Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 83 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

  

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG,
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

GVHD
SVTH
Lớp
Ngành

: Đặng Đình Thắng
: Huỳnh Thị Lê
: NL02 – K.33
: KTLĐ&QLNNL

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2011

SVTH: Huỳnh Thị Lê


Trang: 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Trang

Bảng danh mục từ viết tắt
Bảng biểu
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI CƠ QUAN BHXH TP.HỒ CHÍ MINH
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
TẠI CƠ QUAN BHXH TP.HỒ CHÍ MINH ..................................................

3

1.1.1 Khái niệm về tuyển dụng ..............................................................................

3

1.1.2 Mục tiêu của công tác tuyển dụng ................................................................

3

1.1.3 Các quyết định quy định về công tác tuyển dụng.........................................


3

1.1.3.1 Nguyên tắ c, đố i tƣơ ̣ng và điề u kiê ̣n xét tuyể n .......................................

3

1.1.3.2 Chỉ tiêu tuyển dụng, chƣ́c danh, vị trí, chuyên ngành và bâ ̣c đào ta ̣o. ..

4

1.1.3.3 Nô ̣i dung thi xét tuyể n............................................................................

6

1.1.3.4 Qui trình xét tuyể n ................................................................................

6

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
TẠI CƠ QUAN BHXH TP.HỒ CHÍ MINH .................................................

7

1.2.1 Khái niệm về đào tạo. .....................................................................................

7

1.2.2 Mục tiêu về đào tạo .......................................................................................


7

1.2.3 Vai trò của đào tạo ..........................................................................................

8

1.2.4 Các quyết định quy định về công tác đào tạo nguồn nhân lực .......................

8

1.2.4.1 Qui đinh
̣ về chƣơng trình đào ta ̣o và kinh phi.́ ......................................

9

1.2.4.2 Phân cấp quản lý đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức
của hệ thống BHXH TP.HCM. .......................................................................... 12
1.2.4.3 Qui định về tổ chức thực hiện. ............................................................... 12
Tóm tắt chƣơng 1..................................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN BHX TP .HỒ CHÍ MINH
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. ................................. 15
2.2 Cơ cấu tổ chức cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh................... 27
2.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơ quan BHXH TP.HCM. .............................. 27
2.2.2 Chƣ́c năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ quan BHXH TP.HCM.17
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 2



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

2.2.3 Mối quan hệ của phòng Tổ chức – Cán bộ đối với các phòng ban khác. . 24
2.3 Tình hình nhân sự tính đến hiện nay. ............................................................... 25
Tóm tắt chƣơng 2..................................................................................................... 28
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BHXH TP.HỒ CHÍ MINH
3.1 Thực trạng công tác tuyển dụng. ....................................................................... 28
3.1.1 Trách nhiệm và nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban liên quan đến
công tác tuyển dụng. ......................................................................................... 29
3.1.2 Thực hiện các quy định về quy trình công tác tuyển dụng ....................... 30
3.1.3 Báo cáo kết quả công tác tuyển dụng năm 2010....................................... 33
3.2 Thực trạng công tác đào tạo. ............................................................................. 35
3.2.1 Mục tiêu. ................................................................................................... 35
3.2.2 Báo cáo các khóa đào tạo, bồi dƣỡng năm 2010 ...................................... 35
3.3 THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO. .................................................... 38
3.3.1 Thuận lợi. .................................................................................................. 38
3.3.2 Thách thức................................................................................................. 39
Tóm tắt chƣơng 3..................................................................................................... 40
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN BHXH TP.HCM
4.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO ................................ 41
4.1.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG. ................................................... 41
4.1.1.1 Những mặt làm đƣợc của công tác tuyển dụng. .................................... 41
4.1.1.2 Những mặt còn tồn tại trong công tác tuyển dụng. ................................ 43
4.1.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO. ........................................................... 45
4.1.2.1 Những mặt làm đƣợc của công tác đào tạo. ........................................... 45

4.1.2.2 Những mặt còn tồn tại trong công tác đào tạo. ...................................... 45
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG,
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN BHXH TP.HCM .............. 46
4.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng .......................................... 46
4.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo ................................................ 53
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Tóm tắt chƣơng 4..................................................................................................... 59
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 60
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 4


Chuyên đề tốt nghiệp
I/ Bảng danh mục từ viết tắt:
Từ viết tắt
BHXH
BHXH TP.HCM
BHXH VN

BHYT
KCB
TC – CB
CC – CV

GVHD: Đặng Đình Thắng

Nguyên nghĩa
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm y tế
Khám chữa bệnh
Tổ chức – Cán bộ
Công chức – Viên chức

II/ Danh mục Bảng - Biểu:
Danh mục
Tên Bảng - Biểu
Biểu đồ 01
Tình hình nhân sự tại cơ quan từ năm 2008 – 2010
Biểu đồ 01
Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi
Biểu đồ 02
Cơ cấu nhân sự theo giới tính
Biểu đồ 03
Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn nghiệp
vụ
Biểu đồ 04
Cơ cấu nhân sự theo ngạch công chức – viên chức

Biểu đồ 05
Biểu đồ về lao động hợp đồng biên chế
Bảng số 01
Bảng các khóa đào tạo năm 2010
Bảng số 02
Lƣu đồ tuyển dụng
Bảng số 03
Lƣu đồ đào tạo

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang
Trang 25
Trang 26
Trang 26
Trang 27
Trang 27
Trang 28
Trang 35
Trang 49
Trang 55

