Tải bản đầy đủ (.docx) (288 trang)

Nghiên cứu dạy học Hoá học 10 trường trung học phổ thông nội dung nhóm Halogen theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 288 trang )

Tr•êng §¹i häc s• ph¹m hµ Néi 2
Khoa ho¸ häc
--------***--------

NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành : Phƣơng pháp dạy học hóa học

Hµ Néi - 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn T.S Cao Thị Thặng đã hƣớng dẫn em rất nhiệt
tình, dành nhiều thời gian đọc bản thảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
khóa luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Hóa học - Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2 đã tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt những năm học tại
trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đên các thầy giáo, cô giáo trong tổ Hóa – Sinh
và các em học sinh trƣờng THPT Tiên Du 1 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã tạo điều kiện để em hoàn
thành khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do thời gian có hạn nên khóa luận của em không
tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của
các thầy, cô và các bạn để khóa luận của em ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Thị Tiên


NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

PPDH

: Phƣơng pháp dạy học

Y/C

: Yêu cầu

PTHH

: Phƣơng trình hóa học

PTPƢ


: Phƣơng trình phản ứng

NXB

: Nhà xuất bản

KT – KN

: Kiến thức - kĩ năng

SGV

: Sách giáo viên

SBT

: Sách bài tập

KHXH

: Khoa học xã hội

KHTN

: Khoa học tự nhiên

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan


CNTT

: Công nghệ thông tin

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

KT – ĐG

: Kiểm tra - đánh giá

TTCB

: Trạng thái cơ bản

TTKT

: Trạng thái kích thích

ĐC

: Đối chứng

TN


: Thực nghiệm


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
6. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3
7. Cái mới của đề tài..........................................................................................4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................5
1.1: Cơ sở lí luận............................................................................................... 5
1.1.1: Chƣơng trình Hóa học phổ thông............................................................5
1.1.2. Sách giáo khoa Hóa học.................................................................................. 16
1.1.3. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hóa học THPT........................... 21
1.1.4. Định hƣớng phân hóa trong chƣơng trình Hóa học trƣờng THPT.................25
1.1.5. Định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hƣớng tích cực, phân hóa
và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.................................................................28
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 32
1.2.1.Thực tiễn chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
của Bộ Giáo dục và đào tạo.............................................................................32
1.2.2.

Thực trạng dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng tích cực, phân
hóa và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trƣờng THPT...............................35
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................... 39



CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG TÍCH
CỰC, PHÂN HÓA VÀ BÁM SÁT CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG NỘI
DUNG NHÓM HALOGEN............................................................................ 41
2.1. Một số biện pháp chung.................................................................................. 41
2.2. Vận dụng các biện pháp trong dạy học nội dung “Nhóm halogen” theo
định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT – KN........................... 41
2.2.1. Biện pháp 1: So sánh nội dung chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng
cao Hóa học 10 phần Nhóm halogen...............................................................41
2.2.2. Biện pháp 2: So sánh nội dung phần Nhóm halogen giữa SGK Hóa học 10 và
Hóa học 10 nâng cao....................................................................................... 43
2.2.3. Biện pháp 3: So sánh chuẩn kiến thức, kĩ năng phần Nhóm Halogen giữa
chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao Hóa học 10............................46
2.2.4. Biện pháp 4: So sánh nội dung của SGK, SGV, SBT với chuẩn kiến thức,
kĩ năng............................................................................................................. 53
2.2.5. Biện pháp 5: So sánh về phƣơng pháp dạy học phần Nhóm halogen giữa
chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao Hóa học 10............................61
2.3. Thiết kế một số giáo án minh họa nội dung “Nhóm halogen”.................66
2.3.1. Qui trình thiết kế giáo án theo hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn
KT - KN...........................................................................................................66
2.3.2. Các giáo án cụ thể........................................................................................... 68
2.3.2.1. .1. Các giáo án bài lí thuyết................................................................ 68
2.3.2.2. Giáo bài luyện tập.............................................................................100
2.3.2.3. Giáo án bài thực hành.......................................................................107
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................... 118
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................120
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm...................................................... 120
3.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm.............................................................120




3.3. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm............................................................120
3.3.1.Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm.......................................................120
3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.................................................121
3.4.Kết quả thực nghiệm sƣ phạm................................................................122
3.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm..................................................125
Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................131
PHỤ LỤC 1...................................................................................................133
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC DẠY HỌC BÁM SÁT CHUẨN..................133
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.............................................................................133
PHỤ LỤC 2...................................................................................................135
PHIẾU QUAN SÁT HỌC SINH Ở LỚP THỰC NGHIỆM VÀ...................135
LỚP ĐỐI CHỨNG........................................................................................135
PHỤ LỤC 3...................................................................................................135
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT.............................................................................135


