Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

[BNC - YES] tổng quan kinh tế Việt Nam 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 47 trang )

TỔNG QUAN KINH TẾ
VIỆT NAM 2015

HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CLB SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Ngày 12/01/2016

1


Chân thành cảm ơn sự góp ý của:
Chị Nguyễn Thị Mai Anh, anh Lê Đình Giáp, anh Trịnh Duy Hồng
Những người thực hiện:
Biên tập chung: Bùi Thị Thùy Linh, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Quốc Hùng
Mục 1. Chỉ số kinh tế: Vũ Chi Lựu, Quách Hồng Hạnh, Phạm Thục Trinh,
Đặng Quang Huy
Mục 2. Tổng cầu: Đỗ Minh Hoài, Đinh Thị Hồng Hoa, Hoàng Diễn
Mục 3. Tổng cung: Phạm Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Hồng Ngọc, Trần Mai Trang,
Nguyễn Trung Hiếu
Mục 4. Cân đối vĩ mô: Bùi Thu Giang, Đỗ Thành Huy, Hoàng Ngọc Phương Thanh
Mục 5. Thị Trường vốn: Hoàng Thanh Mai, Phạm Thu Phương,
Nguyễn Dương Hồng Nhung
Mục 6. Thị Trường tiền tệ: Nguyễn Quốc Hùng, Phạm Thị Phương Oanh
Mục 7. Các thị trường tài sản: Trần Tiến Phùng, Nguyễn Đức Anh, Vũ Huy Hồng,
Trần Diệu Thanh Phương
Mục 8. Các chính sách vĩ mô: Nguyễn Thu Trang, Phạm Thị Thanh Tú,
Nguyễn Thị Ngọc Lan

2



MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………………..4
Danh mục bảng ............................................................................................................... 5
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... 6
1. Chỉ số kinh tế .............................................................................................................. 8
1.1. Tăng trưởng .............................................................................................................. 8
1.2. Lạm phát ................................................................................................................ 9
1.3. Thất nghiệp .......................................................................................................... 12
2. Các thành phần tổng cầu ......................................................................................... 15
2.1. Tiêu dùng cá nhân .............................................................................................. 15
2.2. Chi tiêu ngân sách .............................................................................................. 16
2.3. Đầu tư phát triển ................................................................................................. 17
2.4. Thương mại ......................................................................................................... 19
3. Các thành phần tổng cung ....................................................................................... 21
3.1. Sản xuất nông, lâm, thủy sản ............................................................................. 21
3.2. Sản xuất công nghiệp.......................................................................................... 24
3.3. Dịch vụ ................................................................................................................. 25
4. Các cân đối vĩ mô ...................................................................................................... 27
4.1. Cán cân thanh toán ............................................................................................. 27
4.2. Cán cân ngân sách .............................................................................................. 30
5. Thị trường vốn .......................................................................................................... 33
6. Thị trường tiền tệ...................................................................................................... 37
7. Các thị trường tài sản............................................................................................... 38
7.1. Thị trường chứng khoán .................................................................................... 38
7.2. Thị trường vàng .................................................................................................. 40
7.3. Thị trường bất động sản ..................................................................................... 41
8. Chính sách kinh tế vĩ mơ ......................................................................................... 42
8.1. Chính sách tiền tệ................................................................................................ 42
8.2. Chính sách tài khóa ............................................................................................ 44

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 47

3


LỜI MỞ ĐẦU
Bài “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2015” được viết bởi các cộng tác viên và thành viên
ban Nghiên cứu, CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học YES – những con người có tinh thần
học hỏi và khát khao tìm kiến tri thức. Thơng qua q trình tìm hiểu những biến động của nền
kinh tế nước nhà năm vừa qua, nhiều bạn trẻ mới nhập môn đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm
quý báu và kiến thức kinh tế bổ ích, góp phần bồi đắp sự tự tin trên con đường học tập và
nghiên cứu. Thông qua các dữ liệu đáng tin cậy, chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn đọc
cái nhìn khách quan từ ý kiến chủ quan về nhiều vấn đề đang diễn ra. Tuy nhiên, tài liệu này
chỉ mang tính chất tham khảo và khơng được sử dụng cho những mục đích trích dẫn. “Tổng
quan kinh tế Việt Nam 2015” là sản phẩm chứa đựng nhiều tâm huyết của của chúng tôi - các
sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đến từ nhiều chuyên ngành của trường Đại học Kinh tế Quốc
dân thực hiện. Do còn nhiều hạn chế về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm… nên Bài tổng quan
khó tránh khỏi những khiếm khuyết khơng mong muốn. Kính mong sự lượng thứ và góp ý
chân thành của độc giả. Chúng tơi hy vọng sẽ nhận được những góp ý và xây dựng để bổ sung
và sửa đổi, đồng thời tránh mắc phải sai lầm tương tự trong những lần thực hiện sau.
Thư góp ý xin gửi về Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học YES:
Địa chỉ: P121 nhà 11, Kí túc xá Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Email:
Facebook: www.facebook.com/yesclubneu