Trang: 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng
LỜI MỞ ĐẦU


Con ngƣời là vốn quý nhất của xã hội, là tài sản của quốc gia. Nguồn lực con
ngƣời là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi đất nƣớc, đồng thời nó cũng
là mục tiêu của sự phát triển đó. Hiện nay, cơ chế thị trƣờng đang đặt ra rất nhiều
thách thức đối với vấn đề con ngƣời và nguồn nhân lực. Điều mấu chốt ở đây là làm
sao có đƣợc nguồn nhân lực vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát
triển nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị trƣờng lao
động, thị trƣờng chất xám, nhất là sức lao động có hàm lƣợng trí tuệ cao. Đồng thời
phải hạn chế tối đa các ảnh hƣởng tiêu cực của cơ chế thị trƣờng đối với công tác giáo
dục đào tạo. Nhà nƣớc phải sử dụng nhiều phƣơng tiện nhƣ pháp luật, thể chế, chính
sách, các công cụ kinh tế… làm sao để giáo dục – đào tạo là nơi bồi dƣỡng, chăm sóc
nguồn nhân lực, làm nảy nở nhân tài cho đất nƣớc. Vì thế mà Nhà nƣớc phải có một
cách thức quản lý nhất định, một cơ chế quản lý phù hợp.
Yếu tố quyết định sự thành bại của một cơ quan, đơn vị chính là nguồn nhân
lực. Nếu tổ chức muốn tồn tại, phát triển một cách bền vững ngoài các yếu tố về khoa
học kỹ thuật, vốn, … thì điều cốt lõi là phải có một đội ngũ quản lý giỏi, nhân công
lành nghề. Muốn đạt đƣợc điều này thì công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực
tại cơ quan, đơn vị, tổ chức có vị trí rất quan trọng, và Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ
Chí Minh (BHXH TP.HCM ) cũng không phải là một ngoại lệ.
Sau một thời gian thực tập tại BHXH TP.HCM, qua tìm hiểu phân tích các hoạt
động nghiệp vụ liên quan đến ngƣời lao động. Đặc biệt trong công tác tuyển dụng và
đào tạo phát triển nguồn nhân lực BHXH TP.HCM luôn coi trọng với việc xác định
ngƣời lao động là tài sản quan trọng nhất, quyết định sự phát triển ngành Bảo hiểm xã
hội. Chính vì vậy công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công chức luôn đặt ở vị trí ƣu
tiên nhằm nâng cao năng lực làm việc của họ và đáp ứng một đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức trình độ, chuyên môn cao. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng, đào tạo
nguồn nhân lực tại cơ quan còn tồn tại một số hạn chế trong cơ chế chính sách đối với
công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại BHXH TP.HCM.
Nhằm phân tích tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả này tại BHXH TP.HCM, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố

Hồ Chí Minh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề đƣợc thực hiện nhằm làm rõ vấn đề lý luận công tác tuyển dụng, đào
tạo nguồn nhân lực. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng,
đào tạo tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đƣa ra một số giải
pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại cơ quan Bảo hiểm xã
hội thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại cơ
quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
 Phạm vi nghiên cứu: Cán bộ công chức, viên chức làm việc tại cơ quan và đơn
vị trực thuộc cơ quan.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các văn bản qui định về
tuyển dụng và đào tạo của Bộ Nội Vụ, của ngành BHXH Việt Nam và tài liệu sẵn có
về lý thuyết và thực tiễn quản trị nguồn nhân lực, đồng thời sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu: Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp thống kê,
phƣơng pháp so sánh, thu thập và phân tích các dữ liệu khảo sát thực tế.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 4 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng và đào tạo nguồ n nhân lƣ̣c đố i

với cơ quan Bảo hiể m xã hô ̣i Viê ̣t Nam.
Chƣơng 2: Tổng quan về cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Tp.HCM.
Chƣơng 3: Thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại BHXH
Tp.HCM.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo
nguồn nhân lực tại cơ quan BHXH Tp.HCM.

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI CƠ QUAN BHXH TP.HỒ CHÍ MINH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CƠ QUAN BHXH
TP.HỒ CHÍ MINH.
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TUYỂN DỤNG.
Tuyển dụng là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều
nguồn khác nhau để lựa chọn ra ứng viên có năng lực, phù hợp nhất để sử dụng, những
ứng viên đủ khả năng đảm nhiệm các vị trí mà cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.
1.1.2. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG.
Các công tác tuyển dụng đều nhằm mục đích chính đó là có thể tuyển đƣợc
ngƣời có đạo đức, trình độ, chuyên môn, kỹ năng phù hợp với nhu cầu nhân lực của cơ
quan BHXH TP.HCM. Đảm bảo cho cơ quan có đƣợc đúng ngƣời cho đúng việc, đúng
thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi.
Do đó, tuyển dụng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho cơ quan, đảm

bảo về số lƣợng và chất lƣợng tốt nhất để phục vụ cho hoạt động của cơ quan tổ chức.
Quá trình tuyển dụng là khâu giúp cho các nhà lãnh đạo đƣa ra các quyết định
tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa rất quan trọng
đối với các hoạt động của tổ chức, bởi vì quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho cơ quan
có đƣợc những con ngƣời có kỹ năng, phẩm chất phù hợp với sự phát triển bền vững.
Tuyển dụng tốt cũng giúp cho các cơ quan giảm đƣợc chi phí tuyển dụng lại và đào tạo
lại, chi phí cho việc gián đoạn công việc, đồng thời tránh đƣợc các thiệt hại rủi ro
trong quá trình thực hiện công việc do sự thiếu hụt về số lƣợng hay chất lƣợng lao
động.
1.1.3. CÁC QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG.
1.1.3.1. Nguyên tắ c, đố i tƣơ ̣ng và điề u kiê ̣n xét tuyể n.
Nguyên tắc:
Việc xét tuyển phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan và
đúng pháp luật.
Ngƣời đƣợc xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của ngạch tuyển dụng, có
chuyên môn đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành và vị trí tuyển dụng.

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Để nâng cao chất lƣợng đội ngủ công chức, viên chức của ngành, BHXH thành
phố chỉ tuyển những ngƣời tốt nghiệp đúng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu chức
danh, ƣu tiên đào tạo chính quy hoặc tốt nghiệp loại khá, giỏi.
Việc xét tuyển viên chức phải đƣợc thực hiện bởi hội đồng xét tuyển của ngành

