Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa lí 10 chuẩn, Bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 3 trang )

ohl1373448479.doc. GA 10 CB
Chương I: BẢN ĐỒ
Tiết 1, tuần 1.
Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
Mục tiêu bài học với học sinh:
Kiến thức:
o Nêu rõ vì sao cần có những phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
o Hiểu rõ các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
Kĩ Năng:
o Nhận ra phép chiếu đồ qua hệ thông kinh vĩ độ của bản đồ.
o Thông qua phép chiếu đồ, nhận ra khu vực chính xác, không chính xác trên
bản đồ.
Thái độ:
o Thấy sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
o Có ý thức sử dụng bản đồ để học tập địa lí.
Thiết bị dạy học:
o SGK.
o Các slide trong powerpoit.
Bài mới
o Định hướng: Địa lý gắn liền với bản đồ. Khái niệm bản đồ và các phép
chiếu đồ cơ bản?
o Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày & trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu về
khái niệm bản đồ, phép chiếu
hình bản đồ (chiếu đồ).
GV yêu cầu HS dựa vào SGK
xác định (cá nhân).
Hoạt động 2 (12’): Tìm hiểu
phép chiếu phương vị:
GV thuyết trình mẫu, có hỗ


trợ powerpoint (chỉ rõ khái niệm,
đặc điểm lưới kinh vĩ tuyến và
nhận ra vùng chính xác hơn trên
bản đồ)
Hoạt động 3 (10’): Tìm hiểu
phép chiếu hình nón:
Làm việc nhóm, có hỗ trợ
powerpoint (chỉ rõ khái niệm,
đặc điểm lưới kinh vĩ tuyến và
I. Khái niệm bản đồ, phép chiếu đồ:
Bản đồ: Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn
bộ bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng, thể hiện các đối
tượng địa lí, trên cơ sở toán học nhất định và thông
qua quá trình khái quát hoá bằng hệ thống kí hiệu.
Chiếu đồ: Cách biểu thị mặt cong của Trái Đất
lên mặt phẳng.
II. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:
1. Phép chiếu phương vị:
K.niệm: là phép chiếu, mặt chiếu là mặt phẳng
tiếp xúc mặt cầu (đứng, nghiêng, ngang)
Đ.điểm lưới kinh vĩ (đứng): kinh tuyến là
những đoạn thẳng đồng qui ở cực, vĩ tuyến là những
đường tròn đồng tâm ở cực, càng xa cực càng dãn ra.
Vùng chính xác: trung tâm bản đồ (nơi mặt
chiếu tiếp xúc địa cầu)
2. Phép chiếu hình nón:
K.niệm: là phép chiếu, mặt chiếu là mặt nón
tiếp xúc mặt cầu (đứng, nghiêng, ngang)
Đ.điểm lưới kinh vĩ (đứng): kinh tuyến là
những đoạn thẳng đồng qui ở cực, vĩ tuyến là những

Page 1 of 3
ohl1373448479.doc. GA 10 CB
nhận ra vùng chính xác hơn trên
bản đồ)
Hoạt động 4 (8’): Tìm hiểu
phép chiếu hình trụ:
Làm việc nhóm, có hỗ trợ
powerpoint (chỉ rõ khái niệm,
đặc điểm lưới kinh vĩ tuyến và
nhận ra vùng chính xác hơn trên
bản đồ)
cung tròn đồng tâm ở cực, càng xa vĩ tuyến tiếp xúc
mặt cầu các vĩ tuyến càng dãn ra.
Vùng chính xác: hai bên vĩ tuyến tiếp xúc mặt
nón (nơi mặt chiếu tiếp xúc địa cầu)
3. Phép chiếu hình trụ:
K.niệm: là phép chiếu, mặt chiếu là mặt trụ
tiếp xúc mặt cầu (đứng, nghiêng, ngang)
Đ.điểm lưới kinh vĩ (đứng): Kinh tuyến là
những đường thẳng song song, cách đều, vĩ tuyến là
những đường thẳng song song với nhau và vuông góc
với kinh tuyến, càng xa xích đạo, các vĩ tuyến càng
dãn ra.
Vùng chính xác: hai bên XĐ (nơi mặt chiếu tiếp xúc
địa cầu)
Củng cố, nối tiếp (5’):
o Chiếu cho HS nhận dạng các phép chiếu thông qua các bản đồ cụ thể.
o Ứng dụng của mỗi phép chiếu để phản ánh những lãnh thổ nhất định trên
bản đồ.
(có thể dưới hình thức trắc nghiệm để rút ngắn thời gian)

o Dặn chuẩn bị bài sau.
Một vài bài tập:
1. Bản đồ là:
a. Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ
bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng.
b. Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ
bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, phản ánh các hiện tượng địa lí, trên cơ sở toán học
nhất định và thông qua quá trình khái quát hoá, bằng hệ thống kí hiệu.
c. Hình ảnh thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên
mặt phẳng, phản ánh các hiện tượng địa lí, trên cơ sở toán học nhất định và thông qua
quá trình khái quát hoá bằng hệ thống kí hiệu.
d. Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ
bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, phản ánh các hiện tượng địa lí, thông qua quá trình
khái quát hoá bằng hệ thống kí hiệu.
2. Chiếu hình bản đồ là:
a. Cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng.
b. Cách vẽ bản đồ.
c. Cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong
tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
d. Cách chiếu bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, mặt trụ và mặt nón.
3. Chiếu đồ phương vị đứng:
a. Mặt chiếu là mặt phẳng.
b. Kinh tuyến là những nửa đường thẳng đồng qui tại cực, vĩ tuyến là những đường
tròn đồng qui tại cực.
c. Dùng vẽ các vùng cực Trái Đất.
Page 2 of 3
ohl1373448479.doc. GA 10 CB
d. Tất cả ý trên.
4. Chiếu đồ hình nón đứng :
a. Dùng vẽ bản đồ vùng cực.

b. Kinh tuyến là những nửa đường thẳng đồng qui ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn
đồng qui ở cực.
c. Dùng vẽ bản đồ vừng hai bên xích đạo.
d. Cả 1 và 2 đúng.
5. Chiếu đồ hình trụ đứng dùng vẽ bản đồ vùng :
a. Cực.
b. Vĩ tuyến tiếp xúc với mặt trụ.
c. Xích đạo.
d. Cả 2 và 3 đúng.
Page 3 of 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×