Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghị luận về vấn đề tầm quan trọng của lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.28 KB, 4 trang )

nghị luận về vấn đề tầm quan
trọng của lịch sử
Đề ra: Suy nghĩ của anh/ chị về giá trị của bộ môn lịch sử đối với sự hình thành
nhân cách của con người.
BÀI LÀM
Khởi nguồn từ huyền thoại Rồng Tiên kết hợp, sông núi giao hoà để hình thành
dòng giống Việt Nam. Mẹ Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi khai sơn phá thạch,
cha Lạc Long Quân đưa 50 con về biển nghìn trùng. Ngay từ cột mốc lịch sử đầu
tiên đó đến nay, đất nước ta đã trải qua bao năm tháng thăng trầm suốt 4000
năm dựng và giữ nước. Xuyên suốt chiều dài lịch sử đó, nhân dân ta đã kết tinh
nhiều giá trị nhân văn cao đẹp. Nhưng một điều đáng nói trong cuộc sống hiện
nay là nhiều học sinh đã bỏ mặc môn lịch sử dân tộc để chạy theo những môn
học “hợp thời” mà quên rằng: môn lịch sử mang một giá trị hết sức to lớn trong
sự hình thành nhân cách của con người.
Trước hết ta cần hiểu rõ về bộ môn lịch sử: Bộ môn lịch sử là bộ môn khoa học
về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra, bao gổm ba thời kì: cổ đại,
trung đại và cận đại. Chẳng hạn, ta học về lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta vào
những ngày đầu hình thành nước Văn Lang, hoặc là những triều đại phong kiến
trong lịch sử Đại Việt, cho đến thời đại kháng Pháp, đánh Mỹ thần thánh của dân
tộc,… và cả lịch sử của Hy Lạp, Liên Xô, vương quốc Anh,…
Như vậy, với cách hiểu trên ta thấy lịch sử là một chặng đường dài của mỗi quốc
gia. Dân tộc nào cũng trải qua những năm tháng hào hùng bi tráng. Và nhờ
những năm tháng đó mà con người càng hoàn thiện hơn, càng phát triển hơn về
mọi mặt trong đó có nhân cách.
Đầu tiên là về kinh nghiệm sống. Từ cuộc sống bộ tộc chuyển sang cuộc sống
cộng đồng, con người đã bỏ đi những thói quen không đẹp để hoàn thiện hơn.


Chúng ta đúc kết những kinh nghiệm về cuộc sống như nhường nhịn, chia sẻ,
yêu thương, giúp đỡ, vị tha, nhân hậu,… nhờ đó mà từ những ứng xử, cử chỉ, lời
ăn tiếng nói,.. trở nên văn minh và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Ta nhớ đến


một Lý Công Uẩn khi dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, Người đã viết một bài
chiếu để xem xét ý kiến của muôn dân. Trong bài “Thiên đô chiếu” này, Người đã
tinh tế khi kết thúc bài chiếu rằng: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy
để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” Câu hỏi này đã làm hiện ra một Lý
Công Uẩn có kinh nghiệm sống, vì đây là một việc làm liên quan đến sinh mệnh
của Đất nước, của muôn dân. Nên sự đồng cảm, dân chủ giữa vua với dân là
điều rất quan trọng. Do Người xuất thân từ cửa chùa, vì vậy những lẽ sống hợp
tình hợp lý đã đi vào trong con người của vị vua anh minh này từ thuở bé.
Bên cạnh đó, bộ môn lịch sử còn giúp cho mỗi người nhìn vào chiều dài lịch sử,
rồi tự soi vào giá trị đạo đức bản thân để phát hiện những điểm chưa tốt và
chỉnh sửa, khắc phục. Qua những năm phong kiến kiềm hãm, nhân phẩm người
phụ nữ bị đánh giá thấp, những bất công đối với những kẻ thấp cổ bé miệng vô
cùng nhiều. Tiếp cận với bộ môn lịch sử, để thấu hiểu lẽ đời, tình người, ta sẽ
không để cho bản thân mình vướng vào những tư tưởng ấu trĩ để đánh mất đi vẻ
đẹp văn minh, vẻ đẹp đạo đức trong mỗi chúng ta. Nhìn cuộc sống ngày nay,
văn minh hơn, tốt đẹp hơn, nhưng đâu đó vẫn còn những hủ tục lạc hậu như bạo
lực gia đình, ngược đãi với phụ nữ và trẻ em, tư tưởng trọng nam khinh nữ…
những điều này đã là của quá khứ rồi, ta đừng lôi nó ra xã hội ngày nay. Nó là
nguyên nhân làm băng hoại giá trị đạo đức con người, nhân rộng căn bệnh vô
cảm. Một người có học lịch sử, sẽ thấu hiểu, sẽ loại bỏ được những điều tệ hại đó
khỏi con người và cuộc sống ngày nay. Tiêu biểu nhất là các hoạt động tuyên
truyền của những nhóm sinh viên Hà Nội, luôn đi về những vùng sâu, vùng xa để
làm công tác tư tưởng, loại bỏ những suy nghĩ và hành động tiêu cực từng diễn
ra trong lịch sử . Làm cho họ hiểu đó không phải là phong tục mà đã trở thành tệ
nạn xã hội.
Không chỉ vậy, học lịch sử còn giúp cho tâm hồn trở nên đẹp hơn, nó không chỉ
cho ta kiến thức nhất thời, mà còn cho ta cả một tâm hồn đẹp. Đó là sự biết ơn
đối với những người đã hy sinh cho tổ quốc, cho sự yên bình của chúng ta hôm