do Tổng giám đốc quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo.
Đối tƣợng và điều kiện tham gia dự thi:
Công dân Việt Nam, có địa chỉ thƣờng trú tại Việt Nam, tuổi đời từ 18 đến 40
tuổi. Trƣờng hợp ngƣời dự thi trƣớc đây là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên
chức trong các doanh nghiệp của nhà nƣớc… thì tuổi có thể cao hơn nhƣng không quá
45 tuổi.
Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy và có các
văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với các chức danh, vị trí
và ngạch dự tuyển.
Có lý lịch rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức của ngành.
Có đầy đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ đƣợc giao.
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải
tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị
trấn hoặc đƣa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
1.1.3.2. Chỉ tiêu tuyển dụng, chƣ́c danh, vị trí, chuyên ngành và bâ ̣c đào ta ̣o.
Chỉ tiêu tuyển dụng:
Chỉ tiêu tuyển dụng là chỉ tiêu biên chế đƣợc giao của từng địa phƣơng, đơn vị.
BHXH Việt Nam thực hiện tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển đối với số chỉ tiêu mà
địa phƣơng, đơn vị đã đƣợc BHXH Việt Nam giao hoặc những chỉ tiêu do nghỉ việc,
nghỉ hƣu, chuyển công tác… nhƣng chƣa thực hiện tuyển dụng hoặc đã tuyển dụng
nhƣng đang thực hiện chế độ hợp đồng với ngƣời lao động.
Về chức danh:
Chức danh cần tuyển dụng đƣợc xác định theo chức danh nghiệp vụ của ngành.
Các địa phƣơng, đơn vị căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ để xác định chức danh nghiệp vụ
và ngạch viên chức cần tuyển.
Về vị trí:
Vị trí tuyển dụng là vị trí việc làm tại các bộ phận chức năng của địa phƣơng, đơn
vị.
SVTH: Huỳnh Thị Lê


Trang: 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Về chuyên ngành và bậc đào tạo:
Thí sinh dự thi vào vị trí, chức danh nào phải có chuyên ngành và bậc đào
tạo phù hợp với vị trí, chức danh đó.
STT
1

2

Chức danh
Chế độ,

- Phòng chế độ BHXH

chính sách

- BHXH cấp huyện

Thu BHXH

cấp sổ, thẻ

- BHXH cấp huyện


Kế toán

5

Chi trả

7

8

9

10
11

12

13

toán, kinh tế.
- Bảo hiểm, kinh tế, công
nghệ thông tin

- Phòng kế hoạch – tài chính
- BHXH cấp huyện
- Phòng kế hoạch – tài chính
- BHXH cấp huyện

y tế


- BHXH cấp huyện
- Phòng kiểm tra

- Y, dƣợc, luật, kinh tế, bảo

- BHXH cấp huyện

hiểm, thanh tra, hành chính

- BHXH cấp huyện

thông tin

- Phòng công nghệ thông tin

Tổ chức

- Phòng tổ chức

nhân sự

- Phòng Tổ chức – Cán bộ

Pháp chế

- Phòng Tổ chức – Cán bộ

- Công nghệ thông tin, toán

truyền


tin
- Luật, kinh tế, hành chính,

Hành chính - Phòng Tổ chức – Cán bộ

Tuyên

- Y, dƣợc, kinh tế, tài chính,
kế toán.

Công nghệ

Văn thƣ

- Tài chính, kế toán, ngân
hang

- Phòng giám định BHYT

tổng hợp

- Tài chính, kế toán, ngân
hang

Giám định

Kiểm tra

- Lao động tiền lƣơng, xã

- Bảo hiểm, tài chính, kế

- BHXH cấp huyện
- Phòng cấp sổ, thẻ

Ngành nghề tuyển dụng
hội, bảo hiểm, kinh tế, luật

- Phòng thu

Quản lý,

4

6

Vị trí làm việc

- Phòng Hành chính – Tổng hợp
- Phòng Tổ chức – Cán bộ
- Phòng Hành chính – Tổng hợp
- Phòng Hành chính – Tổng hợp

lao động tiền lƣơng, quản
trị nhân lực, bảo hiểm
- Luật, hành chính
- Luật, hành chính, văn thƣ,
lƣu trữ
- Hành chính, văn thƣ, lƣu
trữ, thông tin thƣ viện

- Văn hóa, báo chí, tuyên
truyền.

(Nguồn: Quyết định số 1416/BHXH-TCCB)
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

1.1.3.3. Nô ̣i dung thi xét tuyể n.
Yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng:
Có bằng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngạch tuyển dụng.
Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
Các chứng chỉ bồi dƣỡng.
Tính điểm trong xét tuyển
Điểm xét tuyển là tổng số điểm kết quả học tập, điểm phỏng vấn sơ tuyển cộng
với điểm ƣu tiên theo qui định của pháp luật, trong đó:
Điểm kết quả học tập xác định theo kết quả học tập trung bình toàn khóa của
ngƣời dự tuyển và đƣợc quy đổi theo thang điểm 100, nhân hệ số 2.
Điểm phỏng vấn đƣợc tính theo thang điểm 100. Việc phỏng vấn nhằm đánh
giá kiến thức, khả năng giao tiếp, kiến thức hiểu biết xã hội nói chung và nhiệm vụ của
ngành nói riêng, nguyện vọng, hƣớng phấn đấu của ngƣời dự tuyển.
BHXH tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế tại địa phƣơng để xây dựng nội
dung phỏng vấn.
1.1.3.4. Qui trình xét tuyể n.
Thông báo công khai cho đối tƣợng về chủ trƣơng tuyển dụng của ngành và

hƣớng dẫn đối tƣợng kê khai hồ sơ đề nghị xét tuyển.
Thành lập hội đồng sơ tuyển và tổ chức sơ tuyển. Hội đồng sơ tuyển do Giám
đốc BHXH thành phố quyết định thành lập gồm 5 thành viên trong đó Chủ tịch hội
đồng là Giám đốc hoặc Phó giám đốc BHXH thành phố; Phó chủ tịch hội đồng là
Trƣởng phòng tổ chức cán bộ (hoặc Trƣởng phòng tổ chức hành chính), các ủy viên
còn lại là lãnh đạo phòng nghiệp vụ thuộc BHXH thành phố và 01 ủy viên thƣ ký là
cán bộ theo dõi công tác tuyển dụng của BHXH thành phố.
Nhiệm vụ của hội đồng sơ tuyển:
Xét duyệt hồ sơ đối tƣợng tham gia dự tuyển theo các yêu cầu, tiêu chuẩn
nghiệp vụ của ngạch đƣợc tuyển dụng.
Tổng hợp kết quả học tập trung bình toàn khóa của ngƣời dự tuyển và quy đổi
điểm số theo quy định của pháp luật.
Xây dựng nội dung phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn, chấm điểm ngƣời tham
gia dự tuyển theo thang điểm.

