Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÂU HỎI KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.12 KB, 4 trang )

CÂU HỎI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
1. Khi Tòa án đã nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện thì Tòa án phải thụ lý vụ án dân sự.
2. Chỉ khi có đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án mới tiến hành thụ lý vụ án dân sự.
3. Khi các tranh chấp QSĐ chưa được hòa giải ở cấp cơ sở, Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho
người khởi kiện.
4. Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
5. Để áp dụng quy định về thời hiệu khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án chỉ cần căn cứ vào quy
định pháp luật chuyên ngành về thời hiệu khởi kiện.
6. Toà án sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp
luật.
7. Người chưa thành niên cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
8. Tòa án xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện khởi kiện thì thụ lý vụ án dân sự.
9. Thành phần hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm luôn gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân
dân.
10. Tất cả các vụ án dân sự đều phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ trước khi đưa ra xét xử sơ thẩm.
11. Tất cả các vụ án dân sự đều phải tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hoà giải trước khi đưa ra xét xử sơ thẩm dân sự.
12. Đối với vụ án về dân sự và hôn nhân - gia đình, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 6 tháng kể
từ ngày thụ lý thì Tòa án phải mở phiên tòa.
13. Trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan và ngẫu nhiên. Khi phân công thẩm phán
giải quyết vụ án, Chánh án Tòa án không được phân công Thẩm phán đã thụ lý vụ án được tiếp
tục giải quyết vụ án.
14. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu nguyên đơn rút 1 phần yêu cầu thì thẩm phán
được phân công có quyền ra quyết định đình chỉ phần yêu cầu bị rút.


15. Vụ án dân sự bị đình chỉ giải quyết khi nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết.


16. Đối với vụ án về kinh doanh thương mại và lao động, thời hạn tối đa là 4 tháng kể từ ngày
thụ lý, Tòa án phải mở phiên tòa.
17. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm
đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
18. Qua nghị án, HĐXX chỉ có thể tuyên bản án hoặc trở lại việc tranh luận.
19. Trong vụ án dân sự có yêu cầu phản tố. Nếu tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn rút một phần
yêu cầu khởi kiện thì Hội đồng xét xử đình chỉ phần yêu cầu bị rút và thay đổi địa vị tố tụng của
người tham gia tố tụng.
20. Nếu thấy cần thiết phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát có quyền tham gia
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đúng hay sai. Vì
sao?
21. Tại phiên toà sơ thẩm dân sự, Kiểm sát viên không được phát biểu ý kiến về việc giải quyết
vụ án.
22. Phiên tòa sơ thẩm phải hoãn, nếu tất cả các đương sự đều vắng mặt có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt.
23. Tòa án không được ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nếu tại phiên hòa
giải
thiếu một hoặc một vài đương sự.
24. Chỉ có quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự mới bị kháng nghị theo thủ tục
Giám đốc thẩm.
25. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, bị đơn rút một phần yêu cầu phản tố. Tại phiên tòa sơ thẩm,
nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn vắng mặt lần thứ nhất, không có đơn đề nghị
xét
xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án.
26. Sau khi hết thời hạn hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phải ra quyết định tiếp
tục giải quyết vụ án dân sự.
27. Toà án cấp sơ thẩm sau khi ra quyết định đình chỉ mà thấy quyết định đình chỉ là không đúng
thì Toà án lại tiếp tục giải quyết vụ án.



28. Toà án cấp sơ thẩm sau khi ra quyết tạm định đình chỉ mà thấy việc ra quyết định đình chỉ là
không có căn cứ thì Toà án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án.
29. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì tòa án ra quyết định đình
chỉ vụ án.
30. Tại phiên toà sơ thẩm mà đương sự yêu cầu hoãn phiên toà để nhờ người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp thì Hội đồng xét xử không được hoãn phiên toà.
31. Tại phần tranh luận và đối đáp, kiểm sát viên cũng có quyền tham gia tranh luận bằng cách
phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án dân sự.
32. Khi vụ án dân sự có đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS thì Tòa án có thể lựa chọn
hình thức giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc thủ tục thông thường.
33. Vụ án dân sự đã được thụ lý giải quyết theo thủ tục rút gọn thì không được chuyển sang giải
quyết theo thủ tục thông thường.
34. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền kháng cáo bản án, quyết định đình chỉ hoặc tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm.
35. Trong mọi trường hợp. Hội đồng xét xử sở thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai
Hội thẩm nhân dân.
36. Trong mọi trường hợp, Kiểm sát viên tham gia phiên toà phúc thẩm dân sự mà vắng mặt thì
Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên toà.
37. Các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
38. Đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ cần gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sơ
thẩm.
39. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có thể 3 năm hoặc 5 năm kể từ ngày bàn án,
quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
40. Chỉ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩm thì phiên toà phúc thẩm vụ án dân
sự mới bắt buộc phải có mặt kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát.
41. Đối với vụ án dân sự không có phản tố và yêu cầu độc lập thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử
phúc thẩm vụ án dân sự, nguyên đơn được rút đơn khởi kiện.
42. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Tòa án đã chấp nhận
và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.



43. Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại những phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo,
kháng nghị.
44. Hội đồng xét xử tái thẩm có quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật.
45. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật thì có quyền quyết định đình chỉ thi hành bản án, quyết định cho đến khi có quyết
định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
46. Trước khi mở phiên tòa, Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án có quyền ra quyết định tạm
đình chỉ GQ vụ án, quyết định đình chỉ GQ vụ án.
47. Khi Tòa án đã nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện thì Tòa án phải thụ lý vụ án dân sự.
48. Khi các tranh chấp quyền sử dụng đất chưa được hòa giải ở cấp cơ sở, Tòa án trả lại đơn khởi
kiện cho người khởi kiện.
49. Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
50. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Tòa án đã chấp nhận
và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự



×