Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc và những ngoại lệ của Nguyên tắc Pacta sunt servanda trong thực tiễn quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.35 KB, 9 trang )

Phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc và những ngoại lệ của
Nguyên tắc này trong thực tiễn quốc tế
I.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda
1. Sự hình thành

Nguyên tắc Pacta sunt Servanda hay còn được gọi là nguyên tắc tận tâm, thiện chí
thực hiện cam kết quốc tế được xuất hiện từ rất sớm. Tiền thân của nguyên tắc này
là nguyên tắc tuân thủ điều ước quốc tế xuất hiện từ thời La mã cổ đại và tồn tại
hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế trước khi được ghi nhận chính
thức trong điều ước quốc tế1. Khi mà Luật quốc tế hiện đại chưa xuất hiện nguyên
tắc Pacta sunt servanda chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho các nước lớn do điều ước
quốc thế thời đó thường chứa nhưng quy phạm mang tính có lợi hơn cho các nước
lớn và các nước nhỏ thường bị ép buộc phải ký kết. Ngày nay, nguyên tắc này đã
thay đổi khi đã đảm bảo được sự bình đẳng giữa các bên, theo đó thì nguyên tắc
Pacta sunt servanda đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế song phương và
đa phương.
2. Cơ sở pháp lý

Trước đây, nguyên tắc Pacta sunt servanda được tồn tại dưới dạng tập quán
pháp lý quốc tế trước khi được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế một
cách chính thức. Hiện nay, nguyên tắc này tồn tại trong hầu hết các văn bản pháp lý
quan trọng của luật quốc tế, ngay tại lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã
khẳng đình “ tạo điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát
sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”, tại khoản 2
điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định “Tất cả các quốc gia thành viên
Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến
chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành
viên mà có”. Bên cạnh đó, tại Điều 6 Công ước viên 1969 đã khẳng định các
nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và quy phạm pacta sunt servanda đã được toàn
thế giới công nhận. Ngoài ra thì tại Tuyên bố năm 1970 về điều chỉnh các nguyên


tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù
1 Trang 72 Giáo trình luật quốc tế trường Đại học kiểm sát Hà Nội


hợp với Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã ghi nhận một cách chính thức, theo đó
mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra,
các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng
rãi của Luật quốc tế.
3. Nội dung

Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế được hiểu là khi các bên
chủ thể trong quan hệ luật quốc tế tham gia và kí kết các Điều ước quốc tế thì phải
trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện, bình đẳng. Khi tham gia vào Điều ước
quốc tế các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết.
Theo cá cơ sở pháp lý đã nêu ở trên thì nguyên tắc Pacta sunt servanda bao gồm
các nội dung chính sau:
Thứ nhất, mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung
thực và đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Đầu tiên, đó là các nghĩa vụ trong
hiến chương Liên Hợp Quốc ( ví dụ như: tất cả các thành viên của Liên hợp quốc
giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không
tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý), tiếp theo đó là các nghĩa vụ phát
sinh từ các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế, bên
cạnh đó các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết mà mình đưa ra khi
tham gia một tổ chức thành viên nào đó, cam kết song phương giữa hai quốc gia,...
(ví dụ như Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường đối với các dịch vụ kinh doanh
khi gia nhập WTO).
Thứ hai, mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước
quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự. Điều này có nghĩa là Điều ước
quốc tế phải được thực hiện triệt để, không phụ thuộc vào các sự kiện trong và
ngoài nước. Các sự kiện khách quan như: thay đổi chính phủ, sự thay đổi hình thức

quản lí hay chế độ xã hội, biểu tình, thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ, sự thay đổi hoàn