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Tồng hợp và thống nhất kết quả sơ tuyển báo cáo Giám đốc BHXH thành phố
đề nghị BHXH Việt Nam xét duyệt, tuyển dụng.
Kết quả xét tuyển:
Kết quả xét tuyển căn cứ vào tổng điểm bao gồm: Điểm của kết quả học tập
trung bình toàn khóa, điểm phỏng vấn và điểm ƣu tiên.
Ngƣời trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là ngƣời đó đầy đủ văn bằng, chứng chỉ

theo yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có điểm của mỗi nội dung
tính điểm xét tuyển đạt từ 50 điểm trở lên. Tính từ ngƣời có tổng số điểm cao nhất cho
đến hết chỉ tiêu.
Trƣờng hợp nhiều ngƣời có kết quả xét tuyển bằng nhau ở tiêu chí cuối cùng,
hội đồng xét tuyển mới bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn ngƣời có kết quả cao
nhất trúng tuyển.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CƠ QUAN BHXH
TP.HỒ CHÍ MINH.
1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO.
Đào tạo là những hoạt động nhằm tăng kết quả công việc của nhân viên thông
qua việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng đặc biệt để cho họ thực hiện tốt công việc
của mình.
1.2.2. MỤC TIÊU CỦA ĐÀO TẠO.
Đào tạo đƣợc coi là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lƣợc
của tổ chức. vì thế mà những mục tiêu cơ bản của đào tạo nguồn nhân lực trong cơ
quan, tổ chức là:
Giúp nhân viên tiếp thu, bắt nhịp những kiến thức, kỹ năng mới, giúp họ thực
hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là trong việc thay đổi do yêu cầu công việc, thay đổi
công nghệ, hay khi nhân viên nhận công việc mới.
Tránh đƣợc tình trạng quản lý lỗi thời, giúp nhà lãnh đạo có phƣơng pháp quản
lý phù hợp với những thay đổi trong công nghệ, kỹ thuật hay thay đổi trong công cuộc
đổi mới quản lý. Đào tạo giúp đề ra những chính sách mới về quản lý nguồn nhân lực
đạt hiệu quả.
Đối với nhân viên mới vào thì việc đào tạo giúp họ tiếp cận nhanh hơn với công
việc, giảm bớt sự bỡ ngỡ, hay khó khăn trong những ngày đầu làm việc. Các chƣơng

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 12



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

trình định hƣớng công việc đối với nhân viên giúp họ mau chóng thích ứng với môi
trƣờng làm việc mới.
Giúp nhân viên hiểu sâu sắc hơn về mục tiêu và văn hóa tại nơi làm việc, giáo
dục cho họ có đƣợc sự đồng lòng với cơ quan làm việc.
Việc đào tạo còn có tác dụng động viên, khuyến khích, thỏa mãn nhu cầu phát triển
cho nhân viên. Khi đƣợc đào tạo họ sẽ có cảm giác đƣợc coi trọng, sau khi đƣợc đào
tạo, họ sẽ chủ động nắm bắt và ứng dụng những kỹ năng mới mà họ đã đƣợc học.
1.2.3. VAI TRÕ CỦA ĐÀO TẠO.
Đối với cơ quan tổ chức thì việc đào tạo nguồn nhân lực cũng chính là đầu tƣ
vào nguồn nhân lực nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc đáp ứng những yêu cầu
công việc trong cơ quan, tức là đáp ứng các mục tiêu chiến lƣợc của cơ quan, đáp ứng
nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.
Đối với ngƣời lao động thì nhu cầu đƣợc đào tạo luôn luôn quan trọng và cần
thiết, nó đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời lao động, là một trong những yếu tố tạo
nên động cơ thúc đẩy ngƣời lao động làm việc đạt hiệu quả.
Đối với xã hội việc đào tạo ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế,
xã hội của một quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế của các tổ chức. Đầu tƣ cho
đào tạo và giáo dục là điều kiện tiên quyết để một tổ chức có thể đi lên trong cạnh
tranh, là khoản đầu tƣ chiến lƣợc chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nƣớc.
1.2.4. CÁC QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CƠ
QUAN BHXH TP.HCM.
Bảo hiểm xã hội luôn coi trọng công tác đào tạo, khuyến khích cán bộ, công
chức nổ lực học tập nhằm nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác của ngành.
Việc học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện gắn với
việc thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức.

Vì thế Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ,
công chức, viên chức mà Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
1.2.4.1. Qui đinh
̣ về chƣơng triǹ h đào ta ̣o và kinh phi.́
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quy định trong quy chế đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ, công chức viên chức bao gồm các chƣơng trình cụ thể:

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Chƣơng trình bồi dƣỡng lý luận chính trị:
Đối tƣợng:
Trình độ trung cấp: Chuyên viên, chuyên viên chính và tƣơng đƣơng, cán bộ
quản lý cấp trƣởng phòng, phó trƣởng phòng, Giám đốc, Phó giám đốc BHXH cấp
huyện.
Trình độ cao cấp: Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng, Giám đốc, Phó giám
đốc BHXH cấp tỉnh, cán bộ quản lý cấp ban, cán bộ quản lý cấp Trƣởng phòng, Giám
đốc BHXH cấp huyện trong diện quy hoạch cán bộ nguồn, Tổng biên tập, Phó tổng
biên tập, Thƣ ký tòa soạn Báo và Tạp chí BHXH.
Mức kinh phí hỗ trợ:
100% kinh phí của lớp học và tiền tài liệu không quá 20% kinh phí lớp học.
Hình thức tổ chức:
Đơn vị đứng ra tổ chức hoặc gửi đi đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo của
Nhà nƣớc theo hình thức tập trung hoặc tại chức.