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Từ năm 2006, Bộ chƣơng trình Giáo
dục phổ thông mới đã đƣợc chính thức ban
hành cùng với việc thực hiện đổi mới

chƣơng trình và sách giáo khoa đồng bộ
từ Tiểu học đến Trung học phổ thông, trong
đó có bộ môn Hóa học. Đổi mới nội dung,
phƣơng pháp dạy học cùng đánh giá kết
quả dạy học đã góp phần đào tạo ra những
con ngƣời mới có cách tƣ duy, phƣơng
pháp học tập và làm việc năng động, sáng
tạo, thích ứng với cuộc sống phát triển
từng ngày.
Dạy học tích cực là một trong những
định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học
ở nƣớc ta nói chung và đối với bộ môn
Hóa học nói riêng. Dạy học tích cực trong
đó kiến thức mà học sinh lĩnh hội đƣợc
phải do chính học sinh tìm tòi, khám phá,
tƣ duy, sáng tạo trong quá trình học tập chứ
không phải thụ động tiếp thu từ ngƣời thầy
truyền đạt. Để làm đƣợc điều đó ngƣời
thầy phải tìm hiểu, phải tiếp thu các
phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại kết hợp với
việc sử dụng những yếu tố tích cực của
phƣơng pháp dạy học truyền thống cho
phù hợp với từng đối tƣợng học sinh cũng
nhƣ nội dung dạy học.

Nguyễn Thị Tiên

8

K34B Khoa Hóa học



Khóa luận tốt nghiệp
Sự phân hóa

Trường ĐHSP Hà Nội 2
nhiều năm nghiên cứu thí điểm và cải

chƣơng trình giáo

cách đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

dục phổ thông thể

tiến hành dạy và học theo chƣơng trình,

hiện

sách giáo khoa mới theo yêu cầu chuẩn

trình



chƣơng

chuẩn




kiến thức kĩ năng cho tất cả các bậc học từ

chƣơng trình nâng

Tiểu học đến Trung học phổ thông. Chuẩn

cao. Với cùng nột

kiến thức

nội dung nhƣng ở
hai chƣơng trình
có sự khác nhau
về mục tiêu, mức
độ nội dung và
phƣơng pháp dạy
học phù hợp với
trình độ nhận thức
của học sinh. Để
dạy tốt một số nội
dung theo chƣơng
trình

chuẩn



nâng cao cần phải
tìm hiểu so sánh
để tìm ra những

điểm chung và sự
khác biệt để giúp
cho việc dạy học
tốt nội dung này
Để đáp ứng
nhu cầu đổi mới
giáo
dục
sau
Nguyễn Thị Tiên

9

K34B Khoa Hóa học


kĩ năng là nội dung mới rất quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông,
là cơ sở để dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
dạy học nói chung và trong Hóa học nói riêng. Vì vậy để góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy và học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng theo chƣơng
trình, sách giáo khoa thì chuẩn kiến thức kĩ năng đóng vai trò hết sức quan
trọng. Vấn đề này đang đƣợc triển khai trên cả nƣớc tuy nhiên việc thực hiện
chỉ là bƣớc đầu và hiệu quả chƣa cao.
Nội dung “Nhóm halogen” cũng là một trong số những nội dung quan
trọng của chƣơng trình Hóa học 10 cũng nhƣ trong các đề thi tốt nghiệp, thi
đại học, cao đẳng.
Vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu dạy học Hóa học
10 trường trung học phổ thông nội dung “Nhóm halogen” theo định hướng
tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng”. Đây là đề tài thiết
thực và đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu dạy học Hóa học 10 trƣờng trung học phổ thông nội dung
“Nhóm halogen” theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn kiến
thức kĩ năng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Hóa học ở lớp 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Cơ sở lí luận: Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa (SGK) Hóa học,
chuẩn kiến thức – kĩ năng (KT – KN), đổi mới phƣơng pháp dạy học theo
định hƣớng dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN.
Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng dạy học theo hƣớng tích cực, phân hóa
và bám sát chuẩn KT – KN ở trƣờng trung học phổ thông (THPT) đặc biệt là
lớp 10.



3.2. Đề xuất một số biện pháp để thực hiện dạy học theo định hƣớng tích cực,
phân hóa và bám sát chuẩn KT – KN và áp dụng để dạy học nội dung “Nhóm
halogen” Hóa học 10.
3.2.1. Một số biện pháp chung
3.2.2. Vận dụng dạy học nội dung “Nhóm halogen” theo định hƣớng tích cực, phân
hóa và bám sát chuẩn KT – KN
3.3. Một số giáo án minh họa
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung “Nhóm halogen” thuộc chƣơng trình Hóa học 10 và chƣơng
trình Hóa học 10 nâng cao.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chƣơng trình, SGK Hóa học, tài liệu có liên
quan.
- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, theo dõi dạy học theo định hƣớng tích cực,