cảnh quốc tế. Ví dụ Việt Nam ký kết điều ước quốc tế song phương về bảo hộ
quyền tác giả với Hòa Kỳ vào ngày 27/ 6/1997, sau này giả sử như Hòa Kỳ có thay
đổi cơ cấu cũng như toàn bộ bộ máy chỉnh phủ cũng không làm ảnh hưởng đến
nghĩa vụ thực hiện Điều ước đã kí giữa hai quốc gia.
Thứ ba, các quốc gia thành trong viên Điều ước quốc tế không được viện dẫn
các quy định của pháp luật nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện
nghĩa vụ của mình. Đây là một yêu cầu quan trọng và được coi là một bộ phân
không thể thiếu của nguyên tắc Pacta sunt servanda và được quy định trong Điều
27 Công ước viên năm 1969. Ví dụ: Việt Nam và Thái Lan kí kết Điều ước về dẫn
độ người nước mình phạm tội trên lãnh thổ nước bạn. Như vậy, Việt Nam không
đồng ý trả người cho Thái Lan vì lí do tội của người này được quy định trong Luật
hình sự Việt Nam, phải do Nhà nước Việt Nam xử lí là trái với Điều ước quốc tế về
dẫn độ mà Việt Nam đã kí kết.
Thứ tư, các quốc gia không có quyền ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với
nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký
kết hoặc tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác. Do đó, khi ký kết các điều
ước quốc tế cần đòi hỏi quốc gia ký kết cần xem xét kỹ lưỡng các điều khoản của
điều ước xem liệu điều ước đó có mâu thuẫn với các điều ước quốc tế hiện hành mà
mình đã tham gia hoặc ký kết trước đó hay không. Ví dụ: khi Việt Nam ký điều ước
với Hoa Kỳ về bảo hộ quyền tác giả thì các điều khoàn không trái với Hiến chương
Liên hợp quốc mà Việt Nam đã ký kết trước đó.
Thứ năm, Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem
xét lại điều ước quốc tế. Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ
và xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên điều ước. Ví dụ
Việt Nam ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA) kí kết ngày 13-72000 đã được quốc hội hai nước thông qua và có hiệu lực thi hành ngày 10-12-



2001. Nhưng trong quá trình nếu thấy một điều khoản nào đó không hợp lý thì Việt
Nam không được đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại điều ước quốc tế đó.
Việt Nam chỉ được đình chỉ và xem xét dưới sự đồng ý của Hoa Kỳ.
Thứ sáu,Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước
thành viên của điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý
phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự
này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên 1969). Ví dụ:
Nga cắt đứt quan hệ lãnh sự với Mỹ vì cho rằng các thành viên lãnh sự Mỹ hoạt
động gián điệp trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến quan
hệ pháp lý phát sinh giữa Nga và Mỹ trong việc thực hiện điều ước quốc tế mà 2
quốc gia này đã ký kết với nhau.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong việc
ổn định quan hệ quốc tế và tạo ra một khuôn khổ mà buộc các chủ thể quốc tế phải
tuân theo. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế hay còn được
gọi là nguyên tắc Pacta sunt servanda là một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế có một vai trò quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
4. Ý nghĩa của nguyên tắc Pacta sunt servanda

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong việc ổn
định quan hệ quốc tế và tạo ra một khuôn khổ mà buộc các chủ thể quốc tế phải
tuân theo. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế hay còn được
gọi là nguyên tắc Pacta sunt servanda là một trong 7 nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế có những ý nghĩa quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay như:
Thứ nhất, đảm bảo cho việc thực hiện các cam kết đã được kí kết. Nguyên
tắc Pacta sunt servanda buộc các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ những điều
ước mà mình đã ký kết hoặc hoặc các cam kết đa phương được tiến hành bởi nhiều
chủ thể Luật quốc tế (Ví dụ: Hiến chương Liên hợp quốc 1945 làm phát sinh nghĩa
vụ với các quốc gia thành viên…).