Chƣơng trình bồi dƣỡng quản lý hành chính nhà nƣớc:
Đối tƣợng:
Chƣơng trình quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên: Chuyên viên và
tƣơng đƣơng có hệ số lƣơng dƣới 2,82.
Chƣơng trình quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên chính: Chuyên
viên có hệ số lƣơng từ 2,82 trở lên, chuyên viên chính và tƣơng đƣơng, giám đốc, phó
giám đốc BHXH cấp tỉnh, cán bộ quản lý cấp ban, tổng biên tập, phó tổng biên tập,
thƣ ký tòa soạn báo và tạp chí BHXH, cán bộ quản lý cấp phòng, giám đốc, phó giám
đốc BHXH cấp huyện.
Chƣơng trình quản lý hành chính nhà nƣớc ngạch chuyên viên cao cấp: Chuyên
viên cao cấp và tƣơng đƣơng và một số cán bộ quản lý do Tổng giám đốc quyết định.
Mức kinh phí hỗ trợ:
100% kinh phí của lớp học và tiền tài liệu không quá 20% kinh phí của lớp học.
Hình thức tổ chức: Đơn vị đứng ra tổ chức hoặc gửi đi đào tạo, bồi
dƣỡng tại các cơ sở đào tạo của Nhà nƣớc theo hình thức tập trung hoặc tại chức.
Chƣơng trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Tổng số ngƣời đƣợc cử đi học bao gồm các hệ trung học, cao đẳng, đại học, cao
học và nghiên cứu sinh trong một thời điểm không quá 15% tổng số công chức, viên
chức chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị.
Hệ cao đẳng, trung học:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức có thâm niên công tác 5 năm trở lên,
không kể thời gian tập sự, do yêu cầu công việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ mà
cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc, đƣợc Thủ trƣởng đơn vị cử đi học, đƣợc
hỗ trợ 2.000.000 đồng cho cả khóa học kể cả tiền tài liệu.
Cán bộ, công chức, viên chức không đủ điều kiện nêu trên mà có nguyện vọng
đi học hoặc muốn học thêm bằng cao đẳng hoặc trung học thứ 2 nếu đƣợc Thủ trƣởng
đơn vị giải quyết thì cho đi học ngoài giờ hành chính và cán bộ, công chức, viên chức
tự túc kinh phí.
Hệ đại học:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức có thâm niên công tác 5 năm trở lên,
không kể thời gian tập sự, do yêu cầu công việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ mà
cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc, đƣợc Thủ trƣởng đơn vị cử đi học, đƣợc
hỗ trợ 3.000.000 đồng cho cả khóa học kể cả tiền tài liệu.
Cán bộ, công chức, viên chức không đủ điều kiện nêu trên mà có nguyện vọng
đi học hoặc muốn học thêm bằng đại học thứ 2 nếu đƣợc Thủ trƣởng đơn vị giải quyết
thì cho đi học ngoài giờ hành chính và cán bộ, công chức, viên chức tự túc kinh phí.
Hệ cao học và nghiên cứu sinh:
Do yêu cầu công việc, đƣợc Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định
cử đi học.
Đối tượng được cử đi học: Bảo hiểm xã hội tỉnh thì cán bộ, công chức, viên
chức có thâm niên công tác 10 năm trở lên không kể thời gian tập sự. Ƣu tiên cử Giám
đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh, Trƣởng phòng và Giám đốc BHXH huyện thuộc diện
quy hoạch cho chức danh lãnh đạo BHXH tỉnh.
Mức hỗ trợ kinh phí: Đi học cao học đƣợc hỗ trợ 6.000.000 đồng (cho cả khóa
học, kể cả tiền tài liệu), đi học nghiên cứu sinh đƣợc hỗ trợ 10.000.000 đồng (cho cả
khóa học, kể cả tiền tài liệu).

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 15



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Đối với cán bộ, công chức, viên chức không đủ điều kiện nêu trên mà muốn học
thêm cao học, nghiên cứu sinh, đƣợc Tổng giám đốc chấp nhận thì đi học ngoài giờ
hành chính và cán bộ, công chức, viên chức tự túc kinh phí.
Hình thức đào tạo: Cán bộ, công chức, viên chức cử đi đào tạo tại các cơ sở đào
tạo của Nhà nƣớc theo hình thức tại chức là chủ yếu.
Chƣơng trình bồi dƣỡng ngoại ngữ:
Mọi cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam có trách
nhiệm tự học ngoại ngữ để phổ cập trình độ ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên
môn, học tập và nghiên cứu, trƣớc mắt khuyến khích học ngoại ngữ là tiếng Anh.
Đơn vị hỗ trợ kinh phí cho những trƣờng hợp dƣới đây:
Các lớp ngoại ngữ do đơn vị tổ chức cho các đối tƣợng đƣợc Thủ trƣởng đơn vị
phê duyệt cụ thể. Đơn vị hỗ trợ 100% kinh phí và tài liệu của lớp học.
Do yêu cầu công việc mà cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm đƣợc Tổng
giám đốc cử đi học tại các cơ sở đào tạo của Nhà nƣớc, đơn vị hỗ trợ 100% kinh
phí.
Chƣơng trình bồi dƣỡng tin học:
Mọi cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tự học chƣơng trình tin học
cơ sở để phục vụ cho công tác chuyên môn, học tập và nghiên cứu.
Đơn vị hỗ trợ kinh phí cho các trƣờng do yêu cầu công việc mà công chức đang
đảm nhiệm đƣợc Thủ trƣởng đơn vị cử đi học.
Mức hỗ trợ kinh phí tùy theo các khóa học, đối tƣợng cụ thể và khả năng kinh
phí của đơn vị.
Chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ:
Cán bộ, công chức, viên chức tham gia chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao

nghiệp vụ do ngành tổ chức, đơn vị hỗ trợ 100% kinh phí của lớp. Các lớp phải có nội
dung thiết thực, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, phải đƣợc Thủ trƣởng đơn vị
phê duyệt đƣa vào kế hoạh hằng năm.
Cán bộ, công chức, viên chức đƣợc cử đi học các lớp bồi dƣỡng nâng cao
nghiệp vụ do cơ quan khác tổ chức thì tùy thuộc tính chất, nội dung chƣơng trình bồi
dƣỡng, đơn vị sẽ hỗ trợ kinh phí theo yêu cầu của lớp học.