nay. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên vào
những ngày lễ 30 tháng 04, ngày Quốc khánh, thì mọi nhà đều cắm cờ đỏ sao
vàng để thể hiện niềm vui chiến thắng, niềm vui độc lập suốt bao năm tháng
vẫn chưa hề phai nhạt. Không chỉ vậy mà hành động cắm cờ còn thể hiện sự biết
ơn đối với những anh hùng đã hy sinh trên chiến trường. Đặc biệt là hình ảnh
dòng người viếng thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, viếng tang Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, thắp hương lên mộ các anh hùng liệt sĩ,… Hành động đó thật đẹp
biết bao, thật thiêng liêng biết bao.
Mỗi trang sử là những bài học kinh nghiệm quý giá, giúp ta nhìn ra cái tốt, cái
xấu, biết nhận thức rõ về bản chất của xã hội, từ đó giúp cá nhân mỗi con người
có thái độ sống sao cho phù hợp với thực tại và cần có cái nhìn lạc quan về
tương lại. Thật vậy, người thanh niên xứ Nghệ – Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi
tìm đường cứu nước trong tình cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân ta đều thất bại. Bên cạnh đó, Người nhìn thấy được những hạn chế
trong con đường cứu nước của những bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám, Phan Bội Châu,… Điều này giúp người rút ra được kinh nghiệm khi ra
đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc phân biệt được đâu là bạn đâu là thù.
Hơn nữa, khi nhìn về lịch sử phát triển của các nước Tây Âu, nhận thấy sự bất
công trong nền móng Tư Bản chủ nghĩa, nên khi Cách mạng tháng Tám thành
công, Người đã quyết định đưa nước Việt Nam từ chế độ Phong kiến, tiến thẳng
lên xây dựng Xã hội Chủ nghĩa. Chính những nhận thức rõ về xã hội mà Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã làm nước Việt Nam thoát khỏi sự áp bức bóc lột của
chế độ Tư bản trong thời kì quá độ.
Ngoài những giá trị to lớn khi học về môn Lịch sử nói chung và nước nhà nói
riêng, thì môn lịch sử của nước ngoài như Anh, Trung Quốc, Lào, Campuchia, các
nước Mỹ-latinh đều được đưa vào sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy chính
thống của nền giáo dục nước ta. Hiểu về lịch sử nước ngoài là thể hiện sự ham
học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết, và cũng là một thiện chí vô cùng to lớn của người
Việt Nam muốn hoà nhập vào năm châu, xoá đi mọi rào cản về chủng tộc, màu
da,… lịch sử nước ngoài giúp ta khá nhiều cho việc hình thành những vốn sống,



nó sẽ là hành trang bổ ích cho mỗi công dân trong thời đại giao lưu, hợp tác và
phát triển.
Bên cạnh những giá trị bổ ích của bộ môn lịch sử đối với sự hình thành nhân
cách của con người, trong xã hội ngày nay lại rất nhiều bạn trẻ, nhất là những
học sinh thiếu ý thức, chưa có nhận thức tinh tế về môn lịch sử: cho rằng môn
lịch sử là môn học bài, chóng quên, không học môn lịch sử mà chỉ chạy theo
những môn học bổ trợ cho kì thi Đại học, hoặc là những kẻ vì không thấu hiểu
lịch sử nước nhà mà lại có hành động phản bội tổ quốc, phản động,… đáng lên
án nhất là nhà sử học Trần Trọng Kim đã làm tay sai cho Pháp, Cù Huy Hà Vũ với
những bài viết chống phá chế độ,… Họ quên rằng qua bao năm tháng vất vả,
gian lao, suốt chặng đường lịch sử dài kháng chiến bảo vệ dòng sinh mệnh của
dân tộc thì nước ta mới có ngày hôm nay.
Vì vậy, bài học to lớn nhất mà ta rút ra được từ môn Lịch sử đó là phải yêu Tổ
quốc, có lòng biết ơn đối với những anh hùng dựng nước và giữ nước. Học được
những bài học căn bản này thì ta mới tiến đến sự hoàn thiện về nhân cách cá
nhân. Dù là còn một học sinh ngồi trên ghế nhà trường hay đã là một công dân
thì việc cần làm là rèn dũa nhận thức cho đúng đắn, phải có sự am hiểu rõ về
Lịch sử dân tộc để không bị lôi kéo vào con đường phản bội, xuyên tạc quê
hương, đất nước. Cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những kẻ chống
phá chế độ, quên đi dòng Lịch sử hào hùng của dân tộc…
Khẳng định lại lần nữa, bộ môn lịch sử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc hình thành nhân cách ở mỗi con người. Do đó, mỗi chúng ta cần coi trọng,
đề cao bộ môn Lịch sử trong thời đại hiện nay điều đó cũng phần nào thể hiện
chúng ta là người yêu Tổ quốc, giàu lòng biết ơn và có nhận thức đúng đắn.




×