Thứ hai, duy trì trật tự pháp lý quốc tế. Ngoài việc đảm bảo tuân thủ các điều
ước quốc tế ở trên ra thì nguyên tắc Pacta sunt servanda còn có ý nghĩa trong việc
đảm bảo sự tự nguyên của các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế, họ được
hoàn toàn tự nguyện trong việc quyết định có tham gia hay không hoặc quyết định
các điều khoản trong điều ước mà mình, tránh được sự bắt ép của các nước lớn áp
đặt.
Thứ ba, là căn cứ giải quyết tranh chấp quốc tế, khi điều ước quốc tế có hiệu
lực và làm phát sinh nghĩa vụ đối với các chủ thể thì việc thực hiện các nghĩa vụ
theo thỏa thuận giữa các bên được coi như là sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủ
thể. Nguyên tắc có ý nghĩa giúp các bên tham gia điều ước thực hiện cam kết một
cách tự nguyên, xuất phát từ “thiện chí” chứ không phải vì một âm mưu nào đó.
VD: Việt Nam cam kết mở cửa thị trường hàng hóa khi tham gia WHO từ đó việt
Nam phải có nghĩa vụ thực hiện cam kết đó ngoài ra còn các cam kết song phương,
đa phương như: Hiến chương Liên hợp Quốc năm 1945 làm phát sinh nghĩa vụ với
quốc gia thành viên

II.

Những ngoại lệ của nguyên tắc Pacta sunt Servanda
Nguyên tắc Pacta sunt servanda hay còn nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực

hiện cam kết quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các
quốc gia là chủ thể của luật quốc tế đều phải tuân theo nguyên tắc này. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước thì nguyên tắc này cũng cho phép
các quốc gia có thể không phải thực hiện ĐƯQT mà mình là thành viên:
Thứ nhất, các quốc gia không phải thực hiện điều ước quốc tế nếu trong quá
trình ký kết các bên có sự vi phạm pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục ký



kết. Việc xác định đúng thẩm quyền trong quá trình kí kết điều ước quốc tế là rất
quan trọng.
Theo điều 6 Công ước Viên 1969: “Mọi quốc gia đều có tư cách để kí kết điều ước
quốc tế”, không ai có thể phủ nhân hay tước bỏ quyền chủ quyền này của quốc gia
trong sinh hoạt quốc tế. Quyền năng này được thực hiện thông qua các cá nhân là
người đại diện cho quốc gia tham đàm phán và ký kết điều ước quốc tế. 2 Tuy nhiên
không phải ai cũng có thể là người đại diện cho quốc gia tham gia đàm phán và ký
kết điều ước quốc tế, mà muốn trở thành người đại diện ký kết điều ước quốc tế
phải đáp ước đủ các điều kiện theo quy định của các công ước quốc tế và các quy
định của pháp luật quốc gia quy định về thẩm quyền kí kết điều ước quốc tế (ở Việt
Nam là luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ). Theo đó, việc vi phạm
pháp luật quốc gia hoặc công ước quốc tế về thẩm quyền trong kí kết điều ước quốc
tế thì các quốc gia không phải thực hiện điều ước quốc tế.
VD: Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế chỉ được ký với 2 danh nghĩa nhà
nước và chính phủ. Nếu điều ước nào được ký với danh nghĩa của các bộ, ngành…
không được coi là một điều ước quốc tế (chẳng hạn như: các thỏa thuận hợp tác đào
tạo sinh viên giữa trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội với Đại học Luật Budapest của
Hungary không phải điều ước quốc tế…).
Thứ hai, khi điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến chương Liên hợp
quốc, trái với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc
tế. Các quốc gia gia nhập liên hợp quốc không bị hạn chế ký kết các điều ước song
phương hay đa phương tuy nhiên với điều kiện điều ước đó không trái với hiến
chương liên hợp quốc. Đối với các quốc gia thì việc tuân thủ hiên chương là điều
vô cùng cơ bản và quan trọng, trong trường hợp những cam kết phát sinh từ các

2 Trang 132 Giáo trình Luật Quốc tế trường đại học Kiểm sát Hà Nội


điều ước quốc tế trái với hiến chương liên hợp quốc thì các quốc gia có thể không
phải thực hiện các cam kết này.