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại nƣớc ngoài:
Theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành, Tổng giám đốc sẽ cử cán bộ, công chức, viên chức
đi bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở nƣớc ngoài.
Hình thức bồi dưỡng: Tham quan, học tập, nghiên cứu hoặc tham gia hội thảo, hội
nghị.
Kinh phí: Cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài đƣợc cấp kinh
phí theo quy định của Nhà nƣớc hoặc của nƣớc ngoài đài thọ.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức: Tuân thủ các quy định của Nhà
nƣớc đối với cán bộ, công chức, viên chức đi tham quan, học tập, nghiên cứu…ở nƣớc
ngoài. Trong thời gian ở nƣớc ngoài tuân thủ pháp luật của nƣớc bạn.
Sau khi về nƣớc cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm báo cáo Tổng
giám đốc bằng văn bản kết quả chuyến đi, đề xuất áp dụng trong đơn vị hoặc ngành
những kiến thức, kinh nghiệm học đƣợc. Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức còn
có trách nhiệm báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học do đơn vị hoặc ngành tổ chức

khi Thủ trƣởng đơn vị yêu cầu.
Trƣờng hợp cán bộ, công chức, viên chức tự liên hệ học thêm cao học tại nƣớc
ngoài và đƣợc Tổng giám đốc chấp nhận thì cán bộ, công chức, viên chức phải tự túc
kinh phí học tập.
1.2.4.2. Phân cấp quản lý đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức
của hệ thống BHXH TP.HCM.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh quản lý đào tạo, bồi dƣỡng cho các
đối tƣợng là cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã
hội thành phố Hồ Chí Minh và do Giám đốc BHXH TP.HCM quyết định.
Trừ hệ đào tạo cao học, nghiên cứu sinh và đối tƣợng là Giám đốc, Phó giám
đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thì thuộc quản lý của
BHXH Việt Nam. Và sẽ do Tổng giám đốc quyết định.
1.2.4.3. Qui định về tổ chức thực hiện.
Thủ tục thanh toán kinh phí đào tạo:
Đối với các lớp do đơn vị tổ chức: Đơn vị dự toán và quyết toán theo quy định
hiện hành.
Đối với các trƣờng hợp cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo đơn lẻ: sau khi
có quyết định cử đi học của Thủ trƣởng đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức đƣợc tạm
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

ứng trƣớc 50% số kinh phí đƣợc hỗ trợ và sẽ đƣợc thanh toán toàn bộ số kinh phí hỗ
trợ sau khi cán bộ, công chức, viên chức đã có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp gửi cơ
quan tổ chức quản lý.

Việc tính thời gian làm việc để hỗ trợ kinh phí kể từ khi Thủ trƣởng đơn vị
quyết định trở về nƣớc.
Trƣờng hợp thi không đạt yêu cầu thì cán bộ, công chức, viên chức phải hoàn
trả lại đơn vị kinh phí tạm ứng.
Thủ tục tạm ứng và thanh toán cuối khóa học thực hiện trên cơ sở xác nhận của
cơ quan tổ chức.
Trách nhiệm của các đơn vị:
Đối với các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam: Hằng năm, xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức đi học đúng tiêu chuẩn, đối
tƣợng quy định; Việc tổ chức thực hiện các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn
nghiệp vụ, Tổng giám đốc có văn bản quy định trách nhiệm cụ thể từng đơn vị liên
quan.
Bảo hiểm xã hội tỉnh: Hằng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng công
chức, viên chức, cử cán bộ, công chức, viên chức đi học đúng tiêu chuẩn, đối tƣợng
quy định. Sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức
đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng:
Trong thời gian đi học: Chấp hành nội quy, quy chế và nội dung chƣơng trình
đào tạo, bồi dƣỡng của cơ sở đào tạo. Trƣờng hợp đào tạo, bồi dƣỡng theo hệ tại chức,
phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao.
Sau khi hoàn thành khóa học: Cán bộ, công chức, viên chức phải trình văn bằng
tốt nghiệp hoặc chứng chỉ đào tạo cho thủ trƣởng đơn vị và gửi lại bản sao cho cơ
quan tổ chức để bổ sung vào hồ sơ cán bộ.
Cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng chuyển đến đơn vị khác ngoài ngành
thì yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức phải phục vụ trong ngành ít nhất 02 lần thời
gian đƣợc cử đi học. Nếu không đủ thời gian yêu cầu phục vụ nêu trên hoặc vi phạm
kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc thì phải thanh toán bồi thƣờng chi phí đào tạo theo
các văn bản quy định của Nhà nƣớc.

SVTH: Huỳnh Thị Lê


Trang: 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

TÓM TẮT CHƢƠNG I
Tuyển dụng là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều
nguồn khác nhau để lựa chọn ra ứng viên có năng lực, phù hợp nhất để sử dụng,
những ứng viên đủ khả năng đảm nhiệm các vị trí mà cơ quan có nhu cầu tuyển dụng.
Các cơ quan, đơn vị tổ chức tiến hành tuyển dụng nhân viên đều nhằm mục đích chính
đó là có thể tuyển được người có đạo đức, trình độ, chuyên môn, kỹ năng phù hợp với
nhu cầu nhân lực của cơ quan BHXH TP.HCM. Đảm bảo cho cơ quan có được đúng
người cho đúng việc, đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi.
Sau khi tuyển được nhân sự thì yêu cầu cơ quan kết hợp với công tác đào tạo nhằm
tăng kết quả công việc của nhân viên thông qua việc cung cấp những kiến thức, kỹ
năng đặc biệt để cho họ thực hiện tốt công việc của mình.
Công tác tuyển dụng dựa trên các quyết định , quy định về tuyển dụng từ BHXH
Việt Nam bao gồm nguyên tắ c , đố i tượng và điề u kiê ̣n xét tuyển, Chỉ tiêu tuyển dụng ,
chức danh, vị trí, chuyên ngành và bậc đào tạo , nội dung thi xét tuyể n , quy trình xét
tuyển…
Công tác đào tạo cũng được xây dựng dựa trên các quyết định, quy định về chương
trình đào tạo và kinh phí , quy định về việc phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức của hệ thống BHXH TP.HCM, quy định về tổ chức thực
hiện…
Nói tóm lại, tuyển dụng là một trong những kỹ năng thiết yếu của nhà quản lý. Đây
cũng chính là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng và bền vững của một tổ chức.
Thành công của hầu hết các công ty ngày nay phụ thuộc chủ yếu là tài sản con người

hơn là tài sản vật chất. Cơ quan muốn tồn tại và phát triển thì nhất định không được
đánh mất thời cơ để có được nguồn nhân lực cần thiết cho tổ chức. Nếu như tất cả cán
bộ quản lý đều nhận thức tầm quan trọng của việc tuyển chọn nhân viên, họ sẽ lựa
chọn cho cơ quan những nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc, Vì vậy, cần phải
kết hợp tốt công tác tuyển dụng với công tác đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao hiệu
quả công việc, duy trì sự phát triển của cơ quan.