4


Danh mục bảng

Bảng 1: Cán cân thanh toán Việt Nam 3 quý đầu năm 2015 .......................................28
Bảng 2: Thu ngân sách của Việt Nam năm 2015 ..........................................................30
Bảng 3: Lãi suất huy động vốn ở Việt Nam năm 2015 .................................................33
Bảng 4: Lãi suất cho vay bằng VNĐ và USD ở Việt Nam năm 2015 ..........................34
Bảng 5: Bảng thống kê đấu thầu trái phiếu chính phủ ................................................36

5


Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2011-2015, phần trăm ......................................8
Biểu đồ 2: CPI bình quân năm 2010 – 2015, phần trăm ................................................9
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng CPI qua các tháng năm 2014 và năm 2015, phần trăm ........11
Biểu đồ 4: Chỉ số CPI theo các nhóm hàng, phần trăm ...............................................11
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2015 theo quý, phần trăm ......................................12
Biểu đồ 6: Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi giai đoạn 2013-2015, phần trăm ..........13
Biểu đồ 7: Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15 – 24 tuổi) trong năm 2015, phần trăm .13
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thất nghiệp nhóm trên 25 tuổi trong năm 2015, phần trăm ............14
Biểu đồ 9: Tiêu dùng cá nhân trong tỷ trọng GDP từ 2010 đến 2015, phần trăm ....15
Biểu đồ 10: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn từ năm 2012 đến 2015 ..................................16
Biểu đồ 11: Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010 – 2015, phần trăm..17
Biểu đồ 12: Đầu tư của khu vực FDI giai đoạn 2010 - 2014 ........................................18
Biểu đồ 13: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015.......................19
Biểu đồ 14: Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015, phần trăm ...................21
Biểu đồ 15: Tăng trưởng IPI theo ngành năm 2015, phần trăm .................................24
Biểu đồ 16: Cơ cấu hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2015 ................25
Biểu đồ 17: Cán cân vãng lai Việt Nam 3 quý đầu năm 2015 ......................................28
Biểu đồ 18: Cán cân tài chính Việt Nam 3 quý đầu 2015 .............................................29
Biểu đồ 19: Cơ cấu thu ngân sách năm 2015, phần trăm ............................................31
Biểu đồ 20: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước năm 2015, phần trăm ............................32

Biểu đồ 21: Thâm hụt ngân sách so với GDP từ năm 2010 đến 2015, phần trăm .....32
Biểu đồ 23: Chỉ số giá vàng các tháng năm 2015 so với kỳ gốc năm 2009 .................40

6


DẪN NHẬP
2015 là một năm tương đối bất ổn của nền kinh tế thế giới như: kinh tế Trung Quốc
giảm tốc, kinh tế Nga suy thoái, mất giá đồng nhân dân tệ… Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt
Nam đang trên đà phục hồi dù chưa đủ mạnh. Kinh tế vĩ mô vẫn được giữ ổn định, tốc độ
tăng trưởng GDP cịn vượt ngồi dự kiến với mức tăng ước tính là 6,68 %, ghi nhận bước tiến
mạnh mẽ nhất trong 5 năm qua. Lạm phát được đưa về mức thấp kỉ lục cịn 0,63%.
Về phía tổng cung, tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tăng trưởng khoảng 6,68% so
với năm 2014. Tổng sản phẩm trong nước các quý đều tăng. Tuy nhiên từng lĩnh vực sản xuất
trong các ngành có sự tăng trưởng khác nhau, có những lĩnh vực không ổn định, giá trị sụt
giảm như sản xuất nơng sản, du lịch…
Về phía tổng cầu, tiêu dùng cá nhân được cải thiện rõ rệt do người tiêu dùng có cái
nhìn khách quan, tích cực về tình hình tài chính cá nhân cũng như triển vọng nền kinh tế Việt
Nam trong tương lai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, tuy nhiên Việt Nam vẫn cần cải
thiện môi trường đầu tư mạnh mẽ để thu hút thêm dòng vốn FDI. Cán cân thương mại nhập
siêu 3,2 tỷ USD.
Ngân sách nhà nước thâm hụt 4,27% GDP và nợ công lên tới 61,3% GDP đang trở
thành vấn đề lớn cần giải quyết. Bên cạnh đó cán cân thanh tốn năm 2015 cũng có sự biến
động thất thường giữa các q, thể hiện sự khơng ổn định của dịng ngoại tệ. Mặt bằng Lãi
suất giảm nhẹ, tạo điều kiện cho các Tổ chức Tín dụng (TCTD) cung ứng vốn tín dụng cho
nền kinh tế. Thị trường chứng khốn có nhiều biến động, mức tăng trưởng khơng như kì vọng
Chỉ số giá vàng cũng có xu hướng giảm. Ngược lại, thị trường bất động sản lại có một năm
tăng trưởng mạnh, lượng tồn kho giảm, số lượng giao dịch tăng.
Bài Tổng quan này sẽ đi vào nhận dạng và phân tích các số liệu vấn đề vĩ mô trong
năm 2015, ảnh hưởng của những diễn biến trên tổng cung và tổng cầu đối với các cân đối vĩ

mô và các thị trường tài sản. Nối tiếp là các thảo luận về chính sách vĩ mơ được triển khai
trong năm 2015. Phần kết luận điểm lại nhận định của nhóm tác giả và một vài thơng điệp
chính sách.