VD: 2 quốc gia ký kết một điều ước quốc tế có nội dung thiết lập chính sách
nhằm phân biệt đối xử với phụ nữ da màu...
Thứ ba, khi có sự vi phạm nghiêm trọng của một bên cam kết thì bên còn lại
có quyền từ chối thực hiện, vì nghĩa vụ theo điều ước quốc tế chỉ có thể được thực
hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi
giữa các bên kí kết. Một bên kí kết có quyền viện dẫn sự vi phạm của bên kí kết
khác để chấm dứt hoặc tạm thời đình chỉ việc thực hiện hiệu lực của toàn bộ hay
một phần điều ước kí kết. Trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về việc hủy bỏ
hoặc tạm đình chỉ hiệu lực thi hành của điều ước thì chủ thể kết ước có quyền hành
động theo thỏa thuận trong điều ước đó.
Thứ tư, khi xuất hiện điều khoản Rebus-sic-stantibus (điều khoản về sự thay
đổi cơ bản của hoàn cảnh) dẫn đến các bên không thể tiếp tục thực hiện được điều
ước quốc tế (Điều 62 Công ước Viên 1969). Khi xuất hiện điều khoản này, các
quốc gia có thể viện dẫn để thực hiện 1 trong 3 hành vi sau:
• Chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. Hành vi này làm mất hoàn toàn hiệu lực

của điều ước quốc tế.
• Tạm đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế. Hành vi này chỉ tạm thời làm mất

hiệu lực của điều ước quốc tế.
• Rút khỏi quan hệ điều ước quốc tế. Hành vi này không làm chấm dứt hiệu lực

hoàn toàn của điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế chỉ mất hiệu lực với quốc gia
viện dẫn điều khoản Rebus-sic-stantibus, nó vẫn có hiệu lực đối với các quốc gia
thành viên khác của điều ước.


Thứ năm, hoàn cảnh bị thay đổi được ghi nhận trong điều 62 Công ước Viên
1969 phải là cơ sở chủ yếu tạo nên sự thỏa thuận của các bên; hoàn cảnh này các
bên không thể thấy trước (dự liệu trước) vào thời điểm ký kết điều ước quốc tế.

Trong đó, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là: hoàn cảnh đó bị xáo trộn
lớn đến mức làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên
vẫn còn phải thi hành theo điều ước. Sự thay đổi này vượt ra khỏi tầm kiểm soát
của các bên. Các bên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan hệ
điều ước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, sự thay đổi cơ bản của
hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi quan hệ
điều ước nếu đó là điều ước liên quan đến việc thiết lập biên giới quốc gia; hoặc sự
thay đổi đó là kết quả của một sự vi phạm nghiêm trọng của chính bên nêu lên nó.
Trong trường hợp này, bên còn lại có thể viện dẫn chính điều khoản Rebus-sicstantibus để giải thoát mình khỏi các nghĩa vụ trong cam kết mà không bị coi là vi
phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda. Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản Rebussic-stantibus phải được thông báo cho bên kia biết.3

III.

Kết luận

Ngoài ra, hiệu lực thi hành một phần hay toàn bộ điều ĐƯQT có thể bị tác động bởi việc
thực hiện các hành vi hợp pháp của chủ thể kí kết, như hành vi bảo lưu điều ước, hành vi
thực hiện quyền kế thừa của chủ thể luật quốc tế trong giải quyết các vấn đề kế thừa quốc
gia, chính phủ.Có thể nói nguyên tắc Pacta sunt servanda có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong thế giới ngày nay, vì trong quan hệ quốc tế không tồn tại bộ máy hoàn toàn thực hiện
3Trang 76 giáo trình luật quốc tế trường Đại học Kiểm sát Hà Nội


chức năng cưỡng chế tuân thủ QPPL quốc tế, mà việc thực hiện nó phụ thuộc trước hết và
chủ yếu vào thiện chí và tính tự giác của các bên chủ thể. Bên cạnh nguyên tắc này thì sáu
nguyên tắc cơ bản còn lại, mỗi nguyên tắc lại chiếm một vai trò quan trọng khác nhau trong
mối quan hệ quốc tế.




×