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN BHX TP .HỒ CHÍ MINH
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN BHXH
TP.HCM.
Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh đƣợc thành lập từ tháng 6/1995, đây là giai đoạn
mà cơ chế BHXH đƣợc chế định thành một chƣơng trong Bộ luật lao động thông qua
ngày 23/6/1994, đƣợc cụ thể hoá trong điều lệ BHXH kèm NĐ12/CP ngày 26/1/1995
để hƣớng dẫn chƣơng XII trong Bộ Luật lao động và áp dụng 01/1995. Vì thế mà việc
thực hiện chính sách BHXH còn khá mới mẻ, Nghị định 12/CP ban hành kèm theo
Điều lệ BHXH mang tính chất bắt buộc nhƣng biện pháp mở rộng đối tƣợng tham gia
BHXH chủ yếu là vận động thuyết phục. Phần lớn những đơn vị tham gia lúc bấy giờ
thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Yêu cầu nghiệp vụ đòi hỏi quản lý tới từng
ngƣời, từng đơn vị cũng không đơn giản.
Lúc này số lƣợng nhân sự tại cơ quan BHXH TP.HCM với số biên chế ban đầu chỉ
có 150 ngƣời, gồm 6 phòng và 17 BHXH quận huyện trực thuộc. Do đó, mô hình quản

lý đối tƣợng tham gia chƣa hề có tiền lệ phải vừa làm, vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm
để xác lập quy trình quản lý mới. Vì mới thành lập nên nguồn kinh phí của BHXH
TP.HCM lúc này còn hạn hẹp. Nên phải tiết kiệm, gom góp tài chính từ nhiều nguồn,
cân đối các khoản chi để có thể dƣ chút ít trang bị ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong việc quản lý nghiệp vụ. Việc đào tạo hƣớng dẫn nghiệp vụ cũng chỉ ở trong nội
bộ, đào tạo tại nơi làm việc, chủ yếu chính là ngƣời có kinh nghiệm chỉ ngƣời chức có
kinh nghiệm, ngƣời làm trƣớc chỉ ngƣời sau và cũng dừng ở kỹ năng đơn thuần là kinh
nghiệm. Tuy nhiên, vì có những biện pháp phối hợp triển khai hiệu quả và có nền tảng
từ những năm làm thí điểm giai đoạn 1990 – 1994, kết quả số ngƣời tham gia BHXH
năm 1995 có hơn 300.000 ngƣời với số thu 118 tỷ đồng. Đến năm 1997 có 478.051
ngƣời với số thu hơn 607 tỷ đồng. Qua 3 năm thì BHXH TP.HCM đã thành công trong
việc mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm, vì thế mà mục tiêu tới cho năm 1998 đến
năm 2006 là thu đúng - thu đủ, quản lý tốt đối tƣợng tham gia; Đồng thời thực hiện
chi trả kịp thời đầy đủ và đúng đối tƣợng là mục tiêu cơ bản nhất. Năm 2003, khi
chuyển BHYT vào BHXH, số lƣợng ngƣời tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH –
BHYT tăng gấp 4 lần. Lúc này khối lƣợng công việc tăng nhanh chóng. Yêu cầu đặt ra
phải gia tăng số lƣợng nhân sự, thay đổi mô hình quản lý. Quy mô và tính chất quản lý
thay đổi cơ bản, từ cơ chế hành chính bao cấp chuyển sang cơ chế phục vụ. Để thực
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

hiện tốt nhiệm vụ này, BHXH Thành phố đã từng bƣớc thực hiện cải cách hành chính
và kết quả là BHXH Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi đầu tiên trong hệ thống
Ngành BHXH thực hiện trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH qua thẻ ATM. Mọi giấy tờ

thủ tục hồ sơ đã đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, những văn bản quy định về chế độ chính sách
BHXH – BHYT đã đƣợc cập nhật kịp thời và thông tin đầy đủ trên trang Web để phục
vụ mọi ngƣời có nhu cầu đều có thể truy xuất đƣợc ngay. Tất cả những vƣớng mắc
đƣợc trả lời trên website và chuyển tới địa chỉ email cho từng ngƣời hỏi. Đƣờng dây
nóng hàng ngày tiếp nhận trả lời tƣ vấn trực tiếp những vƣớng mắc, phản ánh của
ngƣời dân.
Kết quả, sau 10 năm xây dựng và phát triển nam 2005 BHXH thành phố đã vinh dự
đƣợc đón nhận danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Tháng 7/2009, sau khi luật BHYT có hiệu lực thi hành, số lƣợng ngƣời có BHYT
gần 4 triệu. Chủ trƣơng cải cách hành chính, thực hiện quy trình một cửa liên thông đã
đƣợc BHXH Thành phố thực hiện ngay sau khi có trụ sở mới. Sau một năm thực hiện
cơ chế một cửa liên thông tại trụ sở BHXH Thành phố cho thấy chất lƣợng giải quyết
công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của hầu hết các bộ phận đã đƣợc nâng
cao.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động, ngăn chặn tình trạng
các đơn vị né tránh nghĩa vụ và hiện tƣợng chiếm dụng tiền BHXH – BHYT của ngƣời
lao động, cơ quan BHXH thành phố trong năm 2009 đã phân loại mức độ vi phạm và
đƣa vào diện khởi kiện 174 đơn vị, trong đó đã khởi kiện 91 doanh nghiệp và thu hồi
về quỹ BHXH 35,33 tỷ đồng. BHXH Thành phố cũng là nơi đầu tiên thực hiện khởi
kiện hàng loạt doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH. Việc khởi kiện đã có tác động
tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, tạo đƣợc lòng tin của
ngƣời lao động và các cấp chính quyền Thành phố. Đặc biệt quyền lợi BHXH –
BHYT ở những nơi này đã đƣợc củng cố và đảm bảo tốt hơn.
Số ngƣời tham gia BHXH – BHYT liên tục tăng nhanh qua các năm, đặc biệt số
đơn vị và ngƣời lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh và
chiếm hơn 70% trong cơ cấu lao động tham gia. Số thu BHXH – BHYT chiếm hơn
20% tổng thu của toàn ngành BHXH. Số ngƣời thụ hƣởng các chế độ là một trong 2
thành phố đứng đầu cả nƣớc.