7


1. Chỉ số kinh tế
1.1. Tăng trưởng
Năm 2015 là năm thứ 3 liên tiếp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm trước, đánh
dấu những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế năm vừa
qua ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra. Trong đó, quý I tăng
6,12%, quý II tăng 6,47%, quý III tăng 6,87% và quý IV tăng 7,01%. Việc tăng trưởng cao
trong năm nay được cho là do 3 lí do sau:
Thứ nhất, vốn FDI giải ngân cao nhất trong 10 năm qua, tác động tích cực đến tăng
trưởng.
Thứ hai, tăng trưởng cao của ngành xây dựng và công nghiệp
Thứ ba, nhu cầu nội địa tăng mạnh, tiêu dùng tăng 9,1% so với cùng kì năm trước đã
tạo động lực cho tăng trưởng.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2011-2015, phần trăm
45
40
35

36.73
32.24

39.73

39.04


37.74

37.27
33.56

33.25

33.21

33.19

30
25
19.22

20
15

17.96

17.7

17

11.57

10
5


6.24

5.42

5.25

5.98

6.68

0

2011

2012

2013

2014

Nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê


8

2015


Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với khu vực dịch vụ vẫn có tốc độ
tăng cao và chiếm tỷ trọng cao hơn so với hai khu vực cịn lại; tỷ trọng khu vực cơng nghiệp
– xây dựng tăng dần theo các năm và đứng thứ hai. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nơng, lâm,
ngư nghiệp và thủy sản giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 39,73% tăng so với
năm 2014 là 39,04%; tiếp đến là khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 33,25% tăng so với
năm 2014 là 33,21%; cuối cùng là khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản chiếm 17%
giảm so với năm 2014 là 17,70%.
1.2. Lạm phát
Năm 2015 là một năm đánh dấu bước chuyển biến đáng kể khi mức lạm phát bình
quân cả năm (tính theo chỉ số giá tiêu dùng CPI) giảm thấp nhất trong vòng 14 năm qua (ở
ngưỡng 0,63% theo Tổng cục thống kê). Lạm phát cơ bản (lạm phát dựa trên CPI đã loại trừ
giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa cơ bản, dịch vụ cơng) tăng 2,05% so với năm trước.
Biểu đồ 2: CPI bình quân năm 2010 – 2015, phần trăm
18.58

35

%
30
25
20

9.21

9.19


15

6.6
13.62

10
5

4.09
0.63

8.19

7.78

4.77

0

2010

2011

2012

2013

Lạm phát cơ bản


3.31

2.05

2014

2015

Lạm phát

Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2015, lạm phát tiếp tục đà giảm từ 2014 thơng qua các chính sách kiềm chế lạm
phát của chính phủ kéo dài từ năm 2011 (khi nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới khiến lạm phát đạt đỉnh tại 18,58%) đến nay. Tuy nhiên lí do

9


chính khiến lạm phát giảm sâu xuống dưới 1% (mức thấp kỉ lục trong 14 năm trở lại đây) là
3 nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, trong năm 2015, giá dầu đã trải qua tổng cộng 12 lần giảm giá liên tục
khiến giá các mặt hàng, bao gồm cả nguyên liệu thế giới đồng loạt xuống giá. Giá bán lẻ
xăng dầu trong nước đã giảm hơn 20%, mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp thuộc các
ngành sản xuất kinh doanh. Ngoài lĩnh vực vận tải được hưởng lợi rõ nhất từ việc giảm giá
xăng dầu thì hàng loạt những lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài
nguyên, luyện kim, đánh bắt thủy sản… cũng được lợi khi xăng dầu hiện chiếm từ 20% đến
30% chi phí đầu vào. Các sản phẩm của dầu như chất dẻo, nhựa đường, phân bón, thuốc trừ
sâu cùng với đó cũng giảm mạnh kéo theo sự giảm giá trong mặt hàng lương thực. Tóm lại,
việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm vừa qua (ở ngưỡng dưới 35 USD/thùng)
đã khiến giá hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào

đồng thời giảm.
Thứ hai, chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm 1,06% so với năm 2014 do xuất
khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán bn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo.
Trong năm 2015, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào; sản lượng lượng
thực của thế giới tăng cùng sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn
Độ nên xuất khẩu gạo của Việt Nam càng gặp khó khăn, giá lương thực ln thấp hơn các
nước. Bình quân 11 tháng năm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm 30,74 USD/tấn so
với cùng kỳ năm trước.
Lí do quan trọng thứ ba là sự thành cơng trong chính sách tài khóa và quản lí cơng
hiệu quả khi các cấp các ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện các giải pháp
trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị
quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ.