phân hóa và bám sát chuẩn KT – KN ở trƣờng THPT.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: dạy thực nghiệm một số giáo án đã
soạn theo hƣớng dạy học tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT - KN.
Tiến hành kiểm tra sau mỗi giờ học bằng các bài kiểm tra 15 phút để xác định
hiệu quả và khả thi của đề tài.
-Phƣơng pháp thống kê toán học: Thống kê, xử lí các số liệu thu thập
đƣợc. Từ đó phân tích kết quả, rút ra những kết luận cho đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc một số biện pháp phù hợp thì sẽ dạy học Hóa học ở
trƣờng phổ thông theo đúng định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn
KT – KN góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng THPT nói chung
và nội dung “ Nhóm halogen” nói riêng.



7. Cái mới của đề tài
Nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan
đến việc dạy học tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT – KN.
Đề xuất đƣợc 5 biện pháp chung và áp dụng các biện pháp này để dạy
học Hóa học 10 trƣờng THPT nội dung “Nhóm halogen” theo định hƣớng
tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT – KN.
Đã thiết kế đƣợc 8 giáo án theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám
sát chuẩn KT – KN.
Đã thực nghiệm một số giáo án ở trƣờng phổ thông và bƣớc đầu khẳng
định tính hiệu quả và khả thi của vấn đề nghiên cứu.



NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ

TÀI
1.1: Cơ sở lí luận
1.1.1Chƣơng trình Hóa học phổ thông
1.1.1.1. Vị trí
Môn hóa học là môn học trong nhóm môn Khoa học tự nhiên.
Môn hóa học cung cấp cho học sinh (HS) những tri thức khoa học phổ
thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công
nghệ hóa học, môi trƣờng và con ngƣời. Những tri thức này rất quan trọng nó
giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển
năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách ngƣời lao
động mới năng động, sáng tạo.
1.1.1.2. Mục tiêu:
Môn hóa học nhằm giúp HS đạt đƣợc:
a. Về kiến thức:
HS có đƣợc học thức kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại và
thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung.
- Hóa học vô cơ.
- Hóa học hữu cơ.
b. Về kĩ năng
HS có đƣợc hệ thống kĩ năng hóa học phổ thông cơ bản và thói quen
làm việc cơ bản gồm:
- Kĩ năng học tập hóa học.
- Kĩ năng thực hành hóa học.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học.
c. Về thái độ



HS có thái độ tích cực nhƣ:

- Hứng thú học tập bộ môn hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên
cơ sở phân tích hóa học.
- Ý thức trách nhiệm với bản thân cộng đồng và với xã hội.
- Ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào cuộc sống và vận
động ngƣời khác cùng thực hiện.
Nhƣ vậy, qua phân tích so sánh giữa mục tiêu của chƣơng trình chuẩn
với mục tiêu của chƣơng trình nâng cao nhận thấy có những điểm giống nhau
về kiến thức, kĩ năng, thái độ đồng thời có sự khác nhau là chƣơng trình nâng
cao còn giúp HS đạt đƣợc về kiến thức: tƣơng đối mở rộng và hoàn thiện hơn.
Ví dụ trong chƣơng trình nâng cao có học về sự lai hóa các obitan nguyên tử,
khái quát nhóm oxi … nhƣng ban cơ bản không học. Về kĩ năng: không chỉ là
những kĩ năng phổ thông cơ bản mà cần đạt tới kĩ năng phổ thông tƣơng đối
thành thạo. Nhƣ việc, yêc cầu HS giải một số dạng bài tập tổng hợp. Vận
dụng linh hoạt một số kiến thức để giải quyết một số vấn đề trong học tập và
thực tiễn đời sống. Trên cơ sở đó giúp HS phát triển cơ sở tƣ duy hóa học và
năng lực sáng tạo để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về hóa học và khoa học
tự nhiên.
1.1.1.3. Quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình
Chƣơng trình môn Hóa học ở trƣờng phổ thông đƣợc xây dựng và phát
triển trên cơ sở các quan điểm sau đây:
a. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông
Mục tiêu của bộ môn Hóa học phải đƣợc quán triệt và cụ thể hóa trong
chƣơng trình của các lớp ở cấp Trung học cơ sở (THCS) và THPT.
b. Đảm bảo tính phổ thông cơ bản, hiện đại và thực tiễn trên cơ sở hệ thống
tri thức của khoa học Hóa học



Hệ thống tri thức của Hóa học cơ bản đƣợc lựa chọn bảo đảm:

