cấu trúc sản phẩm trên ta thấy có 3 cấp: cấp 0, cấp 1, cấp 2.

Trang 24


Quản trị sản xuất 2
Dựa vào sơ đồ sản phẩm ta có bảng nguyên vật liệu như sau:
Bảng 3.2: Bảng nguyên vật liệu

3.2 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Đối với đơn hàng áo “WINTER BLOUSON” số lượng chi tiết cấu thành sản phẩm
như nhau về màu sắc và chất liệu nhưng khác nhau về size.
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, do nhiều yếu tố khác nhau nên sẽ có sự hao
hụt nguyên vật liệu ở từng công đoạn may cũng như trong việc bảo quản nguyên
vật liệu. Để tính toán được lượng nguyên vật liệu hao phí, ta phải xác định nhiều
yếu tố gây nên trong đó có trình độ công nhân, hệ thống máy móc, thiết bị trong
xưởng, cách bảo quản nguyên vậ liệu. Do đó, ta không thể tính toán cụ thể lượng
nguyên vật liệu hao phí khi chưa tiến hành sản xuất.
Trang 25


×