10


Biểu đồ 3: Tốc độ tăng CPI qua các tháng năm 2014 và năm 2015, phần trăm
0.8
0.6
0.4
0.2
0
-0.2
-0.4
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9

Tháng
10


Tháng
11

Tháng
12

2014

0.69

0.55

-0.44

0.08

0.2

0.3

0.23

0.22

0.4

0.11

-0.27


-0.24

2015

-0.24

-0.05

0.15

0.14

0.16

0.35

0.13

-0.07

-0.21

0.11

0.07

0.11

2015


2014

Nguồn: Tổng cục thống kê
Xét về các tháng trong năm, tháng 1, 2, 8 và 9 CPI giảm, tháng 6 CPI tăng cao nhất
(0,35%) chủ yếu do thời tiết nắng nóng giá điện tăng, cịn lại các tháng tăng từ 0,02% đến
0,15% (mức tăng không cao). Tháng 1 và 2 rơi vào Tết Nguyên đán, nhưng giá không tăng
như mọi năm, tháng 8 và 9 cũng giảm do giá xăng dầu giảm. Điều này cho thấy giá xăng dầu
có tác động rất lớn tới CPI năm nay. Tháng 3 sau Tết Nguyên đán, không giống các năm
trước - cầu tiêu dùng giảm sau Tết, sức mua trở lại trạng thái trước Tết khiến CPI giảm - CPI
tháng 3 năm 2015 ngược lại có xu hướng tăng.
Biểu đồ 4: Chỉ số CPI theo các nhóm hàng, phần trăm
10
5

6.45
1.48

2.15

3.29

2.02

2.14
0.33

1.64

2.89


-1.62

0
Nhóm I

Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V Nhóm VI Nhóm VII Nhóm VIII Nhóm IX Nhóm X Nhóm XI

-5
-11.92

-10
-15

Nguồn: Tổng cục thống kê

11


Xét về các nhóm hàng hóa, dịch vụ, trong 11 nhóm tính CPI, có đến 9 nhóm hàng hóa
giá tăng, cao nhất là nhóm giáo dục tăng 6,45%, thấp nhất là bưu chính viễn thơng 0,33%,
các nhóm cịn lại tăng khơng cao. Cịn 2/11 nhóm hàng hóa giảm là giao thông (giảm 11,92%)
và nhà ở, vật liệu xây dựng (giảm 1,62%). Đặc biệt là nhóm hàng VII – nhóm hàng giảm rất
sâu lại một lần nữa chứng tỏ ảnh hưởng của sự giảm giá xăng dầu. Tuy nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 1,48%, nhưng mặt hàng lương thực lại giảm 1,06%. Duy trì ở mức tăng
cao nhất là nhóm hàng giáo dục do lộ trình tăng học phí.
1.3. Thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2015 là 2,31%, cao hơn năm 2014
(2,10%), năm 2013 (2,18%), trong đó khu vực thành thị là 3,29%, thấp hơn năm 2014
(3,59%), năm 2013 (3,40%); khu vực nông thôn là 1,83%, cao hơn năm 2014 (1,49%), năm
2013 (1,54%).

Báo cáo của Tổng cục thống kê cho biết lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tính đến
hết năm 2015 là 54,61 triệu người, tăng 185 nghìn so với cùng thời điểm năm 2014. Tỷ lệ thất
nghiệp trong nhóm thanh niên (15 – 24 tuổi) tăng cao góp phần lớn làm thất nghiệp nước ta
tăng cao hơn so với các năm trước.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2015 theo quý, phần trăm
2.5
2.45
2.4
2.35
2.3
2.25
2.2
2.15
2.1
2.05
2
1.95

2.42

2.43
2.35

2.12

Quý I

Quý II

Quý III


Nguồn: Tổng cục thống kê

12

Quý IV


Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm dần theo quý (quý I là 2,43%; quý
II là 2,42%; quý III là 2,35%; quý IV là 2,12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (quý I
là 3,43%; quý II là 3,53%; quý III là 3,38%, quý IV là 2,91%. Nền kinh tế khởi sắc với sự
phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ
yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi giai đoạn 2013-2015, phần trăm

6.85

6.26

6.17

1.21

1.27

1.15

Năm 2013

Năm 2014

Từ 15-24 tuổi

Năm 2015
Trên 25 tuổi

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) năm 2015 là 6,85% cao hơn
năm 2014 (6,26%); cao hơn năm 2013 (6,17%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở
lên năm 2015 là 1,27% cao hơn năm 2014 (1,15%) và cao hơn năm 2013 (1,21%).
Biểu đồ 7: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 – 24 tuổi) trong năm 2015, phần trăm
11.12