SVTH: Huỳnh Thị Lê


Trang: 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Sau 15 năm Ban lãnh đạo BHXH TP.HCM đã đƣa ra với những biện pháp cụ thể
và sát thực tiễn, có tính khả thi cao, xác định đúng mục tiêu của từng giai đoạn, BHXH
thành phố đã có những bƣớc tiến vững chắc và phát triển ổn định, ngày càng chiếm
đƣợc lòng tin của ngƣời tham gia và thụ hƣởng chính sách BHXH – BHYT. Điều này
khẳng định hiệu quả về công tác quản lý nguồn nhân lực của cơ quan BHXH
TP.HCM.
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN BHXH TP.HCM.
2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơ quan BHXH TP.HCM.

2.2.2. Chƣ́c năng , nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ quan BHXH
TP.HCM.
2.2.2.1 Phòng Tổ Chức Cán Bộ
Chức năng:
Phòng tổ chức - Cán bộ có chức năng giúp Giám Đốc quản lý, tổ chức: công chức,
viên chức, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công
chức, viên chức theo phân cấp hiện hành.
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 22


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Đặng Đình Thắng

Nhiệm vụ và quyền hạn:
Giúp Giám đốc kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH thành phố và BHXH các quận,
huyện trực thuộc.
Giúp Giám đốc xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ phối hợp công tác giữa
BHXH thành phố với các cơ quan, đơn vị liên quan đóng trên địa bàn thành phố và
giữa các đơn vị trục thuộc BHXH thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã
đƣợc quy định.
Hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lƣơng; kế hoạch đào
tạo và bồi dƣỡng công chức, viên chức theo phân cấp và tổ chức thực hiện kế hoạch
đƣợc phê duỵêt.
Quản lý và giải quyết chế độ, chính sách cán bộ, công chức, viên chức theo phân
cấp hiện hành.
Thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự địa
phƣơng thuộc hệ thông BHXH thành phố.
Giúp Giám đốc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính phù hợp với
chƣơng trình cải cách hành chính của BHXH Việt Nam và tổ chúc thực hiện chƣơng
trình kế hoạch đƣợc phê duyệt.
Giúp Giám đốc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc BHXH Tp.Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật và của ngành.
Quản lý hồ sơ nhân sự cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp.
Giúp Giám đốc thực hiện công tác thi đua khen thƣởng theo quy định.
Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo thống kê về tổ chức cán bộ, khen thƣởng, kỷ
luật theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất.
2.3.2.2 Phòng Thu
Chức năng:
Phòng Thu có chức năng giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu, cấp sổ,
thẻ BHXH đối với đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn.
Xây dựng kế hoạch thu BHXH theo kế hạch hàng năm, quý, tháng và phân bổ chi
tiêu kế hoạch thu cho BHXH huyện trên cơ sở đã đƣợc BHXH Việt Nam giao;
Thực hiện thu BHXH của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và các đối
tƣợng bắt buộc khác theo quy định.
SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

Cung cấp hồ sơ tài liệu cho các phòng nghiệp vụ có liên quan để thực hiện nhiệm
vụ quản lý.
Hƣớng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thu BHXH bắt buộc đối với BHXH quận, huyện.
Thực hiện thẩm định số thu BHXH gửi về phòng kế hoạch tài chính.
Thực hiện chế độ thông tin thống kê, tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm theo quy
định.
2.2.2.3 Phòng Kế Hoạch Tài Chính
Chức năng:
Phòng Kế hoạch tài chính có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác kế
hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống BHXH TP.HCM
theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Chủ trì phối hợp với các phòng để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy, chi đầu tƣ xây
dựng hàng quý, năm.
Chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH Việt Nam theo quy định.

Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tƣợng hƣởng các chế độ trợ
cấp BHXH;
Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, kinh phí
đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang, thiết bị và các nguồn kinh phí
khác.
Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết
toán tài chính của BHXH quận huyện.
Thực hiện đầy đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán
đúng chế độ quy định.
Hƣớng dẫn, kiểm tra BHXH quận huyện thực hiện đúng các nghiệp vụ quản lý tài
chính, hạch toán, kế toán theo chế độ quy định.
Theo dõi, lƣu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.
Thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính tháng, quý, năm theo quy
định.

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Đặng Đình Thắng

2.3.2.4 Phòng Hành Chính Tổng Hợp
Chức năng: Phòng Hành chính – Tổng hợp có chức năng giúp Giám đốc
quản lý công tác Hành Chính, quản trị và tuyên truyền.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thực hiện công tác hành chính văn thƣ, lƣu trữ, bảo mật và bảo quản hồ sơ, tài
liệu của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh; Chịu trách nhiệm về thể thức, nội dung và

tính hợp pháp của văn bản khi trình Giám đốc ký ban hành.
Lập chƣơng trình, kế hoạch công tác định kỳ của lãnh đạo, trình Giám đốc ký phê
duyệt và giúp Giám đốc triển khai thực hiện; bố trí lịch làm việc của lãnh đạo. Đề xuất
ý kiến giải quyết các nhiệm vụ phát sinh đột xuất không thuộc chức năng của các
phòng nghiệp vụ hoăc liên quan đến nhiều phòng cần có đầu mối để giải quyết.
Xây dựng kế hoạch về công tác thông tin, tuyên truyền với nội dung và hình thức
phù hợp theo định hƣớng của BHXH Việt Nam và nhiệm vụ cụ thể của đơn vị trong
từng đơn vị trong từng giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đƣợc phê duyệt.
Trang bị phƣơng tiện làm việc và phục vụ hoạt động của cơ quan BHXH Thành
phố; Tổ chức hậu cần phục vụ sinh hoạt, hội họp, tiếp kháchcủa lãnh đạo và của cơ
quan.
Tổ chức bảo vệ, quản lý tài sản và phƣơng tiện hoạt động của cơ quan; công tác
bảo mật, vệ sinh cơ quan; công tác phòng cháy chữa cháy.
Giúp Giám đốc tổ chức các cuộc giao ban, hội họp, tập huấn của BHXH Thành
phố.
Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê theo định kỳ tháng, quý, năm và
đột xuất.
2.2.2.5 Phòng Kiểm tra
Chức năng:
Giúp giám đốc BHXH TP kiểm tra, giải quyết khiếu nại , tố cáo của tổ chức cá
nhân trong việc thực hiện các chế độ chính sách thu, chi BHXH, quản lý tài chính
trong hệ thống BHXH TP theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Xây dựng chƣơng trình kế hoạch, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phƣơng để kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách thu chi BHXH, quản lý tài chính

SVTH: Huỳnh Thị Lê

Trang: 25



×