- Kiến thức, kĩ năng Hóa học phổ thông cơ bản.
- Tính chính xác của khoa học Hóa học.
- Sự cập nhật một cách cơ bản những thông tin của khoa học Hóa học hiện đại
về nội dung và phƣơng pháp.
- Nội dung Hóa học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất.
- Nội dung Hóa học đƣợc cấu trúc có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp.
c. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Hóa học
- Nội dung thực hành và thí nghiệm Hóa học đƣợc coi trọng, là cơ sở để xây
dựng kiến thức và rèn kĩ năng Hóa học.
- Tính chất hóa học của các chất đƣợc chú ý xây dựng trên cơ sở các lí
thuyết chủ đạo của Hóa học và đƣợc kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm
Hóa học.
d. Đảm bảo định hướng đổi mới PPDH Hóa học theo hướng dạy và học tích
cực
- Hệ thống nội dung Hóa học cơ bản đƣợc tổ chức sắp xếp, sao cho: GV
thiết kế, tổ chức để HS tích cực hoạt động xây dựng kiến thức và hình
thành những kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn
đƣợc mô phỏng trong các bài tập Hóa học.
- Chú ý khuyến khích GV sử dụng thiết bị dạy học, trong đó có ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hoá học.
e. Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học của HS
Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học đáp ứng yêu cầu đa dạng ,kết hợp
trắc nghiệm khách quan và tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hóa học. Hệ
thống bài tập Hóa học này nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Hóa học của HS
ở ba mức độ biết, hiểu và vận dụng, phù hợp với nội dung và phƣơng pháp
của chƣơng trình.



f. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của chương trình Hóa học trong nước và

thế giới
Chƣơng trình môn Hóa học phổ thông đảm bảo tiếp cận nhất định với
chƣơng trình Hóa học cơ bản ở một số nƣớc tiên tiến và khu vực về mặt nội
dung, phƣơng pháp, mức độ KT- KN hóa học phổ thông. Chƣơng trình bảo
đảm kế thừa và phát huy những ƣu điểm, khắc phục một số hạn chế của các
chƣơng trình Hóa học trƣớc đây của Việt Nam.
g. Đảm bảo tính phân hóa trong chương trình Hóa học phổ thông
Chƣơng trình môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với
năng lực của mọi HS.
Ngoài nội dung Hóa học phổ thông cơ bản từ lớp 8 đến lớp 12 còn có
nội dung tự chọn về Hóa học dành cho HS có nhu cầu luyện tập thêm hoặc
tìm hiểu một lĩnh vực nhất định hoặc nâng cao kiến thức Hóa học. Nội dung
này góp phần giúp HS có thể tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bƣớc vào
cuộc sống lao động.
1.1.1.4. Nội dung
a. Mạch nội dung:
Chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình NC đều có nội dung dạy học từng lớp
phù hợp với quan điểm xây dựng và phát triển của từng loại chƣơng trình. Ví
dụ chƣơng trình Hóa học NC, chƣơng nguyên tử có khái niệm obitan nguyên
tử, do đó có khái niệm sau đó nhƣ lớp, phân lớp, năng lƣợng của electron, cấu
hình electron dạng ô lƣợng tử. Trong khi đó trong chƣơng trình lớp 10 cơ bản
thì khái niệm obitan nguyên tử chỉ trình bày ở nội dung đọc thêm, không có
nội dung các nguyên lí, qui tắc và không có cấu hình electron dạng ô lƣợng
tử…
b. Kế hoạch dạy học:



Chƣơng trình chuẩn:
LỚP


SỐ TIẾT (45 phút/ 1 tiết)
8

9

10

11

12

Tuần

2

2

2

2

2

Cả năm học

70

70


70

70

70

Toàn cấp

THCS: 140

THPT: 210

Chƣơng trình nâng cao:
Lớp

Số tiết/tuần

Số tuần

Tổng số tiết/năm

10

2,5

35

87,5

11


2,5

35

87,5

12

2,5

35

87,5

Cộng (toàn cấp)

7,5

105

262,5

Nhận thấy có sự khác biệt lớn nhất giữa 2 chƣơng trình là thời lƣợng
tiết/tuần. Chƣơng trình chuẩn: 2 tiết/tuần x 35 tuần.
Chƣơng trình nâng cao: 2,5 tiết/tuần x 35 tuần.
Kế hoạch dạy học của hai chƣơng trình cơ bản và nâng cao phù hợp với
quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình. Đó là đảm bảo chênh lệch
20% về nội dung và và mức độ kiến thức giữa hai chƣơng trình nhằm đảm
bảo phân hóa và phù hợp trình độ HS.

1.1.1.5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Chuẩn KT - KN là nội dung mới rất quan trọng trong chƣơng trình giáo
dục phổ thông, là cơ sở để dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh. Chuẩn KT - KN góp phần đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá kết
quả học tập hóa học cũng nhƣ việc chỉ đạo thực hiện chƣơng trình và sách
giáo khoa mới.
1.1.1.5.1.

huẩn kiến thức kĩ năng là một trong những nội dung của chương

trình giáo dục phổ thông môn hóa học.



×