11.2

11.06

6.85

6.26

6.17

5.2

4.63

4.62

Năm 2013


Năm 2014
Cả nước

Thành thị

Năm 2015
Nông thôn

Nguồn: Tổng cục thống kê

13


Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động nói chung ước tính ở mức 2,31%, tăng 0,21%
so với năm 2014. Trong đó, thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên tăng ở mức 1,27%. Đáng
chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 15 – 24 tăng rất nhanh lên
6,85%, cao hơn 0,55% so với năm 2014. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị
ở mức cao là 11,2%, nông thôn là 5,2%. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp
gần 2,5 lần mức chung của cả nước. Trước đó, trong quý III, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
tăng vọt lên 7,3%, cao hơn 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Số thạc sĩ thất nghiệp
cả nước là 225.500 người, tăng thêm 26.100 người so với quý II/2015. Thực tế hiện nay số
người có trình độ đại học trở lên hiện đang làm việc trong 2 nhóm ngành chính chiếm Tỷ lệ
lớn là giáo dục – đào tạo (23,4%), tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản lí nhà nước,
an ninh quốc phịng (19,3%). Trong khi đó các tổ chức này gần như cố định, ít tuyển mới và
đang có xu hướng tinh giảm biên chế. Hiện nay số lao động đạt trình độ đại học trở lên chiếm
hơn 40% tổng số lao động có trình độ chun mơn, nhưng thị trường chỉ cần khoảng 20% đối
với nhóm này.
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thất nghiệp nhóm trên 25 tuổi trong năm 2015, phần trăm
2.29
2.08

1.83

1.21

1.27

1.17

0.99
0.72

0.71

Năm 2013
Cả nước

Năm 2014
Thành thị Nông thôn

Năm 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm này không thay đổi nhiều so với các năm trước. Tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị giảm do sự khởi sắc của nền kinh tế, sự phát triển của các khu công
nghiệp cần nhiều lao động hơn ở khu vực thành thị. Cùng với đó việc tăng lương tối thiểu
vùng áp dụng từ năm 2016 khoảng 11% so với năm 2015 gây khó khăn cho doanh nghiệp,
tác động trực tiếp đến nhóm lao động thu nhập thấp ở nơng thơn, làm cho tỷ lệ này tăng.

14



2. Các thành phần tổng cầu
2.1. Tiêu dùng cá nhân
Tiêu dùng cá nhân đã được cải thiện rõ rệt. Tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với
năm 2014. Riêng 6 tháng đầu năm tiêu dùng cuối cùng tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Đây là mức tăng khá cao so với những năm gần đây (2014: 6,2%; 2013: 5,36%). Bên cạnh
đó, tiêu dùng cá nhân chiếm một phần lớn trong GDP.
Biểu đồ 9: Tiêu dùng cá nhân trong tỷ trọng GDP từ 2010 đến 2015, phần trăm
78

8

77

7

76
6
75
5

74
73

4

72

3


71
2
70
1

69
68

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP

72.37

72.1

71.62

73.05


74.79

77.34

Tốc độ tăng GDP

6.78

5.89

5.03

5.42

5.98

6.68

Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP

0

Tốc độ tăng GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể thấy, tốc độ tăng GDP có xu hướng biến động cùng chiều với tỷ lệ tiêu dùng cá
nhân trên GDP. Tiêu dùng tiếp tục tăng là do người tiêu dùng lạc quan về tình hình tài chính
cá nhân, cũng như triển vọng nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Ngân hàng ANZ công bố
tháng 10, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đạt 141,1 điểm trong tháng 10. Chỉ
số này cao hơn 6,4 điểm so với cùng kỳ năm trước (134,7 điểm).


15


2.2. Chi tiêu ngân sách
Tổng chi nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/12/2015 ước tính đạt đến 1064,5
nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014 và tương đương với 92,8% dự tốn của năm, trong
đó chi đầu tư phát triển là 162 nghìn tỷ đồng, tương đương 83,1% (riêng chi đầu tư xây dựng
cơ bản là 157,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,7%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc
phòng – an ninh, quản lý hành chính đạt 745 nghìn tỷ đồng, bằng 97% chi trả nợ và viện trợ
148,3 nghìn tỷ đồng, bằng 99% dự toán năm.
Chi đầu tư phát triển tuy chưa đạt chỉ tiêu đề ra (dự tốn: 195 nghìn tỷ) nhưng đã tăng
3% so với năm 2014 thay vì giảm như năm trước. Trong khi đó chi thường xuyên của chính
phủ cũng đã giảm 2% so với năm 2014, xuống mức 69% trong cơ cấu. Tuy nhiên, chênh lệch
giữa hai loại chi này còn khá lớn (54,7%) thể hiện cơ cấu chi ngân sách chưa bền vững.
Chi trả nợ và viện trợ trong năm 2015 cũng đã đạt đến 99% dự toán, nên dư nợ nằm
trong giới hạn cho phép, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, nhờ vào việc chính phủ tăng chi
cho trả nợ, quản lí chặt chẽ các khoản vay và trả nợ.
Biểu đồ 10: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn từ năm 2012 đến 2015
Đơn vị: Nghìn tỷ

1200
1000
800
600
400
200
0
chi trả nợ và viện trợ
chi đầu tư phát triển

chi thường xuyên

2012
93.8
157.6
569.9

2013
105
201.6
679.6

Nguồn: Tổng cục Thống kê

16

2014
120
158
690.5

2015
148.3
162
745


2.3. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt
1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP, bao gồm: Vốn khu

vực nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7%; vốn khu vực ngoài
nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%. Đầu tư của khu vực
FDI vẫn dẫn đầu trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế.
Biểu đồ 11: Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2010 – 2015, phần trăm
30

25

20

15

10

5

0
2010

2011

2012

2013

2014

Khu vực nhà nước


Khu vực ngồi nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng số

2015

Nguồn: tổng cục thống kê
Vốn đầu tư khu vực nhà nước và khu vực ngồi nhà nước ln chiếm tỷ trọng lớn trong
vốn đầu tư toàn xã hội. Trong 5 năm trở lại đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư chủ
yếu là chuyển dịch qua lại giữa vốn khu vực nhà nước và vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Vốn đầu tư khu vực FDI liên tục tăng, còn tốc độ tăng của vốn khu vực nhà nước có
xu hướng giảm.

17


Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước ước tính đạt 220,4
nghìn tỷ đồng chiếm 42,4% vốn nhà nước, bằng 100,6% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với
năm 2014.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/12/2015 thu
hút 2013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về số
dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Tổng vốn đăng ký của các dự án cấp
mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước. Nhìn
chung, mơi trường đầu tư trong năm qua có chuyển biến tốt, các nhà đầu tư nước ngoài cũng
lạc quan hơn về tình hình kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, cộng
đồng AEC được thành lập, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn, bên cạnh
đó cũng đi kèm với các thách thức trong cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước ASEAN. Để

cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI, Việt Nam
cần điều chỉnh chính sách giá phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo công bằng giữa doanh
nghiệp nhà nước và tư nhân; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu sử dụng;
phát triển công nghiệp phụ trợ; cải thiện hệ thống luật pháp bảo vệ quyền sở hữu chặt chẽ.
Biểu đồ 12: Đầu tư của khu vực FDI giai đoạn 2010 - 2014
25,000.00

2,000.00
1,800.00

20,000.00

1,600.00
1,400.00

15,000.00

1,200.00
1,000.00

10,000.00

800.00
600.00

5,000.00

400.00
200.00


0.00

0.00
2010

2011

2012

2013

2014

Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ)
Số dự án
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các
năm trước.

Nguồn: Tổng cục thống kê

18


2.4. Thương mại
Cán cân thương mại Việt Nam năm 2015 có nhiều thay đổi tích cực. Kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa năm 2015 ước tính đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014. Kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước.
Năm 2015, cán cân thương mại nhập siêu 3,2 tỷ USD (sau 3 năm liên tiếp xuất siêu),
trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,3 tỷ USD; khu vực FDI xuất siêu 17,1 tỷ

USD.
Biểu đồ 13: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
180,000.00
160,000.00
140,000.00
120,000.00
100,000.00
80,000.00
60,000.00
40,000.00
20,000.00
0.00

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Xuất khẩu

72,236.70

96,905.70


114,529.20

132,032.90

150,217.10

162,400

Nhập khẩu

84,838.60

106,749.80

113,780.40

132,032.60

147,849.10

165,600

Nguồn: Tổng cục thống kê
Về xuất khẩu, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 70.87% trong kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa và 59.18% trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể, kim ngạch
xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ước tính đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8%; khu
vực trong nước ước tính đạt 47,3 tỷ USD, giảm 3,5%.
Đóng góp chính vào mức tăng của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vẫn
là điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,7%, điện tử máy tính và linh kiện chiếm 98,2%,


19


máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,5%, giày dép chiếm 79,7%; hàng dệt may
chiếm 60,4%.
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu: Nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khoáng sản
chiếm 45,5% tổng kim ngạch, tăng 1,5%; nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp
chiếm 39,9%, tăng 0,6%; nhóm hàng nơng, lâm chiếm 10,5%, giảm 1%; hàng thủy sản chiếm
4,1%, giảm 1,1% trong cơ cấu hàng xuất khẩu so với cơ cấu năm 2014.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính chiếm tỷ trọng
20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là EU chiếm 19%...
Về nhập khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 98 tỷ USD, tăng 16,4%; khu vực
kinh tế trong nước đạt 67,6 tỷ USD, tăng 6,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu giảm
5,8%), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm tăng 18,9%, cao hơn mức tăng 13,2% của năm
2014.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tới 91,3% tổng kim
ngạch, tăng 0,2% so với năm 2014; hàng tiêu dùng chiếm 8,7%, giảm 0,2%.
Công nghiệp phụ trợ yếu và mỏng dẫn đến thiếu hụt các nguyên liệu sản xuất, các
ngành xuất khẩu nhiều nhất cũng là các ngành nhập khẩu nhiều nhất như: điện thoại các loại,
linh kiện, điện tử máy tính, giày dép. Điều này phản ánh trình độ sản xuất trong nước cịn hạn
chế, cơng nghệ vẫn chưa được chuyển giao, đây là lỗ hổng lớn cho sản xuất khi mà các dự án
có đầu tư nước ngồi rút khỏi nước ta.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim
ngạch chiếm 28,8% tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm
trước; tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 16,7%; ASEAN chiếm 14,4%... Thị trường Nhật Bản sau
nhiều năm xuất siêu, năm 2015 nhập siêu hơn 300 triệu USD.
Xuất khẩu dịch vụ năm nay ước tính đạt 11,2 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2014,
trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, giảm 0,4% do số lượng khách quốc tế năm
nay đến nước ta giảm 0.2% so với năm 2014 tức đạt 7,943 triệu lượt người. Nếu trong năm

2011, Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế thì đến hết năm 2015 đạt gần 8 triệu khách.
Tốc độ tăng trưởng từ năm 2011 - 2015 đạt xấp xỉ 5,7%/năm. Nhập khẩu dịch vụ năm 2015

20


ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải và
bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 9 tỷ USD.
Nhập siêu dịch vụ năm 2015 ước tính 4,3 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2015. Cân đối
thương mại hàng hóa và dịch vụ năm 2015 ước tính xuất siêu 1,5 tỷ USD, trong đó hàng hóa
xuất siêu 5,8 tỷ USD, dịch vụ nhập siêu 4,3 tỷ USD.
3. Các thành phần tổng cung
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014,
vượt kế hoạch so với mục tiêu 6,2% do Quốc hội đề ra và cao hơn mức tăng của các năm
từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. GDP có xu hướng tăng qua từng quý:
GDP quý IV tăng tới 7,01%, cao hơn mức tăng 6,12% của quý I, 6,47% của quý II và
6,87% trong quý III. Trong mức tăng trưởng chung: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014; đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức
tăng chung; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42%
của năm trước, đóng góp 3,20 điểm phần trăm, trong đó ngành cơng nghiệp tăng 9,39% so
với năm trước (cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%); ngành xây dựng tăng 10,82%,
đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010; Khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43
điểm phần trăm.
3.1. Sản xuất nông, lâm, thủy sản
Biểu đồ 14: Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2015, phần trăm

22,6

3,1


74,3

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

21


Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước
tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng đồng. Cụ thể:
+ Ngành nơng nghiệp: Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng
240,9 nghìn tấn so với năm 2014 do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8 triệu ha, tăng 18,7
nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha. Nếu tính thêm 5,3 triệu tấn ngơ thì tổng
sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 50,5 triệu tấn, tăng 319,8 nghìn tấn so
với năm 2014.
Kết quả sản xuất một số cây hàng năm khác đạt thấp: Sản lượng khoai lang đạt
1330,4 nghìn tấn, giảm 70,9 nghìn tấn so với năm trước; mía đạt 18,3 triệu tấn, giảm 1,5
triệu tấn, nguyên nhân là do diện tích gieo trồng suy giảm. Riêng sắn và rau đậu tăng khá,
sản lượng sắn ước tính đạt 10,7 triệu tấn, tăng 464 nghìn; rau, đậu đạt 15,9 triệu tấn, tăng
282,2 nghìn tấn.
Cây cơng nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển. Diện tích và sản lượng một số cây chủ
yếu tăng so với năm 2014, trong đó diện tích chè ước tính đạt 134,7 nghìn ha; sản lượng
chè búp đạt 1 triệu tấn, cà phê diện tích đạt 645,2 nghìn ha, sản lượng đạt 1.445 nghìn tấn,
cao su diện tích đạt 981 nghìn ha, sản lượng đạt 1017 nghìn tấn, hồ tiêu diện tích đạt 97,6
nghìn ha, sản lượng đạt 168,8 nghìn tấn. Riêng cây điều, mặc dù diện tích cho sản phẩm

giảm 1,5% so với năm trước, nhưng do năng suất tăng nên sản lượng đạt xấp xỉ năm 2014.
Một số cây ăn quả có sản lượng đạt khá: Bưởi đạt 457,9 nghìn tấn, xồi đạt 702
nghìn tấn, chuối đạt 1,9 triệu tấn, dứa đạt 598,3 nghìn tấn. Một số cây ăn quả có sản lượng
giảm so với năm 2014: Quýt đạt 161,6 nghìn tấn, cam đạt 579,5 nghìn tấn; vải đạt 362,2
nghìn tấn, nhãn đạt 512,3 nghìn tấn.
Chăn ni gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mơ hình trang trại, gia trại, ứng dụng cơng nghệ
khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong năm còn
xảy ra ở một số địa phương. Tính đến thời điểm 22/12/2015, cả nước khơng cịn dịch tai
xanh trên lợn.
+ Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung năm nay ước tính đạt 240,6
nghìn ha, tăng 8,5% so với năm 2014; trong đó một số địa phương có diện tích rừng trồng
mới tập trung tăng khá như: Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An,... Số cây lâm nghiệp trồng phân

22


tán cả năm đạt 161,2 triệu cây, tăng 3,8%. Sản lượng gỗ khai thác đạt 8309 nghìn m3, tăng
11,9% so với năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 28,4 triệu ste, tăng 0,4%.
Tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương nhưng mức độ thiệt hại đã
giảm so với năm trước. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại của cả nước năm 2015 là 1889 ha,
giảm 53,1%, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1076 ha, giảm 65,9%; diện tích rừng bị chặt
phá là 813 ha, giảm 6,6%.
+ Ngành thủy sản: Sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng
3,4% so với năm trước, trong đó cá đạt 4725,4 nghìn tấn, tăng 3,4%; tơm đạt 797,2 nghìn
tấn, tăng 0,9%.
Ni trồng thủy sản trong năm gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường,
dịch bệnh diễn biến phức tạp; thị trường xuất khẩu giảm mạnh, giá thu mua thấp trong khi
chi phí đầu vào tăng cao. Nhiều địa phương đã chuyển đổi phương thức, mơ hình ni
nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng. Sản lượng thủy sản ni trồng năm 2015

ước tính đạt 3513,4 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm trước, trong đó cá đạt 2522,6 nghìn
tấn, tăng 3,0%; tơm đạt 628,2 nghìn tấn, giảm 0,5%.
Ni cá tra có sự chuyển dịch từ ni nhỏ lẻ sang mơ hình ni tập trung theo chuỗi
liên kết, tập trung áp dụng quy trình theo tiêu chuẩn VietGap, Global GAP, ASC. Tuy
nhiên, ni cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn do giá bán cá tra nguyên liệu vẫn ở mức thấp,
xuất khẩu cá tra phải chịu mức thuế cao. Diện tích ni cá tra thâm canh cả năm ước tính
đạt 4949 ha, tăng 0,5% so với năm trước; sản lượng cá tra ước tính đạt 1204,3 nghìn tấn,
tăng 1,2%.
Ni tơm gặp nhiều khó khăn do giá cả khơng ổn định, ảnh hưởng của thời tiết nắng
nóng kéo dài và dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại cho người sản xuất.
Thời tiết tương đối thuận lợi cùng với giá xăng dầu giảm đã khuyến khích ngư dân
tích cực ra khơi bám biển. Sản lượng thủy sản khai thác năm nay đạt 3036,3 nghìn tấn, tăng
4% so với năm trước, trong đó cá đạt 2202,8 nghìn tấn, tăng 3,8%; tơm đạt 169 nghìn tấn,
tăng 6,3%. Khai thác cá ngừ đại dương tiếp tục phát triển nhất là ở vùng biển miền Trung:
Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trong năm đạt 16,5 nghìn tấn, tăng 5,5% so với năm
trước.

23


3.2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong mùa 2015 đầy khởi sắc. Chỉ số sản xuất toàn ngành cơng
nghiệp IPI ước tính tăng 9,8% so với năm 2014, cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm
2013 và 7,6% của năm 2014. Trong đó, ngành khai khống tăng 6,5%; ngành chế biến, chế
tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%.
Biểu đồ 15: Tăng trưởng IPI theo ngành năm 2015, phần trăm

25
20
15

10
5
0
-5
-10

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Công nghiệp chế biến, chế tạo

Khai khoáng
Sản xuất và phân phối điện

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bước vào năm 2015 các ngành thuộc khu vực cơng nghiệp đều có chỉ số tăng trưởng
IPI cao đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo (20,9%) và sản xuất phân phối điện
(17,8%), nguyên nhân là vì nhu cầu hàng hóa trong dịp Tết, vào tháng 2, các ngành đều
tăng trưởng chậm do nghỉ Tết dài ngày. Tuy nhiên chỉ số IPI của tất cả các ngành đã tăng
trưởng trở lại vào tháng tiếp theo và ổn định trong cả năm, trừ ngành khai khoáng giảm

mạnh vào tháng 12 (-6,6%).
Sản xuất phụ tùng, phụ kiện xe có động cơ và sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi
tính vẫn là hai ngành có mức tăng trưởng cao nhất so với năm 2014 (26,7% và 37%), một
số ngành như dệt, sản xuất thiết bị điện, sản xuất kim loại, da giày,… cũng đạt mức tăng
trưởng hai con số. Bên cạnh đó chỉ số tiêu thụ 11 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014
tăng 12,6% tuy nhiên chỉ số tồn kho cũng tăng với con số đáng kể là 9,5% cả năm 2014.

24


Nhìn chung, giá trị sản xuất của các ngành cơng nghiệp tăng liên tục làm cho tỷ
trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tăng và góp phần vào việc thúc
đẩy q trình cơng nghiệp hóa của nước ta.
Bên cạnh đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời
điểm 01/12/2015 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng thời điểm năm
trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,3%; doanh nghiệp ngoài
Nhà nước tăng 4,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8%. Tại thời
điểm trên, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp khai khoáng giảm 1,4%; ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,3%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 1,1%; ngành
cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 4,3%.
3.3. Dịch vụ
Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng:
Biểu đồ 16: Cơ cấu hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 2015
Đơn vị: %

11,4
0,9
11,5

76,2


Bán lẻ hàng hóa

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Du lịch lữ hành

Dịch vụ khác

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính chung cả năm 2015 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
đạt 3242,9 nghìn tỷ đồng tăng 9,5% so với năm 2014. Ngành bán lẻ hàng hóa đạt 2469,9
nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2014 có thể kể ra một số ngành có mức tăng trưởng
khá như: Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15%; lương thực, thực phẩm tăng

25


×